Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 152 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
152
Dung lượng
1 MB
Nội dung
LUẬNVĂN:THÔNGTINKHOAHỌCĐỐIVỚISỰPHÁTTRIỂNKINHTẾ-XÃHỘIỞNƯỚCTAHIỆNNAY MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất: Xem xét dưới góc độ lý luận TTKH, cần tìm ra cách thức tối ưu để gắn TTKH vớisựpháttriểnkinhtế-xã hội. Trong thời đại ngày nay, khái niệm "thông tin" đã mang tính phổ biến có ý nghĩa toàn cầu, toàn nhân loại, phổ cập trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thuật ngữ: "thời đại thông tin", "xã hộithông tin", "ưu thế thông tin" v.v đang được lưu truyền rộng rãi, thậm chí có một số nhà lý luận còn cho rằng có cả "nền kinhtếthông tin". Thực vậy, ở Tây Âu, trong những năm gần đây, ngành công nghệ thôngtinpháttriểnvới tốc độ nhanh gấp 2 - 3 lần các ngành khác. Ngay từ năm 1993, khối lượng giá trị được tạo ra từ thôngtin (bao gồm công nghệ thôngtin và cả hoạt động dịch vụ mang tính thông tin) đã bằng khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Âu. Hiện nay, ở Mỹ người ta ước tính giá trị khu vực thôngtin chiếm khoảng 60 - 70% GDP. Còn trên phạm vi toàn cầu, năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường công nghệ thôngtin đạt 7,1%, cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân GDP của toàn thế giới 1) . Dưới góc độ lý luận, thôngtin đã được rất nhiều nhà khoahọc nghiên cứu nhưng chủ yếu là nghiên cứu về bản chất thông tin, vai trò của thông tin, vai trò xãhội của thông tin, còn đi sâu vào lĩnh vực hẹp là TTKH (TTKH) thì chưa được đề cập thỏa đáng, có thể nói là rất ít, chỉ thoáng qua. Đặc biệt là vai trò chức năng của TTKH đốivớisựpháttriểnkinhtế-xãhội nói chung, tác động của TTKH đốivớivớisựpháttriểnkinhtế-xãhội của Việt Nam chưa được nghiên cứu thấu đáo. Do vậy, khía cạnh lý luận về vận dụng TTKH vào lĩnh vực kinhtế-xãhội cần được nghiên cứu tiếp. Ngày nay, TTKH là một hoạt động quan trọng không thể thiếu không chỉ đốivới lĩnh vực nghiên cứu khoahọc và giáo dục - đào tạo, mà cũng rất cấp thiết đốivới hoạt động thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa v.v Thí dụ, xử lý dữ liệu về biến động thị trường thế giới: như giá vàng, các ngoại tệ mạnh, về giá dầu thế giới hiệnnay 1) Xem:Báo cáo toàn cảnh Công nghệ thôngtin Việt Nam năm 2006, Hộitinhọc Thành phố Hồ Chí Minh, tr.2. v.v đòihỏi một sự phân tích tổng hợp về kinhtế chính trị, về kinhtế- kỹ thuật, về chính trị và xãhội thế giới, phải phân tích các dữ liệu có căn cứ khoa học, để có chính sách ứng phó quốc gia. Nếu nối mạng được toàn bộ các dữ liệu thôngtin về tài chính, ngân hàng, đầu tư, xuất - nhập khẩu, công nghiệp - nông nghiệp, cũng như có đầy đủ thôngtin về kinhtếđối ngoại, về chính trị thế giới, về các điều kiện tự nhiên và xãhội khác v.v thì chúng ta sẽ có các biện pháp pháttriểnkinhtế nói chung, cũng như góp phần đối phó với khó khăn kép của nền kinhtếnướcta như vừa lạm phát cao lại vừa tăng trưởng chậm và hiệu quả kém. Có TTKH từ sự nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu