1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các vụ kiện bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam

18 2,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 79,81 KB

Nội dung

bán phá giá ở việt nam hiện nay

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÀNH ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG



BÀI TẬP CỘNG ĐIỂM

MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

GVHD: TH.S Ngô Văn Phong

SVTH: Huỳnh Thị Kiên MSSV: 1056010079

TPHCM, Ngày 21 Tháng 05 Năm 2013

Trang 2

- Phân loại bán phá giá

- Các biện pháp chống phá giá

- Các vụ kiện bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam

Bài làm

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình

Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nước ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu vào thị trường của nước họ Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC , WTO đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường

Hiện tượng bán phá giá hàng nước ngoài chắc chắn sẽ ngày càng tăng trên thị trường nước ta, có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước

Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ

sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp

Theo WTO, giá trị bình thường của hàng hoá là giá của hàng hoá đã được ấn định phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu Khi không có giá nội địa để so sánh thì giá trị bình thường được coi là tổng các chi phí sản xuất, tiêu thụ hàng hoá cộng với một phần lợi nhuận nào đó Hoặc theo cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước thứ ba.Trong trường hợp khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường thì giá trị bình thường được xác định trên cơ sở giá hàng hoá tương tự của một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường

Có các cách phân loại bán phá giá như sau:

Trang 3

Căn cứ theo thông lệ quốc tế

Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng biệt

- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc

tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp

- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi phí tại nước nhập khẩu

Căn cứ theo Hiến chương Havana

Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:

- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT (“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”)

- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải biển

- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh

- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất

căn cứ theo mục đích và biểu hiện cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:

- Bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với giá

cả trong nước nhập khẩu Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng trong nước nhập khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi của chúng

- Bán phá giá thường xuyên: một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến khi những nhà sản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện Những nhà sản xuất trong nước lúc đó có thể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại Có một tranh luận có giá trị cho việc bảo hộ với việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyển nguồn lực lãng phí Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào

và ra một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho xã hội

- Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài (hoặc chính phủ) với một thặng dư sản phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần Việc bán phá giá theo kiểu này có thể có những ảnh hưởng xấu tạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà bởi việc làm gia tăng rủi ro trong hoạt

Trang 4

động của ngành Những rủi ro này cũng như sự mất mát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được tránh khỏi bởi việc đưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưa vào trong phân tích khi xem xét những hạn chế thương mại Tuy nhiên, việc bán phá giá thường xuyên dường như không biện hộ được việc bảo hộ trong ngắn hạn

Mặt trái và vai trò của bán phá giá

Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây

ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô

- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều

doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên

và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác

- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất

thị trường và mất lợi nhuận Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển

mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá Xét ở góc độ người tiêu dùng, việc hàng hóa nước ngoài được bán phá giá sẽ mang lại những lợi ích cụ thể, trước mắt cho họ do mua được hàng hóa với giá rẻ Việc bán phá giá sẽ kéo theo hàng loạt những tác động xấu cho các ngành sản xuất trong nước Nó dần dần bóp chết các ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức cạnh tranh Ngoài ra, một khi hàng hóa bán phá giá đã chiếm lĩnh được thị trường thì các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại ở đó mà họ sẽ nâng dần giá hàng để thu lợi nhằm bù đắp những chi phí của việc bán phá giá Lúc đó, người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa với giá cao

Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Về tổng thể, toàn xã hội cũng được lợi từ bán phá giá

Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác động tiêu cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này Cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng

Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá không phải không đem lại những lợi ích nhất định:

- Dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất có điều kiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận và thâm nhập thị trường mới;

- Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng đánh bại đối thủ, loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Và tùy

Trang 5

thuộc vào khả năng cạnh tranh và mức độ phá giá, có thể trở thành doanh nghiệp độc quyền, độc quyền nhóm, qua đó tận dụng lợi thế của doanh nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận;

- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có mức tồn kho lớn, để giải phóng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể bán phá giá để giải phóng hàng tồn kho hoặc trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ hoặc tìm kiếm ngoại tệ trong trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp

có thể thực hiện bán phá giá

Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh

tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình

Trên thế giới và ở nước ta thực tiễn đã có nhiều vụ kiện bán phá giá và điển hình trong số

đó có thể nói như : Vụ kiện chống bán phá giá cá Tra và cá Basa của Việt Nam trên thị

trường Hoa Kỳ.

