Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằngcách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cậptới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự
Trang 2Nội dung Trang
Chương 2: Đánh giá thực trạng PTBV du lịch sinh thái
2.1 Giới thiệu chung về VQG Ba Vì 332.1.1 Lịch sử phát triển của VQG Ba Vì 332.1.2 Tiềm năng du lịch sinh thái VQG Ba Vì 36
Trang 32.2.1 Theo bộ các tiêu chí BVDL bền vững 382.2.2 Theo các nhân tố ảnh hưởng 502.3.Kết luận về thực trạng PT DLST bền vững 62
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: So sánh Phát triển không bền vững và PTBV 7Hình 1-2: Mô hình PTBV của Jacobs và Sadler 9
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1: Số lượt khách tại VQG Ba Vì giai đoạn 2010 – 2014 38
Bảng 2-2: Doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Ba Vì (2010
Bảng 2-3: Các dự án đầu tư cho VQG Ba Vì từ 2004 đến 2014 44Bảng 2-4: Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì 51
Trang 6PTNT: Phát triển nông thôn
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TW: Trung ương
VQG: Vườn quốc gia
XH: Xã hội
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nếu sử dụng công cụ tìm kiếm “Google search” với từ khóa “Vườnquốc gia Ba Vì”, chỉ trong 0.5 giây, ta sẽ có 741000 kết quả Tương tự, với từkhóa “Phát triển bền vững”, trong 0.37 giây ta thu được 977000 kết quả Nhưvậy, đủ thấy cả hai vấn đề này đều rất được quan tâm
Trong tiến trình phát triển, mọi quốc gia đều đặt mục tiêu phát triển bềnvững (PTBV) cho mọi chương trình hành động của mình Đây là hướng điđúng đắn và cần thiết, là yêu cầu tất yếu đặc biệt là với các quốc gia đang pháttriển, đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, trong đó có Việt Namchúng ta
Con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như tìm vềvới cội rễ, cho nên họ đã lựa chọn loại hình du lịch sinh thái Nằm cách thủ đô
Hà Nội 60km về phía Tây, Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì là một trong nhữngkhu bảo tồn, thăm quan, giải trí đẹp, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh HàTây (cũ) nay thuộc thành phố Hà Nội Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnhsắc thiên nhiên hòa quyện với con người, là một trong những điểm đến thuhút du khách cả trong và ngoài nước Được sự ưu ái của thiên nhiên về địahình, khí hậu VQG Ba Vì đã trở thành một trong bốn khu du lịch sinh tháivùng núi cao nổi tiếng của cả nước Vậy, phát triển bền vững là hướng điđúng đắn cho du lịch sinh thái VQG Ba Vì Tuy nhiên, khai thác và sử dụngtài nguyên này như thế nào để ngày càng “phát triển” và “bền vững” vẫn làmột bài toán khó mà lời giải luôn cần được hoàn thiện hơn Do đó, nghiêncứu “Phát triển bền vững du lịch sinh thái VQG Ba Vì” là vô cùng quan trọngvới ý nghĩa to lớn không chỉ với sự phát triển toàn diện của địa phương màcòn góp phần vào sự phát triển chung toàn đất nước cũng như kinh nghiệmkhoa học hữu ích về sau
Trang 82 Tổng quan nghiên cứu
Điểm xuất phát ban đầu của “Phát triển bền vững” là sự quan tâm đếnquan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ngay từ nhữngnăm 60 của thế kỷ XX Đầu tiên, cuốn “Mùa xuân thầm lặng” của RachelCarson (Mỹ, 1962) đã phơi bày hiểm họa của việc sử dụng thuốc trừ sâu DDTđối với môi trường Năm 1970, Chương trình “Con người và sinh quyển” củaUNESCO đã được thành lập nhằm cải thiện mối quan hệ giữa con người vàsinh quyển toàn cầu Sau đó, năm 1972, Hội nghị “Con người và môi trường”của Liên hợp quốc tại Thụy Điển đã đánh dấu sự nỗ lực chung nhằm bảo vệmôi trường Năm 1972, bản báo cáo “Giới hạn của sự tăng trưởng” do Câu lạc
bộ Rome công bố cũng đã đề cập đến vấn đề dân số và môi trường trong pháttriển kinh tế thế giới
Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lầnđầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đềxuất năm 1980 Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằngcách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cậptới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặtsinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật: “Sự phát triểncủa nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôntrọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinhthái học”
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, ủy ban Quốc
tế về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bềnvững” được định nghĩa chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồntài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quátrình phát triển
Trang 9Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Tráiđất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992
và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triểnbền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 Theo đó,
“Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý vàhài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăngtrưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội;xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử
lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòngchống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyênthiên nhiên)
Năm 2012, Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững (Rio+20) được
tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tiếp tục thảo luận về “cải thiện khuôn khổthể chế để phát triển bền vững và phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnhphát triển bền vững và xóa đói nghèo” Tại Hội nghị, các nước lớn đã “đòi hỏitrách nhiệm đồng đều về môi trường” Sau Hội Nghị, văn bản “Tương lai màchúng ta mong muốn” đã được thông qua
Ở Việt Nam, phát triển bền vững được biết đến từ cuối thập niên 80 –đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Chủ đề này cũng đã được chú ý nhiều tronggiới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách ViệtNam đã tích cực tham gia các Hội Nghị quốc tế nói trên và ra các quyết định,chỉ thị về phát triển bền vững như: Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6năm 1991, Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998, văn kiện của Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010
Trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (năm 2005), quan điểmphát triển bền vững đã chính thức được đưa ra Văn kiện Đại hội X và XI
Trang 10cũng nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững,theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh
xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trườngsinh thái…” Ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đãquyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020, QĐ 432/QĐ – TTG
Như vậy, cùng với các nước trên thế giới, phát triển bền vững đã trởthành nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình xây dựng, phát triểnđất nước ta theo xu hướng CNH – HĐH Đối với vườn quốc gia Ba Vì, conngười ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như tìm về với cội rễ, vìthế loại hình du lịch sinh thái ở đây ngày càng phát triển Tuy nhiên, việc khaithác cần đi đôi với bảo tồn, sử dụng đi đôi với bảo vệ, “phát triển” làm saophải “bền vững” vẫn luôn là vấn đề cấp thiết của địa phương và đất nước
3 Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì
• Xác lập cơ sở khoa học và luận cứ cho việc phát triển du lịch tại VQG Ba Vìtheo mô hình phát triển bền vững
• Đề xuất phương pháp PTDL một cách bền vững tại VQG Ba Vì
• Truyền tải thông điệp “ Hãy bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyênsẵn có một cách hợp lý, vì tương lai chung của mỗi chúng ta”
4 Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc và phát triển các nghiên cứu trướcđây về vấn đề đa dạng hệ thực vật và tài nguyên thực vật của khu vực Ba Vì
• Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa: Quy trình điều tra nghiên cứu thựcđịa áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong
“Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997), “Hệ sinh thái rừng nhiệtđới” (2004), và “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2008)
• Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng nhằm hệthống các thông tin, tư liệu thu thập được thông qua việc nghiên cứu lýthuyết, tài liệu và phỏng vấn trực tiếp quản lý VQG Ba Vì Phân tích nhằm
Trang 11làm rõ các vấn đề từ nhiều góc độ, tổng hợp và khái quát vấn đề giúp tác giả
dễ dàng nắm bắt thông tin
• Phương pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn ban quản lý VQG Ba Vì kết hợpphân tích kết quả phân tích kết quả điều tra thông qua bảng hỏi đối với dukhách đã từng du lịch tại VQG Ba Vì
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển bền vững du lịch sinhthái Bài viết sẽ đưa ra lựa chọn lý thuyết phát triển bền vững, mô hình nghiêncứu và bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ở khía cạnh du lịch sinh thái.Đồng thời, bài viết sẽ phân tích thực trạng phát triển bền vững du lịch sinhthái tại vườn quốc gia Ba Vì
Phạm vi của đề tài là khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc xã Ba Vì –huyện Ba Vì – Hà Nội Bài viết tập trung nghiên cứu và đánh giá các điềukiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan) và điều kiện kinh tế vùng đệm
Từ đó đề xuất định hướng phát triển bền vững DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảotồn đa dạng sinh học
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA “PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG”
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm và nội dung của PTBV
Quan niệm phát triển bền vững được hoàn thiện theo thời gian trên nềntảng của khái niệm “phát triển” “Phát triển” (Development) được định nghĩakhái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theohướng tiến bộ hơn, mạnh hơn…” (The gradual grow of something so that itbecomes more advanced, stronger, etc) [1] Trong Từ điển Bách khoa củaViệt Nam, phát triển được định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chấtcủa những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”[2] Theo đó , có rất nhiềucách hiểu khác nhau về phát triển bền vững tuỳ theo cách tiếp cận và mụcđích nghiên cứu sử dụng khác nhau
Khái niệm phát triển bền vững được uỷ ban Môi trường và phát triểnthế giới (Uỷ ban Brundland) nêu ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tạicần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng củacác thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyếtphát triển bền vững: nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tàinguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triểnkinh tế
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bềnvững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồntài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải
Trang 13đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năngcủa chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
Theo Bộ luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội nước ta, “Phát triển bềnvững là đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đếnkhả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặtchẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môitrường”
Cho đến nay tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng hầu hết đều côngnhận phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăngcường kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường Hay chính làthực hiện mục tiêu Môi trường bền vững – Kinh tế bền vững – Xã hội bềnvững
Có thể so sánh phát triển bền vững và không bền vững như sau:
Hình 1-1: So sánh Phát triển không bền vững và PTBV
Nguồn: “Khoa học môi trường đại cương” (2007) [17]
Trang 14Theo đó, PTBV và PTKBV khác nhau cơ bản ở mối quan hệ giữa pháttriển kinh tế và tài nguyên thiên nhiên Khi PTKBV, TNTN góp phần pháttriển kinh tế - đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh, nhưng tự nhiên chỉnhận lại được chất thải và ô nhiễm Đối với PTBV, Kinh tế phát triển sẽ đầu
tư trở lại cho môi trường vì sự phát triển chung của cả con người và tự nhiên
Như vậy, nội dung PTBV bao gồm 3 trụ cột là:
Bền vững về kinh tế: Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếutrong phát triển bền vững Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong
đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuậnlợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt độngkinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.;
Bền vững về mặt xã hội: Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cầnđược chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điềukiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọingười cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhậnđược;
Bền vững về môi trường: Khía cạnh môi trường trong phát triển bềnvững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiênvới sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằmmục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạnnhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người
và các sinh vật sống trên trái đất
Trang 15Phát triển bền vững là một học thuyết mới về phát triển của loài ngườitrên trái đất Để phát triển bền vững các nhà khoa học các tổ chức kinh tế thếgiới đã tìm ra những mô hình phát triển bền vững khác nhau
Theo Jacobs và Sadler (1990), phát
triển bền vững là kết quả tương tác qua lại
và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ
yếu: Hệ thống môi trường tự nhiên (bao
gồm hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên), hệ thống kinh tế (bao gồm hệ
sản xuất và hệ phân phối sản phẩm), hệ
thống xã hội (bao gồm quan hệ của con
người trong xã hội) [11]
Hình 1-2: Mô hình PTBV của Jacobs
và Sadler
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
Mô hình của WECD (hội đồng về
môi trường và PTBV thế giới) thì phân tích
phát triển bền vững trong mối quan hệ chặt
chẽ giữa các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị,
hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất và
xã hội
Ở đây, phát triển bền vững đòi hỏi sự
phối hợp nhiều lĩnh vực cụ thể hơn mô hình
trên.[11]
Hình 1-3: Mô hình PTBV của WECD
Nguồn: sinh viên tổng hợp
Mô hình của Villen 1990 trình bày
các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng
của mối quan hệ kinh tế - sinh thái – xã hội
trong quá trình phát triển bền vững của
mỗi quốc gia
Cụ thể, để môi trường bền vững thì
hệ sinh thái thống nhất, đảm bảo đa dạng
sinh học, khả năng chuyển hóa cao Kinh
tế là bền vững khi đạt được sự tăng trưởng,
phát triển và hiệu quả Xã hội bền vững