trong nước cũng như nghiên cứu quốc tế, nắm bắt và xử lý kịp thời các thông số kinhtế-xã hội, xử lý linh hoạt các biện pháp điều chỉnh về đầu tư, xuất - nhập khẩu, về lãi suất tín dụng ngân hàng, về tài chính và ngân sách v.v chúng ta sẽ kìm hãm được lạm phát cao hiệnnay và có khả năng kéo lạm phát xuống mức một con số, để rồi kéo về mức lạm phát tối ưu. Nói chung, nếu nắm được những TTKH, những dữ liệu có tính chính xác, được xử lý một cách khoa học, đảm bảo độ tin cậy thì chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề, trong đó vấn đề trung tâm là kinhtế-xãhội một cách hiệu quả. TTKH là nhân tố không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn thế còn là tăng trưởng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng, gắn pháttriểnkinhtếvớipháttriểnxãhội một cách tối ưu. TTKH là phạm trù riêng trong tập hợp chung của hai phạm trù lớn là thôngtin và khoa học. Nó vừa nằm ở lĩnh vực thông tin, lại đồng thời nằm ở lĩnh vực khoa học, vừa mang nội dung thông tin, vừa mang bản chất khoa học. Còn nhiều khía cạnh TTKH cần được đi sâu nghiên cứu về phương diện lý luận, chẳng hạn như: phân biệt thôngtinvới tri thức, phân biệt thôngtinvới truyền thông và tuyên truyền, phân biệt thôngtin nói chung với TTKH; xác định những dấu hiệu riêng của phạm trù TTKH; nghiên cứu vị trí TTKH trong hoạt động nghiên cứu khoahọc và vớiđời sống chính trị, kinhtế và xã hội; nghiên cứu chức năng đặc thù của TTKH và quan hệ giữa các chức năng đó vớikinhtế-xãhộinước ta, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực thôngtin (tri thức) để phục vụ cho công cuộc pháttriểnkinhtế-xãhộinướcta trong giai đoạn hiệnnay là một yêu cầu rất cấp bách. Đó cũng chính là yêu cầu đốivới TTKH - thu nhận được nhiều thôngtin (tri thức), xác định rõ các đối tượng thông tin, đồng thời quản lý được thôngtin để đáp ứng các nhu cầu về TTKH khác nhau, mà trọng tâm là phát tỉển kinhtế-xã hội. Phạm trù TTKH là sựthống nhất biện chứng của hai phương diện: thôngtin và khoa học, cùng nằm trong một chu trình vận động của tri thức. TTKH chính là sự truyền bá khoa học, là thông qua những công cụ nhất định (các công cụ và phương pháp truyền tin) để phổ cập tri thức, đưa tri thức vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội (khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, quân sự v.v ). Nếu chúng ta coi toàn bộ hoạt động khoahọc (xét về bản chất, nội dung của hoạt động khoa học) gồm hai khâu cơ bản: 1) Sản xuất (nghiên cứu), sáng tạo tri thức (khoa học); 2) Đưa tri thức vào sử dụng, phục vụ cho các đối tượng sử dụng, là khâu lưu thông và tiêu dùng tri thức. TTKH vì thế có vai trò, chức năng riêng đốivớikhoahọc và đốivớiđời sống chính trị, kinhtế và xã hội. TTKH là bộ phận không thể thiếu, bộ phận cơ bản vừa độc lập tương đốivới nghiên cứu khoa học, đồng thời lại nằm ngay trong tiến trình nghiên cứu: thôngtin dữ liệu để chuẩn bị cho ý tưởng. Có thể nói rằng, TTKH chính là xử lý một cách khoahọc về nội dung các thông tin, tức là xác