Chính vì thế, trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo đang tích cực triển khai các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “ Dân chủ-Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”; “ Cuộc vận đ
Trang 1SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGÔ GIA TỰ
BÁO CÁO TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KHÓA BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TÊN BÁO CÁO TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGÔ GIA TỰ
BÁO CÁO TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KHÓA BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3PHẦN I: MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục là một hoạt động rộng lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ - quyền lợi của cả nhân dân trong xã hội, đồng thời tác động rất lớn đến tình hình phát triển đất nước Như các kì Đại hội Đảng đã xác định điều đó, đặc biệt Đại hội Đảng lần X đã
nêu :”phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đổi mới toàn diện giáo dục và đào
tạo Chấn hưng nền giáo dục Việt Nam làm cho giáo dục cùng khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu.”
Giáo dục hiện nay đã, đang là một vấn đề bức xúc làm cho toàn xã hội quan tâm lo lắng Do vậy, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết chỉ đạo cho các ngành, các cấp, phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để Giáo dục & đào
tạo thực sự là “Quốc sách hàng đầu” Chính vì thế, trong những năm qua ngành
Giáo dục và đào tạo đang tích cực triển khai các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận
động “ Dân chủ-Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”; “ Cuộc vận động “Hai
không”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức – tự học và sáng tạo…”; Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ trình độ và năng lực
nhằm thực hiện bằng được chủ trương lớn của ngành trong thời gian tới là tiếp tục phát triển toàn diện cả về quy mô, chất lượng hiệu quả; đồng thời đa dạng hóa, cân đối cơ cấu loại hình giáo dục, nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học và xã hội Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu quan trọng của ngành trong mỗi năm học, chúng ta có thể khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác
quản lý trường học, trong đó:” Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục
năm học của mỗi nhà trường của cán bộ quản lý có ý nghĩa quan trọng đến kết quả giáo dục”
Xây dựng kế hoạch là khâu then chốt không thể thiếu được của người làm công tác quản lý Có thể nói: Quản lý mà không có kế hoạch thì không thể gọi là quản lý Vì có xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thì mới cân đối được yêu cầu công tác với khả năng chỉ đạo, mới điều hoà được thời gian chỉ đạo đối với từng mặt công tác và từng lĩnh vực công tác khác nhau Có kế hoạch chỉ đạo sẽ tạo cho người cán
Trang 4bộ quản lý cách làm việc khoa học thấy được toàn bộ công việc cả năm, thấy rõ được việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau, tránh được lối làm việc tuỳ tiện
và chắp vá Có thể nói việc xây dựng kế hoạch chi tiết, hoàn chỉnh, khoa học là có thể nắm chắc thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ
Xuất phát từ quan điểm trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng xây dựng
kế hoạch phát triển trường THCS Tân Mộc, năm học 2014 – 2015”
II PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA TIỂU LUẬN.
Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển trường THCS Tân Mộc – huyện Lục
a Khái niệm lập kế hoạch
Lập kế hoạch phát triển giáo dục trường Phổ thông là đưa ra các mục tiêu, các chỉ tiêu, các hoạt động và nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động đó và các giải pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra trong kỳ kế hoạch QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Giám sát kết quả và đánh giá tác động
Xác định Hoạt động/
Nguồn lực
Phân tích tình hình
Thiết lập mục tiêu Chỉ tiêu
Thực hiện
Trang 5b Mục tiêu là kết quả cần đạt được của kế hoạch, là những thay đổi trong
đời sống người hưởng lợi hoặc hoạt động của nhà trường
c Chỉ tiêu là thành phần cụ thể của mục tiêu Khi đạt được tất cả các chỉ
tiêu có nghĩa là đạt được mục tiêu Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu Các chỉ tiêu là những điều kiện quan trọng phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính khả thi trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ tiêu phải định hướng hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính
d Giải pháp chiến lược
Giải pháp chiến lược là những động thái/hành động chính phải được tiến hành để đạt được mục tiêu
