Từ khái niệm thông tin lại sinh ra những khái niệm mang tính phái sinh khác như thông tin học, TTKH, TTKH - công nghệ, TTKH xã hội, TTKH kinh tế v.v.... Tức là phân tách ra thành các thông tin chuyên ngành và thậm chí chuyên biệt hơn nữa.
19)
Xem: P. Sorokin. Lịch sử không chờ đợi, nó đưa ra tối hậu thư, T/c: "Khoa học và đời sống”(tiếng Nga), số 10/1989.
Thông tin học là một khoa học nghiên cứu về thông tin 20). Ngay từ những năm 1960 ở Mỹ cũng đã đưa ra quan điểm như vậy. Thông tin học là khoa học nghiên cứu về lý luận, về công cụ, cách thức xử lý thông tin, lưu trữ và khai thác thông tin, xét về mặt nghiệp vụ - kỹ thuật thông tin.
TTKH là một khái niệm đề cập đến thông tin ở bình diện nội dung của thông tin, là góc độ xem xét tính khoa học của thông tin, tức là nghiên cứu nội dung thông tin (xử lý nội dung của tin, xác định rõ bản chất của tin, lưu chuyển các giá trị khoa học của tin). Như vậy không thể nói rằng, TTKH là đối tượng của thông tin, mà TTKH là nội dung của thông tin. Còn đối tượng của thông tin chính là diễn biến các sự kiện, các quá trình.
Theo quan điểm của chúng tôi thông tin bao gồm hai bộ phận hợp thành:
+ Bộ phận thứ nhất là bộ phận hình thức của thông tin, tức là công cụ, phương tiện, phương pháp, cách khai thác thông tin, cách tổ chức tìm tin. Đó là thông tin học và các hoạt động cùng với các công cụ truyền tin gắn liền với lưu trữ và lưu chuyển tri thức. Đây chính là Thông tin học với chức năng kỹ thuật - công nghệ và tổ chức của thông tin.
+ Bộ phận thứ hai là nội dung của thông tin. Đây là bộ phận chủ yếu. Nó xác định nội dung thông tin: xác định giá trị của tin, trình độ, hàm lượng tri thức của tin hay là hàm lượng khoa học của tin và khai thác tri thức. Khi nói đến TTKH là người ta hay nhấn mạnh đến thu thập, khai thác, xử lý thẩm định khoa học của sản phẩm (tất nhiên thẩm định khoa học được thực hiện ở rất nhiều nơi, nhiều lần và nhất là trong quá trình sử dụng, nhưng thẩm định TTKH là một khâu quan trọng đầu tiên), lưu chuyển tri thức, sự truyền bá tri thức, chuyển giao, làm lan tỏa tri thức. Đây như là phương diện xã hội của thông tin.
Đương nhiên, hoạt động thông tin thường là đan chéo và lồng chặt giữa hai phương diện của thông tin. Chỉ nói về TTKH thì cũng có các tầng nấc của nó, có các hình thức trực tiếp và gián tiếp làm TTKH. Thí dụ như thuần tuý phân loại danh mục các tài liệu đã rõ ràng về nội dung là TTKH có tính gián tiếp, nó chủ yếu là phục vụ
20)
Từ điển Tiếng Việt: Trong Tân từ điển học, Nxb Hà Nội - Đà Nẵng, 1996, Hoàng Phê chủ biên, tr. 920.
giản đơn như cho mượn sách, vào sổ sách tư liệu; còn làm các công việc như tìm kiếm tin, xác định nội dung tin, dịch thuật, biên tập, tổng hợp tin, bình thuật tin và đính chính thông tin v.v... là làm TTKH một cách trực tiếp. Điều này cũng phù hợp với quan niệm của C. Mác về phân loại sản xuất trực tiếp và sản xuất có tính chất gián tiếp.
Liên quan đến TTKH là khái niệm hoạt động TTKH. Trong mối liên hệ và so sánh, khu biệt với nhau giữa hai khái niệm này thì có thể xác định như sau:
TTKH, xét theo nghĩa rộng là đồng nhất với hoạt động TTKH. Bởi vì, trong quá trình tiến hành TTKH là phải có sự tổ chức thông tin, tổ chức tìm tin và sử dụng tin, lưu trữ tin, phục vụ đối tượng dùng tin. Đi kèm với điều đó là phải có con người, có bộ máy, đòi hỏi phương tiện tổ chức và phương tiện tài chính, vật chất để thực hiện thông tin. Còn theo nghĩa hẹp thì TTKH là phạm trù hẹp hơn phạm trù hoạt động TTKH. Nói cách khác hoạt động TTKH là bao gồm TTKH và các điều kiện đảm bảo cho nó vận hành, thực hiện. TTKH thường được hiểu chỉ là các loại hoạt động thông tin phục vụ cho khoa học. TTKH là bộ phận cơ bản của hoạt động TTKH.
