1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ĐÔNG á thực hiện

66 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 272,42 KB

Nội dung

Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên

Nguyễn Hoài Nam

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cam đoan… i

Mục lục……… ii

Danh mục các chữ cái viết tắt……… vi

Danh mục các bảng……… vii

Danh mục các sơ đồ……… ix

Lời mở đầu……… 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH……… 1

1.1 Khái quát chung về kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiềm toán báo cáo tài chính… 1

1.1.1 Tiền lương và các khoản trính theo lương……… 1

1.1.2 Ý nghĩa của kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự ……… 5

1.2 Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính……… 6

1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự… 6

1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự…… 6

1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự…… … 7

1.2.2 Quy trình kiểm toán……… 8

1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán……… 8

1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán……… 9

1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán……… 15

1.2.3 Những sai phạm thường gặp trong kiềm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính……… ….… 16

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN THỰC HIỆN……… 17

2.1 Tổng quan về Công ty kiểm toán ĐÔNG Á……… .17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển……… 17

2.1.2 Tổ chức bộ máy quán lý……… 18

2.1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp……… 19

2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty……… 19

Trang 3

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo

tài chính Công ty CP dệt may ABC do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện……… 21

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán……… 21

2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán……… 21

2.2.1.1.1 Khảo sát và chấp nhận khách hàng……… 21

2.2.1.1.2 Lựa chọn nhóm kiểm toán……… 29

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán……… 29

2.2.1.2.1 Thu thập thông tin khách hàng công ty cp dệt may ABC……… 29

2.2.1.2.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền lương 33

2.2.1.3 Xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết tại công ty cp dệt may ABC 51

2.2.2 Thực hiện kiểm toán……… 53

2.2.2.1 Kiểm toán khoản mục TK 334……… 53

2.2.2.1.1 Đối chiếu số dư ……… 53

2.2.2.1.2 Phân tích biến động tiền lương……… 55

2.2.2.1.3 Kiểm tra chi tiết……… 59

2.2.2.1.3.1 Kiểm tra chi tiết đối ứng……… 59

2.2.2.1.3.2 Kiểm ra phát sinh tăng, giảm……… 62

2.2.2.1.3.3 Kiểm tra thanh toán lương……… 66

2.2.2.2 Kiểm toán các khoản trích theo lương……… 71

2.2.2.2.1 Đối chiếu số dư……… 71

2.2.2.2.2 So sánh đối chiếu hạch toán các khoản trích theo lương với thông báo đóng BH……… 74

2.2.3 Kết thúc kiểm toán……… 78

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐÔNG Á THỰC HIỆN 79

3.1 Sự cần thiết tất yếu hoàn thiện kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự do Công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện 79

3.2 Đánh giá thực trạng kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự do Công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện 79

3.2.1 Ưu điểm 79

3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 79

Trang 4

3.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 79

3.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 80

3.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 81

3.2.2 Tồn tại 81

3.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 81

3.2.2.2 Thực hiện kiểm toán 84

3.3 Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện 86

3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 86

3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 88

3.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 89

KẾT LUẬN 90

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng đánh giá về khách hàng ABC

Bảng 2.2 Bảng tìm hiểu môi trường kiểm soát, nhận diện các rủi

ro kiểm soát thông qua HTKSNB

Bảng 2.3 Bảng tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục tiền lương

và các khoản trích theo lương, các tài khoản chi phí có liên quan

Bảng 2.4 Bảng ước tính mức độ trọng yếu

Bảng 2.5 Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương

Bảng 2.6 Trích giấy tờ làm việc – Kiểm tra số dư của KTV

Bảng 2.7 Trích giấy tờ làm việc phân tích biến động tiền lươngBảng 2.8 Tổng hợp đối ứng TK 334

Bảng 2.9 Đối chiếu số liệu bảng lương và sổ kế toán

Bảng 2.10 Quyết định tăng lương

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp tiền lương Công ty dệt may ABC tháng

12Bảng 2.12 Bảng thanh toán lương bằng tiền mặt

Bảng 2.13 Thanh toán lương bằng chuyển khoản KTV thu thập

đượcBảng 2.14 Kiểm tra chọn mẫu trong thanh toán lương bằng cả 2

hình thức tiền mặt và chuyển khoảnBảng 2.15 Trích giấy tờ làm việc – Kiểm tra số dư TK 3383

