1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

131 685 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Tác giả Lê Mạnh Ninh
Trường học Công ty TNHH KPMG Việt Nam
Chuyên ngành Kiểm toán
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Phần 1:Lý luận chung về quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần 2: Thực trạng công tác tổ chức kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam. Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.

Trang 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

LỜI NÓI ĐẦU 7

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9

I TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN 9

1 Bản chất của chu trình bán hàng – thu tiền 9

2 Các chức năng cơ bản của chu trình bán hàng – thu tiền 10

3 Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 13

3.1 Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng – thu tiền 13

3.2 Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 16

II VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 18

1 Vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 18

2 Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 18 III QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 21

1 Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 21

2 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 33

2.1 Thực hiện kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền 34

2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 37

2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 39

3 Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 45

PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM. 48

A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM. 48

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 48

Trang 2

II TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 50

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 53

1 Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG Việt Nam. 53

2 Khách hàng của KPMG Việt Nam 56

III ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM 57

1 Đặc điểm quy trình kiểm toán chung tại công ty KPMG Việt Nam 57

2 Hồ sơ kiểm toán 61

.3 Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 63

B THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY KPMG THỰC HIỆN. 66

I ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY KPMG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 66

1 Đặc điểm quy trình kiểm toán ảnh hưởng tới kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 66

2 Đặc điểm hồ sơ kiểm toán ảnh hưởng đến công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 66

3 Đặc điểm tổ chức, bố trí nhân viên thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 67

II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 68

1 Lập kế hoạch kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền 68

2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng- thu tiền 92

4 Kết thúc kiểm toán 122

PHẦN III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 123

Trang 3

3.1 Đánh giá về quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền do công ty TNHH KPMG thực hiện 123

3.1.1 Về ưu điểm 123

3.1.2 Về nhược điểm 125 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty TNHH KPMG Việt Nam .126

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền. 126

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. 127

KẾT LUẬN 130

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Biểu 01: Tình hình doanh thu ở Việt Nam và Campuchia trong các năm gần đây và kỳ

vọng những năm tiếp theo (triệu Đô la Mỹ) 56

Sơ đồ 01: Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình bán hàng – thu tiền 15

Sơ đồ 02 Hạch toán kế toán chu trình bán hàng – thu tiền 15

Sơ đồ 03: Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 21

Sơ đồ 04: Các bước lập kế hoạch kiểm toán 23

Sơ đồ 05: Tổ chức bộ máy của KPMG Việt Nam 51

Sơ đồ 06: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty KPMG 59

Sơ đồ 07: Quy trình thực hiện thử nghiệm cơ bản tại công ty KPMG Việt Nam 60 Sơ đồ 08: Quy trình kết thúc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam 61

Bảng 01: Quy định về việc lập dự phòng 13

Bảng 02: Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 19

Bảng 03: Nguyên tắc phân công phân nhiệm đối với chu trình bán hàng- thu tiền 32

Bảng 04: Thử nghiệm kiểm soát nghiệp vụ bán hàng 34

Bảng 05: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền 36

Bảng 06: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng 39

Bảng 07: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền 41

Bảng 08: Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu ở Công ty A 104

Bảng 09: Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng của Công ty A 107

Bảng 10: Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng khách sạn 109

Bảng 11: Phân tích biến động của doanh thu và tỷ suất lãi gộp đối với dịch vụ cho thuê phòng khách sạn 110

Bảng 12: Thủ tục phân tích doanh thu đối với dịch vụ ăn uống (F&B) 111

Bảng 13: Thủ tục phân tích đối với doanh thu từ dịch vụ khác 112

Trang 5

Bảng 14: Thủ tục phân tích khoản phải thu của khách hàng 113

Bảng 15: Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu ở Công ty B 115

Bảng 16: Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu bia Công ty B 116

Bảng 17: Kết quả thực hiện việc kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu 119

Bảng 18: Thủ tục kiểm tra tính hợp lý của tài khoản giảm giá hàng bán 120

Bảng 19: Thủ tục phân tích đối với tài khoản phải thu khách hàng 121

Bảng 20: Kết quả gửi thư xác nhận cho khách hàng 121

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 A1: Audit Assistant 1 (Trợ lý kiểm toán 1)

2 A2: Audit Assistant 2 (Trợ lý kiểm toán 2)

3 KAM: KPMG Audit Manual (Phương pháp kiểm toán KPMG)

4 S1: Audit Senior 1 (Kiểm toán viên cấp cao 1)

5 S2: Audit Senior 2 (Kiểm toán viên cấp cao 2)

6 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

7 KTV: Kiểm toán viên

8 KSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ

9 IFAC: International Federation of Accountants (Liên đoàn kế toán quốc tế)

10 DN: Doanh nghiệp

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống trong thời đại của sự phát triển mạnh mẽ về tất cả các lĩnhvực xã hội Bao trùm lên bức tranh toàn cảnh là sự phát triển và ngày càng hoàn thiệncủa nền kinh tế thị trường, chính điều này đã tạo nên diện mạo mới đầy khởi sắc chonền kinh tế - xã hội nước ta Sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ranhững vận hội mới cũng như những thách thức đối với nền kinh tế đang trên bướcđường phát triển và hội nhập Điều này đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các yếu tố,các thực thể trong nền kinh tế quốc dân

Sự phát triển của nền kinh tế là tác động cộng hưởng của nhiều nhân tố, trong

đó không thể không nói tới một trong những nhân tố quan trọng là các doanh nghiệp.Hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp được phản ánh trong nhiều chỉ tiêu vềkết quả kinh doanh, về khả năng thanh toán… thể hiện một phần trong chu trình bánhàng – thu tiền của đơn vị Chu trình bán hàng – thu tiền đóng một vai trò vô cùngquan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp, nó góp phần giúp cho doanhnghiệp thu hồi được vốn đã đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trên hết, tạo

ra lợi nhuận để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớnmạnh Thêm vào đó, chu trình bán hàng – thu tiền liên quan tới rất nhiều khoản mụctrên Báo cáo tài chính, một sự sai sót nhỏ trong việc ghi nhận doanh thu cũng làm ảnhhưởng lớn đến toàn bộ Báo cáo tài chính

Nhận thấy tầm quan trọng của chu trình bán hàng - thu tiền, với mong muốntìm hiểu sâu hơn cách thức Công ty TNHH KPMG tiến hành khi thực hiện kiểm toán

chu trình này, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu

tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện”

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Luận văn tốt nghiệp bao gồm ba phần chính:

Phần 1:Lý luận chung về quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 8

Phần 2: Thực trạng công tác tổ chức kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.

Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo: ThS Bùi Thị Minh Hải đãtrực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập, cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnhđạo và tập thể nhân viên phòng kiểm toán công ty TNHH KPMG đã tạo điều kiệngiúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009

Lê Mạnh Ninh

Trang 9

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN

1 Bản chất của chu trình bán hàng – thu tiền

Trong kiểm toán tài chính, có hai cách cơ bản để phân chia đối tượng kiểm toánthành các phần hành kiểm toán: phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình, trong

đó phân theo chu trình là cách chia phổ biến hơn Theo cách phân chia này, hoạt độngcủa một doanh nghiệp tiêu biểu bao gồm nhiều chu trình khác nhau như: chu trình bánhang – thu tiền, mua hàng – thanh toán, tiền lương và nhân viên, hàng tồn kho, đầu tư

và chi trả, tiếp nhận và hoàn trả vốn Các chu trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

và là nhân tố cần thiết tạo nên tính liên tục của quá trình kinh doanh Chu trình trướctạo tiền đề cho chu trình sau và chu trình sau là căn cứ để đánh giá kết quả của chutrình trước Mối liên hệ này được thể hiện rõ nét qua sơ đồ sau:

Trong các chu trình trên, chu trình bán hàng – thu tiền được xem là chu trìnhcuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đó là đánh giá hiệuquả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vậy bản chất củachu trình bán hàng – thu tiền là gì?

Tiền

Bán hàng-

thu tiền

Tiếp nhận và hoàn trả vốn

Mua hàng- thanh toán

Tiền lương

và nhân viên

Hàng tồn kho

Trang 10

Đi sâu vào tìm hiểu ta nhận thấy, bản chất chu trình bán hàng – thu tiền là quátrình chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ từ người bán – khách thểkiểm toán sang người mua- khách hàng của họ, được thực hiện thông qua quá trìnhtrao đổi hàng – tiền Như vậy chu trình này bắt đầu khi khách hàng yêu cầu mua hàng

và kết thúc khi hàng hóa, dịch vụ được chuyển đổi thành tiền hoặc ghi nhận khoảnphải thu khách hàng nếu doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu Kết quả của chu trìnhbán hàng – thu tiền sẽ cho biết doanh nghiệp có thu hồi được vốn đã bỏ ra và có đượclợi nhuận để tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sốngcủa người lao động, đóng góp vào Ngân sách nhà nước hay không? Điều này một lầnnữa nhấn mạnh vai trò của chu trình bán hàng – thu tiền đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Bán hàng là một quá trình có mục đích thống nhất song phương thức thực hiệnrất đa dạng Chẳng hạn theo phương thức trao đổi và thanh toán có thể có bán hàngtheo phương thức thu tiền mặt trực tiếp về két hoặc thu qua ngân hàng, bán hàng theophương thức giao hàng trực tiếp nhưng thu tiền sau (bán chịu), bán hàng theo phươngthức gửi hàng đại lý…

Đối với mỗi phương thức bán hàng thì các thủ tục giao, nhận hàng và thanh toánkhác nhau, tổ chức kế toán và kiểm soát cũng có điểm khác biệt dẫn đến nội dung vàcách thức kiểm toán cụ thể khác nhau Điều này đạt ra yêu cầu cho KTV khi thực hiệnkiểm toán phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng để đưa rachương trình kiểm toán phù hợp

2 Các chức năng cơ bản của chu trình bán hàng – thu tiền

Xuất phát từ bản chất và hình thức biểu hiện, chu trình bán hàng – thu tiền được

cụ thể hóa thành các chức năng sau:

Xử lý đơn đặt hàng của người mua

Được xem là điểm khởi đầu của chu trình bán hàng- thu tiền Hình thức đặt hàngcủa người mua rất phong phú, có thể là đơn đặt hàng hay phiếu yêu cầu mua hàng, cóthể là người mua xem hàng qua catalog hay trên trang web của Công ty rồi tiến hành

Trang 11

đặt hàng qua thư điện tử hay điện thoại… Dù theo hình thức nào thì về mặt pháp lý,việc đặt hàng thể hiện nhu cầu và sự sẵn sàng mua theo những điều kiện xác định củakhách hàng Đối với khách thể kiểm toán, khi nhận được đơn đặt hang, cần cân nhắcxem xét một số yếu tố như: khả năng cung ứng của doanh nghiệp có đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng hay không; khả năng thanh toán của khách hàng; điều kiện vềgiá cả, phương thức thanh toán… để đi đến quyết định có cung cấp hàng hóa, dịch vụcho khách hàng hay không.

Xét duyệt bán chịu

Ngay từ thỏa thuận ban đầu, sau khi quyết định bán hàng, việc doanh nghiệpxem xét vấn đề bán chịu một phần hay bán chịu toàn bộ lô hàng là vô cùng quantrọng Vì nếu doanh nghiệp không thực hiện chính sách bán chịu tức là không tạo ra

sự linh hoạt trong thanh toán, tất yếu sẽ không khuyến khích bán hàng Nhưng nếudoanh nghiệp không xem xét, kiểm soát chặt chẽ chính sách này thì có thể dẫn đếntình trạng nợ khó đòi, thậm chí là thất thu do khách hàng mất khả năng thanh toánhoặc cố tình không thanh toán Do vậy, các chính sách phê chuẩn bán chịu được thựchiện tại đơn vị bán hàng để làm giảm thiểu những khoản phải thu không thu hồi được.Quá trình xét duyệt bán chịu thường gồm việc đánh giá về các đơn đặt hàng và thôngtin nợ của khách hàng và được phê chuẩn bởi người có thẩm quyền trong doanhnghiệp để có thể quản lý một cách tốt nhất các khoản phải thu

Chuyển giao hàng

Đối với sản phẩm, hàng hóa thì chuyển giao hàng là việc chuyển hàng từ khongười bán đến kho người mua hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp

và khách hàng Còn đối với dịch vụ thì chuyển giao hàng là việc thực hiện dịch vụ màkhách hàng yêu cầu Một bộ phận trong doanh nghiệp sẽ thực hiện việc vận chuyểnhoặc thuê các nhà vận chuyển bên ngoài Khi hàng ra khỏi kho của doanh nghiệp thìphải lập phiếu xuất kho và chứng từ vận chuyển Hóa đơn vận chuyển là một tài liệu

có tính pháp lý thể hiện trách nhiệm đối với người chuyển giao hàng Các công ty cóquy mô lớn, các nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên thường lập sổ vận chuyển

để cập nhật các chứng từ vận chuyển Ngoài ra, các cơ quan thuế quan thường yêu cầu

Trang 12

khi hàng vận chuyển trên đường cần phải có chứng từ chứng minh xuất xứ của lôhàng như phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng

Gửi hóa đơn tính tiền cho khách hàng và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng

Hóa đơn bán hàng được lập khi có thông báo về việc hàng hóa đã được chuyểngiao cho người mua Hóa đơn cần cung cấp đầy đủ các thông tin: Số lượng hàng hóa,mẫu mã, giá cả gồm giá gốc, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác, thờihạn thanh toán Như vậy, khi nhận được hóa đơn khách hàng sẽ biết rõ số tiền vàthời gian hoàn trả số tiền đó Tại doanh nghiệp bán hàng, kế toán căn cứ vào hóa đơnbán hàng để ghi vào Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu

Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền

Khi khách hàng thanh toán thì kết quả của quá trình này thể hiện trên phiếu thu(nếu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt) hay giấy báo Có của ngân hàng (nếu thanhtoán bằng chuyển khoản) Từ các chứng từ đó, kế toán ghi vào Nhật ký thu tiền, sổ chitiết, sổ Cái TK 111, 112

Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và khoản bớt giá

Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh khi khách hàng không hài lòng về hànghóa mà doanh nghiệp cũng cấp như hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại quycách (hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán) hoặc khi khách hàng mua hàng với sốlượng lớn (chiết khấu thương mại) Tất cả các khoản này phải được kiểm tra và phêchuẩn trước khi ghi sổ

Lập dự phòng phải thu khó đòi

Lập dự phòng phải thu khó đòi là cần thiết khi doanh nghiệp thực hiện việc bánchịu sau do không phải lúc nào khách hàng cũng trong điều kiện kinh doanh thuận lợi

và có khả năng thanh toán ổn định, dẫn đến tình trạng các khoản nợ đã đến hạn màkhách hàng vẫn chưa trả được nợ Thời điểm lập dự phòng là cuối kỳ đối với các công

ty chứng khoán và cuối năm đối với các công ty khác

Trang 13

Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp, quy định về việc lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Bảng 01: Quy định về việc lập dự phòng

Thẩm định và xóa sổ khoản phải thu không thu hồi được

Việc tồn tại các khoản phải thu không thu hồi được thường khó tránh khỏi khidoanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu Sau khi thẩm định, có chứng cứ chắcchắn không thể thu hồi được khoản nợ đó do khách hàng mất khả năng thanh toán(phá sản, giải thể ), doanh nghiệp cần tiến hành xóa sổ các khoản phải thu này

3 Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền

3.1 Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng – thu tiền

* Trong chu trình bán hàng – thu tiền, các chứng từ sổ sách được sử dụng chủyếu bao gồm:

- Đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu mua hàng

- Phiếu tiêu thụ

- Hóa đơn bán hàng

Trang 14

- Chứng từ vận chuyển thường là hóa đơn vận chuyển (hay vận đơn)

- Phiếu xuất kho

- Biên bản thanh lý hợp đồng

- Bảng kê hàng hóa bán ra

- Phiếu thu, Giấy báo Có của Ngân hàng

- Nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền

- Sổ Cái, sổ chi tiết các TK 111, 112, 131, 155, 156, 511

* Các tài khoản sử dụng trong chu trình bán hàng – thu tiền

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ

TK 521: Chiết khấu thương mại

TK 112: Tiền gửi ngân hàng

TK 131: Phải thu của khách hàng

TK 136: Phải thu nội bộ

TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

TK 6426: Chi phí dự phòng

TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý

Trang 15

Sơ đồ 01: Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình

bán hàng – thu tiền

Sơ đồ 02 Hạch toán kế toán chu trình bán hàng – thu tiền

Thủ trưởng đơn vị

Bộ phận bán hàng

Bộ phận kho

Kế toán thanh toán

Phiếu tiêu thụ, lệnh bán

Phê chuẩn lệnh bán, phương thức bán chịu

Hóa đơn bán hàng, vận đơn

Phiếu xuất kho

Ghi

sổ, lập BC

Bảo quản, lưu trữ chứng từ

(6) (7)

(8) (2)

(5)

Trang 16

(2): Doanh thu bán chịu (có VAT)

(3): Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

(4): Kết chuyển doanh thu thuần cuối kỳ

(5): Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

(6): Hoàn nhập dự phòng

(7): Bù đắp bởi quỹ dự phòng

(8): Xóa sổ nợ phải thu khó đòi

3.2 Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền

Bán hàng – thu tiền là chu trình cực kỳ quan trọng trong mọi doanh nghiệp Dovậy hoạt động KSNB đối với chu trình này được đặc biệt quan tâm bởi các cấp quảnlý trong doanh nghiệp

Sự đồng bộ của sổ sách

Tức là đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ kế toán cho tới bảng tổng hợp cânđối kế toán phải có tác dụng kiểm soát tối đa Như vậy, các trình tự kế toán phải cótrước khi thiết lập các mục tiêu của KSNB Khung pháp lý về kế toán là như nhau đốivới mọi đơn vị nhưng lại rất phong phú và đa dạng về các hình thức kế toán, cácphương thức kế toán áp dụng tại từng đơn vị Do đó, mỗi đơn vị cần định sẵn trình tự

cụ thể tương ứng với hệ thống sổ sách tạo thành yếu tổ kiếm soát có hiệu lực

Đánh số thứ tự các chứng từ một cách liên tục

Đây là một hoạt động KSNB hiệu quả, có tác dụng vừa đề phòng bỏ sót, giấugiếm vừa tránh trùng lặp các khoản phải thu, các khoản ghi sổ bán hàng Tuy nhiênviệc đánh số trước phải có mục đích rõ ràng kèm theo việc tổ chức hợp lý theo hướngtích cực để đạt mục đích đó

Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua

Các Công ty có nghiệp vụ bán hàng và thu tiền với quy mô lớn, thông thườnghàng tháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị hàng bán với các khoản đã thu

Trang 17

tiền, và các khoản còn phải thu để kiểm soát công việc bán hàng và thu tiền Đây làmột hoạt động kiểm soát hiệu quả nếu quá trình lập và gửi bảng cân đối thanh toántiền hàng đảm bảo tính khách quan (được lập bởi người độc lập với chức năng thu tiềnhàng, ghi sổ bán hàng và gửi qua đường bưu điện hoặc qua máy fax).

Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng

Hầu hết các nghiệp vụ bán hàng phải được phê chuẩn trên ba mặt:

+ Việc bán chịu phải được phê duyệt một cách cẩn trọng trước khi bán hàng+ Hàng bán chỉ được vận chuyển sau khi được duyệt với đầy đủ chứng cứ (tàikhoản, con dấu, chữ ký hợp pháp của bên mua)

+ Giá bán phải được phê duyệt bao gồm cả phí vận chuyển giảm giá, bớt giá vàđiều khoản thanh toán

Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán

Đây là hoạt động KSNB trọng yếu được thiết lập với mục đích ngăn ngừa sai sót

và gian lận trong kế toán nói chung và trong chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng.Việc phân cách phải được thực hiện ít nhất ở ba mặt sau: phân cách người ghi sổ bánhàng với người ghi sổ khoản phải thu, phân cách người thu tiền với người ghi sổkhoản phải thu, phân cách người thực hiện chức năng bán hàng với người chịu tráchnhiệm phê chuẩn việc bán chịu

Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát

Đây là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực của kiểm soát nội bộ Thôngthường, sử dụng kiểm toán viên nội bộ để kiểm soát việc xử lý và ghi sổ các nghiệp

vụ bán hàng và thu tiền sẽ đảm bảo chất lượng kiểm soát và phục vụ tốt cho việc thựchiện các mục tiêu kiểm toán

Trang 18

II VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1 Vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC

Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một phần hành cụ thể của kiểm toántài chính, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả hoạt động kinh doanh và hoạtđộng kiểm toán

Bán hàng – thu tiền là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nó không những đánh giá hiệu quả của các chu trình trước như chutrình mua hàng – thanh toán, tiếp nhận – hoàn trả vốn mà còn đánh giá hiệu quả củatoàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói bán hàng – thu tiền là một

bộ phận quan trọng tạo nên bức tranh tài chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng quantrọng đến những người ra quyết định kinh tế, do đó kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền luôn luôn là một trong những chu trình thu hút được nhiều sự quan tâm nhấtcủa KTV trong một cuộc kiểm toán

2 Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC

CMKT số 200, khoản 11 đã xác định rõ: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ

sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Bên cạnh đó, đối với đơn vị được kiểm toán, mục tiêu kiểm toán

BCTC giúp đơn vị thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chấtlượng thông tin tài chính của mình Do vậy, có thể khẳng định mục tiêu kiểm toán làđích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụthể

Trang 19

Khi tiến hành kiểm toán, bước đầu tiên KTV cần hiểu được mục tiêu kiểm toánchung, sau đó cụ thể hóa các mục tiêu chung này vào từng phần hành cụ thể gọi là cácmục tiêu kiểm toán đặc thù Đối với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, chu trìnhnày bao gồm nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền Mặc dù hai loại nghiệp vụnày có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên chu trình xác định nhưng mỗi loại lại có yêucầu riêng và phản ánh cụ thể vào sổ kế toán riêng theo trình tự độc lập tương đối Do

đó, mục tiêu đặc thù của hai loại nghiệp vụ này mang những điểm riêng biệt, cụ thểlà:

Bảng 02: Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

có căn cứ hợp lý

Các khoản thu tiền đều đảm bảotính hợp lý chung

Trọn vẹn Mọi nghiệp vụ bán hàng đều

được ghi sổ

Tiền thu được, mọi khoản phảithu ở khách hàng đều được ghisổ

Các khoản tiền thu đã ghi sổ và

đã nhận đều đúng với giá hàngbán, các khoản phải thu kháchhàng được định giá một cách

Trang 20

đáng tin cậy theo giá trị ròng cóthể thực hiện được Đối vớinghiệp vụ thu tiền bằng ngoại

tệ, KTV cần quan tâm đến tỷgiá hối đoái quy đổi

Chính xác số

học

Các nghiệp vụ bán hàng đượctính toán đúng, các con số cộng

sổ, chuyển sổ, lên Báo cáo khớpvới nhau

Các khoản thu tiền được tínhtoán chính xác, được cộng sổ,chuyển sổ và lên Báo cáo đúng

Phân loại và

trình bày

Các nghiệp vụ bán hàng đượcphân loại thích hợp: theo từngloại doanh thu, theo các mứcthuế suất

Các khoản tiền được phân loạiđúng; các khoản phải thu đượcghi nhận theo đúng đối tượngtheo dõi

Đúng kỳ Các nghiệp vụ bán hàng được

ghi đúng thời gian phát sinh

Các khoản tiền ghi đúng thờigian

Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu kiểm toán đặc thù của phần hành kiểm toánchu trình bán hàng – thu tiền, KTV tiến hành cụ thể hóa các công việc tương ứng vớimỗi mục tiêu, từ đó xác định những phần việc cần phải thực hiện

Trang 21

III QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền dưa ra trình tự thực hiện việckiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc Cụ thểgồm các bước công việc sau:

Sơ đồ 03: Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

1 Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Lập kế hoạch là giai đoạn mở đầu quy trình kiểm toán – đây là bước công việc

có ý nghĩa quyết định chất lượng cuộc kiểm toán Cụ thể:

 Kế hoạch kiểm toán là cơ sở giúp KTV thu thập đầy đủ bằng chứng cóhiệu lực làm cơ sở cho kết luận kiểm toán và đảm bảo rằng những lĩnhvực quan trọng và chứa đựng rủi ro được quan tâm thích đáng

 Nguồn lực kiểm toán được phân bổ một cách phù hợp cả về chất lượng và

số lượng KTV

 Kế hoạch kiểm toán được lập một cách đầy đủ và chu đáo dẫn đến sựphối hợp công việc giữa các KTV cũng như giữa KTV với các bộ phận cóliên quan (kiểm toán nội bộ, chuyên gia bên ngoài…) đạt hiệu quả, từ đógiảm chi phí kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

Trang 22

 Kế hoạch kiểm toán phù hợp giúp tránh hiểu lầm giữa KTV và đơn vịđược kiểm toán và phối hợp công việc với đơn vị (nội dung công việc sẽthực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán, trách nhiệm của mỗi bên…)

 Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chấtlượng cuộc kiểm toán

Đặc biệt, tầm quan trọng của giai đoạn lập kế hoạch đã được quy định thànhchuẩn mực – đòi hỏi KTV phải tuân thủ đầy đủ khi tiến hành kiểm toán – như sau:

“Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.” (CMKT số 300 Lập kế hoạch kiểm toán) Từ đó có thể khẳng định:

giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi KTV phải đặcbiệt coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả toàn bộ cuộc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm bảy bước công việc sau đây:

Trang 23

Sơ đồ 04: Các bước lập kế hoạch kiểm toán

Sau đây ta sẽ đi vào cụ thể từng công việc của quá trình lập kế hoạch kiểm toán

1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng

Đây là công việc quan trọng trước khi quyết định chấp nhận một khách hàng mớihay có tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng cũ hay không Như chúng

ta đã biết, đối với bất kỳ công ty kiểm toán nào thì uy tín là vô cùng quan trọng Doviệc lựa chọn khách hàng là không phù hợp có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnhcủa công ty nên các công ty kiểm toán rất chú trọng bước công việc này

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Ký hợp đồng kiểm toán

Thu thập thông tin về khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tích

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và

đánh giá rủi ro kiểm soát

Thiết kế phương pháp kiểm toán chu trình bán

hàng – thu tiền

Trang 24

Đối với khách hàng mới, KTV cần tiến hành các công việc cụ thể sau để

xem xét rủi ro kiểm toán mà Công ty có thể gặp phải khi tiếp nhận kháchhàng:

 Những lý do dẫn tới thay đổi KTV của công ty khách hàng

 Thu thập và xem xét thông tin tài chính về khách hàng (báo cáonăm, báo cáo sơ bộ và báo cáo thuế thu nhập ) Qua đó cho phépKTV đánh giá khái quát tình hình tài chính và công việc kinhdoanh của khách hàng Xem xét những vụ kiện pháp lý có liênquan tới công ty khách hàng gần đây

 Trao đổi với bên thứ ba liên quan tới khách hàng như luật sư, ngânhàng cho phép đánh giá uy tín và tính liêm chính của Ban Giámđốc Đây là bước công việc quan trọng vì tính liêm chính của BanGiám đốc được xem là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáogian lận các thông tin tài chính