cũng yêu cầu về bản sắc văn hóa, khả năng
tiếp cận và sự ổn định của mỗi cá nhân, tổ
Hình 1-4: Mô hình PTBV của Villen
Nguồn: sinh viên tổng hợp
Trang 16Tựu chung lại, phát triển bền vững có 3 trụ cột là Kinh tế, Xã hội vàMôi trường Mô hình tổng hợp về phát triển bền vững như sau:
Hình 1-5: Mô hình PTBV chung
Nguồn: sinh viên tổng hợp
Theo đó, mỗi hoạt động kinh tế cần đi liền với bảo vệ môi trường vàphù hợp với xã hội Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững sẽ dựatrên tính hợp lý (kinh tế và xã hội), tính khả thi (môi trường và xã hội), khảnăng chịu đựng (môi trường và kinh tế) Chính sách tối tưu để phát triển bềnvững du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì cần đảm bảo kết hợp hài hòa cácyếu tố trên
1.1.2 PT du lịch sinh thái theo hướng bền vững
Trang 17Định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được HetorCeballos đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tựnhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiêncứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động – thực vật hoang
dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phátrong những khu vực này”
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịchsinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địaphương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quychế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiênnhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh tháiđược hiểu: “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoáđịa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm pháttriển bền vững”
Khái niệm “phát triển du lịch bền vững” không tách rời khỏi khái niệm
“phát triển bền vững” Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới( UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợpquốc tại Rio de Janerio năm 1992 thì “ Du lịch bền vững là sự phát triển củacác hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch vàngười dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo cácnguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai…”
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 1996) thì “Dulịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dulịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịchtương lai” Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triểnbền vững của UNCED Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ
đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa
Trang 18nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương, đến môi trường sinh thái,
đa dạng sinh học
Còn theo Hens L (Tourism and Environment, M.Sc Course, FreeUniversity of Brussel, Belgium, 1998), thì “Du lịch bền vững đòi hỏi phảiquản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đápứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bảnsắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảmbảo sự sống” Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tàinguyên du lịch để cho du lịch được phát triển bền vững
Năm 2003, Machado đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức
du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộngđồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu củacác thế hệ mai sau Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tàinguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tựnhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” Định nghĩa này tập trungvào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du lịch) chứ chưa đềcập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch
“Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới Dưới góc
độ kinh tế mà quan tâm chủ yếu đối với sự phát triển du lịch là lợi nhuận thì:
“ Du lịch bền vững là qúa trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì đượcmức độ tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thờigian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn không nhất định” ( Viện nghiên cứuphát triển du lịch, 2001) Tuy nhiên quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích,phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môi trường
và tài nguyên
Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tạinhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhận thức về một phương thức
Trang 19phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nângcao hiểu biết cho cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức các loạihình du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…
Mặc dù có những quan điểm chưa thống nhất về khái niệm “Phát triểnbền vững” nhưng theo Khoản 21, Điều 14, Chương 1 – Luật Du lịch ViệtNam (2005) “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầuhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trongtương lai”
Bài nghiên cứu lựa chọn phân tích theo định nghĩa của Tổ chức Du lịchThế giới ( UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liênhợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992 Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ cácnội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững Đồng thờicũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinhthái, gìn giữ bản sắc văn hoá
Có thể nói, phát triển du lịch bền vững được định ra để hướng việcquản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta cóthể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hộivà thẩm mỹ, đồng thời duy trì tínhtoàn vẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học vàcác hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống
1.2.Tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và
xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của
du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của đấtnước cũng như của khu vực và trên thế giới Vì vậy để đánh giá phát triển du
Trang 20lịch bền vững một cách chính xác, ở Việt Nam ta dựa vào các tiêu chí cơ bảnsau:
1.2.1 Các tiêu chí về kinh tế
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổnđịnh lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch( khách du lich, thu nhập, cơ sở vậtchất kỹ thuật…) Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởiđiểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức độ tăngtrưởng sẽ cao hay thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền vững.Với tiêu chí này cần đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, chỉ số về số lượt khách du lịch, mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình của khách.
Khác với quan điểm phát triển du lịch thông thường, hoạt động du lịchtheo quan điểm PTBV được cho là sẽ hiệu quả hơn dù ít khách hơn nhưngthời gian lưu trú lâu hơn và mức chi tiêu của khách cao hơn Ngành du lịchtồn tại lâu dài về cơ bản sẽ chú trọng đến chất hượng dịch vụ hơn là số lượng.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của việc thu hút khách du lịch đểtăng doanh thu Chỉ tiêu này bao gồm: số lượng tuyệt đối về khách, số ngàylưu trú trung bình, số khách quay trở lại và khả năng thanh toán, mức độ hàilòng của khách… Để đánh giá được tính bền vững hay không thì chỉ tiêu nàyphải tăng trưởng liên tục năm này qua năm khác trong thời gian tối thiểu hàngchục năm hoặc lâu hơn
Thứ hai, tỷ trọng giá trị gia tăng của du lịch trong tổng GRDP địa phương.