Bảng 2.16 Trích giấy tờ làm việc – Kiểm tra số dư TK 3389

Bảng 2.17 Thông báo đóng BH quý I

Bảng 2.18 Bảng so sánh số liệu đơn vị đã hạch toán với t/b đóng

Trang 7

BH

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty ĐÔNG Á

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty ĐÔNG Á

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường

đã tạo ra những bước phát triển các dịch vụ về tài chính, đặc biệt là dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn…Tuy mới chỉ xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập song kiểm toán đã nhanh chóng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lí, lành mạnh hóa nền tài chính Việt Nam Với chức năng xác minh

và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, khách hàng và những người quan tâm, góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động quản lí nói chung Hơn hết, hoạt động kiểm toán góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí, từ đó đóng góp vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết, trong mỗi doanh nghiệp, tiền lương đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp mà nó còn

là nguồn động lực khuyến khích người lao động làm việc Mỗi doanh nghiệp đều có chính sách lương khác nhau, chính sách lương thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Làm thế nào để có một chính sách lương hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp luôn là một câu hỏi lớn của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên sau một thời gian thực

tập tại công ty kiểm toán ĐÔNG Á em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán chu

kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong

Trang 10

hoạt động kiểm toán của công ty TNHH kiểm toán ĐÔNG Á, trước hết giúp

em được thực hành phần lý thuyết đã được học về quy trình kiểm toán chu kỳtiền lương và nhân sự tại Học Viện Tài Chính, ngoài ra còn giúp em tìm hiểuthực tế quá trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự tại công ty kiểm toánĐÔNG Á Từ đó phát hiện ra các sai phạm thường gặp chủ yếu trong kiểmtoán chu kỳ tiền lương và nhân sự và rút ra được bài học cho bản thân về các

tư vấn cho khách hàng hoàn thiện quy trình quản lý tiền lương và nhân sự

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

trong kiểm toán BCTC Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các file tài

liệu, các chương trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán BCTC của công ty TNHHkiểm toán ĐÔNG Á kết hợp với những tìm tòi quan sát qua kiểm toán thực tếtại khách hàng của công ty là công ty cổ phần dệt may ABC

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp như:

• Phương pháp tổng hợp

• Phương pháp so sánh

• Phương pháp khảo sát thực tiến

……

Trang 11

5 Nội dung đề tài luận văn

Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện.

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái quát chung về chu kỳ tiền lương và nhân sự

1.1.1 Tiền lương và các khoản trích theo lương

Sức lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.Người lao động sau khi sử dụng sức lao động của mình tạo ra sản phẩm thìđược trả tiền công nhất định Xét về hiện tượng ta thấy sức lao động đượcđem trao đổi để lấy tiền công Vậy có thể coi sức lao động là hàng hoá, mộtloại hàng hoá đặc biệt Và tiền lương chính là giá cả của hàng hoá đặc biệt đó,hàng hoá sức lao động Nói cách khác, tiền lương là số tiền thù lao mà ngườilao động nhận được dựa trên kết quả mà họ đóng góp cho Doanh nghiệp Tiềnlương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh

mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình

độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động Bên cạnhkhoản tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trích theo lươngbao gồm: Bảo hiểm xã hôi, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phícông đoàn

- Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ

chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống củangười lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khảnăng lao động Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm người sử dụng laođộng đóng góp; người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình; thu

từ các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và nhà nước đóng góp và hỗtrợ.Theo quy định hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 24% quỹ lương trong đóngười sử dụng lao động đóng góp 17% và người lao động đóng góp 7%

Trang 13

- Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy

động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm đểhình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khámchữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau Nguồn hình thành quỹ bảohiểm y tế gồm: ngân sách nhà nước cấp; tài trợ của các tổ chức xã hội, từthiện; phí bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu,mất sức;do bảo hiểm xã hội đóng góp; phí bảo hiểm của tổ chức sử dụngngười lao động tỷ lệ trích hiện hành cảu khoản bảo hiểm này là 4,5% quỹlương trong đó 3% do người sử dụng lao động đóng góp và 1,5% do ngườilao động đóng góp

- Bảo hiểm thất nghiệp: bảo hiểm thất nghiệp là loại hỗ trợ tài chính tạm

thời cho người lao động mất việc làm trừ trường hợp mất việc là do lỗi củangười lao động Theo quy định hiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp là2% quỹ lương trong đó 1% là do người sử dụng lao động chi trả, 1% là dođóng gớp của người lao động

- Kinh phí công đoàn: là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các

cấp.Theo chế độ hiện hành,KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiềnlương phải trả cho người lao động và hoàn toàn do người sử dụng lao độngchi trả

1.1.2 Ý nghĩa kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

Kiểm toán chu kỳ tiền lương có ý nghĩa quan trọng vì

Chu kỳ này có mối quan hệ mật thiết với các chu kỳ khác như: Mua hàng –thanh toán; Hàng tồn kho – Chi phí – Giá thành; Bán hàng – Thu tiền Sựchính xác của các khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnhhưởng rất lớn tới tính xác của chi phí, giá thành cũng như lợi nhuận củadoanh nghiệp

Chu kỳ này có liên quan đến nhiều chỉ tiên và thông tin trong các báo cáotài chính trong các báo cáo tài chính hiện hành doanh nghiệp Tiền lương và

Trang 14

các khoản trích theo lương là một trong những khoản chi quan trọng, chiếm tỷtrọng tương đối lớn ở đa số các doanh nghiệp Nó liên quan đến chi phí sảnxuất dở dang, thành phẩm và nợ phải trả công nhân viên trên bảng cân đối kếtoán, có thể gây sai sót trọng yếu với các chỉ tiêu này.