 Việc trao đổi với KTV tiền nhiệm rất quan trọng do đây là thôngtin đầu tiên để đánh giá khách hàng KTV tiền nhiệm sẽ cung cấpthông tin quan trọng về những vấn đề nghề nghiệp liên quan đếnkhách hàng để KTV cân nhắc khi chấp nhận kiểm toán như thôngtin về sự liêm chính của Ban Giám đốc, liệu có xảy ra bất đồnggiữa KTV tiền nhiệm và Ban Giám đốc về các vấn đề trọng yếuliên quan đến cuộc kiểm toán hay không

 Đánh giá khả năng thực hiện cuộc kiểm toán của Công ty kiểmtoán: công ty có kinh nghiệm và khả năng tiến hành kiểm toán vềlĩnh vực kinh doanh của khách hàng hay không? Công ty cần cânnhắc kỹ vấn đề này vì nếu kiểm toán lĩnh vực mới sẽ có rất nhiềukhó khăn và rủi ro, có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc kiểm toán

và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến uy tín của Công ty kiểm toán

 Xem xét tính độc lập của KTV trong mối quan hệ với khách hàng

Trang 25

Đối với khách hàng cũ: KTV cần thường xuyên cập nhật thông tin về

khách hàng và đánh giá xem liệu có thay đổi nào dẫn đến rủi ro khiếncông ty kiểm toán phải ngừng cung cáp dịch vụ kiểm toán cho công ty đókhông?

*Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng

Thực chất của việc nhận diện lý do kiểm toán là việc xác định người sử dụngBCTC và mục đích sử dụng BCTC của họ Ban đầu, KTV thực hiện phỏng vấn BanGiám đốc khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm những lầnkiểm toán trước (đối với khách hàng cũ) để có những thông tin về lý do kiểm toán.Sau này, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV vẫn tiếp tục thu thập thông tin vềvấn đề này vì hai yếu tố trên cần nhận diện có ảnh hưởng đến số lượng bằng chứngcần thu thập và mức độ chính xác của các kết luận kiểm toán Ví dụ, nếu các BCTCcàng được sử dụng rộng rãi thì các thông tin trên BCTC càng phải trung thực và hợplý dẫn đến số lượng bằng chứng thu thập càng phải nhiều

*Lựa chọn đội ngũ KTV

Có nhận định rằng: Thủ tục kiểm toán rất đa dạng có thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp này nhưng có thể lại không đem lại kết quả mong muốn trong những tình huống tương tự Điều này có nghĩa là ngoài việc thiết kế một chương trình kiểm toán

hợp lý, một cuộc kiểm toán có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào người thựchiện chương trình kiểm toán ấy Nhận định này nhấn mạnh vai trò của đội ngũ nhânviên kiểm toán Một đội ngũ nhân viên thích hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn chocuộc kiểm toán

Trang 26

hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo về lợi ích của khách hàng và của Công ty kiểm toán.” Sau khi ký Hợp đồng kiểm toán thì Công ty

kiểm toán chính thức là chủ thể kiểm toán của Công ty khách hàng

1.3 Thu thập thông tin về khách hàng

a Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng

KTV không thể tiến hành việc kiểm toán khi không có đủ hiểu biết về ngànhnghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng do mỗi ngành có hệ thống kế toán riêng

và áp dụng những nguyên tắc kế toán mang đặc thù của ngành đó Xuất phát từ lý dotrên, KTV cần phải thực hiện bước công việc này và CMKT Việt Nam cũng đòi hỏi

điều đó “ Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán Ví dụ: KTV sử dụng sự hiểu biết về tình hình kinh doanh để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán” KTV cần

tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của đơn vị - những quy định của Nhà nước về lĩnh vực

đó, lĩnh vực này có những rủi ro tiềm tàng gì ; cơ cấu tổ chức; cơ cấu vốn; côngnghệ sản xuất; phương thức tiêu thụ và thanh toán Để có những thông tin trên,KTV thực hiện thu thập từ các nguồn sau:

- Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị đượckiểm toán trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc, báo chí;

- Hồ sơ kiểm toán năm trước;

- Trao đổi với Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên của đơn vị đượckiểm toán;

Trang 27

- Trao đổi với KTV nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị đượckiểm toán;

- Trao đổi với KTV khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vịđược kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán;

- Trao đổi với chuyên gia, đối tượng bên ngoài có hiểu biết về đơn vị được kiểmtoán (Ví dụ: chuyên gia kinh tế, cơ quan cấp trên, khách hàng, nhà cung cấp );

- Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của của đơn vị đượckiểm toán (Ví dụ: Số liệu thống kê của Chính phủ, báo chí chuyên ngành )

- Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán;

- Khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị được kiểm toán

- Các tài liệu do đơn vị kiểm toán cung cấp (Ví dụ: Nghị quyết và biên bản cáccuộc họp, tài liệu gửi cho các cổ đông hay cho cơ quan cấp trên, báo cáo quản lýnội bộ, BCTC định kỳ, các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, thuế, hệthống kế toán, tài liệu KSNB, quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ củatừng bộ phận trong DN )

b Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Bước công việc này giúp cho KTV nắm bắt được các quy định mang tính pháplý thông qua tiếp xúc, phỏng vấn Ban Giám đốc công ty khách hàng KTV cần thuthập Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, BCTC, báo cáo kiểm toán, biên bản thanhtra (nếu có); Biên bản họp HĐQT, Ban Giám đốc, Đại hội đồng cổ đông; các hợpđồng bán hàng quan trọng

1.4 Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán: từlập kế hoạch cho đến thực hiện và kết thúc kiểm toán

Theo CMKT Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích thì “KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro Quy trình phân tích giúp

Trang 28

KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.” Như

vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch giúp KTV xác địnhnội dung cơ bản của cuộc kiểm toán Tất nhiên phạm vi, mức độ thực hiện thủ tụcphân tích là tùy thuộc vào đặc trưng hoạt động kinh doanh của khách hàng

Ở giai đoạn này, KTV có thể áp dụng cả phân tích ngang và phân tích dọc

Phân tích ngang: là việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh các trị số

của cùng một chỉ tiêu BCTC, bao gồm: Việc so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳtrước hoặc giữa các kỳ với nhau; so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc sốliệu ước tính của KTV; so sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùngngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngànhqua đó KTV sẽ biết được mức độ mà DN đạt được so với bình quân chung của ngành.Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, KTV cần sosánh các chỉ tiêu: doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu năm nay với năm trước; sosánh các khoản phải thu đầu kỳ với cuối kỳ; so sánh doanh số thực tế với doanh số kếhoạch, dự toán Trên cơ sở đó, KTV có được những đánh giá ban đầu về hoạt độngkinh doanh của DN và xác định xem liệu có những điểm bất thường nào cần khoanhvùng, và dựa vào đó KTV tập trung thực hiện kiểm toán

