lại mangiferin tinh sạch và mangiferin chuẩn thì tại các nồng độ khảo sát chưa thể hiện được khả năng kháng được E.coli và Samonella, và có thể hiện khả năng ức chế nấm mốc Arspergilus flavus. Kết quả này cũng tương đồng với các công bố khác về khả năng kháng khuẩn các cao chiết mangiferin từ lá xoài trong các dung môi chiết chứ không phải mangiferin sau tinh sạch.
Như vậy khi đánh giá về khả năng kháng khuẩn chúng tôi nhận thấy rằng cao chiết ethylacetate từ bột lá xoài thể hiện khả năng kháng khuẩn
Escherichia coli và Salmonella rất tốt, có thể được coi là một nguồn tiềm năng mới của chất chống oxy hóa tự nhiên và tác nhân kháng khuẩn cho ngành công nghiệp dược phẩm và đặc biệt là thực phẩm. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của Sija và cs. khi nghiên cứu chiết xuất ethylacetate từ lá và hoa của các loài cây thuốc
Anacardium occidentale L. và xoài (Mangifera indica L.).
3.8. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ
Kết quả bảng 3.14 cho thấy mẫu mangiferin có hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm với IC50 = 70,57 ÷ 95,53 µg/ml, mẫu đối chứng Ellipticine có IC50 = 0,41 ± 0,04 µg/ml Do đó mangiferin khả năng kháng các dòng tế bào ung thư thử nghiệm nhưng khả năng kháng ung thư thấp.
3.9. Kết quả đánh giá khả năng kháng tiểu đƣờng của mangiferin tinh sạch sạch
Kết quả cho thấy ở nồng độ mangiferin khảo sát là 0,994 mg/ml thì hiệu quả ức chế enzyme α-amylase đạt 47,1 % cao hơn so với số liệu công bố vê mangiferin của Aunyachulee và cs.: ở nồng độ khoảng 1 mg/ml thì hiệu quả ức chế đạt gần 40 %. Thông qua số liệu này ta có thể khẳng định khả năng kháng tiểu đường rất tốt của mangiferin tinh sạch trong nghiên cứu này.
3.10. Kết quả đánh giá tính an toàn thực phẩm của mangiferin tinh sạch sạch
Kết quả đánh giá tính an toàn thực phẩm của mangiferin tinh sạch được thể hiện ở bảng 3.16. Kết quả đánh giá cho thấy mangiferin tinh sạch đảm bảo các yêu cầu để có thể ứng dụng vào sản phẩm thực phẩm.