Tiền lương và các khoản trích trên tiền theo lương là một khoản liên quanđến thu nhập của người lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp tớiquyền lợi của người lao động Do đó, nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh

tế đơn thuần mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội

Tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý không hiểuquả hay do biển thủ thông qua các hình thức gian lận

Việc chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng đếnchỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên báo cáolưu chuyển tiền tệ (cụ thể là chỉ tiêu tiền đã trả cho công nhân viên hoặc chỉtiêu tăng giảm các khoản phải trả) Việc tính và thanh toán lương và cáckhoản trích theo lương không đúng đắn có thể gây nên sai sót trọng yếu đốivới chỉ tiêu này

1.2 Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán

1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán

- Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thuộc chu kỳ tiền lương và nhân sự (sự phù hợp trong thiết kế và sự hiệnhữu trong vận hàng)

- Xác nhận độ tin cậy của thông tin có liên quan đến chu kỳ tiền lương và nhân sự bao gồm:

• Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản tríchtheo lương trên khía cạnh phát sinh, tính toán đánh giá, ghi chép;

Trang 15

• Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theolương trên các khía cạnh hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn, trình bày vàcông bố.

1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán

Các nguồn thông tin , tài liệu để làm căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương vànhân sự chủ yếu gồm:

- Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ như quy chế tuyển dụng

và phân công lao động, quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tínhlương, ghi chép lương, phát lương cho người lao động, nguyên tắc phân côngphân nhiệm trong việc thực hiện các chức năng của chu kỳ; quy định về quản

lý và lưu trữ hồ sơ nhân viên

- Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ phát sinh thuộc chu kỳnhư: hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động, các tài liệu về định mứclao động, tiền lương; kế hoạch chi phí nhân công

- Các chứng từ kế toán có liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhậnsản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu BHXH, phiếu báo làm đêm, làmthêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tại nạn lao động ; Bảngthanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, bảng kê thanh toán tiền thưởng vàcác khoản khác cho công nhân viên, bảng phân bổ tiền lương và các khoảntrích theo lương; phiếu chi lương, các khoản trích theo lương

- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổ kế toáncái và sổ chi tiết các tài khoản như TK 334, 338(3382, 3383, 3384); 622,

6271, 6411, 6421, 333, 111,112, 138

- Các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị có liên quan

Trang 16

1.2.2 Quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự

1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi công ty kiểm toán chấp nhậnkhách hàng Công ty kiểm toán thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng như:lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sảnxuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vi Để có căn cứcho việc tiến hành cuộc kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các côngviệc cần thiết để lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấpnhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viênkiểm toán và thỏa thuận hợp đồng kiểm toán

Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thậpnhững thông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán baogồm: ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống

kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro vàlên kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá về khảnăng có những sai phạm trọng yếu, đưa ra những đánh giá ban đầu về mứctrọng yếu và các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiệncuộc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác Đối vớikhoản mục tiền lương và các khoản trích theo lượng, KTV cần tìm hiểu một

số thông tin sau:Tìm hiểu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh từ đó có cáinhìn tổng thể về nhu cầu cũng như đặc điểm sử dụng lao động trong doanhnghiệp

KTV có thể liên hệ với KTV năm trước (trong trường hợp kiểm toán nămđầu tiên) hoặc xem hồ sơ kiểm toán các năm trước (kiểm toán khách hàng cũ)

để xác định được mức độ sai phạm của BCTC và đặc biệt là mức độ trọng yếu

và khả năng sai sót của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 17

KTV cần thu thập chính sách tiền lương, quyết định về nhân sự, lao động, quyđịnh về việc trích lập các quỹ trợ cấp người lao động và các thay đổi trongchính sách lương và nhân sự.