1.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Có thể nói các bước công việc trên đây mới chỉ là để thu thập các thông tin cầnthiết, tiếp theo KTV cần thực hiện bước công việc cao hơn đòi hỏi khả năng xét đoánnghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV đó là tiến hành việc đánh giá tính trọng yếu vàrủi ro

a Đánh giá tính trọng yếu

Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một

số liệu kế toán) trong BCTC Cụ thể hơn thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa lànếu thiếu thông tin đó hoặc thông tin đó bị sai lệch thì sẽ ảnh hưởng đến quyết địnhcủa người sử dụng BCTC Trước tiên, KTV cần thực hiện việc ước lượng ban đầu vềtính trọng yếu tức là xác định những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ

Trang 29

BCTC Thường thì việc xây dựng mức ước lượng này mang tính xét đoán nghềnghiệp của KTV nhưng trên thực tế, để hỗ trợ cho các KTV thực hiện việc kiểm toán

thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian, các Công ty kiểm toán thường đưa ra “Bảng quy định về mức trọng yếu”

Trên cơ sở mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTVthực hiện kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền sẽ tiến hành phân bổ mức ước lượngnày cho các khoản mục tiền, phải thu khách hàng và doanh thu – đây chính là sai số

có thể chấp nhận được cho mỗi khoản mục Việc phân bổ này giúp KTV xác định sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho từng khoản mục nói trên theo hướnggiảm chi phí mà vẫn đảm bảo mức độ trọng yếu không vượt quá ước tính ban đầu choBCTC

b Đánh giả rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xétkhông thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu (CMKTViệt Nam số 400)

Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện

 Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trên BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp, chưa kể đến sự tác động của hệ thống KSNB Rủi ro nàyliên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng Cụthể đối với chu trình bán hàng – thu tiền có một số rủi ro tiềm tàng như:Tính trung thực của Ban Giám đốc, các nghiệp vụ bán hàng bấtthường,rủi ro trong việc quản lý tiền, dự phòng phải thu khó đòi

 Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống

kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện vàsửa chữa kịp thời Một số rủi ro kiểm soát như: hệ thống KSNB hoạt động

Trang 30

không hiệu quả, không phân cách trách nhiệm giữa người bán hàng vàngười ghi sổ, giữa người ghi sổ và người giữ tiền ; không đánh số thứ tựtrước đối với các chứng từ bán hàng, thu tiền

 Rủi ro phát hiện: Là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trongBCTC mà không được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán Như vậyrủi ro phát hiện phụ thuộc vào số lượng mẫu chọn kiểm tra cũng như trình

độ nghiệp vụ của KTV Ví dụ: khi chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng,KTV thường chọn các nghiệp vụ có quy mô lớn hoặc phát sinh bấtthường mà bỏ qua các nghiệp vụ có quy mô nhỏ nhưng lặp lại nhiều lần

Mô hình rủi ro kiểm toán – mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm

soát, rủi ro phát hiện với rủi ro kiểm toán

DAR = IR*CR*DR

Trong đó: DAR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro tiềm tàngCR: Rủi ro kiểm soátDR: Rủi ro phát hiệnRủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nằm ngoài phạm vi kiểm toán, dù KTV cóthực hiện công việc kiểm toán hay không thì các rủi ro này vẫn tồn tại

*Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán là mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Mứctrọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại

1.6 Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đây là bước công việc vô cùng quan trọng đòi hỏi KTV phải thực hiện nghiêmtúc và thận trọng vì kết quả đưa lại sẽ giúp KTV xác định các thủ tục kiểm toán cầnthực hiện tiếp theo Hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả? Rủi ro

Trang 31

kiểm soát là cao hay là thấp? Từ đó, KTV sẽ quyết định tăng cường các thử nghiệmkiểm soát, giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản hay ngược lại.

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống KSNB là một hệ thống chínhsách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơnvị; bảo đảm độ tin cậy của thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý vàbảo đảm hiệu quả của hoạt động Hệ thống KSNB gồm bốn yếu tố chính: môi trườngkiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ Khitìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV phải tìm hiểu sự thiết kế và vận hành của hệ thốngtheo từng yếu tố cấu thành này

Môi trường kiểm soát: bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài DN có tính

môi trường tác động đến việc thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của các loại hìnhKSNB Đối với nhân tố này, KTV cần tìm hiểu các quan điểm trong điều hành hoạtđộng DN của nhà quản lý; cơ cấu tổ chức; chính sách nhân sự; các kế hoạch sản xuất,tiêu thụ, thu chi quỹ; ủy ban kiểm soát (nếu có); các quy định của Nhà nước về ngànhnghề kinh doanh của DN; các đối thủ cạnh tranh

Hệ thống kế toán: Bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ

thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Cụ thể đối vớichu trình bán hàng – thu tiền, KTV cần tìm hiểu các chứng từ, sổ sách, tài khoản sửdụng trong chu trình này; sơ đồ hạch toán; quá trình lập và luân chuyển chứng từ;điều kiện ghi nhận doanh thu, các khoản phải thu, điều kiện lập dự phòng nợ phải thukhó đòi, chính sách bán hàng

Các thủ tục kiểm toán: Thủ tục kiểm soát là yếu tố quan trọng nhất trong hệ

thống KSNB Các thủ tục được thiết kế phù hợp sẽ giúp DN ngăn ngừa, phát hiện vàsửa chữa các sai phạm Các nhà quản lý dựa trên ba nguyên tắc sau khi xây dựng cácthủ tục kiểm soát:

Nguyên tắc phân công phân nhiệm: trách nhiệm và công việc phân công cho

nhiều bộ phận, cho nhiều người trong bộ phận Cụ thể đối với chu trình bán hàng –thu tiền

Trang 32

Bảng 03: Nguyên tắc phân công phân nhiệm đối với

chu trình bán hàng- thu tiền

Quản lý Phê chuẩn việc bán hàng đặc biệt trong trường hợp bán hàng với

số lượng lớn, bán chịu cho khách hàng; phê chuẩn các khoản giảmtrừ doanh thu

Bán hàng Phụ trách việc bán hàng: tiếp nhận đơn đặt hàng, lập Hóa đơn bán

hàngKho Bảo quản hàng trong kho, tham gia việc xuất kho, phản ánh số liệu

vào kho

Kế toán Ghi sổ kế toán, theo dõi các khoản phải thu khách hàng, theo dõi

việc thanh toánThủ quỹ Thu tiền, giữ quỹ

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Đối với các nghiệp vụ có liên quan thì cần cách ly

trách nhiệm nhằm ngăn ngừa sai phạm và tình trạng lạm dụng quyền hạn Phân táchngười ghi sổ và người giữ tiền, người bán hàng và người phê chuẩn

Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Phê chuẩn mức giá bán, phê chuẩn bán

chịu cho khách hàng, phê chuản các khoản giảm giá

Kiểm toán nội bộ: Là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành

việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động theo yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị

Sau khi đã có được những hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV thực hiện mô tả hệ

thống KSNB trên Giấy tờ làm việc Có ba phương pháp để thực hiện là Bảng câu hỏi

về hệ thống KSNB, vẽ lưu đồ và lập bảng tường thuật Việc sử dụng phương pháp nào

hay sử dụng cả ba phương pháp là tùy thuộc vào quyết định của KTV Trên thực tế,KTV thường hoặc là kết hợp Bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc là kết hợp Bảng câu hỏivới Bảng tường thuật để có hình ảnh tối ưu nhất về hệ thống KSNB

Trên cơ sở những hiểu biết về cách thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB,KTV tiến hành đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát Nếu hệ thống KSNB hoạt độnghữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp Khi đó KTV sẽ tăng cường các

Trang 33

thử nghiệm kiểm soát và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản Ngược lại, nếu rủi ro kiểmsoát được đánh giá là cao thì các thử nghiệm cơ bản sẽ được tăng cường.