e Lập kế hoạch dựa trên kết quả
Quản lý theo kết quả là cách thức quản lý tập trung vào hoàn thiện kết quả
và trách nhiệm giải trình thông qua việc đề ra các kết quả khả thi trong kế hoạch, giám sát quá trình đạt tới kết quả này, điều chỉnh các hoạt động chưa phù hợp và
thực hiện các báo cáo về các mức độ thực hiện (Theo Results based management
in Canadian International Development Agency, CIDA, 1999)
Cốt lõi của quản lý theo kết quả
- Định hướng theo mục đích: Việc đặt ra mục đích và kết quả rõ ràng sẽ đưa
ra mục tiêu cho sự thay đổi và làm căn cứ để đánh giá về sự thay đổi có diễn ra hay không
- Quan hệ nhân quả: Nhiều đầu vào của hoạt động sẽ cho ta đầu ra, kết quả
và tác động một cách logic hay còn gọi là “chuỗi kết quả”
- Liên tục cải tiến: Việc đánh giá kết quả thường kỳ sẽ giúp chúng ta có cơ
sở để điều chỉnh (điểu chỉnh chiến lược, chiến thuật) nhằm đảm bảo chương trình
đi đúng hướng cũng như có thể tối đa hóa kết quả các chương trình thực hiện
Trang 6CHUỖI KẾT QUẢ TRONG QUẢN LÝ DỰA VÀO KẾT QUẢ
Tác động Ảnh hưởng dài hạn của kế hoạch được
thực hiện đến thực tế
Kết quả Những thay đổi của đối tượng
hưởng lợi trong ngắn hạn và trung hạn
Đầu ra Sản phẩm, tư liệu sản xuất, dịch vụ
có được từ kết quả hoạt động
Hoạt động Công việc thực hiện qua việc sử dụng
yếu tố đầu vào để tạo ra đầu ra cụ thể
Đầu vào Nguồn tài chính, con người và vật lực
sử dụng cho các hoạt động
Thuật ngữ của OECD DAC: Chú thích các thuật ngữ trong
Đánh giá và quản lý dựa trên kết quả
2 Vai trò của lập kế hoạch trong sự phát triển nhà trường
Trường phổ thông cần phải lập kế hoạch để:
- Làm rõ định hướng tương lai Xác định rõ những mong muốn thay đổi (mục tiêu)
- Đề ra các ưu tiên
- Tập trung sức mạnh vào các ưu tiên
- Xây dựng và thực hiện điều chỉnh chiến lược có hiệu quả
- Xây dựng tổ/nhóm làm việc có tính chuyên nghiệp trong nhà trường
- Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh, công đồng, các tổ chức bên ngoài
- Đánh giá sự tiến bộ của nhà trường
- Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường
- Thích nghi một cách sáng tạo, có hiệu quả trước sự thay đổi
Trang 7- Sử dụng nguồn lực sẵn có và các nguồn lực được hỗ trợ một cách hiệu quả
và tối ưu để cải thiện thực tiễn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường kiến thức, kỹ năng và thái độ của trẻ em khó khăn về giáo dục
- Chủ động về thời gian
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi người vào việc xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch
- Để có cơ sở biết được công việc có đạt kết quả hay không
3 Các loại kế hoạch phát triển trường phổ thông
a Kế hoạch chiến lược (KHCL): Là bản kế hoạch trong đó có những định
hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại, đảm bảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc
Kế hoạch chiến lược thường xây dựng cho khoảng thời gian 5 năm
d Kế hoạch tác nghiệp:
Kế hoạch tác nghiệp (hay còn gọi là kế hoạch hành động) là kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn, thường dưới 1 năm (quý, tháng, tuần, ngày) Nó được coi là cầu nối giữa kế hoạch dài hạn và các công việc triển khai thực hiện Nó được phân biệt với kế hoạch dài hạn ở những điểm như: Nó tập trung vào những hoạt động đặc biệt, các công việc chi tiết để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực, người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó Trong khi kế hoạch dài hạn và ngắn hạn lại tập trung vào những
Trang 8giải pháp chủ yếu, hiệu quả kinh tế của các giải pháp đó và thời gian thực hiện thường từ 1 năm trở lên.
Ví dụ:
- Kế hoạch phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV, NV
- Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh
- Kế hoạch triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giáo dục hòa nhập, v.v
- Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường
- Kế hoạch xây dựng và phát triển quan hệ với cộng đồng trong giáo dục học sinh
- Kế hoạch chủ nhiệm lớp
- Kế hoạch công tác của các tổ chuyên môn
- Kế hoạch hoạt động của các tổ chức, đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, )
- Thời khóa biểu
- Lịch công tác chung cho toàn trường theo từng tuần
Bảng 1 Các loại kế hoạch trường Phổ thông
Khái niệm Là những định hướng
lớn, thể hiện hình ảnh
hiện thực trong tương
lai mà nhà trường mong
muốn đạt tới và các giải
pháp chiến lược để đạt
được trên cơ sở khả
năng hiện tại.
Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa
ra các mục tiêu, chương trình hành động quan trọng trong giai đoạn kế hoạch của nhà trường.
Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động, nguồn lực thực hiện của nhà trường trong một năm học.