định, thẩm định giá trị tin và tổ chức sử dụng các giá trị tin. Vì thế TTKH khác vớithôngtin nói chung và các hình thức cụ thể khác của thông tin, TTKH là việc tìm ra bản chất của tin và đưa ra hệ thốngtin phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng chính trị, kinh tế, xãhội v.v phục vụ cho các đối tượng với những nhu cầu tương ứng. Trong muôn vàn biểu hiện các thôngtin khác nhau thì giá trị nội dung đích thực chỉ có một. Vì thế phải xác định tin nào đúng, tin nào sai, cần có cách xử lý để đi đến kết luận tính chân lý. TTKH chính là xử lý, thẩm định nội dung (giá trị tin), hệ thống các nội dung thôngtin để giúp cho người nắm thôngtin có điều kiện tìm ra tính chân lý hoặc chí ít cũng tiến gần nhất đến chân lý. Đối tượng nghiên cứu của TTKH cũng là một khía cạnh mới, là nghiên cứu về nội dung, bản chất của tin. Trong đời sống có rất nhiều tin, xác định tính chính xác của thông tin, mức độ khoahọc của tin, xác định ý nghĩa xãhội của tin và phương pháp sử dụng thôngtin cụ thể v.v Đó cũng là đối tượng nghiên cứu của TTKH. Trong trường hợp này TTKH lại như là một phân ngành khoahọc hẹp. Đây là một ‘‘khoảng trống” còn chưa được nghiên cứu thấu đáo. Mục tiêu cao nhất của TTKH là đưa tri thức, góp phần đắc lực để tri thức được ứng dụng vào đời sống một cách có hiệu quả, mà trong đó trọng tâm là pháttriểnkinhtế-xã hội. Tri thức là một nguồn lực, một nguồn vốn vô cùng to lớn mà chi phí để sử dụng nó nói chung là không lớn (không tương xứng với chi phí tạo ra tri thức), nhiều trường hợp nhờ TTKH mà sử dụng tri thức không phải chi trả, nó chỉ phụ thuộc vào khả năng nắm nguồn lực tri thức. Một trong các yếu tố để nắm nguồn lực đó là TTKH. Hiệnnaysử dụng TTKH phục vụ cho đời sống, trước hết phục vụ cho pháttriểnkinh tế, đang là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy đề tài này hy vọng góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong việc sử dụng TTKH phục vụ có hiệu quả cho sựpháttriểnkinhtếxãhội của nướctahiện nay. TTKH cũng là khái niệm bao gồm hai nghĩa cơ bản, khi xét về phương diện vận hành: - Hoạt động xử lý tri thức, khía cạnh nội dung khoahọc của thông tin. - TTKH là hình thức xử lý nội dung thôngtin một cách có tổ chức, có quy chế hoạt động theo hệ thống, là lĩnh vực thôngtin trong hoạt động khoa học, gắn với nghiên cứu khoahọc và phục vụ xãhội về lưu thông và cung ứng tri thức. Tuy nhiên, trong thực tế, chủ yếu người ta mới chỉ đề cập đến thôngtin nói chung, chưa chú ý phân biệt thôngtinvới TTKH. Thậm chí, chỉ coi thông tin, TTKH như là một hoạt động bên ngoài, có quan hệ chứ không phải có cấu tạo hữu cơ về nội dung trong hoạt động khoa học, nằm trong hệ thốngkhoa học. Hơn thế, thôngtin trong hoạt động kinhtế và xãhội được sử dụng ở cấp độ "tin tức", "thông báo", còn TTKH nghĩa là thôngtinở cấp độ lý tính, quy luật, bản chất của thôngtin thì chưa được chú ý đến mức cần thiết phải có. Thứ hai: Xem xét sự cần thiết nghiên cứu đề tài dưới góc độ sử dụng TTKH phục vụ cho sựpháttriểnkinh-xãhộinướctahiệnnay (nói cách