1.7 Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Thiết kế chương trình kiểm toán là bước công việc cuối cùng trong giai đoạn lập

kế hoạch kiểm toán Trên cơ sở tổng kết các bước công việc đã thực hiện trước đó,KTV sẽ đưa ra một chương trình kiểm toán phù hợp với điều kiện cụ thể của kháchthể kiểm toán

Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toántham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tìnhhình thực hiện kiểm toán (CMKT Việt Nam số 300) Hay hiểu một cách đơn giản,chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mụchay bộ phận được kiểm toán mà cụ thể đối với chu trình bán hàng – thu tiền là cáckhoản mục: doanh thu, phải thu khách hàng, tiền

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toánchu trình bán hàng – thu tiền nói riêng được thiết kế gồm ba phần: thực hiện các thửnghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết

2 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC

Dựa trên kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được thiết lập chi tiết, KTV lựachọn, sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán phù hợp để phục vụ cho việc thuthập bằng chứng kiểm toán

Cụ thể KTV cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Quy

mô thực hiện các thử nghiệm này dựa trên kết quả đánh giá hệ thống KSNB công tykhách hàng của KTV Nếu hệ thống KSNB được khẳng định là hoạt động có hiệu lực,

có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm thì KTV sẽ tăng cường thựchiện các thử nghiệm kiểm soát và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản Ngược lại, nếu hệthống KSNB không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng hoạt động không hiệu quả thì KTV

Trang 34

sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà tăng cường các thử nghiệm cơ bản đểthu được kết luận kiểm toán có độ tin cậy cao.

2.1 Thực hiện kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền

Như đã tìm hiểu ở trên, thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi KTV tintưởng vào hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB công ty khách hàng Khi đó, cácthử nghiệm này được triển khai nhằm mục đích thu thập bằng chứng chứng minhđược rằng các hoạt động kiểm soát cụ thể mà khách hàng thiết lập đối với bộ phận kếtoán và bộ phận bán hàng – thu tiền có thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữacác sai phạm trọng yếu và trong thực tế các hoạt động kiểm soát này có được triểnkhai theo đúng yêu cầu của thiết kế hay không?

Thông thường KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát dựa trên các mục tiêukiểu toán Cụ thể:

a Đối với nghiệp vụ bán hàng.

Bảng 04: Thử nghiệm kiểm soát nghiệp vụ bán hàng

Hiện hữu - KTV thu thập, xem xét bản sao hóa đơn bán hàng chứng minh các

chứng từ vận chuyển và đơn đặt hàng đã phê chuẩn là có thật

- Xem xét tình hiệu lực của dãy hóa đơn được đánh số thứ tự trước

và xác định rõ mục tiêu sử dụng

- Xác minh sự cách ly trách nhiệm giữa bộ phạn kế toán và bộ phậnđảm nhiệm việc gửi các bảng cân đối bán hàng – thu tiền cho ngườimua cũng như tiếp nhận các xác nhận và khiếu nại của họ

Trọn vẹn Để đảm bảo mọi nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều được ghi sổ đầy

đủ, các doanh nghiệp thường áp dụng việc đánh số thứ tự trước cáchóa đơn bán hàng và vận đơn Để xác minh cách thức này, KTVthực hiện kiểm tra, xem xét tính liên tục của các chứng từ vậnchuyển và hóa đơn bán hàng

Trang 35

Phê chuẩn Việc phê chuẩn chung (đối với chính sách tín dụng, bảng giá bán

hàng của DN) hoặc phê chuẩn cụ thể từng nghiệp vụ thể hiện trên 3mặt:

+ Xét duyệt bán chịu trước khi vận chuyển hàng bán+ Phê chuẩn việc chuyển hàng cho người mua+Phê chuẩn giá bán bao gồm cả phí vận chuyển và chiết khấuKTV cần kiểm tra quá trình thực hiện việc phê chuẩn trên cả 3 mặt,xem xét dấu hiệu của sự phê chuẩn thể hiện trên các chứng từ, kiểmtra thời điểm phê chuẩn và thời điểm thực hiện nghiệp vụ bán hàng.Xem xét quyền hạn, chức trách của người thực hiện việc phê chuẩnthông qua phỏng vấn nhà quản lý, tìm hiểu về quy chế của công tyTính giá - KTV xem xét các quy định về giá

- Đối chiếu giá bán trên hóa đơn bán hàng với bảng giá bán đã đượcphê duyệt

- Xem xét dấu vết kiểm tra nội bộ đối với giá bánChính xác

Phân loại - Xem xét việc xây dựng và sử dụng sơ đồ tài khoản đặc biệt là các

tài khoản chi tiết

- Kiểm tra cách thức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế bất thườngQuyền và

nghĩa vụ

KTV kiểm tra việc sắp xếp, theo dõi hàng hóa không thuộc sở hữucủa công ty

Trang 36

Kịp thời - Xem xét quy định về thời gian ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng

- Xem xét dấu hiệu của việc tổ chức kiểm tra đối chiếu nội bộ giữalập chứng từ và ghi sổ theo thời gian

c Đối với nghiệp vụ thu tiền

Bảng 05: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền

Hiện hữu - KTV kiểm tra việc phân cách trách nhiệm giữa người giữ tiền và

người ghi sổ thông qua phỏng vấn, quan sát, điều tra

- Xem xét, kiểm tra các tài liệu chứng minh việc đối chiếu độc lậpđịnh kỳ giữa doanh nghiệp và ngân hàng

Trọn vẹn - Thẩm tra việc tách biệt trách nhiệm giữa người ghi sổ và người giữ

tiền

- Kiểm tra việc thực hiện đánh số trước các giấy báo Có, phiếu thuhay bảng kê tiền mặt thông qua xem xét dãy liên tục các tài liệu nàyPhê chuẩn - Thu thập, xem xét các quy chế thu tiền như: có chính sách cụ thể

cho việc thanh toán trước hạn hay không; điều kiện phê chuẩn cáckhoản chiết khấu thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc

Tính giá - KTV thực hiện khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản phải thu

- Kiểm tra dấu hiệu của việc thực hiện đối chiếu đều đặn giữa doanhnghiệp và ngân hàng về các khoản tiền bán hàng

Trang 37

- Kiểm tra dấu hiệu của việc tổ chức đối chiếu nội bộ về cộng sổ,chuyển sổ tại DN.

