KẾT UN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận, tinh sạch mangiferin từ lá xoài và đề xuất ứng dụng vào sản phẩm thực phẩm dành cho người tiểu đường (Trang 32 - 33)

Kết luận:

Quá trình nghiên cứu thu được các kết quả như sau:

- Đã đề xuất lá xoài già thuộc giống xoài keo trồng tại Đà Nẵng làm nguyên liệu cho quá trình chiết mangiferin.

- Dung môi ethanol cho hiệu quả chiết cao hơn và dịch chiết trong ethanol cho khả năng kháng oxy hóa cao hơn so với chiết trong dung môi nước. Ngoài ra hàm lượng mangiferin được chiết bằng phương pháp có hỗ trợ siêu âm cao hơn phương pháp chiết Soxhlet và phương pháp chiết có hỗ trợ vi sóng. Đồng thời khả năng kháng oxi hóa của dịch chiết từ phương pháp có hỗ trợ siêu âm cũng cao hơn so với hai phương pháp còn lại.

- Kết quả tối ưu hóa quá trình chiết mangiferin từ lá xoài trong dung môi ethanol bằng phương pháp siêu âm đã đưa ra các thông số chiết tối ưu như sau: tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) 1/10, nồng độ ethanol 58,99°, nhiệt độ siêu âm 59,29°C và thời gian siêu âm 4,15 phút với hàm lượng mangiferin là 0,14 µg/ml.

- Mangiferin được tinh sạch bằng phương pháp chiết phân đoạn lỏng – lỏng và sắc ký cột hở với pha tĩnh được nhồi bởi silicagel 60 có độ tinh khiết là 94,2 %, cao hơn so với kết quả nghiên cứu tinh sạch mangiferin bằng nhựa macroporous D101 (độ tinh khiết 68 %) và nghiên cứu tinh sạch mangiferin bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau (độ tinh khiết 72 %), hiệu xuất điều chế mangiferin tinh sạch đạt 0,82% tính theo nguyên liệu bột lá xoài. Mangiferin tinh sạch ở nồng độ 0,994 mg/ml có thể ức chế 47,1% hoạt tính của enzyme α-amylase thô chiết từ hạt đại mạch và thể hiện tính an toàn thực phẩm ở các chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh vật.

- Đã khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao thô, các cao phân đoạn, mangiferin chuẩn và mangiferin tinh sạch. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa của mangiferin tinh sạch thu được rất tốt với IC50 = 15,548 μg/mL, cao hơn cao thô 1,77 lần (IC50 = 27,522 μg/mL), cao hơn mangiferin chuẩn 1,05 lần (IC50 = 16,383 μg/mL) và thấp hơn so với vitamin C 6,09 lần (IC50 = 2,5508 μg/mL).

- Đã khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao thô, các cao phân đoạn, mangiferin chuẩn và mangiferin tinh sạch bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán trên môi trường thạch đối với vi khuẩn E. coli, Salmonella và nấm mốc Aspergillus flavus. Kết quả cho thấy cao thô có khả năng kháng tốt vi khuẩn E. coli còn cao ethylacetate có khả năng kháng tốt cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Tuy nhiên, mangiferin chuẩn và mangiferin tinh sạch được vẫn chưa xuất hiện vòng kháng đối với những chủng vi sinh vật này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận, tinh sạch mangiferin từ lá xoài và đề xuất ứng dụng vào sản phẩm thực phẩm dành cho người tiểu đường (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)