1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG QLGD

27 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Giáo dục là nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Chỉ thị số 40CTTW ngày 1562004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Hoạt động dạy học trong các nhà trường giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng là phải quản lý tốt họat động dạy học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì công tác quản lý hoạt động dạy học là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường, trong đó có nội dung là quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG QUẬN HỒNG BÀNG

Trang 2

CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN.

5

2 Thực trạng việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn. 6

3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

PHẦN III: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG TỔ CHUYÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

17

1 Các mục tiêu của nhà trường trong năm học 2017-2018 về đổi mới quản

lý hoạt động tổ chuyên môn

17

2.3 Các hoạt động dự kiến trong năm học 2017-2018. 20

Trang 4

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục là nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Các nướctrên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh vàbền vững của mỗi quốc gia Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là

một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”

Hoạt động dạy học trong các nhà trường giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếmhầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nềntảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường;đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường Chính vì thế, nhiệm vụtrọng tâm của hiệu trưởng là phải quản lý tốt họat động dạy học trong nhà trườngnhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa xã hội Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì công tác quản lý hoạt động dạy học làmột trong những công tác trọng tâm của nhà trường, trong đó có nội dung là quản lýhoạt động tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạyhọc và giáo dục học sinh Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chínhnội lực của mình Đối với các nhà trường thì động lực quan trọng để phát triển chính

là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo dục của đơn vị tổ quyết định Nhưng trongthực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên công tác quản lý tổ chuyên mônchưa được quan tâm đúng mức Chính vì vậy, hoạt động của tổ chuyên môn chưathực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra những sản phẩmgiáo dục có chất lượng cho xã hội

Hoạt động quản lý tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học của TrườngTiểu học Đinh Tiên Hoàng luôn được duy trì Song để tương xứng với vị thế làtrường dẫn đầu trong khối các trường tiểu học của thành phố Hải Phòng thì việc quản

lí đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn để phát triển nhà trường làmột yêu cầu cấp thiết Cán bộ quản lý đã nhận thức được vai trò, vị trí của tổ chuyênmôn nhưng các biện pháp xây dựng, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn chưa mangtính bứt phá, chưa thực sự là điểm sáng của giáo dục Tiểu học Hải Phòng Việc địnhhướng cho các hoạt động của tổ chuyên môn; công tác kiểm tra các hoạt động tổchuyên môn còn xem nhẹ; chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách cụ thể đốivới đội ngũ này Những nguyên nhân trên dẫn tới tồn tại, bất cập nhất định trong

Trang 5

công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học và giáodục của nhà trường Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn

đề tài nghiên cứu: “Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.”

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN.

1 Khái quát về nhà trường

Trường Đinh Tiên Hoàng nằm trên số 38A Đinh Tiên Hoàng, quận HồngBàng, trường được thành lập vào tháng 9/1970 Gần 50 năm qua, trường có nhiều sựthay đổi, quy mô trường lớp không ngừng phát triển lớn mạnh, CSVC được đầu tưxây dựng và cải tạo khang trang hiện đại Ngoài 4 khu nhà A, B, C, D, trường đượcxây mới khối nhà đa năng 3 tầng gồm nhà bếp, các phòng học và Trung tâm TDTT.Tháng 9/2015 trường sáp nhập thêm trường Tiểu học Nguyễn Du, địa chỉ 117 QuangTrung thành điểm trường B mở rộng quy mô trường lớp Từ năm học 2015-2016trường có 60 lớp và trên 2300 học sinh; 100% học sinh học bán trú 2 buổi/ngày;100% học sinh được học ngoại ngữ Tiếng Anh và Tiếng Pháp, trong đó 20% số họcsinh tham gia chương trình song ngữ Tiếng Pháp

Từ những năm đầu thành lập, trường liên tiếp đạt những danh hiệu tiên tiến,Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, đặc biệt là trường vinh dự được đón

nhận danh hiệu cao quý Anh hùng lao động vào năm 2008.