Có thể nói Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, đồng thời cũng là đối tác quan trọng

có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của mình Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước.Trong nhiều năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dưới dạng phi lê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Hoa Kỳ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn ngư dân và nhà máy chế biến thuỷ sản Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Hoa

Kỳ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Hoa Kỳ

Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giàu mạnh Thương trường Hoa

Kỳ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu

Trang 6

Nói rõ về vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ :

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996 Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3 000 tấn và đến năm 2001 thì

đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8 000 tấn Sản phẩm cá tra, cá basa philờ do Việt Namsản xuất được người tiêu dùng Hoa Kỳ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam

Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân được vào thị trường Hoa Kỳ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam Cũng chính vào thời điểm này, một " trận tuyến" mới đầy gay go, phức tạp đã bắt đầu Trước tiên, Hoa Kỳ

đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish” cho các sản phẩm cá xuất khẩu của mình

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tên gọi Catfish Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy), gồm cá trê, cá nheo, cá tra, basa,

cá bông lau, cá lăng…theo hệ thống phân loại ngư loại học Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2 500-3 000 loài cá khác nhau, phân

bổ trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế giới Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Hoa (Pangasiidae) Cá tra, cá basa của Việt Nam là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mờkụng thuộc giống Pangasius,

họ Pangasidae, bộ Slurifornes Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số

đó Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh " sản phẩm của Việt Nam" hoặc " sản xuất tại Việt Nam", và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của mỹ là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Vậy CFA đã dùng những lý do gì để chống lại việc nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Hoa Kỳ?

Luận điểm chính của CFA để chống việc nhập khẩu cá tra và basa Việt Nam vào Hoa Kỳ đó là:

• Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Hoa Kỳ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001 Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0, 008 đến 1 USD/ pound (1 pound tương đương khoảng 0,454kg)

• CFA cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ, làm cho giá cá của Hoa Kỳ cũng giảm theo

• Thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish,

Trang 7

vì như vậy là vô hình chung ăn theo uy tín của cá nheo Hoa Kỳ, cái uy tín mà họ mất nhiều năm trời và đổ bao tiền của mới tạo dựng được

Danh sách các bên trong vụ kiện

Bên Nguyên đơn

Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA)

Đại diện cho bên nguyên đơn: Liên doanh Luật Akin Gump Strauss Hauer & Field LLP, với nhóm luật sư: Valerie A Slater; J David Park và Thea D Rozman- Louis Thompson, Chủ tịch Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ– CFA; Hugh Warren, Phó Chủ tịch CFA

* 8 nhà sản xuất cá catfish:

- Ông Randy Rhodes, Công ty Southern Pride Catfish;

- Kim Cox và Bill Dauler, Công ty Consolidated Catfish;

- Randy Evans, Trại cá nheo Evans Fish;

- Seymour Johnson, Công ty Marie Planting;

- Charles Pilkinton, Trại cá nheo Pilkinton Brothers Catfish

* 4 công ty chế biến catfish:

- David Pearce, đại diện Hãng Pearce Catfish Farm;

- Danny Walker, đại diện Công ty Heartland Catfish;

Danny Walker, đại diện Công ty Heartland Catfish;

- Thomas L Rogers, đại diện Hãng Capital Trade;

- Daniel W Klett, đại diện Hãng Capital Trade

Bên bị đơn

DN thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP)

Đại diện là: PGS TS Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – VASEP;

- Ông Ngô Phước Hậu, Tổng giám đốc Công ty XNK Thuỷ sản An Giang

Bảng Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC.