Là kế hoạch về các mặt hoạt động cụ thể để triển khai kế hoạch năm học
3.Mục tiêu chiến lược.
4.Giải pháp chiến lược.
5.Tổ chức thực hiện.
1.Phân tích tình hình.
2 Mục tiêu/ chỉ tiêu trung hạn.
3 Hoạt động.
4 Tổ chức thực hiện
1.Mục tiêu.
2 Các hoạt động.
3 Kết quả cần đạt.
4 Thời gian.
5 Người phụ
Trang 96 Tổ chức thực hiện trách.
6 Nguồn lực/ kinh phí.
Thời gian
thực hiện
5 năm trở lên 3-5 năm 1 năm dưới 1 năm
(quý, tháng, tuần, ngày) Người xây
CMHS UBND Quận/Huyện Phòng GD-ĐT (duyệt)
Hiệu trưởng (Chủ trì) GV
CMHS UBND Quận/Huyện Phòng GD-ĐT (duyệt)
Hiệu trưởng (Chủ trì) GV CMHS UBND Quận/Huyện Phòng GD
&ĐT (duyệt)
4 Định hướng đổi mới trong lập kế hoạch GD&ĐT
- Đổi mới công tác kế hoạch là chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đã triển khai thực hiện từ trung ương đến cấp Tỉnh, huyện, phòng giáo dục (Công văn sô 3571 /BGDĐT-KHTC, ngày 22/6/2010 về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011-2015)
- Đối với cấp trường, Bộ GD&ĐT nêu cụ thể tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng, tiêu chuẩn đánh giá trường THCS (Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS-TT12; Chuẩn Hiệu trưởng -TT29)
- Kế hoạch phải thể hiện tầm nhìn về sự phát triển của đơn vị trong thời gian tối thiểu 3 - 5 năm; Xây dựng kế hoạch năm học căn cứ vào KH chiến lược/KH trung hạn Từng năm có rà soát, điểu chỉnh kế hoạch theo khả năng thực hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới
- Kế hoạch do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên thảo luận, quyết định
- Kế hoạch có sự tham gia của giáo viên, nhân viên, phụ huynh, chính quyền đoàn thể, cộng đồng, doanh nghiệp
- Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn, hằng năm rõ ràng; gắn với
kế hoạch hành động cụ thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số để theo dõi, đánh giá kết quả đạt được
Trang 10- Ứng dụng công nghệ thông tin, số liệu, thông tin có thể thu thập, xử lý qua các phần mền ứng dụng, đảm bảo chính xác, kịp thời.
Bảng 2 So sánh một số nội dung cơ bản về đổi mới lập kế hoạch
Trước đây Hiện nay Nội dung Kế hoạch cũ chỉ có kế hoạch năm học,
không có kế hoạch chiến lược, không
có kế hoạch trung hạn; kế hoạch không có tầm nhìn dài, chỉ cho từng năm học.
Kế hoạch phải có tính chiến lược/ kế hoạch trung hạn; có tầm nhìn về sự phát triển của đơn vị trong thời gian tối thiểu 3-5 năm; Xây dựng kế hoạch năm học căn cứ vào KH chiến lược/KH trung hạn Từng năm có rà soát, điều chỉnh kế hoạch theo khả năng thực hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Phương pháp Kế hoạch do cấp trên giao xuống, cơ
sở bị động thực hiện theo yêu cầu cấp trên.
Kế hoạch do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên thảo luận, quyết định.
Sụ tham gia Quá trình xây dựng KH chủ yếu là
hiệu trưởng, thiếu sự tham gia của nhân viên/giáo viên, các bên liên quan.
Kế hoạch có sự tham gia của giáo viên, nhân viên, phụ huynh, chính quyền đoàn thể, cộng đồng, doanh nghiệp
Trình bày Bản kế hoạch trình bày nhiều về phần
đánh giá thực trạng; phần cân đối nguồn lực, giải pháp yếu.
Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn, hàng năm rõ ràng; gắn với
kế hoạch hành động cụ thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số để theo dõi, đánh giá kết quả đạt được.
Công cụ Công cụ thu thập, tổng hợp, phân tích
số liệu thiếu, số liệu, thông tin không đầy đủ kịp thời.
Ứng dụng công nghệ thông tin, số liệu, thông tin có thể thu thập, xử lý qua các phần mềm ứng dụng, đảm bảo chính xác, kịp thời.