Các hoạt động du lịch đều mang ý nghĩa kinh tế và đều hướng tới mụctiêu quan trọng là thu nhập, lợi nhuận và đóng góp cho Ngân sách nhà nước.Thu nhập du lịch là một chỉ tiêu quan ttrọng hàng đầu đối với sự phát triển du
Trang 21lịch cả nước nới chung và của từng địa phương nói riêng; là thước đo cho sựphát triển và cho sự thành công của ngành Du lịch Chỉ tiêu thu nhập du lịchliên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch, sự tăng trưởng liên tục củakhách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và sẽ đóng góp quantrọng cho sự phát triên bền vững của du lịch
Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của địa phương được tính theocông thức:
M = Thông qua m, thực trạng phát triển của ngành du lịch trong nền kinh tếquốc dân được biểu hiện một cách rõ nét Giá trị m càng cao, ổn định và tăngtheo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu PTBV Cụthể, thu nhập du lịch (của một vùng lãnh thổ nào đó) bao gồm tất cả các khoảnthu được do khách du lịch chi trả (khi đến lãnh thổ đó) cho dịch vụ lưu trú và
ăn uống; vận chuyển khách du lịch (không kể vận chuyển quốc tế); các dịch
vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác.Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chi do ngành Du lịch trựctiếp thu mà còn do nhiều ngành khác, nhiều thành phần khác tham gia cáchoạt động du lịch thu
Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụngười dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (dịch vụ y tế,ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm) Trongtrường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác thu
Do vậy tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này khôngphải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được tính vào tổng thu nhập du lịch
Thứ ba, mức độ hài lòng của du khách.
Trang 22Chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động có cao thì sự hài lòngcủa du khách mới có thể cao Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ và toàndiện chất lượng du lịch của địa phương Ngoài ra, nếu mức độ hài lòng của dukhách cao thì thời gian lưu trú cũng lâu hơn, mức độ chi tiêu và khả năngquay trở lại cũng cao hơn Từ đó, hoạt động du lịch ổn định và bền vững hơn.
Thứ tư, tỷ lệ khách du lịch quay lại.
Chỉ tiêu này cho phép dự báo một cách chính xác lượng khách du lịch
và xu hướng phát triển của hoạt động du lịch Đây là một chỉ tiêu rất cần thiếtcho việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách
Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càng cao chứng tỏ hoạt động du lịch đangphát triển đúng hướng và hiệu quả
1.2.2 Các tiêu chí về tài nguyên – môi trường
Phát triển du lịch bền vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý,
có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường Việc khai thác,
sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát
để một mặt đáp ứng được nhu cầu hiện tại, mặt khác phải đẩm bảo cho nhucầu phát triển du lịch trong tương lai Với mục tiêu này, trong quá trình pháttriển, ngành du lịch cần phải có những đóng góp tích cực cho công tác tôn tạonguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường…để giảm thiểu các tác động của hoạtđộng du lịch đến nguồn tài nguyên môi trường
Thứ nhất, số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo tồn.
Mục tiêu của phát triển bền vững là nhằm hạn chế tối đa việc khai thácquá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, nhất là các tài nguyên tự nhiênkhông có khả năng tái tạo Chính vì vậy, chỉ tiêu về số lượng các khu, điểm
du lịch được đầu tư bảo tồn và tôn tạo được coi là một trong số các tiêu chí cơ
Trang 23bản của sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch về mặt tài nguyên- môitrường Nơi nào càng có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư, bảo tồn, tôn tạothì chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở nơi đó càng gần với mục tiêu pháttriển bền vững.
Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch: Việc xây dựngquy hoạch du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch, các
dự án phát triển du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch,các dự án phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển
du lịch Quy hoạch du lịch là quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các nguồnlực và các điều kiện có liên quan để phát triển du lịch, từ đó xác định cácphương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năngtài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động của hoạtđộng của hoạt động du lịch đến tài nguyên – môi trường, mang lại hiệu quảcao về kinh tế và xã hội Chính vì vậy, số lượng các khu, điểm du lịch đượcquy hoạch là tiêu chí quan trọng của quá trình phát triển du lịch bền vững vềmặt tài nguyên- xã hội chung của khu vực
Thứ hai, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra.
Vấn đề môi trường tại các khu, điểm du lịch cần được coi trọng trongquá trình phát triển du lịch nhằm đạt tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến côngtác đánh giá và quản lý tác động đến môi trường tại các khu vực phát triển dulịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môitrường tại đây và kết quả sẽ là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch
Việc quản lý và hạn chế những áp lực lên các nguồn tài nguyên và môitrường được thông qua các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu các chất thải;mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch; mức độ đầu tư bảo tồn vàduy trì tính đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái đặc hữu đang bị đe
Trang 24doạ là nền tảng cơ bản cho phát triển du lịch bền vững…Việc đánh giá tácđộng môi trường tại các khu, điểm du lịch cũng là một tiêu chí quan trọngđảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững Nếu thiếu, hoặc thực hiệnkhông đầy đủ các thủ tục đánh giá tác động môi trường thì quá trình phát triển
du lịch sẽ thiếu tính bền vững
Vấn đề quản lý môi trường tại các khu, điểm du lịch cũng liên quan đếnkhả năng sức chứa Đó là việc quản lý số lượng khách đến không vượt quákhả năng đáp ứng về tài nguyên và không làm ảnh hưởng đến khả năng pháttriển của các hệ sinh thái trong khu vực
Thứ ba, mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường là những sản phẩm “xanh”,
có hàm lượng cao các yếu tố thân thiện với môi trường Những sản phẩm nàyvừa giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm áp lực đối với môi trường; vừagiúp tận dụng tối đa ưu điểm của tự nhiên và đặc sắc văn hóa của địa phương
để thu hút khách du lịch Để phát triển các sản phẩm này, các khu du lịch cóthể sử dụng các vật liệu tái chế, quản lý nghiêm lượng chất thải và thực hiệntốt vệ sinh Trước tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu biến đổi,việc sử dụng các sản phẩm này chính là hướng đến sự tăng trưởng xanh theohướng bền vững
1.2.3 Các tiêu chí về xã hội
Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành du lịch phải có nhữngđóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việclàm cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượngcuộc sống, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằngtrong phát triển, góp phần gỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển
Trang 25Thứ nhất, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp dulịch phải có sự thích nghi cao đối với những thay đổi bởi nhiều yếu tố kháchqua và chủ quan Để hạn chế được những rủi ro trong qua trình hoạt độngchúng ta cần phải phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điều này
sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân lao động ở địa phương,cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, thu hút các nguồn lực pháttriển du lịch, phù hợp với tính chất xã hội hóa cao của du lịch, đảm bảo sựphát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế, xã hội
Thứ hai, công tác quản lý tác động xã hội từ du lịch.