Trên một phương diện, nếu xét theo quan hệ nội dung và hình thức thì: hoạt động khoa học là nội dung và TTKH là hình thức thể hiện. Phần nội dung là sáng tạo tri thức, còn phần hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu các sản phẩm khoa học được biểu hiện, được công bố qua sách báo, ấn phẩm, công trình v.v... Đây chính là TTKH (báo tin, báo cáo, thông báo kết quả nghiên cứu sáng tạo v.v..).
Xét trên phương diện khác, hoạt động khoa học dưới góc độ sáng tạo bao gồm ba khâu cơ bản: khâu thứ nhất, hoạt động chuẩn bị tin, tìm tư liệu, dữ liệu, tài liệu, phân tích sơ bộ về tài liệu phục vụ cho nghiên cứu; khâu thứ hai, nghiên cứu khoa học, tức là lĩnh vực trực tiếp sáng tạo ra tri thức mới, đây là lĩnh vực chủ yếu của hoạt động khoa học. Nó bao gồm từ sáng chế, thử nghiệm, ứng dụng và sản xuất thử (áp dụng vào mô hình kinh tế - xã hội cụ thể); khâu thứ ba, phổ biến kết quả của khâu thứ hai, đưa vào đời sống xã hội, dưới các hình thức và các điều kiện cụ thể, đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống hoạt động khoa học như công bố trên báo chí, xuất bản phẩm và tuyên truyền ứng dụng v.v... Trong đó, khâu thứ nhất và khâu thứ ba của quy trình nêu trên là hoạt động TTKH, còn khâu thứ hai là nghiên cứu khoa học.
Sự phân biệt như vậy chỉ có ý nghĩa tương đối, giống như trong kinh tế, chu trình tái sản xuất xã hội bao gồm sản xuất và lưu thông sản phẩm (hàng hóa). Tương tự như vậy, hoạt động khoa học cũng bao gồm 2 loại chức năng: sản xuất khoa học, tức là sáng tạo, phát minh, tạo ra sản phẩm khoa học và lưu hành sản phẩm khoa học. TTKH chính là lưu hành sản phẩm khoa học. Thực ra, quá trình hoạt động TTKH ở một chừng mực nhất định cũng có tính nghiên cứu khoa học. Bởi vì, để phân loại tính chất của một tư liệu đòi hỏi phải nghiên cứu, so sánh, phải có kiến thức nhất định nào đó mới có thể thẩm định tri thức của một công trình hay giá trị tri thức của tư liệu, sáng chế, phát minh. Ngược lại, chính trong quá trình sáng tạo là phải đồng thời làm thông tin. Không chỉ thông tin mở đầu, đi trước cho việc nghiên cứu mà trong quá trình nghiên cứu cũng phải có những thông tin mới. Bản thân việc nghiên cứu giỏi cũng là đã có thông tin tốt. Những người nghiên cứu giỏi chính là những người làm thông tin giỏi nhất. Họ biết rằng cái gì cần và cái gì không cần, cần nghiên cứu như thế nào, đó chính là nhà nghiên cứu giỏi xử lý thông tin, đồng thời biết cách khai thác sử dụng thông tin. Bởi vì, bảo quản tư liệu cho nghiên cứu là bảo vệ chính điều kiện nghiên cứu.
Cũng cần lưu ý là, không chỉ có thông tin phục vụ cho nghiên cứu khoa học mới là TTKH, mà cả những xử lý khoa học về thông tin để ứng dụng lý luận khoa học và thực tiễn phục vụ cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, sức khỏe, môi trường v.v... đều là TTKH . Như vậy, TTKH không chỉ là phục vụ cho khâu sáng tạo, mà trước hết TTKH là thẩm định, công bố, phổ biến kết quả nghiên cứu sáng tạo để áp dụng vào cuộc sống.