KTV tiền hành phân tích sơ bộ thông qua thu thập các tài liệu như: sổsách kế toán, BCTC, bảng tính lương và thanh toán lương

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểmsoát nội bộ”: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thốngKSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cậnkiểm toán có hiệu quả” Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNBcủa khách hàng đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

là bước công việc hết sức quan trọng mà KTV cần thực hiện không chỉ để xácđịnh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở xác định phạm vithực hiện các thử nghiệm cơ bản

Xác định mức độ trọng yếu là một bước quan trọng của quá trình lập kếhoạch kiểm toán Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu sẽ giúp cho kiểmtoán viên trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp hơn Nếu KTVxác định mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận đựocphải thấp như vậy số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập được sẽnhiều hơn trong trường hợp KTV xác định mức trọng yếu cao hơn Tùy thuộcvào đặc điẻm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà KTV có thể xác địnhmức độ trọng yếu là tỷ lệ % của doanh thu, tổng tài sản hay lợi nhuận

1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán

a Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện sau khi KTV có những đánh giá về

hệ thống kiểm soát nội bộ Nhìn chung những bằng chứng nội bộ được chuẩn

bị bởi đơn vị được kiếm toán là bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phụcnhất mà có sẵn cho việc kiểm tra các tài khoản tiền lương Cho nên KTVthường chủ yếu dựa vào các thử nghiệm kiểm soát trong các cuộc kiểm toántiền lương hơn là việc thực hiện thử nghiệm cơ bản Chu kỳ tiền lương và

Trang 18

nhân sự bắt đầu bằng việc tuyển dụng lao động và kết thúc với việc thanhtoán cho nhân viên về các loại dịch vụ hoàn thành và thanh toán cho NhàNước và các tổ chức về các khoản thuế và thực hiện các khoản trích theolương Thực hiện thử nghiệm kiểm soát chu kỳ tiền lương và nhân sự gồm:khảo sát tổng quan chu kỳ tiền lương và nhân sự, khảo sát tiền lương khống,khảo sát việc phân bổ chi phí về tiền lương và các đối tượng sử dụng lao động

và khảo sát các khoản trích trên tiền lương

- Theo dõi quy trình tiền lương- nhân sự

Để thực hiện các thử nghiệm đối với quy trình tiền lương- nhân sự, KTVthường bắt đầu từ quy trính tuyển dụng lao động, quyết định tính lương chođến bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương KTV xem xét việctuân thủ đúng quy trình tuyển dụng lao động của công ty Đặc biệt, đối vớibảng tính lương va thanh toán lương là cơ sổ để hạch toán kế toán nên đượcKTV kiểm tra cẩn thận Cụ thể, KTV chọn bảng tính lương và thanh toánlương của một hoặc vài tháng bất kỳ để keiẻm tra tính chính xác về mặt sốhọc, đối chiếu với số liẹu hạch toán trên sổ sách kế toán Căn cứ vào bảng tínhlương, KTV cũng cần đối chiếu với tài khoản chi phí để kiểm tra việc phânloại chi phí có đúng, đây là công việc quan trọng vì có ảnh hưởng đến yếu tốchi phí của doanh nghiệp Tiếp theo KTV lựa chọn bất kỳ mot jvài lao động,lần theo hợp đồng lao động để kiểm tra việc ghi nhận lương cũng như cáckhoản trích theo lương đối với lao động này có theo hopẹ đống lao động haythỏa ước lao động của doanh nghiệp

Trang 19

- Khảo sát tiền lương khống

Tiền lương khống là hình thức gian lận phổ biến nhất đối với tiền lương Tiềnlương khống có thể do khai khống số lượng lao động, khai khống thời gianlàm việc hoặc khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành

- Khảo sát số nhân viên khống:

Có nhiều cách gian lận trong việc khai tăng số lượng nhân viên ví dụ nhưnhân viên đã nghĩ việc nhưng doanh nghiệp vân lưu lại hồ sơ hay đăng tuyểnlao động nhưng thực chất là để thu thập hồ sơ lao động làm căn cứ gian lận sốlượng lao động trong doanh nghiệp Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ đối vớichu kỳ tiền lương và nhân sự không đảm bảo hợp lý và không tuân thủ theođúng quy định quản lý nhân sự ví dụ như: không trả hoặc lưu giữ riêng hợpđồng lao động của lao động đã thôi viêc, không đảm bảo nguyên tắc phâncông phân nhiệm hợp lý như không tách biệt giữa các chức năng theo dõi kếtquả lao động, xác nhận kết quả lao động với chức năng tính lương, phátlương… điều đó sẽ dẫn đến người quản lý bộ phận chấm công khống chonhân viên đã thôi việc, nghỉ hưu… để tính lương và nhận lương của lao độngđó

Khi nghi ngờ doanh nghiệp khai khống nhân viên để tính lương khống, kiểmtoán viên có thể sử dụng các thủ tục sau:

+) Chọn ra một số tháng có sự biến động lớn về tiền lương hoặc có nghi ngờ

để kiểm tra về các lao động có tê ntrong bảng lương của tháng đó, đặc biệt làcác lao động mới thêm vào, tăng đột ngột lương,

