- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
3.2. XÂY DỰNG HỆ QUAN ĐIỂM MỚI VỀ THÔNG TIN VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC
TIN KHOA HỌC
- Thật sự coi thông tin và TTKH là tài sản có giá trị đặc biệt, công cụ đặc biệt để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn quá trình phát triển. Chúng ta quan tâm đến TTKH là quan tâm đến chất lượng và nội dung khoa học của thông tin khi xây dựng chính sách hay một giải pháp nào đó cho sự phát triển. Chẳng hạn, khi đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chúng ta phải xử lý nhiều tư liệu liên quan đến tiêu chí của một nước công nghiệp trong điều kiện năm 2020, những điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu đó và đề ra những giải pháp thực hiện cụ thể.
Phải gắn TTKH với quy trình xây dựng các kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội. Một mặt, các cơ quan hoạt động thực tiễn phải tận dụng tối đa khả năng cung cấp các thông số và thông tin có liên quan của các cơ quan TTKH; mặt khác, các cơ quan TTKH phải thể hiện được vai trò, chức năng thực tế của họ trong việc giúp các cơ quan thực tiễn khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.
Điều này phải được hiểu từ hai phương diện: cơ quan hoạt động thực tiễn và cơ quan hoạt động TTKH.
- Cần đảm bảo dân chủ về thông tin cho các tầng lớp nhân dân một cách phù hợp. Biện pháp chủ yếu để tránh nhiễu thông tin và có được TTKH là phải nâng cao dân trí hơn nữa, trang bị cho người dân cách tiếp cận thông tin và khả năng tự chủ, khả năng thẩm định khi tiếp cận thông tin, biết sàng lọc thông tin, miễn dịch với thông tin độc hại và có khả năng tiếp thu những thông tin tích cực. Trong hoàn cảnh trình độ dân trí chưa đồng đều và chúng ta cũng còn chưa có truyền thống cởi mở như Phương Tây, chúng ta cần mở luồng thông tin một cách có lựa chọn, phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh
45)
Trích Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Báo điện tử Vnexpress.net, ngày 2/1/2010.
song song với sự hình thành của lối sống công nghiệp. Đây là vấn đề khó vì nó có tính hai mặt, nếu các cơ quan quản lý sóng, tần số thông tin, sử dụng “tường lửa” để ngăn chặn những tin bị coi là xấu, là độc hại thì đồng thời cũng là cản trở thông tin đối với những người có khả năng chọn lọc tin, trong đó có những cán bộ khoa học có trình độ cần tham khảo những thông tin nhiều chiều cho công tác nghiên cứu của mình. Như vậy là mất dân chủ về thông tin và cũng gây ra những phiền toái, cản trở sự phát triển. Để khắc phục điều này, cần phải có cái gọi là “thông tin nội bộ”. Song song với thông tin rộng rãi thì cần có thông tin nhiều cấp và nhiều mức độ để đảm bảo thỏa mãn những đối tượng dùng tin khác nhau.
Đảng và Nhà nước cần có cách quản lý thông tin hợp lý, một mặt không để cho thông tin xấu xuyên tạc và phá hoại chế độ, mặt khác phải hạn chế việc bưng bít thông tin, thật sự công khai, dân chủ trong cung cấp thông tin. Thông tin là quyền lợi của nhân dân lao động. Đặc biệt, giới khoa học coi thông tin là nguồn sống như thực phẩm hay không khí.
- Quản lý đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư cán bộ làm TTKH.
Trong thời gian qua, việc đầu tư cho lĩnh vực TTKH còn rất hạn chế. Thí dụ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh là một cơ quan cần được đầu tư và hiện đại hoá công tác TTKH, nhưng thực tế tổng mức đầu tư cho công tác này còn rất hạn hẹp, cách quản lý triển khai cũng yếu kém nên hiệu quả lại càng thấp. Kinh nghiệm cho thấy quản lý đầu tư cho CNTT và cho TTKH đòi hỏi phải có những người giỏi về quản lý, đồng thời am hiểu chuyên môn về CNTT và cả về kinh tế - tài chính. Phải tập huấn cán bộ về kỹ năng quản lý ở cấp quốc gia.
Nhận thức của lãnh đạo và quản lý về đầu tư cho thông tin phải đúng và sát với tình hình thực tế. Đề án Chính phủ điện tử của Chính phủ (Đề án 112) là một bài học điển hình về cách tiếp cận vấn đề triển khai, quản lý điều hành và thực thi một đề án về công nghệ thông tin. Sai lầm trước hết là do lãnh đạo Chính phủ cũng chưa hiểu rõ tính đặc thù của đầu tư điện tử hoá thông tin của Chính phủ. Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thừa nhận bố trí người quản Đề án như vậy là không hợp lý, là sai. Đó là còn chưa nói đến một căn bệnh xã hội mới, rằng ai nắm tiền thì sẽ có cơ hội giữ lại tiền cho mình! Ai ra quyết định hay ảnh hưởng đến gói tiền càng to thì
quyền lực thực tế càng lớn! Vì thế mà người ta say mê dự án, nhiều trường hợp chỉ muốn có dự án và nhất là dự án nhiều tiền để dễ chi tiêu, chứ không phải vì lợi ích xã hội, tập thể cơ quan. Điều này cũng đúng với lĩnh vực dự án công nghệ thông tin.