TTKH là thông tin mang tính xã hội, nhưng TTKH không phải là thông tin phổ thông, đại chúng. Nhiều khi rất khó phân biệt TTKH với thông tin đại chúng. Ví dụ, tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng là thông tin, nhưng có phải là TTKH không? Tin tức thời sự chính trị - xã hội có nằm trong phạm trù TTKH không? Cắt nghĩa vấn đề này rất phức tạp và khó khăn. Ở đây, cần có một nguyên tắc phân định như sau: TTKH là thông tin có nội dung xử lý, thẩm định về nội dung khoa học. Các thông tin có cơ sở đảm bảo độ tin cậy cao nếu có khâu xử lý, thẩm định, tức là bao hàm nội dung TTKH. Các thông tin đại chúng nói chung mới chỉ là những cứ liệu ban đầu và nhiều khi hỗn loạn, về một sự kiện có thể có các tin khác nhau. Có tin là đúng
đắn, có tin sai lệch. Điều đó là tất nhiên. Chỉ thông qua thẩm định, xác định theo những cách thức nhất định, mới rõ được mức độ chính xác, giá trị của từng thông tin.
Ở góc độ này thì TTKH là một nội dung cấu thành của nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, bất cứ một ai khi tiến hành nghiên cứu một đề tài nào cũng đều phải làm công việc TTKH trước khi bắt tay vào nghiên cứu cái mới, tức là phải xem đề tài đó đã được nghiên cứu chưa và đã được nghiên cứu như thế nào, kết quả ra sao, có cần tiếp tục nghiên cứu hay phải tiếp cận theo hướng khác, khía cạnh khác. Trong quá trình nghiên cứu, rất cần phải làm TTKH để bổ sung kiến thức và dữ liệu cho nghiên cứu, nhờ TTKH mà phát hiện ra nhu cầu mới, đề tài mới cho nghiên cứu hay sáng tạo, gợi ra ý tưởng cho nghiên cứu. Như vậy trong trường hợp này TTKH là một nội dung, một bộ phận cấu thành hữu cơ của nghiên cứu khoa học.
Theo nghĩa rộng, TTKH là nói đến khai thác chất xám (sự tinh chiết chất xám), giá trị khoa học trong thông tin nói chung. Nó phải được phân biệt với TTKH theo nghĩa hẹp, sự khai thác giá trị khoa học và phục vụ nghiên cứu có tính tổ chức, tính chuyên nghiệp, chỉ là hoạt động thông tin gắn với nghiên cứu và truyền bá khoa học.
TTKH và thông tin đại chúng là hai phương diện đề cập khác nhau của thông tin, nói chung thông tin đại chúng cũng hàm chứa các giá trị khoa học (tri thức). Tuy nhiên, thông tin đại chúng chủ yếu chỉ mang ý nghĩa thông báo vấn đề xã hội, thông báo xã hội. Có những loại thông tin chỉ mang tính tuyên truyền, thông báo, có thông tin chỉ có ý nghĩa giải trí hay thuần tuý là quảng cáo v.v...
Thông tin đại chúng và TTKH có sự khác biệt. Bản chất cơ bản của thông tin là mang ý nghĩa khoa học, mang nội dung khoa học. Nó phản ánh, là sự khái quát hiện thực đời sống tự nhiên hay xã hội nhất định nào đó. Tuy nhiên, tin hay thông tin nhiều khi chỉ mới là phản ánh mang tính cảm tính, mang tính hình thức bên ngoài về sự vật hiện tượng khách quan, các tin rời rạc chưa được coi là đúng, là chính xác, là bản chất. Thí dụ, tin thời sự về tác hại của các cơn bão đổ vào Miền Trung tháng 9 và 10/09, gây thiệt hại nặng nề cho một số nơi như Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng. Đặc biệt là cơn bão số 9 (tháng 10/2009) gây lũ lụt khủng khiếp ở Phú Yên. Có ý kiến cho là do thiên tai bất ngờ, chúng ta bất khả kháng, người dân không kịp đối phó nên nhiều người bị chết vì bão lũ (khoảng 90 người) và rất nhiều tài sản của dân bị lũ cuốn trôi.