khác là xem xét nhu cầu về TTKH trong quá trình pháttriểnkinhtế-xã hội). Theo tinh thần nghị quyết Đại hội X của Đảng, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu để đến năm 2020, về cơ bản, đưa nướcta trở thành nước công nghiệp. Điều đó đòihỏi chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp, trong đó khoahọc là một nhân tố quan trọng hàng đầu, phải đi trước nhiều bước. TTKH cũng là một nhân tố trong hệ thốngkhoa học. Nó là nhân tố tri thức, một nguồn lực để phục vụ cho quá trình đẩy nhanh sựpháttriểnnày và đặc biệt là để pháttriển hài hòa, đảm bảo cân đối giữa các mặt: kinhtếvớixã hội, kinhtếvới an toàn sinh thái, vật chất với tinh thần, hiện tại với tương lai. Ngay cả trong thời điểm hiệnnay đang có mâu thuẫn căng thẳng giữa tăng trưởng với khó khăn về tài chính - ngân hàng và đời sống của đa số người dân bị giảm sút, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn. Những thành tựu của đổi mới đang bị đe dọa do hạn chế của chất lượng tăng trưởng. Trước tình hình đó, TTKH phải góp phần tích cực và có hiệu quả thiết thực để đáp ứng đòihỏi cấp bách của cuộc sống. Hiện nay, nhu cầu xãhội về TTKH là rất lớn, TTKH đang phải trả lời, phải tham gia giải quyết nhiều vấn đề do thực tiễn kinhtế-xãhội đất nước đặt ra, ví dụ: - Làm thế nào để có thôngtinvới chất lượng, hàm lượng tri thức khoahọc cao cho sựphát triển, vừa đáp ứng yêu cầu pháttriểnvới tốc độ và hiệu quả kinhtế cao, vừa thỏa mãn được nhu cầu xãhội (với những qui chế, hạn định nào đấy), hay nói cách khác là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinhtếvới công bằng và tiến bộ xã hội, đáp ứng pháttriển toàn diện hài hòa, có hiệu quả các nguồn lực. - TTKH góp phần cung cấp những tri thức khoahọc cho việc giải quyết hài hòa giữa kinhtế và chính trị, giữa pháttriểnkinhtế thị trường định hướng XHCN với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. - TTKH phải cung cấp tri thức khoahọc cho đổi mới và pháttriểnkinhtế trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. - TTKH phải cung cấp những luận cứ lý luận và thực tiễn cho việc pháttriểnkinhtếvới tốc độ cao nhưng đồng thời phải thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và đặc biệt là nâng cao nhanh hơn mức sống cho các nhóm, bộ phận dân cư có thu nhập thấp, chú trọng xóa đói và giảm nghèo, cải thiện nhiều hơn mức sống cho người nghèo và tầng lớp dân cư yếu thế, pháttriểnkinhtếvới giải quyết các nhu cầu xãhội của cộng đồng. - TTKH phải cung cấp cứ liệu để pháttriển bền vững về xã hội, về sinh thái, tiết kiệm tài nguyên. - TTKH phải cung cấp cứ liệu để pháttriểnkinhtế có hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở thúc đẩy pháttriển nền văn hóa Việt Nam XHCN, dân tộc, đại chúng và tiên tiến, pháttriểnkinhtế đi đôivới xây dựng con người Việt Nam, xây dựng một nền kinhtế giàu tính văn hóa và nhân văn Việt Nam v.v - TTKH phải đáp ứng được nhu cầu tri thức cho lãnh đạo - quản lý về phát triển, về tư duy kinhtế-xãhội cũng như phổ cập tri thức cho người dân, để người dân hình