Du lịch là một ngành mang tính xã hội hóa cao, vì vậy các hoạt độngphát triển du lịch không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ lên lên nhiềumặt của đời sống xã hội trong đó bao gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực Đểđảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, vấn đề đặt ra ở đây là cần pháthuy hơn nữa những mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạtđộng này Nhiều vấn đề xã hội còn tồn tại hiện nay ở một chừng mực nào đóliên quan đến phát triển du lịch (ma tuý, nạn mại dâm, hoạt động sòng bạckhông kiểm soát, người lang thang níu kéo ăn xin khách du lịch và nhiều vấn
đề xã hội khác)
Ngoài ra do tính chất của cơ chế thị trường trong hoạt động du lịch,một số giá trị văn hoá truyền thống có thể bị biến đổi để phù hợp với nhu cầucủa khách, hoặc bị biến đổi do sự du nhập văn hoá ngoại lai…Đây là nhữngtác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững về mặt
xã hội
Như vậy để kiểm soát và quản lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cựcnày, cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp luât của Nhà nước và quy định
Trang 26của chính quyền địa phương và năng lực để thực hiện của cả bộ máy Hiệuquả của các hoạt động này được thể hiện thông qua số lượng các vụ vi phạmđược phát hiện và xử lý Đây cũng là một tiêu chí phản ánh tính bền vững của
xã hội nói chung và của phát triển du lịch nói riêng
Du lịch phát triển giúp quá trình hội nhập thế giới nhanh hơn nhưngbên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề xã hội như: ma túy, mại dâm, hiệntượng chèo kéo khách du lịch và nghiêm trọng hơn là một số giá trị văn hóatruyền thống có thể bị mất đi thêm vào đó là sự du nhập của một số yếu tố vănhóa ngoại lai… Đây là những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnhcủa du lịch và làm cản trở sự phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội
Thứ ba, mức độ chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân địa phương.
Để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững, cần có sự ủng hộ và hợptác của cộng đồng dân cư địa phương- chủ nhân của các nguồn tài nguyên dulịch Nếu có được sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng thì chính họ sẽ làngười bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường Do vậy mức độ hài lòng củacộng đồng dân cư đối với các hoạt động du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vữngcủa du lịch trong quá trình phát triển
Trang 27Thứ tư, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Văn hóa là một yếu tố quan trọng thu hút và tạo điều kiện để du lịchphát triển Những nơi có phong cảnh đẹp mà văn hóa địa phương không có gìđặc sắc cũng khó thu hút khách du lịch Ngược lại, nếu chỉ có truyền thốngvăn hóa đậm đà mà không đi đôi với các dịch vụ thì du lịchở đó cũng khôngthể phát triển như vậy, giữa văn hóa và du lịch có mối quan hệ khăng khít vớinhau
Tuy nhiên, khi khách du lịch tới địa phương, họ sẽ mang tới đây lốisống, phong tục của họ Đây có thể là điều tốt nếu như những phong tục được
du nhập này không mâu thuẫn với văn hóa bản địa; nhưng sẽ không tốt nếuchúng làm cho văn hóa truyền thống bị mai một Du lịch chỉ có thể phát triểnmột cách bền vững trên khía cạnh xã hội khi tiếp thu có chọn lọc văn hóa thậpphương mà vẫn giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống củamình
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến PT DLST bền vững
1.3.1 Các nhân tố về phía cung dịch vụ du lịch
Nguồn tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cáchmạng, giá trị nhân văn, coong trình lao động sáng tạo của con người có thểđược sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thànhcác điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách Tàinguyên du lịch bao gồm 2 nhóm: tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên
du lịch thiên nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn gồm hệ thống các di tích lịch
sử, di tích văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội… là yếu tố cơ bản để phát triển
du lịch Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật,
Trang 28khoáng sản… tạo thành cảnh quan đẹp, các dạng mô hình, đóng vai trò quantrọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được,
là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việcthu hút du khách
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thôngvận tải, mạng lưới thông tin liên lạc và internet cùng với cơ sở vật chất kýthuật phục vụ du lịch Trong đó, mạng lưới giao thông vận tải là nhân tố quyếtđịnh đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịchcủa địa phương Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách
Ngược lại, giao thông khó khăn thì hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cậncủa khách tới nơi đây Mạng lưới thông tin liên lạc và internet giúp trao đổithông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích, từ đó lên kếhoạch cho chuyến đi, giúp chuyến đi được thuận lợi Mặt khác, nhờ có mạnglưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch vớinhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm trang thiết bị, phươngtiện, cơ sở cần thiết để đón khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khuvui chơi giải trí… đây là yếu tố quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơicũng như nhau cầu giải trí của du khách, từ đó thu hút được nhiều khách hơn.1.3.2 Yếu tố tác động đến cầu về du lịch
Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập,trình độ văn hóa, thời gian rỗi
Trang 29Thứ nhất, về trình độ văn hóa, khi nhận thức của con người càng caothì việc họ thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí vànghỉ ngơi ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên Theo một
số cuộc điều tra cho thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mứctrung học thì tỷ lệ đi du lịch là 65%, trình độ cao đẳng thì tỷ lệ này là 75%,trình độ đại học thì tỷ lệ này lên tới 85%
Thứ hai là về mức thu nhập hay điều kiện sống Khi thu nhập của nguồidân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn áo mặc, họ sẵn sàng chi tiêucho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch
Cuối cùng, thời gian rỗi cũng là 1 yếu tố vô cùng quan trọng Phần lớnmọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần…).Nếu không có thời gian rảnh rỗi thì dù có muốn hay có khả năng tài chính thếnào thì họ cũng không thể đi du lịch được Hoạt động du lịch cũng vì thế màkém sôi động Tuy nhiên, khi thời gian bị gò bó, khách du lịch vẫn có thể lựachọn đi du lịch ở những địa điểm gần họ, thuận tiện cho việc đi lại hoặc có thểkết hợp vừa đi nghỉ vừa làm việc Đây cũng là một xu hướng du lịch quantrọng hiện nay
1.3.3 Yếu tố từ phía chính sách của nhà nước
Với một đường lối chính sách nhất định, có thể kìm hãm hay thúc đẩy
du lịch phát triển đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triểnchung, đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng làđang thực hiện sự phát triển chung của xã hội
Theo quyết định số 2163 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt “Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hảiĐông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, quan điểm phát triển dulịch được chủ trương như sau:
Trang 30Phát triển du lịch Vùng theo hướng tăng cường liên kết, phát huy tối đatiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương và của Vùng.
Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biểntrong đó du lịch văn hóa gần với các giá trị văn minh sông Hồng là nền tảng
để phát triển các loại hình du lịch khác
Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển sản phẩm du lịchcủa Vùng nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống gần vớivăn minh sông Hồng
Phát triển du lịch Vùng tương xứng với vai trò là trọng tâm phát triển
du lịch cả nước, đầu mối phân phối khách cho các vùng khác trong cả nước
Thêm vào đó, Chính Phủ cũng đề ra mục tiêu phát triển của ngành dulịch Đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết giữa các địa phươngphát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sảnphẩm du lịch đặc trưng của Vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêngcủa vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; Phấn đấu đến năm
2030, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc trở thành địa bànthu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước
Một số định hướng phát triển chủ yếu là:
Phát triển thị trường khách du lịch: đẩy mạnh phát triển đồng thời cả dulịch nội địa và du lịch quốc tế Với khách du lịch quốc tế, chú trọng khách vớimục đích nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, tâm linh Đồng thời, mở rộng thị trường
du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ Đối với khách quốc tế, pháttriển các thị trường gần, duy trì thị trường truyền thống như Tây Âu, Bắc Âu,Bắc Mỹ và Đông Âu
Trang 31Phát triển sản phẩm du lịch: ưu tiên nhóm sản phẩm chính là sản phẩmgắn với tự nhiên như du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái; đa dạng hóa các sảnphẩm nhằm phục vụ nhu cầu của các đối tượng khách hàng như du lịch làmđẹp, thể thao, dưỡng bệnh, giáo dục…
1.4.Một số bài học kinh nghiệm
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn để phát triển
du lịch bền vững còn hạn chế Chúng ta chưa có được một chiến lược, mộtchính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch bền vững trên phạm
vị cả nước; chúng ta cũng chưa có được mô hình điểm, điển hình để phát triển
du lịch bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn
Tuy nhiên trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung củakhu vực và trên thế giới, ở nước ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số
mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịch bền vững như môhình phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch khámphá, du lịch văn hoá,…Các mô hình phát triển này đều có chung mục đíchgắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên- môi trường, gắn với văn hoá cộngđồng và lợi ích của họ, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tàinguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững
Một số mô hình phát triển du lịch bền vững đang hoạt động có hiệu quả
ở nước ta bao gồm: mô hình PTDL theo hướng bền vững ở Cát Bà và VQGCúc Phương
1.4.1 Khu du lịch Cát Bà.
Cát Bà là một khu du lịch nổi tiếng của Hải Phòng – một hòn đảo lớnnằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, cách trung tâm thành phốkhoảng 60km Thiên nhiên đã ưu đãi cho quần đảo này nhiều cảnh quan đẹp,tài nguyên rừng và biển phong phú, một quần thể đảo và hang động làm mê
Trang 32hồn du khách Cát Bà hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹpthiên nhiên hoang dã, môi trường sinh thái biển trong lành và tài nguyên dulịch đa dạng Năm 2004, Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinhquyển thế giới, được quảng bá rộng rãi ở trong nước và trên thế giới, có sứchút lớn cho đầu tư, các tổ chức quốc tế tài trợ trong phạm vi của chương trìnhUNESCO về con người và sinh quyển
Trong chiến lược phát triển Uỷ ban nhân dân và Huyện uỷ đã xác định
“xây dựng hạ tầng cần phải được ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển củacác ngành kinh tế mũi nhọn” Theo định hướng này, mấy năm qua huyện đãtriển khai tích cực việc xây dựng hạ tầng với hiệu quả cao Huyện đã đầu tưmạnh vào cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích đầu tư vào các trung tâm dịch vụ
hỗ trợ thuỷ sản và du lịch tại đảo Cát Bà Ngoài ra huyện sẽ tích cực triển khaicon đường liên đảo thứ 2 xuyên qua Cát Bà, Gia Luận và Tuần Châu, tiếp tụcđầu tư cho các công trình xây dựng, xây dựng các trường học nhiều tầng,nâng cấp bệnh viện và các trung tâm y tế
Cho tới nay, hầu hết các con đường nội hạt đã được bê tông và nhựahoá Các tuyến nội đảo qua Đình Vũ, Cát Hải và Cát Bà đã khuyến khích tăngmạnh lưu lượng xe cộ và hành khách đi lại Tuyến giao thông khác là sử dụngtầu cao tốc để chuyên chở, phục vụ du lịch và phát triển phúc lợi xã hội Theo
kế hoạch phát triển của Sở Du Lịch Hải Phòng, Cát Bà sẽ trở thành một trungtâm hấp dẫn đối với đầu tư Hàng loạt các dự án mới sẽ làm nên hình ảnh vàmàu sắc mới cho Cát Hải
Thực tế là việc hoàn thành các dự án như con đường du lịch nối GiaLuận – vườn quốc gia – thị trấn Cát Bà, nạo vét vịnh Tung Dinh, cung cấpnước sạch cho Cát Bà và khu vực xây dựng cơ sở lưu trú mới đã tạo mức tăngtrưởng mạnh trong du lịch
Trang 33Cùng với việc phát triển du lịch, Cát Bà đã giúp xoá đói giảm nghèo,tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, khuyến khích người dân làmgiàu hợp pháp, tăng tỷ lệ các hộ gia đình giàu, giảm hộ nghèo Thu nhập bìnhquân đầu người là USD 1.300-1.600 một năm Ngoài ra, các tệ nạn xã hộicũng được giảm bớt, người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường , giữ gìn bảnsắc văn hoá của mình.