Tên công ty Mức trước đây Mức sau khi sửa

Các công ty khác có tham

gia vụ kiện 49,16% 36,76%

Các công ty không tham

gia vụ kiện

63, 88 % 63,88%

Trang 8

Nguồn: Vnexpress ngày 1/3/2003 Bài DOC sửa mức thuế phá giá đối với cá basa của Việt Nam

Đây được coi là hành động sửa sai của DOC sau khi Việt Nam chỉ ra rõ những thiếu sót trong cách tính toán của họ Song phương pháp tính toán của DOC vẫn không xem xét đến bản chất quy trình sản xuất khép kín của công nghiệp sản xuất cá tra và cá basa Việt Nam cũng như số liệu về các yếu tố sản xuất thực tế mà phía Việt Nam cung cấp, do vậy mà VASEP vẫn tiếp tục đề nghị DOC phải thay đổi hoàn toàn quyết định sơ

bộ của mình

Ngày 17/3/2003, DOC trực tiếp điều tra thực trạng nuôi cá basa tại Việt Nam và đề nghị Việt Nam thảo luận về thoả thuận đình chỉ vụ kiện và thay bằng việc áp dụng hạn ngạch và giá xuất khẩu đối với việc xuất khẩu mặt hàng này Dù đã nhiều lần khẳng định không bán phá giá các sản phẩm này, phía Việt Nam vẫn chấp nhận đền ghị đàm phán và

cử chuyên gia các Bộ Thương mại, Bộ Thuỷ sản, Bộ Ngoại giao,Bộ Tư pháp vàVăn phòng chính phủ sang Washington để thương thảo

Ngày 20/5/2003, Thoả thuận về đình chỉ vụ kiện bị đổ vỡ.

Ngày 14/6/2003, VASEP sang Washington dự phiên điều trần cuối cùng (ngày

17/6/2003) trước Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), cơ quan trọng tài của vụ kiện

Ngày 02/09/2005 : DOC có quyết định sơ bộ về việc giảm mức thuế chống bán phá giá

trongxem xét hành chính năm đầu tiên cho hai trong số các doanh nghiệp ViệtNam bị áp thuế bán phá giá cá basa vào Hoa Kỳ:

- Công ty Nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ (CATACO) được giảm thuế xuống còn 38,8%;

- Công ty Nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ (CATACO) được giảm thuế xuống còn 38,8%;

Mức thuế đối với các công ty khác giữ nguyên như mức thuế trong quyếtđịnh cuối cùng (sửa đổi) của DOC ngày 18/07/2003

Tên công ty trongQuyết Định Sơ Mức thuế (sửa đổi)

Bộ (%)

Mức thuế (sửa đổi) trongQuyết Định Cuối

Cùng

Trang 9

Mekonimex, AVD, Việt Hải và Vĩnh

long)

Các công ty không tham gia vụ kiện 63, 88 63, 88

Nguồn: chongbanphagia Vn

thông tin mới trong bản tóm tắt ngày 24/ 01/ 2006 của Bên Nguyên mà có liên quan đến Vĩnh Hoàn

10/02/2006 Bên Nguyên nộp lại bản tóm tắt liên quan đến Vĩnh Hoàn trong đó đã

bỏcác thông tin không thích hợp trong bản tóm tắt ngày 24/ 01/ 2006 của Bên Nguyên

16/ 02/ 2006 DOC công bố quyết định sơ bộ về việc thẩm tra phạm vi và mưu đồ

liênđới nhằm trốn tránh thuế chống phá giá áp dụng đối với cá basa, cá tra có nguồn gốc

từ Việt Nam Do hai công ty của Cambodia, công ty TNHH Lian Heng Trading và công

ty TNHH Lian Heng Investment (gọi chunglà Lian Heng) sản xuất cá đông lạnh với nguyên liệu nhập từ Việt Nam,nên DOC đã sơ bộ quyết định rằng Lian Heng đã có mưu