thành tư duy kinhtế-xãhội hợp lý, lành mạnh nhất. - TTKH phải tạo được dữ liệu để dự báo chính xác xu thế của kinhtế thế giới, đặc biệt là phương diện xãhội của sựpháttriểnnày v.v Như vậy, xem xét từ góc độ TTKH phục vụ cho hoạt động kinhtế-xãhộihiện nay, với nền kinhtếnướcta đã đến lúc phải chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh đồng bộ, hài hòa của sự tăng trưởng và hội nhập sâu hơn vớikinhtế thế giới, việc nghiên cứu để gắn kết đề TTKH đốivớipháttriểnkinhtế-xãhội là cần thiết, vì TTKH là phương tiện của sựpháttriển và ngược lại, sựpháttriểnkinhtế-xãhội luôn có nhu cầu nhiều hơn, cao hơn về TTKH: - Nhu cầu tri thức khoa học, nhu cầu trí tuệ của sựpháttriển ngày càng lớn, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách trước mắt. Để đảm bảo cho đất nướcpháttriển đúng quỹ đạo XHCN, cần có đường lối đúng, chính sách khoahọc và biện pháp hợp lý, linh hoạt. Nhu cầu TTKH trở nên cấp bách, nó đảm bảo cho việc cung cấp tri thức để đề ra đường lối, chính sách có tính khoahọc hơn, chính xác hơn. - Nhu cầu cập nhật để hiện đại hóa: nền kinhtế thế giới đang chuyển từ kinhtế công nghiệp sang kinhtế tri thức, kinhtếthông tin. Vì vậy, TTKH như là một phương tiện, phương thức hữu hiệu để thúc đẩy tiến trình đó. Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, vừa phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, lại đồng thời kết hợp vớihiện đại hóa (ở qui mô, trình độ và lĩnh vực nào có thể) nền kinhtế và xã hội, vì vậy càng phải cập nhật tốt nhất kiến thức trên các lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, chính trị, văn hóa và cả tư tưởng phát triển, cũng như cả các lĩnh vực tinh thần khác v.v để phục vụ có hiệu quả cho tiến trình pháttriển của đất nước. Ở đây, TTKH được xem như một phương tiện, một yếu tố tiên phong trực tiếp của lực lượng sản xuất. - Nhu cầu TTKH về các vấn đề xãhội gắn vớisựpháttriểnkinhtế còn ít được quan tâm giải quyết thỏa đáng. Thí dụ: xử lý thôngtin về tính chính trị, tính nhân văn - văn hóa - dân trí- tâm lý - đạo đức của sựpháttriểnkinh tế, về quản lý nội bộ của các công ty trên thế giới, chống tội phạm và tham nhũng ở các công ty cổ phần và công ty tư nhân (thường chúng ta chỉ hay nhấn mạnh ở khu vực nhà nước), nội dung của xãhội dân sự và sựpháttriển của nó ở Phương Tây, ở Phương Đông cũng như ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bảo hiểm xãhội và an sinh cho các đối tượng và trường hợp khác nhau, thôngtin về các vấn đề xãhội mang tính chính trị như an ninh xã hội, dân chủ trong đời sống của thời mở cửa và hội nhập với thế giới bên ngoài v.v , đều cần có những phân tích, xử lý khoahọc về phương pháp và nội dung. - Nhu cầu TTKH về an ninh kinhtế ngày càng cấp thiết, sự hòa quyện an ninh kinhtếvới an ninh xãhội ngày càng tăng lên. - Nhu cầu TTKH về khía cạnh kinhtế của các lĩnh vực văn hóa tinh thần, khoa học, nghệ thuật, thể thao, chính trị -xãhội và ngược lại, cần có TTKH về khía cạnh văn hóa (xã hội) trong kinh tế. - Nhu cầu đánh giá thực trạng sử dụng