Vườn quốc gia Cát Bà có nhiều chương trình để vừa khai thác, vừa bảotồn thiên nhiên như tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, khách dulịch tham gia bảo vệ rừng, biển Vườn hợp tác với Viện sinh thái và tàinguyên sinh vật tổ chức hội thảo, xây dựng kế hoạch khai thác và phát triểnbền vững khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà; thu hút các chương trìnhhợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học cho đảo Cát Bà Thể hiện tráchnhiệm của mình với cảnh quan thiên nhiên, môi trường để giữ được sự điểnhình và cái thần của thiên nhiên Cát Bà là điều cần thiết khi khai thác cáctuyến du lịch sinh thái ở khu vực này
Một số sản phẩm du lịch đặc trưng được định hướng phát triển cho Cát
Bà trên cơ sở phân tích những đặc thù về tài nguyên du lịch và vị trí của Cát
Bà trong hoạt động phát triển du lịch của Hải Phòng, bao gồm:
Thứ nhất: tham quan cảnh quan vịnh Lan Hạ;
Thứ hai: Tham quan, nghiên cứu các giá trị về cảnh quan, sinh thái và
đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát Bà;
Thứ ba: Bảo tàng sinh thái biển tự nhiên trên cơ sở khai thác đặc điểm
tự nhiêncủa hệ thống rất đặc trưng và riêng biệt ở Cát Bà để phục vụ nhu cầutham quan của khách du lịch yêu thiên nhiên
Trang 34Việc khai thác các sản phẩm này cũng chỉ ở mức độ sơ khai, mang tínhchắp vá, chưa có xác định mục tiêu chiến lược lâu dài và chưa có nhữngnghiên cứu mang định hướng phá triển từng sản phẩm.
Điểm mạnh của khu du lịch Cát Bà là thiên nhiên đặc trưng với môitrường được bảo vệ tốt, hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên gồm núi
đá vôi, rừng quốc gia hang động, đảo, bãi biển nguyên sơ, trang trại nuôi ngọctrai, rừng ngập mặn vịnh Nơi đây như một bảo tàng sinh thái tự nhiên, có thểleo núi, đi bộ qua rừng và các hoạt động chèo thuyền Cát Bà có vị trí thuậnlợi, nằm ngay vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO côngnhận Cư dân địa phương thân thiện, hiếu khách, không có tệ nạn xã hội, hệthống chính trị ổn định, điểm đến an toàn, môi trường kinh tế năng động
Điểm yếu của Cát Bà là thiếu các chương trình du lịch hấp dẫn, giaothông, đi lại khó khăn, không có các khách sạn cũng như chuỗi khách sạn caocấp,có ít nhà hàng ăn ngon mà lại nhiều quán bar, sàn nhảy ầm ĩ, không nhiềucác hoạt động vui chơi giải trí, không có trang web chính thức, tờ rơi, bản đồ,trung tâm thông tin Đồng thời, thiếu sự phối hợp giữa các chủ thể hoạt độngtrong lĩnh vực du lịch; ngân sách địa phương không phân bổ cho các hoạtđộng xúc tiến du lịch hàng năm; quá trình đô thị hoá như nhà cao tầng mọclên làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên, do việc xây dựng làm ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái; ít đầu tư phát triển du lịch Lực lượng laođộng trong ngành du lịch thiếu tính chuyên nghiệp Chính quyền địa phươngkhông tuân thủ chặt chẽ quy hoach tổng thể phát triển du lịch Cát Bà cũngkhông có các mặt hàng lưu niệm đăc trưng và ít các hoạt động nhằm nâng caonhận thức của cộng đồng địa phương
1.4.2 Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảotồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây
Trang 35Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, HòaBình, Thanh Hóa Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạngmang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới Nhiều loài động thực vật có nguy cơtuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây Đây cũng là vườn quốc giađầu tiên tại Việt Nam.
VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môitrường VQG Cúc Phương có một khu hệ thực vật cực kỳ phongphú Đến nay, đã thống kê được 1960 loài thực vật bậc cao cómạch thuộc 887 chi và 221 họ thực vật trong vườn CúcPhương là nơi sinh sống của một vài quần thể thú quan trọng
về mặt bảo tồn, trong đó có phân loài linh trưởng đang bị đedọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa rất nguy cấp làVoọc quần đùi trắng Trachypithecus delacouri và loài sẽ bịnguy cấp trên toàn cầu là Cầy vằn Hemigalus owstoni (CPCP,1999) Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm Dukhách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnhquan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử Trung tâm vườn đặt tại xãCúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình
Cúc Phương với quá trình lịch sử lâu dài đã có rất nhiều chương trìnhnghiên cứu khoa học Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chứcBảo tồn Động Thực vật hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm
2002 Phối hợp với các tổ chức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình ViệtNam đã thực hiện dự án do World Bank và GEF tài trợ có tên gọi là "Dự ánbảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương" đã thực hiện trong giaiđoạn 2002-2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi cũng như các loài hoang dãsống thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường năng lực chocác đơn vị liên quan Hiệp hội động vật học Frankfurt cùng Bộ Lâm nghiệp
Trang 36Việt Nam đã thành lập Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) ởCúc Phương năm 1993 nhằm nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với cácloài vượn, cu li và voọc của Việt Nam Cúc Phương cũng là nơi triển khaiChương trình Bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê (CPCP) và Chương trình bảo tồnrùa Tính đến năm 2004 trại nuôi cầy vằn đã có 28 cá thể, trong số đó 20 con
đã ra đời trong trại Sáu cặp cầy vằn đã được gửi đi Anh để tạo quần thể gâygiống và sáu cặp nữa sẽ được gửi sang Mỹ với cùng một dụng ý
Điểm mạnh của VQG Cúc Phương là những giá trị về cảnh quan thiênnhiên, cùng với sự đa dạng về hệ sinh thái với các giá trị văn hóa lịch sử lâuđời Gắn bảo vệ với phát triển rừng đi đôi với công tác cứu hộ linh trưởng,bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm đang là nhiệm vụ quan trọng vàcũng là những thành tích mà VQG Cúc Phương đã đạt được nhờ sự nhiệt tìnhcủa mỗi con người đang đêm ngày miệt mài, vất vả nơi đây Vườn quốc giaCúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam và hiện nay, CúcPhương đã trở thành địa danh du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn
Tuy nhiên, chính vấn đề khai thác du lịch chưa hợp lý lại là điểm yếucủa nơi đây Mức độ tập trung ngày càng cao đã làm nãy sinh trong mối quan
hệ giữa hoạt động du lịch, công tác bảo tồn và người dân địa phương.Mộtlượng lớn du khách đến Cúc Phương tạo khó khăn với việc quản lý Hoạtđộng của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm giảmhiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học Việc xây dựng các hồ nhântạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thayđổi chế độ thủy văn của vùng
1.4.3 Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững VQG Ba Vì
Nhận thức đúng đắn của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của các ngành,cộng đồng dân cư cũng như các doanh nghiệp về vị trí quan trọng của pháttriển du lịch bền vững, những đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh
Trang 37tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy các ngành kinh tế khác pháttriển là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành
du lịch
Vai trò của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, thôn rất quan trọngtrong việc giải phóng mặt bằng: theo dõi, giám sát, phối hơp tháo gỡ khó khăncho các dự án đầu tư phát triển du lịch và đặc biệt khuyến khích cộng đồngđịa phương tham gia vào các hoạt động du lịch và các hoạt động bảo tồn
Xã hội hoá quá trình phát triển du lịch bền vững đối với điều kiện nước
ta nói chung và VQG Ba Vì nói riêng nhằm huy động các nguồn lực cho đầu
tư phát triển du lịch, trong đó có sự tham gia tích cực của cộng đồng địaphương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các tổchức phi chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển dulịch bền vững
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là tối cần thiết cho dulịch phát triển bền vững, đặc biệt là những điểm du lịch nhạy cảm với môitrường nhu ở các Khu bảo tồn thiên nhiên hay các Vườn quốc gia Người dânđịa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ lànhững nhân tố quan trọng thu hút du khách
Phát triển du lịch bền vững mang lại những lợi ích kinh tế, môitrường và văn hoá cho cộng đồng và ngược lại, sự tham gia tích cực của cộngđồng làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch
Cộng đồng dân cư địa phương phải được hưởng các nguồn lợi kinh tế
từ hoạt động du lịch một cách công bằng Một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạtđộng du lịch phải được đầu tư để cải thiện môi trường sông của cộng đồngdân cư địa phương
Trang 38Xây dựng tổ chức gọn, mạnh, hợp lý và thường xuyên chăm lo việctuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực… Tăng cường phối hợp liện ngành trong công tác quản lý nhà nước, tạo
ra sức mạnh tổng hợp để phát triển du lịch bền vững
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua các lý thuyết trên, có thể thấy, trong bối cảnh mà hơn lúc nào hết,
sự tồn tại và phát triển một cách bền vững tài nguyên và môi trường đang thuhút sự quan tâm của toàn thế giới, Phát triển bền vững du lịch sinh thái chính
là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu chung của toàn xã hội Tuy nhiên,việc áp dụng lý thuyết vào mỗi nơi lại hoàn toàn khác nhau do nhiều yếu tốchi phối cả về tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội Căn cứ những điều kiện vàđặc điểm riêng biệt của VQG Ba Vì, bài nghiên cứu lựa chọn mô hình nghiêncứu là mô hình tổng hợp về PTBV và đánh giá Phát triển bền vững theo 3nhóm tiêu chí là Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bềnvững về mặt môi trường
Trang 40CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTBV DLST VQG BA VÌ
2.1 Giới thiệu chung về VQG Ba Vì
Theo khung lý thuyết đã đưa ra ở chương 1, đề tài tập trung nghiêncứu, đánh giá vấn đề phát triển bền vững VQG Ba Vì theo 3 nhóm chỉ tiêugiám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam gồm nhóm tiêu chí vềkinh tế, xã hội và môi trường như mô hình PTBV đã đề cập ở chương 1 Đâycũng là cơ sở phân tích kết quả của hoạt động phát triển bền vững ở VQG BaVì
2.1.1 Lịch sử phát triển của VQG Ba Vì
• Quá trình hình thành
Ngày 16/1/1991 Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ)Đồng Sĩ Nguyên đã kí quyết định số 17/CT về việc thành lập và phê chuẩnluận chứng kinh tế kỹ thuật Rừng cấm quốc gia Ba Vì thuộc UBND thànhphố Hà Nội trực tiếp quản lý Ngày 18/12/1991 Phó chủ tịch hội đồng Bộtrưởng Phan Văn Khải ký quyết định số 407/CT v/v chuyển giao đổi tên rừngcấm quốc gia Ba Vì thành vườn quốc gia Ba Vì và giao cho Bộ Lâm Nghiệp(nay là Bộ NN&PTNT) quản lý kể từ ngày 01/01/1992
Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập trên cơ sở hợp nhất 8 đơn vị quản
lý rừng và đất rừng xung quanh núi Ba Vì dưới đây:
1) Lâm trường Ba Vì: được thành lập tại quyết định số 386/TCCB tháng11/1970 do phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây Minh Đạt đã ký, diện tích quản
lý toàn bộ khu vực núi Ba Vì và tại quyết định số 63 QĐ/UB tháng 2/1975của UBND tỉnh Hà Tây do chủ tịch Nguyễn Hữu thụ đã ký tổng diện tích củalâm trường quản lý là: 7.040ha