THÔNG TIN CÁC ĐIỀU MỚI, SÁNG TẠO MỚ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THÔNG TIN KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY pdf (Trang 130 - 133)

- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương

3.11. THÔNG TIN CÁC ĐIỀU MỚI, SÁNG TẠO MỚ

Thông tin về những sáng tạo mới, phát minh mới, sáng kiến, sản phẩm mới, phương pháp mới... là nội dung quan trọng hàng đầu của TTKH hiện nay. Chúng ta chỉ có thể phát triển nhanh nếu biết tổ chức xã hội có hiệu quả và phát triển kinh tế có hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải sẵn sàng tiếp cận những thông tin mới. TTKH phải có khả năng thu thập thông tin từ mọi hướng và biết chắt lọc những giá trị mới, rút ra những điều mới để phục vụ cho đối tượng phù hợp.

Thông tin về điều mới lạ có thể gợi cho ta những ý tưởng khoa học. Thí dụ, bài báo "Nghiên cứu ảnh hưởng của các cơ cấu ngầm trong nền kinh tế" đăng ở tạp chí "Người đưa tin" của trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Nga), số 5/2004, của tác giả V.M. Bolđưrep, đã cung cấp một điều đáng lưu ý: Luật pháp của Pháp quy định hợp đồng kinh tế không có hiệu lực nếu giá bán thấp hơn giá thực tế trên 7%, còn khi mua thức ăn và giống cao hơn 25% giá trung bình. Ở Đức và Pháp quy định mức trần

giá cho thuê nhà, ở tất cả các nước phát triển quy định tỷ lệ lãi suất tín dụng tối đa không được vượt quá 10-12%, nếu cao hơn sẽ bị khép vào tội cho vay nặng lãi. Như vậy, chính sách kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có thể đề ra những quy định phù hợp với chế độ định hướng XHCN mà vẫn phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Từ đây, ta có thể thấy rằng chúng ta cũng nên có những qui định khung giá cả hàng hoá mà vẫn đảm bảo nguyên tắc tự do định đoạt kinh doanh của doanh nghiệp. Mới đây, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga đưa ra khái niệm mới của lý luận kinh tế: "kinh tế nanô:". Theo ông, khái niệm kinh tế nanô chí ít có hai nghĩa của "kinh tế". Một mặt, kinh tế đó là bản thân hệ thống kinh tế, nghĩa là nền kinh tế hoặc bộ phận của nó, được xem xét từ quan điểm của quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng và các quá trình ra các quyết định liên quan đến quá trình đó. Mặt khác, kinh tế nanô là một lĩnh vực tri thức, một ngành khoa học nghiên cứu hệ thống đó". Kinh tế vĩ mô có thể được xem xét như một hệ thống kinh tế của đất nước cũng như một lĩnh vực khoa học có đối tượng nghiên cứu, khả năng nhìn nhận, hệ thống quan điểm và kỹ thuật đặc biệt. Tương tự như vậy, kinh tế nanô có thể được hiểu như chính hệ thống xem xét từ quan điểm hành vi kinh tế của những cá nhân và ngành khoa học nghiên cứu hệ thống kinh tế đó. Kinh tế nanô mô tả động lực và các hành vi kinh tế của cá nhân, xã hội biệt lập (chủ thể) thuộc cấp thấp nhất trong cơ cấu hệ thống kinh tế. Trong khi đó thì kinh tế mêga (siêu vĩ mô - toàn cầu) là cấp cao nhất". Như vậy, ta có thể có hệ thống các cấp (quy mô) kinh tế như sau: Kinh tế mêga (kinh tế siêu vĩ mô, nền kinh tế thế giới), kinh tế vĩ mô (nền kinh tế một nước, kinh tế mezo (kinh tế ngành, khu vực, nhóm), kinh tế vi mô (kinh tế của doanh nghiệp), kinh tế nanô (là hành vi kinh tế của cá nhân hay kinh tế mini). Thêm vào đó, có thể chia chia kinh tế siêu vĩ mô thành 2 cấp độ: nền kinh tế toàn cầu nói chung và các quan hệ kinh tế giữa các nước 52). Ý kiến trên gợi cho ta suy nghĩ về các cấp độ của các quan hệ kinh tế và sự thích ứng phù hợp đối với từng trường hợp.