TTKH, vai trò chức năng của nó đốivớisựpháttriểnkinhtếxã hội. Công tác nàyhiện còn nhiều bất cập và hạn chế cần được khắc phục. Nguồn lực TTKH chưa thực sự được phát huy. Đây cũng là một phương diện lý luận và thực tiễn có tính liên ngành: thông tin, khoa học, kinhtế và xãhội cần được nghiên cứu. Trên các phương diện lý luận và thực tiễn pháttriển của đất nước về kinhtế-xã hội, cũng như gắn với lĩnh vực chuyên môn hẹp (TTKH), đang đặt ra nhu cầu nghiên cứu đề tài: TTKH vớisựpháttriểnkinhtế-xãhộiởnướctahiện nay. Như vậy, sự cần thiết nghiên cứu đề tài này xuất phát từ hai phương diện cơ bản: 1) Cần nghiên cứu rõ hơn những vấn đề về lý luận TTKH, để TTKH gắn với thực tiễn kinhtế-xã hội; 2) Sựpháttriểnkinhtế-xãhộinướcta đang ngày càng đòi hỏi, càng có nhu cầu lớn hơn về tri thức, do đó có nhu cầu cao hơn về TTKH, đòihỏi nhiều hơn về TTKH. 2. Tình hình nghiên cứu Ởnước ngoài đã có nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu về lĩnh vực thông tin, ví như: A. Toffler và D. Bell ở Mỹ, A. Eliacov, B.L. Inozemsev ở Nga, Paul A. David, Domonique Foroy ở Pháp v.v Dưới góc độ nghiên cứu quan hệ giữa thôngtinvớikinhtế-xã hội, có thể nêu ra một số tác giả và công trình tiêu biểu: - Afanasev V.G. Thôngtinxãhội và quản lý xã hội, Hà nội, 1979. - Jashin G.E. Thôngtinkinhtế là gì? Tài liệu dịch, ký hiệu TC2210, Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. - Rezman L.Đ. Xãhộithôngtin và vai trò của viễn thông trong sự hình thành xãhộithôngtin 2) . Nội dung đề cập đến ảnh hưởng của công nghệ thôngtin và sự hình thành khái niệm xãhộithông tin, sự tác động xãhội của thông tin. - Inozemsev B.L. Kinhtế hậu công nghiệp và xãhội hậu công nghiệp 3) . Nội dung đề cập đến kinhtế và xãhội hậu công nghiệp, đến xu thế gia tăng vai trò của thông tin. - Eliacov A. Ưu thế thôngtin của Mỹ và Nga 4) . Tác giả nêu lên ưu thế thôngtin của Mỹ so với Nga. Do vậy, xét từ góc độ đóng góp vào nền kinh tế, thì thôngtinở Mỹ có vai trò lớn hơn nhiều so vớiở Nga. - Tikhovovich E.A. Thời đại thôngtin và những vấn đề cấp thiết của nền kinhtế 5) . Tác giả xem thôngtin như là một điều kiện của pháttriểnkinh tế, coi kinhtế mang bản chất thông tin. - Meitus. V. Doanh nghiệp ảo trong xãhộithôngtin 6) . Ở đây đề cập đến một khía cạnh mới của kinh tế: hình thành xí nghiệp mới (ảo) do tác động của thông tin. 2) T/c: "Những vấn đề triết học”( tiếng Nga), số 3/2001, tr.3-9. 3) T/c: "Khoa học và xã hội”(tiếng Nga), số 3/2001, tr.140-152. 4) T/c: "Đối thoại”(tiếng Nga), số 11/2005. 5) T/c: "Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế”( tiếng Nga), số4/2005. 6) T/c: "Các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý”(tiếng Nga), số 4/2006. - Meliansev B. Cuộc cách mạng thôngtin của nền kinhtế mới 7) . Tác giả chỉ ra vai trò biến đổi mang tính cách mạng của kinhtế do ảnh hưởng của cách mạng thông tin. - Eliacov A. Cuộc cách mạng thôngtin đang tiếp tục 8) . Tác giả chứng minh sựpháttriển tiếp tục nhanh hơn của cách mạng thôngtin và nền kinhtế phải thích ứng. - Sapra G. Nền kinhtếthôngtin 9) . Ở đây tác giả đã đưa một khái niệm hoàn toàn mới hẳn: nền kinhtếthông tin. Nói chung, những vấn đề lý thuyết chung về thôngtin đã được nghiên cứu từ lâu và khá nhiều ởnước ngoài. Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về thôngtin hoặc liên quan đến thôngtinkinhtế-xã hội, ví dụ: - Nguyễn Nhâm. Thôngtinkinhtế và quản lý kinhtếở cơ sở, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1987. Tài liệu đề cập về cung cấp dữ liệu trong quản lý kinh tế. - Lê Xuân Hòa. Điều tra và xử lý thôngtin trong quá trình quản lý, Nxb Thống kê, 1999. Tài liệu đề cập về nghiệp vụ xử lý tin một cách cụ thể ở dạng đơn giản. - Viện TTKH xã hội. Những thách thức trong xãhộithôngtin (Tập tài liệu tham khảo nội bộ, năm 2001). Tài liệu này đề cập nhiều về các khía cạnh chung của thôngtinvớisựpháttriển nói chung. - Hàn Viết Thuận (chủ biên). Giáo trình Hệ thốngthôngtinkinhtế (Đại họcKinhtế Quốc dân), Nxb Lao động -xã hội, 2004. Tài liệu hướng dẫn tra cứu, tìm tin, dữ liệu kinh tế. - Nguyễn Hữu Hùng. Thôngtin từ lý luận tới thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005. Tác giả nêu phương pháp luận về sử dụng thông tin, chủ yếu dưới góc độ thôngtinhọc để phục vụ cho nghiên cứu về các vấn đề khác. - Vũ Đình Hòe, Tạ Ngọc Tấn, Vũ Hiền. Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Các tác giả đã nêu lên vai trò 7) T/c: "Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế”(tiếng Nga), số 2/2001. 8) T/c: "Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế”(tiếng Nga), số 8/2006. 9) T/c: "Nhà kinh tế”(tiếng Nga), số 10/2005. [...]... một sản phẩm gắn kết hai nội dung: khoahọcở lĩnh vực thôngtin và kinhtế-xã hội, gắn kết TTKH với phát triểnkinhtếxã hội, một bước tiến về sựthống nhất biện chứng giữa khoahọc- lý luậnvới thực tiễn; - Nêu rõ TTKH như là dòng sông chuyên chở tri thức, kinh nghiệm, lý luậnkhoahọc phục vụ cho xãhội nói chung và sựpháttriểnkinhtế-xãhội nói riêng; - Đề tài cũng khám phá những nét mới... trưởng và giải quyết tốt các vấn đề xã hội: - Về quan điểm, phương thức chung để thực hiện vai trò, chức năng của TTKH đối vớisựpháttriểnkinhtế - xãhội trong giai đoạn hiệnnay- Về những vấn đề cụ thể hóa vai trò, chức năng của TTKH (gắn vớikinhtếxã hội) , để TTKH phục vụ có hiệu quả cho sựpháttriểnkinhtế-xãhộinướcta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập sâu hơn vớikinh tế. .. CỦA THÔNGTINKHOAHỌCĐỐIVỚISỰPHÁTTRIỂNKINHTẾ-XÃHỘI 1.1 KHÁI NIỆM THÔNGTIN VÀ THÔNGTINKHOAHỌC 1.1.1 Khái niệm thôngtin Khái niệm thôngtin dưới các góc độ sinh học, triết học, điều khiển học quản lý, kinhtế học, xãhộihọc v.v được đề cập khác nhau nhưng đều có những nét chung Khái niệm thôngtin liên quan đến các khái niệm tri thức Tri thức là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện. .. 