+) Đối chiếu so sánh tên công nhân viên trên bảng chấm công và bảng thanhtoán lương với danh sách công nhân viên ở bộ phận tổ chức nhân sự để xem

có phù hợp hay có sự khác biệt, đặc biệt chú ý đến chữ ký mới xuất hiện hoặcxuất hiện nhiều lần trên bảng thanh toán lương Nếu phát hiện ra biểu hiện bấtbình thường, kiểm toán vần kiểm tra kỹ bằng cách phỏng vấn người có liênquan, đối chiếu chữ ký của người nhận lương trên bảng lương với chữ ký củanhân viên đó trên các tài liệu có liên quan trong hồ sơ nhân viên

Trang 20

+) Chọn một số hồ sơ hoặc toàn bộ hồ sơ của nhân viên đã hết hạn hợp đồngnghỉ hưu … trong năm ở phòng tổ chức nhân sự để xem doanh nghiệp có tiếptục trả lương và các khoản phải trả khác cho những người đó hay không +) KTV sẽ tiết kiệm được thời gian thu thập được bằng chứng đáng tin cậyhơn nếu có thể yêu cầu doanh gnhiệp thực hiện trả lương trực tiếp KTV cóthể ngay lập tức phỏng vấn lao động nếu thấy có vấn đề phát sinh.

- Khảo sát chấm công, chấm sản phẩm

Kiểm toán viên thường áp dụng các thủ tục kiểm toán sau :

+) kiểm tra khớp đúng giữa tổng số công (theo thời gian hoặc theo sảnphẩm) được tính trả lương với số công ( theo thời gian hoặc theo sản phẩm)

đã được ghi chép và xác nhận bởi người độc lập ở bộ phận quản lý và sử dụnglao động

+) Quan sát việc theo dõi chấm công, tính giờ và xác nhận thời gian làm việchoặc kê khai và xác nhận khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành ở từng

bộ phận quản lý và sử dụng lao động để xem có khả năng kê khai khống kếtquả lao động hay không ?

+) Phỏng vấn công nhân viên trong từng bộ phận về công việc theo dõi vàxác nhận kết quả lao động để thu thập thông tin xem có hiện tượng kê khaikhống hay không?

- Khảo sát việc phân bổ lương vào các đối tượng chịu chi phí

Việc phân bổ lương và các khoản trích theo lương đúng đối tượng chịu chiphí có vai trò quan trọng trong việc tehẻ hiện BCTC Nó không chỉ đảm bảo

cơ sở dẫn liệu trình bày và công bố mà nó còn ảnh hưởng lớn đến việc đánhgiá các chỉ tiêu trên BCĐKT và chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, quản lýdoanh nghiệp, trên BCKQHĐKD Chính ví vậy, khi thực hiện thử nghiệm

về phân bổ chi phí lương, KTV cần thực hiện các nội dung sau:

+ Xem xét hợp lý và nhất quán trong việc xác định đối tượng chịu phân bổchi phí tiền lương;

+ Xem xét hợp lý và nhất quán trong việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phítiền lương cho các đối tương chịu chi phí;

Trang 21

+ Kiểm tra việc hoạch toán các nghiệp vụ tiền lương trên các sổ kếtoán(hoặc sơ đồ tài khoản) xem có phù với quy định hiện hành và chính sách

kế toán của công ty hay không

+ Kiểm tra mẫu việc tổng hợp và phân bổ tiền lương cho từng đối tượng sửdụng xem có hợp lý không bằng cách đối chiếu với thời gian làm việc haykhối lượng công việc hoàn thành của một và bộ phận hay công nhân viên đãđược ghi chép ở bộ phận sử dụng lao động với thời gian làm việc hay khốilương công việc hoàn thành dùng làm căn cứ tính phân bổ tiền lương cho bộphận sử dụng đó xem có phù hợp không

- Khảo sát lương cho các bộ phận hành chính, Ban giám đốc và các đối

tượng là người lao động nước ngoài( nếu có)

Trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài,KTV cần kiểm tra hợp đồng lao động có tuân thủ các quy định pháp luật, cóđược BLĐ phê duyệt Đối với thù lao cho bộ phận hành chính và BGĐ cầnkiểm tra quy định về việc tính lương, đặc biệt là quy định về thưởng và thùlao dành cho bộ phận lãnh đạo công ty

b Thủ tục phân tích

- Phân tích biến động số dư tài khoản tiền lương và các trích theo lương với

kỳ trước, giữa các tháng kỳ kiểm toán

- Phân tích biến động tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá thành giữa cácnăm và các tháng trong năm

