- Nhóm các cơ quan thông tin của địa phương
3.10. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ, PHÂN TÍCH, XỬ LÝ, PHỔ BIẾN TIN VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KHOA HỌC
PHỔ BIẾN TIN VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KHOA HỌC
Một thực tế đáng lo ngại ở nước ta hiện nay là thông tin vừa thừa, lại vừa thiếu. Thông tin để biết thì tràn lan, thông tin để làm, thông tin có hàm lượng tri thức khoa học cao thì thiếu. Vì vậy, trong những năm tới, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến các công tác thống kê, phân tích, xử lý thông tin, kiểm tra chất lượng và phổ biến tin, bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TTKH và theo đó là chất lượng tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế.
Đối với công tác thống kê, TTKH không chỉ quan tâm đến thống kê trong lĩnh vực kinh tế mà cần quan tâm nhiều hơn đến các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, cần chọn lọc thật kỹ thông tin đầu vào, làm cơ sở cho việc xây dựng ngân hàng tin và lưu trữ thông tin chung cho cả nước.
Trong công tác phân tích và xử lý thông tin, cần có sự chuyên môn hóa đối với từng công việc, từng bộ phận, từng loại chuyên đề khác nhau để phát huy được năng lực thực sự của đội ngũ cán bộ làm công tác TTKH.
Sau quá trình phân tích và xử lý thông tin, thông tin đầu ra cần phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau đây:
đưa ra phải phản ánh đúng thực tại khách quan, chính xác, trung thực, tránh đưa ra những thông tin có tính chất chủ quan, duy ý chí.
Hai là, TTKH phải có tính thời sự, dự báo và định hướng. Giá trị TTKH không chỉ ở tính cập nhật của thông tin mà còn ở mức độ đáp ứng yêu cầu về chính trị, thời sự của quốc gia. Tính thời sự ở đây không chỉ được hiểu là những thông tin gắn với thời gian hiện tại mà có thể là những thông tin như chiến tranh Việt Nam, sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ v.v... Mặc dù phản ánh những sự kiện đã xảy ra trong thời gian trước, nhưng những thông tin đó vẫn còn tính thời sự nóng hổi. Ngoài tính thời sự, giá trị TTKH còn được thể hiện ở tính dự báo tình hình, xu hướng phát triển của đất nước, làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.
Ba là, TTKH phải đầy đủ, phải có trích dẫn rõ nguồn tin. Khi xử lý thông tin cần giới thiệu được nguồn, xuất xứ của thông tin, phân tích được thực trạng của thông tin, khối lượng thông tin, dự báo khả năng diễn biến của thông tin, lợi ích của việc sử dụng thông tin trong quá trình phát triển kinh tế. TTKH không chỉ cần đầy đủ mà còn phải được chọn lọc và phân loại kỹ lưỡng, tin nào phổ biến rộng rãi, tin nào chỉ sử dụng nội bộ v.v...