5 Căn cứ lập kế hoạch
a Hiện trạng nhà trường:
Trang 11• Môi trường bên trong: Yêu cầu phát triển nhà trường, điểm mạnh, điểm yếu về học sinh phổ thông, đội ngũ, CSVC - thiết bị, thông tin (kể cả số liệu thống kê), tài chính, v.v
• Môi trường bên ngoài: Cơ hội, thuận lợi (sự quan tâm, đầu tư cho GD của Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức KT-XH, v.v ); Khó khăn, thách thức (địa bàn kinh tế chậm phát triển, dân nghèo, giao thông đi lại khó khăn, v.v )
b Văn bản của địa phương có liên quan đến công tác GD:
Nghị quyết của Đảng, HĐND về công tác giáo dục; các văn bản pháp qui
của chính quyền địa phương liên quan đến chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương
c Văn bản pháp qui của ngành GD về chiến lược, qui hoạch, kế hoạch giáo dục.
Các bên tham gia xây dựng kế hoạch phát triển trường Phổ thông
- Hiệu trưởng
- GV, cán bộ, nhân viên
- Ban đại diện CMHS
- Đại diện học sinh
- Sở GD&ĐT
- Các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng
Bảng phân tích các bên liên quan trong lập kế hoạch trường phổ thông
nhiệm Người ra
quyết định
Người tham gia
Người thực hiện
Người hưởng lợi Hiệu trưởng
Trang 12- Tổ chức thu thập thông tin, số liệu tại tất cả các điểm trường và kiểm tra độ chuẩn xác.
- Tổ chức Dự thảo các phần đánh giá tiến độ; định hướng mục tiêu, chỉ tiêu,
kế hoạch hành động, cân đối nguồn lực trong bản kế hoạch nhà trường và trước khi thảo luận
- Tổ chức họp với các bên liên quan: Hội đồng trường, GV, cán bộ, nhân viên trong nhà trường để lấy ý kiến về bản dự thảo KH Cần lấy ý kiến về những vấn đề quan trọng như: phần đánh giá hiện trạng, cần làm rõ nguyên nhân của những khó khăn, thách thức; Phần định hướng mục tiêu, chỉ tiêu chung về phát triển nhà trường cần xác định mục tiêu ưu tiên; Đối với mục tiêu ưu tiên cần rà soát tiến độ, xác định ai làm, thời gian kết thúc và gắn các hoạt động cụ thể, cân đối nguồn lực cho từng mục tiêu ưu tiên Huy động chính quyền, đoàn thể, tổ chức KT-XH, cộng đồng tham gia xây dựng phần cân đối nguồn lực, đề xuất giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu kế hoạch
- Tổ chức hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch nhà trường có sự tham gia của các thành phần liên quan
- Tổ chức điều chỉnh và hoàn thiện lầ cuối bản kế hoạch nhà trường, hiệu trưởng ký, đóng dấu
- Trình bản kế hoạch trung hạn và kế hoạch năm học lên phòng GD& ĐT để xét duyệt
7 Trách nhiệm của Phòng GD&ĐT có trong lập kế hoạch trung hạn và
kế hoạch năm học trường Phổ thông
- Hướng dẫn và hỗ trợ thông qua các cuộc họp với hiệu trưởng để làm rõ những yêu cầu thực tế với việc thu thập số liệu, lữu trữ hồ sơ và lập kế hoạch nhà trường
- Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, chỉ đạo việc thu thập số liệu, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học trước, huy động sự tham gia của cộng đồng và phác thảo kế hoạch nhà trường năm học tới
- Từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, rà soát, điều chỉnh và phê duyệt kế hoạch phát triển trường học cho năm học mới
Trang 13Chú ý: Nếu bão lụt, thiên tai làm gián đoạn năm học, khi kế hoạch đề ra
không phù hợp với thực tế thì cần điều chỉnh kế hoạch
CHƯƠNG II: NỘI DUNG, THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Thực hiện Chỉ thị số 30042/CT – BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2013 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014; Công văn số 1016/SGD&ĐT-GDTrH ngày 27 tháng 08 năm 2013 của Sở GD&ĐT Bắc Giang về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2013-2014; Công văn số 247/PGD&ĐT-THCS ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo Lục Ngạn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTHCS năm học 2013- 2014 Trường THCS Tân Mộc xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ năm học 2013 – 2014 với nội dung, chỉ tiêu và biện pháp cụ thể như sau:
Phần thứ nhất TÌNH HÌNH, CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
3 Chất lượng học sinh giỏi
- Kết quả thi HSG cấp huyện các môn văn hoá đạt 24 giải (Giải nhất: 1; Giải nhì: 1; Giải ba: 8; Giải KK: 14), Thi cấp tỉnh đạt 2 giải KK
- OLIMPIC Tin học: 1 giải KK