Sau khi thực hiện thủ tục phân tích, nếu có sự biến động lớn KTV trước tiêncần xem xét liệu có những thay đổi nào trong quy định về mức lương cũngnhư về cách tính lương bởi vì tại một số doanh nghiệp có thực hiện việc tăngmức lương cơ bản 1 lần 1 năm đẻ đảm bảo nâng cao đời sống người lao động.Nếu không có sự thay đổi trong chính sách về tiền lương của người lao độngthì KTV cần xác định nguyên nhân cho sự biến động đó

c Kiểm tra chi tiết

KTV thực hiện chọn mẫu một vài nghiệp vụ để tién hành kiểm tra chi tiếtnghiệp vụ, số dư với mục đích:

Trang 22

- Các nghiệp vụ có chính xác về số học, tuân thủ đúng quy định về lương vàmức trích theo lương của các tài khoản liên quan;

- Các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng vào các tài khoản cũng như sổ chitiết, sổ cái;

- Việc thanh toán lương cho người lao động và thanh toán các khoản bảohiểm cho cơ quan bảo hiểm đã được thực hiện theo quy định và chính xác về

số học

Như vậy, các tài khoản cần tiến hành kiểm tra chi tiết là “phải trả người laođộng”, “phải trả, phải nộp khác”, và tài khoản nhóm chi phí có liên quan nhưchi phí nhân công trực tiếp – TK 622, chi phí bán hàng- 641, chi phí QLDN-

642 và chi phí sản xuất chung- 627

Cụ thể, kiểm tra chi tiết được thự hiện nhau sau:

- Bảng tính lương và thanh toán lương: KTV chọn mẫu một số tháng đêkiểm tra việc tính toán lương và đối chiếu với hạch toán kế toán Đối với cácdoanh nghiệp tiền lương được tính theo giờ công hay sản phẩm thì cần xemxét quy định về chính sách lương, bảng chấm công, phiếu sản phẩm hay côngviệc hoàn thành Hầu hết các doanh nghiệp đều có quyết định và dự toán quỹtiền lương, KTV cần kiểm tra quyết định về tiền lương (đơn giá tiền lương,mức lương cơ bản, ) cũng như kiểm tra quỹ lương dự toán so với mức lươngthực tế phát sinh trong kỳ

- Cân đối phát sinh: kiểm tra việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đốitượng chịu chi phí

- Đối chiếu việc ghi nhận các khoản trích theo lương với thông báo của cơquan bảo hiểm, nếu có sự chênh lệch phải giải thích rõ nguyên nhân

- Đối với khoản phải trả người lao động có gốc ngoại tệ, KTV cần tiến hànhđánh giá lại số dư ngoại tế tại thời điểm cuối kỳ

- Kiểm tra việc chia cắt niên độ đối với khoản chi phí tiền lương của tháng

12, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trả lương công nhân trực tiếp sản xuấttheo số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thanh tỏng tháng đó Việc kiểmtra này được thuẹc hiện thông qua kiểm tra bảng lương và thanh toán lương

Trang 23

tháng 12 và thủ tục phân tích biến động tiền lương giữa các tháng đã thựchiện cũng góp phần quan trọng để phát hiện ra sự biến động lớn của tiềnlương tháng 12.

- Đối với các doanh nghiệp có thực hiện trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc làm, KTV cần kiểm tra số dư cuối năm đã hết hay chưa, kiểm tra tìnhhình trích lập và sử dụng quỹ trog năm có đúng theo quy định của doanhnghiệp

1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi kết thúc kiểm toán, KTV cần lập biên bản kiểm toán bao gồm cácnội dung tổng hợp các vấn đề phát sinh, các sai phạm trọng yếu, các bút toánđiều chỉnh để thống nhất với khách hàng Đặc biệt, KTV phải trả lời về cácrủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán

đã được xử lý chưa Soát xét giấy tờ làm việc, đánh giá kiểm soát chất lượngcủa cuộc kiểm toán và phát hánh báo cáo kiểm toán

1.2.3 Những sai sót thường gặp khi kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân

sự trong kiểm toán báo cáo tài chính

- Khai khống nhân viên: là hành vi gian lận thường gặp trong việc kiểmtoán tiền lương và các khoản trích theo lương Hành vi này thường được thựchiện bằng cách gian lận hồ sơ lao động của những nhân viên đã nghỉ việchoặc bằng cách giữ lại hồ sơ ứng tuyển của lao động không thực sự làm trongdoanh nghiệp khi doanh nghiệp đăng tuyển dụng lao động

- Gian lận trong vấn đề chấm công cho người lao động: đây là hành vi cũngthường gặp trong quá tình kiểm toán khoản mục tiền lương, đặc biệt khinguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa người chấm công và người thực hiện hạchtoán kế toán không được đảm bảo Người chấm công có hành vi ghi nhậnnhiều hơn số giờ công hay số sản phẩm thực tế để chiếm dụng số dư thừa đó

- Gian lận trong việc tính lương và thanh toán lương cho ngừoi lao độngcũng có thể được phát hiện khi có sự không chính xác giữa bảng tính lương,

Trang 24

bảng thanh toán lương với việc hạch toán kế toán hay chi trả thực tế chongười lao động.