đồ trốn thuếchống bán phá giá đối với cá tra, cá basa từ Việt Nam

Trong quyết định sơ bộ của DOC, DOC yêu cầu đình chỉ việc Lian Heng bán sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ và yêu cầu Lian Heng nộp tiền đặt cọc theo mức thuế chống bán phá giá áp dụng chung cho các doanh nghiệpViệt Nam (Vietnam - wide rate) là 63,88% đối với tất cả các lô hàng nhậpvào thị trường Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 22/ 10/ 2004 đến 15/ 07/ 2005 nhưng chưa được bán của Lian Heng Đối với tất cả các lô hàng cá tra, cá basa đông lạnh do Lian Heng sản xuất vào16/07/2005,Hải quan Mỹ sẽ xem xét giấy phép chứng minh việc LianHeng không sử dụng nguyên liệu cá tra, cá basa trong việc quá trình sản xuất cá đông lạnh của mình Bất kỳ lô hàng nào không có giấy chứng nhận này sẽ phải đóng khoản tiền đặt cọc theo mức thuế chống bán phá giá toàn quốc(63,88%)

22/ 02/ 2006 DOC công bố trên Sổ sách Liên bang quyết định về việc thẩm tra phạm vi

và mưu đồ liên đới nhằm trốn tránh thuế chống phá giá.DOC sẽ kéo dài thời gian đưa ra

Trang 10

quyết định cuối cùng về việc thẩm tra phạm vi và mưu đồ liên đới nhằm trốn tránh thuế chống phá giá đến ngày 01/06/2006

08/05/2006 Bồi thẩm đoàn (Grant Jury) của quận phía bắc bang Florida, Hoa Kỳ

đãđưa ra một bản cáo trạng gồm 42 điểm cáo buộc hai nhà nhập khẩu hảisản của Thành phố Panama và bang Florida, và các nhà nhập khẩu hảisản và giám đốc doanh nghiệp, và một số nhà cung cấp cá tra Việt Namvề việc nhập khẩu cá tra dưới nhãn hiệu giả từ Việt Nam vào Hoa Kỳ rồisau đó tiếp thị số cá này dưới tên khác (ví dụ như cá mú, cá vược đượcđánh bắt trong tự nhiên) tại Hoa Kỳ và Canada

Bản cáo trạng buộc tội các cá nhân và công ty sau đây:

1 DANNY D NGUYEN, thành phố Panama, bang Florida

2 PANHANDLE TRADING, INC (PTI), 3014 East 1st Court, Panama, Florida

32401 Theo bản cáo trạng, DANNY D NGUYEN đóng vai trò là phó chủ tịch PTI, và PTI đã nhập khẩu cá và bán cá choPANHANDLE SEAFOOD, INC để phân chia lợi nhuận

3.PANHANDLE TRADING, INC (PTI), 3014 East 1st Court, Panama,Florida

32401 Theo bản cáo trạng, DANNY D NGUYEN đóng vai trò là phó chủ tịch PSI, và PSI mua cá fillờ đông lạnh từ các nhà xuất khẩuViệt Nam hoặc từ PTI và tiếp thị sản phẩm trên thị trường cá thương mạicủa Hoa Kỳ và Canada

4 Công ty xuất nhập khẩu thức ăn và sản phẩm nông nghiệp ANGIANG, các tên khác là CÔNG NGHIỆP HẢI SẢN AFIEX, hay CÔNG NGHIỆP HẢI SẢN AFIEXA., có trụ sở tại Tỉnh An Giang, Việt Nam

5 BUU HUY, hay tên khác là HUY BUU, là đại diện bán hàng choAFIEX

6 CÔNG TY MEKONGFISH, các tên khác là MEKONGFISH, hayMEKONIMEX (MEKONGFISH), có trụ sở tại Thành phố Cần Thơ, ViệtNam

7 CÔNG TY CHẾ BIẾN HẢI SẢN CẦN THƠ (CAFATEX), có trụ sởchính tại Thành phố Cần Thơ, Việt Nam

8 CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM DUYÊN HẢI (COSEAFEX),có trụ sở chính tại Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.Theo Bản Cáo Trạng, từ tháng Năm 2002 và tháng Tư

Ngày đăng: 06/04/2014, 09:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC. - Các vụ kiện bán phá giá trên thế giới và ở  Việt Nam
ng Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w