Từ năm 2010 đến nay trường liên tục là tập thể lao động xuất sắc, được thủtướng chính phủ tặng bằng khen (năm học 2012-2013); Bằng khen của UBND thànhphố (năm học 2011 -2012; 2013-2014); Cờ dẫn đầu khối tiểu học Thành phố, Cờ thiđua của Chính phủ (năm học 2014-2015)

45 năm xây dựng và phát triển, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã khẳngđịnh được vị trí trong xã hội, là điểm sáng trong ngành giáo dục Hải Phòng, được cácbậc CMHS tin yêu và được đón nhận nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và nhànước

Đội ngũ cán bộ giáo viên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng đến chấtlượng, tổng số toàn trường có 156 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trình độ trênchuẩn đạt 100% Cán bộ quản lí có 3/5 đồng chí có trình độ thạc sĩ, cả 5 đồng chí vàđều được bồi dưỡng kiến thức về quản lí giáo dục, quản lí nhà nước và lí luận chínhtrị Đội ngũ giáo viên gồm 117 đồng chí trực tiếp giảng dạy với 60 lớp, trong đó số

HS bán trú chiếm 95% Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 117 giáo viên /117giáo viên đạt 100% Số giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viênTiểu học xếp loại Khá trở lên là 117 giáo viên /117 giáo viên đạt 100% Giáo viên

Trang 6

tích cực tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi, thi viết chữ đẹp, thi thiết kế bài giảngelearning Năm học 2016-2017 có 4 đồng chí đạt giải thiết kế bài giảng elearning,chữ đẹp cấp thành phố, 6 đồng chí đạt giải cấp thành phố 50, 43% cán bộ, giáo viêntrong trường là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Từ ngôi trường Tiểu học ĐinhTiên Hoàng, nhiều đồng chí giáo viên đã trở thành những cán bộ quản lí hoặc giáoviên dạy giỏi các cấp.

Quy mô trường lớp chuyển biến tích cực, đến nay tổng số học sinh toàntrường là 2303 học sinh Trường có đủ các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 với 60 lớp.100% trẻ được học 2 buổi/ ngày Tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1 luôn đạt 100% Họcsinh học đúng độ tuổi luôn đạt 100% 100% học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ củangười học sinh Chất lượng văn hóa luôn đạt 100% Chất lượng mũi nhọn luôn đượcquan tâm, năm học nào trường cũng có học sinh tham gia giao lưu các cấp và đều cógiải Là một ngôi trường có bề dày thành tích, nơi đây đã có nhiều thế hệ học sinhtrưởng thành, rất nhiều học sinh đã trở thành những sinh viên xuất sắc của cáctrường đại học trong nước và quốc tế, nhiều em đã thành đạt trong các lĩnh vực khácnhau

Các tổ chức Đảng, công đoàn, Đội trong nhà trường phối hợp nhịp nhàng hoạtđộng theo đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, liên tục được tặng danh hiệu

“Chi bộ trong sạch, vững mạnh”, được tặng Giấy khen về “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”; Công đoàn luôn đạt “Vững mạnh xuất sắc”, liên độiđược công nhận liên đội mạnh cấp thành phố Với sự nỗ lực, quyết tâm cao, trườngTiểu học Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định được vị trí trong xã hội, là điểm sáng trongngành giáo dục Hải Phòng, được các bậc cha mẹ học sinh tin yêu và được đón nhậnnhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước

Các thế hệ thầy cô giáo và học sinh nhà trường luôn tự hào và quyết tâm vun đắp, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của ngôi trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

2 Thực trạng việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

Để tiến hành nghiên cứu thực trạngquản lý và hoạt động tổ chuyên môn ởtrường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, chúng tôi

đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu như sau:

Mẫu khảo sát

TS phiếu

Trong đó Ban giám hiệu chuyên môn Tổ trưởng Giáo viên

* Về cách thức xử lý số liệu

Trang 7

Tiến hàng khảo sát bằng phiếu và thống kê số liệu khảo tương ứng với mỗimức độ được tính điểm như sau:

- Rất thường xuyên/Rất nhiều/Tốt: 4 điểm

- Thường xuyên/Nhiều/Khá: 3 điểm

- Ít thường xuyên/Trung bình: 2 điểm

- Không thực hiện/Yếu: 1 điểm

Quy ước thang đo:

- Mức 4 (ĐTB từ 3.5 đến 4.0): Rất thường xuyên/Rất nhiều/Tốt

- Mức 3 (ĐTB từ 2.5 đến dưới 3.5): Thường xuyên/Nhiều/Khá

- Mức 2 (ĐTB từ 1.5 đến dưới 2.5): Ít thường xuyên/Trung bình

- Mức 1 (ĐTB từ 1.0 đến dưới 1.5): Không thực hiện/Yếu

2.1: Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Tiến hành phát phiếu khảo sát để tìm hiểu phẩm chất cũng như năng lực củaTTCM của trong nhà trường, kết quả có được thông qua bảng sau:

Bảng: Thực trạng chất lượng đội ngũ TTCM các trường TH Đinh Tiên Hoàng

I Hệ thống phẩm chất của Tổ trưởng chuyên môn

1 Hệ thống phẩm chất của Tổ trưởng chuyên môn 1.Yêu nước, yêu

chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động Chính trị-xã

hội, thực hiện nghĩa vụ công dân

3,85

2 Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước về công tác

giáo dục đào tạo

3,75

3 Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, chấp hành Luật Giáo dục, điều

lệ, quy chế, quy định của Ngành

3,78

4 Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm

chất, danh dự uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là

tấm gương tốt cho học sinh

3,91

5 Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp HS

khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt

3,87

6 Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập

thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

3,85

7 Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học

sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân

3,68

Trang 8

10 Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả 3,69

II Hệ thống năng lực của Tổ trưởng chuyên môn

1 Có trình độ hiểu biết, vững vàng về chuyên môn 3,73

2 Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu

cầu và đặc điểm của học sinh sử dụng các thông tin thu được vào

dạy học và giáo dục

3,46

3 Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt

động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục

3,28

4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu

chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai; sử dụng kết

quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học

3,63

6 Tham mưu với BGH về bồi dưỡng nâng cao chuyên môn giáo viên 3,39

7 Có năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ xây dựng tập thể đoàn kết 3,62

8 Có năng lực tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học 3,44

10 Có năng lực hiểu và vận dụng linh hoạt được các yêu cầu đặt ra của

tổ chuyên môn

3,50

Kết quả bảng thống kê cho thấy phẩm chất của TTCM của Trường TH ĐinhTiên Hoàng thể hiện rõ nhất là: “Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm,giữ gìn phẩm chất, danh dự uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấmgương tốt cho học sinh” có chỉ số TB = 3,91 và đứng thứ nhất, sau đó là “Thươngyêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn đểhọc tập và rèn luyện tốt” có chỉ số TB = 3.87 đứng thứ 2

Tuy nhiên phẩm chất mà TTCM chưa được đánh giá cao như: “Có khảnăng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốtnhiệm vụ, được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm” TB =3.68 đứng thứ 9,

và “Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục đàotạo” có điểm TB =3.75

Trang 9

Về năng lực TTCM thì được đánh giá cao như “Có trình độ hiểu biết, vữngvàng về chuyên môn” TB =3.73 đứng vị trí đầu tiên, sau đó là năng lực “có năng lực

tự học, tự bồi dưỡng” TB = 3.67 Tuy nhiên vẫn còn có điều hạn chế như “tham mưuvới BGH về bồi dưỡng nâng cao chuyên môn giáo viên” TB =3.39, và “phát hiện vàgiải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đápứng những yêu cầu mới trong giáo dục” TB =3.28 Như vậy TTCM phải luôn phải làngười có đủ uy tín và năng lực chuyên môn biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến tổ viêntuy nhiên nguyên nhân hạn chế một phần do nhiều TTCM chưa được bồi dưỡng quacác lớp đào tạo quản lý ngành một cách chính qui, bài bản Mặt khác do một sốTTCM chưa thật sự tập trung quản lý công tác chuyên môn dạy và học Vì vậy ngoàithâm niên giảng dạy, TTCM phải thực sự có năng lực, hiểu và vận dụng linhhoạt được các yêu cầu đặt ra của chuyên ngành, cập nhật được các thông tin mới,hướng dẫn, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả

Người tổ trưởng phải có năng lực quản lý, năng lực giao tiếp nhằm thiết lậpmối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để củng cố

và phát huy thế mạnh của tổ Qua khảo sát, chúng tôi nhận được sự đồng tình cao củacán bộ quản lý, TTCM, GV đối với các nội dung tiêu chuẩn về năng lực cá nhân

2.2: Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn

2.2.1: Thời gian sinh hoạt của các tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượnggiảng dạy Thời gian phân bố sinh hoạt các tổ chuyên môn cũng phần nào đánh giáđược hoạt động của tổ chuyên môn

Bảng: Thời gian phân bố sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn sinh