- Không tuân thủ các quy định về quy tuyển dụng lao động, vi phạm nguyêntắc bất kiêm nhiệm giũa nhân viên theo dõi trực tiếp lao động và nhân viên kếtoán tiền lương và các khoản trích theo lương

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN

SỰ DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 2.1 Tổng quan về công ty kiểm toán ĐÔNG Á

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Từ tháng 3/2003 -> tháng 3/2006

Tên giao dịch : Công ty CP Kiểm toán và Tư vấn Việt Nam - VNAudit

Thời gian thành lập :Tháng 5 năm 2003.

Đơn vị cấp phép : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:0103002195

Từ tháng 3/2006 đến nay :

Tháng 3/2006 : Công ty đã chính thức chuyển đổi lại tên thành mô hình Công ty TNHH Đông Á

Trang 25

27/3/2006 : Được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp phép thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102025584

Tên giao dịch : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn VN - VNAudit

20/11/2009 : Công ty đổi tên thành: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á – AEA(EASTERN ASIA AUDITING COMPANY LIMITED)

Trụ sở chính của công ty

Địa chỉ : Số 22 phố Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch,quận Ba Đình, TP Hà Nội Chức năng: quản lý và điều hành tổng hợp toàn công ty.

Văn phòng giao dịch:

Địa chỉ: Số 15 Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Chức năng: Hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề có trong giấy phép kinh doanh được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Số nhân viên: 68 người gồm lãnh đạo văn phòng và các nhân viên chuyên nghiệp

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý .

Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức của công ty

2.1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp

Chức năng hoạt động của toàn công ty:

Kiểm toán Báo cáo tài chính;

Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế;

Kiểm toán hoạt động;

Kiểm toán tuân thủ;

Trang 26

Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB;

Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;

Kiểm toán thông tin tài chính;

Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính;

Tư vấn tài chính;

Tư vấn thuế;

Tư vấn nguồn nhân lực;

Tư vấn công nghệ thông tin;

Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;

Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.

Kinh nghiệm và năng lực cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán

Các nhân sự chủ chốt và kiểm toán viên của Công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán; đã từng làm việc trong các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam và làm việc tại những cơ quan quản lý doanh nghiệp Nhà nước lớn Đặc biệt là đã từng tham gia thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho các Đơn vị trực thuộc Bộ, các Tập đoàn như:

Bộ Công Thương;

Bộ Xây dựng;

Bộ Giao thông vận tải;

Bộ y tế;

Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam;

Tập đoàn Dệt may Việt Nam;

Tập đoàn Điện lực Việt nam;

và đã tham gia trực tiếp giảng dạy và tập huấn các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho một số doanh nghiệp trực thuộc các Tập đoàn nêu trên.

Trang 27

2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty

Tùy vào từng hợp đồng kiểm toán cụ thể, Công ty sẽ xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với tình hình hoạt động của khách hàng Nhưng nhì chung một chương trình kiểm toán gồm ba

Trang 28

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính Công ty CP dệt may ABC do công ty kiểm toán ĐÔNG Á thực hiện

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.2.1.1.1 Khảo sát và chấp nhận khách hàng

Công ty cổ phần dệt may ABC là khách hàng cũ của ĐÔNG Á đã thựchiện kiểm toán từ năm 2009 nên việc chấp nhận kiểm toán BCTC năm 2013dựa trên cơ sở xem xét các thay đổi trong thành phần ban lãnh đạo, ngànhnghề kinh doanh Qua thông tin nghiên cứu tài liệu các cuộc kiểm toán nămtrước, KTV nhận định công ty ABC luôn có thái độ hợp tác trong quá trìnhnhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán cũng như thực hiện theo các đề xuất củaKTV nhằm cung cấp công cụ quản lý, hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán và

hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty

Qua các nhận định về Công ty ABC, KTV lập bảng đánh giá về công tykhách hàng ABC

Bảng 2.1: Bảng đánh giá về khách hàng ABC

Trang 29

2 Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á

EASTERN ASIA AUDITING COMPANY LIMITED (AEA)

1 Các thay đổi so với năm trước

Chi tiết các thay đổi

Các công ty liên kết Không có thêm công ty liên kếtGiao dịch với các bên liên quan Không có giao dịch với các bên liên quan

Trang 30

Không có vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước

3 Các câu hỏi đánh giá

Quyền sở hữu và quản lý

1 Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ thực sự của đơn vị

không?

