TTKH góp phần làm thay đổi phương thức sinh hoạt kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THÔNG TIN KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY pdf (Trang 55 - 56)

Thay đổi phương thức, cách thức sinh hoạt kinh tế - xã hội là một quá trình lâu dài, chủ yếu và trước hết là do sản xuất và phân phối quyết định. Thí dụ, khi có quạt điện thì chúng ta tìm cách mua quạt điện, khi có máy điều hoà nhiệt độ thì người ta phải thiết kế nhà sao cho lắp đặt được điều hoà. Tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào phân phối, vào thu nhập của người có nhu cầu. Trình độ kinh tế và điều kiện vật liệu nào sẽ cho phép con người xây dựng nhà theo kiểu đó. TTKH sẽ có vai trò thông báo, đưa tin cho người có nhu cầu xây nhà biết tình hình vật liệu, xu hướng xây dựng nhà ở, các yếu tố khoa học khác có liên quan v.v... Phương thức sinh hoạt kinh tế - xã hội được đề cập ở đây là cách làm ăn, cách tổ chức kết hợp các yếu tố sản xuất, cách kinh doanh, cách tiêu dùng cụ thể. Phương thức tổ chức đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số, ở miền núi nước ta hiện nay vẫn còn rất lạc hậu. Trong tư duy kinh tế, từ trong tập quán kinh tế, trong tiêu dùng và sinh hoạt vật chất còn mang nặng tính tự nhiên, hoang sơ, chủ yếu dựa vào sức lao động tự nhiên và kỹ thuật thủ công. Như vậy, TTKH có chức năng hướng dẫn trực tiếp và gián tiếp những kiến thức từ giản đơn nhất đến trình độ chuyên sâu, trình độ cao, tác động thường xuyên vào các cộng đồng người, làm thay đổi phương thức kinh tế của họ từ sản xuất cho đến tiêu dùng. Nó đòi hỏi nhiều giải pháp căn bản: đầu tư để tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật, đầu tư tài chính, cung cấp vốn, đào tạo cán bộ v.v... Đối với nhân dân vùng đồng bằng có trình độ nhận thức cao hơn, hay ở thành phố, đô thị, thì TTKH là cập nhật kiến thức để hình thành tư duy kinh tế lành mạnh, đạt hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.

TTKH chỉ là một trong những yếu tố chủ chốt, nhưng đóng vai trò trung gian, truyền dẫn, khơi nguồn cho những tư duy kinh tế mới. Đôi khi đưa những tin nhỏ

nhưng lại gợi cho người lao động một ý tưởng tốt, lớn lao. Chẳng hạn, có nhiều người hoạt động kinh tế hay gặp khó khăn rồi cho là không có cơ hội. Thực tế, cơ hội luôn có ở trước mặt mọi người, chỉ có điều là ai đó biết nắm lấy và tự tạo ra cơ hội thành công cho mình mà thôi. Một phụ nữ người Trung Quốc tên là ZhangYin, là phụ nữ giầu nhất Trung Quốc vào năm 2006, chủ Công ty giấy Cửu Long, tài sản khoảng 3,4 tỷ USD. Bà ta giàu lên bắt đầu từ năm 1985, lúc 28 tuổi, cũng chỉ có 4.000 USD đi mua giấy vụn, sau đó tiến lên sản xuất bao bì cát tông. Hiện nay, bà là nhà sản xuất bìa cát tông lớn nhất Trung Quốc, xuất phát từ một công việc đơn giản, chịu khó và biết tính toán kinh doanh rồi trở nên giàu có nhanh chóng. Thông tin về tầng lớp giàu có ở nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua cũng cho thấy, hầu hết các ông chủ có sở hữu nhiều trăm triệu USD ở độ tuổi còn trẻ hoặc trung niên. Có người như Đoàn Nguyên Đức, ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với tài sản khoảng một tỷ USD, từ một người thi đại học vài lần bị trượt, về làm thợ mộc rồi đi lên thành ông chủ gỗ, rồi thành đại gia giàu có nhất Việt Nam năm 2008 và 2009. Như vậy, phương thức hay cách làm giàu ở đây ngoài yếu tố may mắn, trước hết là nghị lực kinh tế khơi dậy bản năng con người kinh tế như Adam Smith đã chỉ ra. Và ở đây cũng cho chúng ta một nhận xét khác là: ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế kinh tế XHCN trước đây sang cơ chế thị trường thì đẻ ra nhiều nhà tỷ phú hay trăm triệu phú, tức xuất hiện nhiều người rất giàu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so ở các nền kinh tế thị trường đã ổn định. Với Nga, Trung Quốc hay Việt Nam đều giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ. Như vậy có gì về kẽ hở cơ chế được nhân lên bởi tài năng kinh doanh đích thực của họ?

Hiện nay, nhiều vùng miền núi của Việt Nam còn rất lạc hậu. Các phương thức canh tác vẫn mang tính chất gần như nguyên thủy. Chỉ có thể thông qua công tác khuyến nông tức là thông tin và áp dụng các phương thức sản xuất mới, cụ thể thì mới hy vọng thay đổi được cách sinh hoạt kinh tế phương thức sinh sống của người dân các khu vực này. Trường hợp thông tin điển hình thực tiễn về ông Ma Nghĩa đã nói ở trên là một ví dụ. Đó cũng là địa bàn rộng lớn của TTKH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THÔNG TIN KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY pdf (Trang 55 - 56)