Một tháng 2 lần Một tháng 1 lần Một học kì 2 lần

Kết quả khảo sát cho thấy thời gian sinh hoạt TCM thường là 2 lần/tháng,chiếm 91.5% được thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ Trường TH (2 tuần/lần), ngoài ra tổ chuyên môn còn tham gia các buổi sinh hoạt chung cấp trường, cụm,quận, thành phố Sinh hoạt TCM là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu tronghoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chấtlượng dạy học Thông qua sinh hoạt TCM sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng đồng thời nhằmgiúp Hiệu trưởng triển khai kế hoạch, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạchcủa các tổ chuyên môn Trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, sắp xếpnhân lực hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ Do vậy TTCM cần tạo điều kiện để giáoviên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình Đồng thời thông qua sinh hoạt chuyênmôn để thảo luận, đánh giá, thống nhất định hướng nội dung, phương pháp giảng dạy

Trang 10

các bài học, có thể góp ý các tiết dạy dự giờ thao giảng đồng nghiệp để học hỏi lẫnnhau, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

2.2.2: Thực trạng nội dung hoạt động của các tổ chuyên môn trong trường

Để tìm hiểu nội dung hoạt động tổ chuyên môn chúng tôi đã điều tra và có kếtquả như sau:

Bảng: Thực trạng nội dung hoạt động của TCM

tiêu

Kết quả

1.Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên 3,28 3,312.Triển khai chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn đến từng giáo

viên

3,10 3.46

3.Tổ chức thanh tra hoạt động sư phạm của GV (kiểm tra hồ sơ,

việc thực hiện quy chế chuyên môn, dự giờ, khảo sát chất lượng

học tập của HS) của GV trong tổ

8.Triển khai các quy định liên quan đến thực hiện nhiệm vụ và

công tác chuyên môn đến từng cá nhân trong tổ

3,23 3,59

9.Thảo luận và thống nhất về các vấn đề liên quan đến bộ môn

phát sinh trong quá trình dạy học do thành viên tổ nêu ra

15.Thảo luận, giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài chuyên môn 2,60 3,11

Kết quả khảo sát cho thấy nội dung sinh hoạt TCM trong trương rất phong phúthể hiện:

Trang 11

* Những nội dung sinh hoạt TCM được thực hiện thường xuyên gồm:

- Nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, TB = 3.28

- Triển khai các quy định liên quan đến thực hiện nhiệm vụ và công tác chuyênmôn đến từng cá nhân trong tổ, TB = 3.23

- Phân công thao giảng, dự giờ giáo viên, TB = 3.17

- Thảo luận, đánh giá tiết thao giảng của giáo viên trong tổ, TB = 3.17

- Ký duyệt giáo án của GV, TB = 3.16

- Thảo luận, đánh giá tiết thao giảng của giáo viên trong tổ TB, = 3.13

* Nhóm nội dung hoạt động TCM còn hạn chế như:

- Thảo luận, giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài chuyên môn, TB = 2.60

- Đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên, TB =2,38

* Ở mức độ kết quả thực hiện thì kết quả thực hiện cao nhất ở nội dung:

- Tổ chức thanh tra hoạt động sư phạm của GV (kiểm tra hồ sơ, việc thực hiệnquy chế, dự giờ, khảo sát chất lượng học tập của HS) của GV trong tổ,TB = 3.64

- Triển khai các quy định liên quan đến thực hiện nhiệm vụ và công tác chuyênmôn đến từng cá nhân trong tổ, TB = 3.59

Tuy nhiên vẫn còn nội dung có kết quả thực hiện chưa cao như: “về tổ chứcbồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên và sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới nội dungphương pháp” ,TB = 2.71

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy các tổ chuyên môn đã thực hiện 05 loạihoạt động chủ yếu, cơ bản như sau: - Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theophân phối chương trình; các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho họcsinh

- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng;thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới phươngpháp giảng dạy; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành trảinghiệm…

- Tổ chức cho giáo viên học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểmmới, những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa mới; sử dụng và phát huyhết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy; đổi mới cách kiểm tra vàđánh giá học sinh; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cựchọc tập của học sinh

- Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn

Trang 12

- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá thực hiện nhiệm

vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên Qua phân tích ở trên có nhận xét rằng: các tổtrưởng tổ chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổchuyên môn ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đếncác giáo viên; năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vựcchuyên môn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra, cụ thể các tổ trưởng đãthực hiện thường xuyên và có hiệu quả các nội dung công việc như: Bàn biện phápnâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, triển khai các quy định liên quanđến thực hiện chuyên môn, thảo luận đánh giá tiết thao giảng của giáo viên trong tổ