No

2 Đã hoặc có khả năng thay đổi trong sở hữu của đơn vị, các

thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc thay đổi về quản trị

mà đưa đến sự nghi ngờ về tính chính trực của khách hàng

không?

No

3 Có bất cứ vấn đề nào về tính chính trực hoặc danh tiếng kinh

doanh của người chủ, các thành viên chủ chốt của Ban điều hành

hoặc những người quản trị đơn vị không?

No

4 Có thành viên trong Ban điều hành hoặc HĐQT/HĐTV có khả

năng ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán

không?

No

5 Có vấn đề liên quan đến thái độ của các chủ sở hữu chính, các

thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc những người quản

trị đơn vị có xu hướng coi thường các chuẩn mực kế toán và môi

trường kiểm soát nội bộ không?

No

Pháp luật và các qui định

6 Hiện tại hoặc trong quá khứ khách hàng có liên quan đến kiện

tụng, tranh chấp quan trọng không?

No

7 Công ty có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp với khách hàng

hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng, tranh chấp

không?

No

8 Có dấu hiệu cho thấy khách hàng liên quan đến việc rửa tiền

hoặc các hoạt động tội phạm không?

No

9 Có vấn đề liên quan đến phương thức hoạt động hoặc kinh

doanh của khách hàng đưa đến sự nghi ngờ về danh tiếng và tính

No

Trang 31

chính trực không?

10 Có thay đổi trong các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu

bổ sung đối với Kiểm toán viên không?

No

11 Có các vấn đề quan trọng liên quan đến các cơ quan pháp luật

không?

No

Điều kiện về tài chính

12 Có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động kinh doanh liên

tục không?

No

13 Khả năng tài chính của khách hàng có phụ thuộc vào các kế

hoạch trong tương lai như giảm chi phí qua việc tái cấu trúc, mua

hoặc sáp nhập, niêm yết hoặc sắp xếp cá nhân không?

No

14 Có các chính sách kế toán đặc biệt yêu cầu sử dụng các đánh

giá và các ước tính phức tạp không? Nếu có, có các đánh giá và

các ước tính gì chung cho ngành kinh doanh không?

No

15 Báo cáo kiểm toán năm trước có bị ngoại trừ không? No

16 Có các chính sách kế toán hay cách xử lý các nghiệp vụ cụ

thể gây nên sự nghi ngờ về tính chính trực của thông tin tài chính

18 Có các nghiệp vụ quan trọng với các bên liên quan và các

nghiệp vụ này có đúng nội dung thực tế không?

No

19 Khách hàng có mua bán hoặc có các lợi ích ở nước ngoài

không?

No

20 Có các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao

gồm các thay đổi quan trọng trong giả định không?

No

21 Có các cấn đề phức tạp liên quan đến thuế từ các xử lý kế

toán hay các nghiệp vụ không?

Trang 32

24 Phí kiểm toán của khách hàng này có chiếm khoảng 10%

hoặc hơn trong tổng doanh thu của Công ty không?

No

25 Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không? No

26 Có sức ép lớn về thời gian hoặc chi phí trong công việc được

thực hiện hay không?

No

27 Có bất cứ Partner nào trong Công ty có người nhà, có các

quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính trực tiếp hay gián tiếp

với khách hàng không?

No

28 Có bất cứ nhân viên nào mà sẽ là thành viên trong nhóm

kiểm toán có người nhà, có các quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích

tài chính với khách hàng không?

No

29 Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ

cổ phần của khách hàng không?

No

30 Nếu chấp nhận khách hàng, có sự xung đột về lợi ích với các

khách hàng khác không? Nếu có, liệt kê các xung đột này

No

31 Hiện Công ty có cung cấp dịch vụ nào cho khách hàng

không?

No

32 Có bất cứ Partner hay nhân viên mà sẽ là thành viên của

nhóm kiểm toán có khả năng sẽ làm việc cho khách hàng hoặc đã

làm cho khách hàng trong 2 năm vừa qua không?

No

33 Có bất cứ Partner nào của Công ty là nhân viên hoặc người

quản lý của khách hàng không?

No

34 Có sự yêu cầu về việc luân chuyển Partner/Nhân viên theo

chính sách của Công ty không?

No

Năng lực

35 Partner và các nhân viên tham gia thực hiện dịch vụ không có

đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện dịch vụ

hay không?

No

4 Đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng

Thấp/ low

Trang 33

5 Kết luận

Tiếp tục chấp nhận khách hàng Công ty Cp dệt may ABC

Ngày đăng: 21/03/2016, 11:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w