Một ví dụ khác về cái mới trong hoạt động TTKH: Vai trò con người, vị trí con người trong tư duy và hoạt động kinh tế. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vị trí con người đã trở thành đối tượng đầu tiên và thực chất của mối quan tâm trong tư duy và hành

52)

động thực tiễn kinh tế. Sự chuyển đổi vị trí giữa kinh tế học và xã hội học là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Trước kia, các hiện tượng kinh tế đặc biệt chiếm ưu thế và góp phần chủ yếu vào sự hình thành tư duy của con người. Về phương diện này, các yếu tố kinh tế là chủ yếu, còn lĩnh vực tư duy là thứ yếu. Tương tự, các môn khoa học kinh tế chiếm vị trí số một trong số các môn khoa học xã hội, còn xã hội học chiếm vị trí phụ thuộc. Hiện nay, tình hình đã có sự thay đổi căn bản. Tư duy đã trở thành nhân tố số một, còn các quá trình kinh tế là nhân tố thứ hai. Lôgíc tương tự là xã hội học chiếm vị trí số một, còn các môn học khoa học kinh tế phải ở vị trí thứ yếu. Điều đó đặt ra cho khoa học kinh tế một yêu cầu mới: Phải lấy con người làm trung tâm trong nghiên cứu. C. Mác đã thể hiện một mẫu mực về vấn đề này khi nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư, ông đã tránh mô tả phức tạp mặt kinh tế của hệ thống các khái niệm, phạm trù, mà ông nêu rõ mối quan hệ sâu sắc bên trong của các quan hệ giá trị, giá trị thặng dư là quan hệ giữa người với người và cơ chế người bóc lột người. Ở đây, một lần nữa cần lưu tâm là chúng ta nghiên cứu kinh tế không chỉ đơn thuần là nghiên cứu các quan hệ lợi ích vật chất mà cả các lợi ích kinh tế - xã hội.

Trong khi các nhà nghiên cứu về nền kinh tế thông tin đưa ra các khái niệm như: “tri thức là sức mạnh" (Ph. Bêcơn), “quyền lực của thông tin” (A.Toffler - Mỹ), "thông tin là ngọn nguồn của những nguyên nhân đầu tiên của các hiện tượng và quá trình"(I. Iuzvisin - Nga). "Đi vào xã hội hậu công nghiệp" (D. Bell- Mỹ), "cuộc cách mạng thông tin đang tiếp tục" (A.Eliacov - Nga). Từ năm 1994, EC đã đưa ra chương trình: "Con đường đi vào xã hội thông tin của Châu Âu", rồi Phần Lan: "Con đường đi vào xã hội thông tin của Phần Lan", năm 1996 Cộng hòa Liên bang Đức cũng có "Đường vào xã hội thông tin của Đức". Năm 2001, trong cuộc hội thảo "Nước Nga đi vào xã hội thông tin", Viện sĩ Nga E. Belikhov cho rằng: "Một cuộc cách mạng mới đang chờ đợi xã hội thông tin", song cũng có những ý kiến khác táo bạo hơn cho rằng: Xã hội tương lai sẽ là xã hội hậu kinh tế hoặc phi kinh tế. Vì thế, thông tin các ý tưởng mới là việc làm rất cấp thiết. Chúng ta không thể chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng vật chất mà cần hướng tới xã hội văn minh hơn với sự tiêu dùng vật chất hợp lý, hướng nhiều hơn đến các quan hệ xã hội cộng đồng, sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên chứ không phải con người phát triển bằng cách tàn phá thiên nhiên để rồi bị thiên nhiên trừng phạt (như hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng

lên, chất độc xung quanh con người tăng lên, v.v..).

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, phải phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với xu thế này, nhất là phải phù hợp với khả năng và đặc điểm, nhu cầu kinh tế - xã hội Việt Nam. Đón trước xu thế là một yêu cầu của phát triển. Tất nhiên, nó đòi hỏi chúng ta cũng phải có đủ năng lực và bản lĩnh để chủ động đón nhận những luồng gió mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THÔNG TIN KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY pdf (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)