Tuy nhiên cũng còn một số nội dung hoạt động của tổ chuyên môn mà tổtrưởng chưa chú trọng thực hiện thường xuyên, chẳng hạn: Công tác thanh, kiểm trahoạt động sư phạm của giáo viên, tổ chức thảo luận về đổi mới phương pháp dạy họchoặc các vấn đề phát sinh trong chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ cho giáo viên trong tổ Từ đó, trong tổ chức thực hiện các hoạt động, đa số giáoviên trẻ ít có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu những điểm mới trong nội dung,chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trangthiết bị dạy học còn lúng túng….Vì vậy, các tổ chuyên môn thực hiện các kế hoạchcủa tổ và các kế hoạch của hiệu trưởng đã triển khai đạt chỉ tiêu còn hạn chế

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng làviệc hết sức quan trọng Thông qua đó Hiệu trưởng có thể nắm bắt được tình hìnhhoạt động của tổ chuyên môn để có những điều chỉnh phù hợp

Để tìm hiểu điều này tôi khảo sát và đạt được kết quả sau:

Bảng: Thực trạng quản lý hoạt đ ng c a t chuyên mônộng của tổ chuyên môn ủa tổ chuyên môn ổ chuyên môn

1 Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, chỉ đạo xây dựng

kế hoạch CM cá nhân

2 Phổ biến quy chế chuyên môn và kiểm tra việc thực

hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ

5 Kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy theo phân

phối chương trình, các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo

dục học sinh

6.Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, hội giảng, 3,14 3,50

Trang 13

thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy

7 Quản lý quá trình giáo dục ở các lớp và chất lượng

HS của bộ môn phụ trách

8 Tổ chức công tác bồi dưỡng GV thông qua các hoạt

động của tổ chuyên môn

9 Quản lý hoạt động các thành viên trong tổ, nhận xét

đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy

của GV

10 Báo cáo với hiệu trưởng tình hình hoạt động của tổ

và kiến nghị, đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề để

tổ chuyên môn

* Về mức độ thực hiện: Ở mức độ kết quả thực hiện thì nội dung thực hiện

thường xuyên nhất là “Phổ biến quy chế chuyên môn và kiểm tra việc thực hiện quychế chuyên môn của các thành viên trong tổ”, “Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định

kỳ và đột xuất (nếu có)” Mức độ thực hiện tốt là ở nội dung “ xây dựng kế hoạch tổchuyên môn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân” TB = 3.20, sau đó là

“phổ biến quy chế chuyên môn và kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn củacác thành viên trong tổ” và “tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, hội giảng, thảoluận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy” TB = 3.14 Tuy nhiên vẫn còn có nộidung thực hiện ít thường xuyên như “Tổ chức công tác bồi dưỡng GV thông qua cáchoạt động của tổ chuyên môn”, “quản lý hoạt động các thành viên trong tổ, nhận xétđánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên” và “quản lýquá trình giáo dục ở các lớp và chất lượng học sinh của bộ môn phụ trách”

* Về hiệu quả thực hiện: Hầu hết các nội dung quản lý hoạt động tổ chuyênmôn đạt hiệu quả khá tốt, các nội dung qua khảo sát cho thấy điểm TB >3.0 Như vậycác hoạt động quản lý nêu trên của các tổ trưởng tổ chuyên môn là phù hợp với yêucầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục trong nhà trường hiện nay vàkiểm soát chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo Tổ trưởng chuyên môn đã xây dựngđược các mục tiêu quản lý hoạt động của tổ mình Từ đó, định hướng được nhữnghoạt động quản lý thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt độngtheo kế hoạch của tổ chuyên môn đã đề ra, hiệu quả thực hiện khá tốt Tuy các tổtrưởng chuyên môn đề ra được những hoạt động quản lý tổ chuyên môn phù hợpnhưng việc tổ chức hoạt động ở một số nội dung chưa thường xuyên từ đó dẫn đếnquản lý hoạt động của tổ chuyên môn còn nhiều bất cập Nguyên nhân của hạn chế

là do năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý của tổ trưởng chuyên môncòn hạn chế, hiệu quả quản lý hoạt động của tổ chưa cao Các tổ trưởng tổ chuyênmôn chưa được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và điều hành hoạt động tổ chuyên mônmột cách có hệ thống

Ngày đăng: 07/11/2017, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w