Đấy là những thảm hoạ kinh hoàng. Ý kiến khác lại cho rằng do khi nước lũ đang ào ạt đổ mạnh thì đồng thời các nhà máy điện trên sông Ba Hạ và sông Hinh cũng buộc phải xả nước hồ chứa, vì mức nước ở hồ thuỷ điện đã vượt quá mức an toàn, nếu vỡ đập thì cực kỳ nguy hiểm cho hạ lưu. Việc xả lũ đó đã làm cho hạ lưu bị lũ lụt tăng cao lên với mức độ khủng khiếp hơn. Nếu không có việc xả lũ của hồ thuỷ điện thì mức độ ngập lụt ở hạ lưu được giảm bớt. Có ý kiến bào chữa cho việc xả lũ, rằng nơi không có nhà máy điện xả lũ thì vẫn có lũ lụt! (Hoàng Trung Hải). Cũng có ý kiến cho rằng, do hạn chế về khả năng dự báo bão và chuẩn bị chống bão chưa tốt, trong đó có việc chủ động xả bớt nước ở các hồ chứa của các nhà máy điện, tuyên truyền ý thức đầy đủ cho người dân và chuẩn bị ứng phó cao nhất và hợp lý nhất của Nhà nước và toàn xã hội, của cả nước cho mọi đối tượng vùng nguy cơ bị nạn, trước hết là những người yếu thế nhất. Ví dụ vừa nêu nói lên rằng chỉ dựa vào một ý kiến thì chưa thoả đáng. Kết luận cho ví dụ vừa nêu phải là: thiên tai là ngoài ý muốn nhưng vẫn có thể chủ động phòng tránh và hạn chế, mức độ hạn chế thiệt hại hay tránh được là phụ thuộc trước hết vào dự báo thiên tai, các phương án chủ động và hợp lý nhất (thông báo tin bão kịp thời, điều tiết các hồ chứa nước của các hồ thuỷ điện, di rời dân ra khỏi nơi nguy hiểm, chằng giữ nhà cửa và bảo vệ các tài sản, chuẩn bị lực lượng cứu hộ v.v...) để tránh hay hạn chế sự tàn phá của thiên tai, cứu trợ kịp thời cho người dân khi thiên tai xảy ra. Phương án lâu dài là cần phải xem lại qui hoạch và có thể điều chỉnh nếu cần. Phải đi sâu phân tích bản chất của các hiện tượng, phải có sự phân tích khái quát và xâu chuỗi các tin để tìm ra tính quy luật của các hiện tượng và sự vật từ các tin đơn lẻ, chú trọng đi sâu vào thông tin mang tính giải thích bản chất của hiện tượng. Vì vậy TTKH gắn với nhận thức bản chất và mang tính lựa chọn. TTKH chính là nghiên cứu tin, giúp cho người ta nắm được bản chất của vấn đề.
Phải qua các hoạt động mang tính TTKH thì mới chọn lọc được từ các thông tin đại chúng, mới có thể xác định được tính chân lý của thông tin.
TTKH là nội dung của thông tin nói chung, nó là sự thẩm định, xử lý, thanh lọc thông tin, phân tích để phục vụ cho việc tìm kiếm, khám phá bản chất sự vật, hiện tượng. Theo nghĩa hẹp, TTKH là một loại hình thông tin mang tính chuyên nghiệp, mang tính nghiên cứu được phân biệt với các loại hình thông tin mang tính thời sự, rao vặt, giải trí. Vì thế TTKH có chức năng - nhiệm vụ như là một phần của chức năng
- nhiệm vụ hoạt động khoa học.
Thông qua TTKH để giúp cho việc lựa chọn tri thức, các thành tựu khoa học và kinh nghiệm của nhân loại trải qua nhiều thế hệ được tích luỹ lại. Trong xã hội hiện đại, nhiệm vụ TTKH chủ yếu được đảm nhiệm bởi các cơ quan tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về thông tin. Các tổ chức và cá nhân chuyên nghiệp làm chức năng TTKH chỉ là đại diện, là tiêu biểu và là lực lượng chủ yếu của TTKH. Cần tách bạch TTKH theo nghĩa rộng với TTKH theo nghĩa hẹp. Bản thân nội hàm của khái niệm TTKH là rất rộng, nó bao hàm những hoạt động thông tin mang ý nghĩa xử lý tin (khoa học) nhưng không phải là TTKH chuyên nghiệp. Chẳng hạn, các đài phát thanh và truyền hình không phải là những cơ quan chuyên nghiệp về TTKH nhưng trong nội dung hoạt động của họ, trong các nội dung thông tin của họ đều có nội dung TTKH. Vì vậy, khi nói đến các TTKH chúng ta không cần thiết phân biệt theo hình thức tổ chức TTKH mà chủ yếu là nói về TTKH theo bản chất của nó tức là có sự thẩm định giá trị khoa học của tin và đưa tin, sử dụng tin.
Ngoài thông tin đặc thù phục vụ trực tiếp cho hoạt động khoa học, trên thực tế còn có các thông tin báo chí, sách, truyền thanh và truyền hình, băng từ, đĩa CD ROM v.v… và thậm chí cả trong dân gian, tức là có các loại hình thông tin phổ thông, đại