Phân loại - Kiểm tra việc sử dụng sơ đồ tài khoản có quy định các quan hệ đối

2.2 Thực hiện thủ tục phân tích

Theo CMKT Việt Nam số 520, Quy tình phân tích, thì “ thủ tục phân tích là việcphân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng,biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liê quankhác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiên.” Đây là một thủ tục kiểmtoán được đánh giá cao vì cách thức thực hiện đơn giản, ít tốn kém thời gian và chiphí nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vicủa các thủ tục kiểm toán khác Từ kết quả của việc thực hiện thủ tục phân tích, KTV

sẽ quyết định thu hẹp hay mở rộng thủ tục kiểm tra chi tiết

Thủ tục phân tích gồm phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất

*Phân tích xu hướng

- So sánh tổng doanh thu, doanh thu từng loại hàng hóa, dịch vụ năm nay vớinăm trước, so sánh doanh thu giữa các tháng để đánh giá xu hướng biến động củadoanh thu có hợp lý hay không? Nếu có biến động bất thường, KTV cần tập trung tìmhiểu rõ nguyên nhân biến động

Trang 38

- So sánh số dư khoản phải thu khách hàng kỳ này với kỳ trước để đánh giá xuhướng biến động của khoản phải thu khách hàng nhưng cần kết hợp với sự biến độngcủa khoản mục doanh thu để đưa ra kết luận.

Ví dụ: Khi phân tích khoản phải thu khách hàng, KTV nhận thấy khoản phải thugiảm, như vậy có thể tình hình kinh doanh của DN năm nay không tốt dẫn đến doanhthu cũng giảm Kết hợp với kết quả phân tích doanh thu, nếu doanh thu cũng giảm thì

sự biến động là hợp lý Nhưng nếu ngược lại, doanh thu tăng thì KTV cần xem xétvấn đề này

- KTV có thể so sánh HTK năm nay với năm trước và liên hệ với sự biến độngcủa doanh thu bán hàng

- So sánh các khoản giảm trừ doanh thu năm nay với năm trước

+ Tỷ lệ doanh thu các tháng so với tổng doanh thu

+ Tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu so với doanh thu

+ Tỷ lệ chi phí dự phòng so với doanh thu bán hciuj

+ Vòng quay các khoản phải thu

+ Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên tài sản lưu động

+ Tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi so với khoản phải thu khách hàng

Việc thực hiện so sánh các tỷ suất này qua các năm, so sánh với số liệu chungcủa ngành và với các DN trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động sẽ giúp KTV

có được những đánh giá chính xác nhất về hoạt động bán hàng – thu tiền của DN

2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Trang 39

a Nghiệp vụ bán hàng

Bảng 06: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng

Hiện hữu KTV chọn một số nghiệp vụ và thực hiện kết hợp kiểm tra tài liệu,

đối chiếu với kiểm tra thực tế Hướng đối chiếu từ sổ sách đếnchứng từ Cụ thể:

- Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết TK doanh thu, Nhật ký bán hàng vớihóa đơn bán hàng, vận đơn, đơn đặt hàng

- Đối chiếu sổ theo dõi HTK với phiếu xuất khó, chứng từ vậnchuyển

- Đối chiếu Nhật ký bán hàng với lệnh bán chịu và lệnh vận chuyểnĐầy đủ - KTV chọn mẫu và tiến hành đối chiếu từ vận đơn, hóa đơn bán

hàng vào Nhật ký bán hàng, sổ chi tiết, sổ Cái TK doanh thu; từphiếu xuất kho vào sổ theo dõi HTK để phát hiện các nghiệp vụ bánhàng bị bỏ sót không ghi sổ

- Đối với những trường hợp gian lận tinh vi thì thủ tục kiểm toántrên không đạt hiệu quả, KTV cần tiến hành kiểm tra thực tế và kiểmtra vật chất HTK

Phê chuẩn - Thu thập các văn bản về chính sách tín dụng, các quy định về giảm

giá, chiết khấu, cách thức giao hàng và kiểm tra xem các chínhsách này có được thực hiện một cách đúng đắn hay không?

- Đối chiếu giá bán các sản phẩm khác nhau kể cả cước vận chuyển

và phương thức thanh toán với bảng giá đã được p hê chuẩn hoặchợp đồng đã ký kết

Tính giá - KTV tính toán lại các số liệu trên hóa đơn bán hàng

- KTV chọn mẫu một số hóa đơn bán hàng và đối chiếu giá bán trên

Trang 40

hóa đơn với giá bán đã được phê chuẩn

- Đối chiếu Nhật ký bán hàng với hóa đơn bán hàng

- Đối chiếu các chi tiết trên hóa đơn bán hàng với vận đơn, đơn đặthàng

Chính xác

số học

Chọn một dãy các nghiệp vụ trên sổ chi tiết để tính toán lại và đốichiếu số cộng dồn từ trang trước chuyển sang trang sau, đối chiếu sốliệu từ sổ chi tiết lên sổ tổng hợp và từ sổ tổng hợp lên báo cáoPhân loại và

trình bày

Kiểm tra việc phân loại doanh thu bán hàng ra bên ngoài và doanhthu nội bộ, phân loại các nghiệp vụ bán hàng với mức thuế suất khácnhau KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ để đối chiếu nội dung kinh

tế ghi trên chứng từ với Nhật ký bán hàng, sổ Cái

Đúng kỳ - Chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trước và sau ngày

31/12, đối chiếu ngày tháng ghi sổ với ngày tháng trên le ẹnh bánhàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn bán hàng

- KTV có thể kiểm tra các hợp đồng bán hàng để xác định xem cótồn tại các điều khoản dẫn tới việc ghi sổ doanh thu có thể hoãn lạihay không?

b Nghiệp vụ thu tiền

Ngày đăng: 14/04/2013, 23:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: Quy định về việc lập dự phòng - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 01 Quy định về việc lập dự phòng (Trang 12)
Sơ đồ 02. Hạch toán kế toán chu trình bán hàng – thu tiền - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 02. Hạch toán kế toán chu trình bán hàng – thu tiền (Trang 14)
Sơ đồ 01: Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 01 Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình (Trang 14)
Bảng 02: Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 02 Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền (Trang 18)
Sơ đồ 03: Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 03 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền (Trang 20)
Sơ đồ 04: Các bước lập kế hoạch kiểm toán - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 04 Các bước lập kế hoạch kiểm toán (Trang 22)
Bảng 03: Nguyên tắc phân công phân nhiệm đối với - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 03 Nguyên tắc phân công phân nhiệm đối với (Trang 31)
Bảng 04: Thử nghiệm kiểm soát nghiệp vụ bán hàng - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 04 Thử nghiệm kiểm soát nghiệp vụ bán hàng (Trang 33)
Bảng 05: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 05 Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền (Trang 35)
Bảng 06: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 06 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng (Trang 38)
Bảng 07: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 07 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w