4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu TTKH ứng dụng, tức là nghiên cứu bản chất khoahọc của thôngtin trong mối liên hệ vớisựpháttriểnkinhtế-xã hội, nghiên cứu một lĩnh vực độc lập của sự gắn kết 2 phạm trù với nhau: thôngtinkhoahọc và kinhtế-xãhội Nghiên cứu cấu trúc của TTKH phục vụ cho yêu cầu tổng thể về đổi mới, pháttriểnkinhtế-xãhộiởnước ta. .. trong thực tiễn pháttriểnkinhtế-xãhộiởnướcta trong thời kỳ đã qua - Rút ra những bài họckinh nghiệm về sử dụng TTKH phục vụ cho pháttriểnkinhtế-xãhội * Tìm ra các giải pháp cụ thể hóa chức năng của TTKH để TTKH phục vụ một cách hiệu quả cho công cuộc đổi mới, pháttriểnkinhtế-xãhộinướcta trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo cho kinhtếnướcta vừa có tốc độ tăng trưởng cao, đồng... TTKH vớithôngtin nói chung Trong thực tiễn ít tác giả khu biệt, phân định rõ điều này- Mối quan hệ giữa TTKH (chứ không phải thôngtin nói chung) với tổng thể pháttriểnkinhtế-xãhộiở Việt Nam - Làm rõ hơn các chức năng cơ bản của TTKH đốivớikinhtế-xã hội, định vị TTKH trong sựpháttriểnkinhtế-xãhội- Khảo sát đánh giá khách quan thực trạng tác động của TTKH đốivới tổng thể phát triển. .. vớithôngtin nói chung Đưa ra cách hiểu, cách vận dụng lý luậnthôngtin vào thực tiễn của một vấn đề phức hợp; - Bổ sung và pháttriển rõ hơn về vai trò, chức năng, tác động của TTKH đối vớisựpháttriểnkinhtế - xã hội, làm rõ TTKH là một yếu tố - một lực lượng hàng đầu của lực lượng sản xuất trực tiếp đốivới sự pháttriểnkinhtếxãhội hiện nay; - Đây là một sản phẩm gắn kết hai nội dung: khoa. .. từ con người sinh học đến con người xã hội, từ con người cá nhân và cá thể đến con người tập thể và cộng đồng, xãhội nói chung, từ con người kinhtế man dại đến con người kinhtế tri thức, từ xãhội cổ sơ đến xãhội công nghiệp, đến xãhội hậu công nghiệp, hay xãhộithông tin, từ xãhộikinhtế sang xãhội hậu kinhtế (hoặc phi kinh tế) Khái niệm TTKH gắn liền với truyền bá khoahọc Theo nghĩa đó... niệm xãhộithôngtin cũng tương đồng với khái niệm xãhội tri thức Có một đặc điểm rất quan trọng là xãhộithông tin, xãhội tri thức là đặc trưng chủ yếu của xãhội đã đạt được trình độ khoahọc- công nghệ, giáo dục, văn hóa, kinhtếở trình độ cao, trình độ mà Phương Tây gọi là xãhội hậu công nghiệp Thậm chí có một số nhà nghiên cứu còn gọi là xãhội hậu kinh tế, hay xãhội phi kinh tế, tức là xã. .. dung cơ bản gồm lời mở đầu, 3 chương, kết luận: Mở đầu: Khái quát về lý do, mục đích, phương pháp, nội dung, ý nghĩa nghiên cứu Chương 1: Vai trò, chức năng của TTKH đối vớisựpháttriểnkinhtế - xãhội Chương 2: Thực trạng TTKH phục vụ sựpháttriểnkinhtế-xãhộiởnướcta Chương 3: Những giải pháp để TTKH đáp ứng đòihỏi của công cuộc đổi mới KT-XH ởnướctahiệnnay Kết luận chung Danh mục tài . dung: khoa học ở lĩnh vực thông tin và kinh tế - xã hội, gắn kết TTKH với phát triển kinh tế xã hội, một bước tiến về sự thống nhất biện chứng giữa khoa học - lý luận với thực tiễn; - Nêu. của TTKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, làm rõ TTKH là một yếu tố - một lực lượng hàng đầu của lực lượng sản xuất trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay; - Đây là. (gắn với kinh tế - xã hội) , để TTKH phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. 4. Đối tượng,