Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán BCTC Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tê IFC Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền tại công ty IFC
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỤC LỤC I
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 4
1.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CHU KÌ BÁN HÀNG-THU TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KÌ ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1.1 Đặc điểm về chu kỳ Bán hàng và thu tiền 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Bản chất 4
1.1.1.3 Chức năng của chu kỳ 5
1.1.2 Đặc điểm của chu kỳ ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC 6
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN 7
1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền 7
1.2.1.1 Mục tiêu 7
1.2.1.2 Căn cứ 9
1.2.1.3 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán chu kỳ bán hàng thu tiền: 11
1.2.2.Các chức năng cơ bản và quá trình KSNBchu kì bán hàng thu tiền… 12
1.2.3.Khảo sát KSNB chu kì bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC 13
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ BÁN HÀNG THU TIỀN 15
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 15
1.3.3 Kết thúc kiểm toán 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 33
Trang 22.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 33
2.1.1 Một số nét sơ lược về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế 33
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế 34
2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế 36
2.1.4 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế 38
2.1.4.1 Các loại hình dịch vụ 38
2.1.4.2 Khách hàng của công ty 41
2.1.4.3 Nguồn nhân lực 42
2.1.5 Khái quát chung về kiểm toán BCTC tại công ty IFC 42
2.1.5.1 Khảo sát và đánh giá khách hàng 43
2.1.5.2 Thỏa thuận cung cấp dịch vụ 43
2.1.5.3 Lập kế hoạch kiểm toán 44
2.1.5.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 50
2.1.5.5 Kết thúc kiểm toán 51
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG THU TIỀN TẠI IFC 51
2.2.1 Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán 51
2.2.1.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng 51
2.2.1.3 Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của khách hàng 54
2.2.1.4 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định mức độ trọng yếu 56
2.2.1.6 Tổng hợp kết quả kiểm toán tổng thể 57
2.2.1.6Thiết kế chương trình kiểm toán và phân công công việc 58
Trang 32.2.2 Thực hiện kiểm toán 67
2.2.2.1Đối với khoản mục doanh thu: 67
2.3.1.3 Kết thúc kiểm toán 100
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG - THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI IFC 102
3.1.NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI IFC .102 3.1.1 Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng thu tiền tại IFC 102
3.1.2 Những tồn tại trong kiểm toán BCTC tại công ty IFC 105
3.1.3 Nguyên nhân của thực trạng 106
3.1.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng 106
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA IFC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂN TOÁN BCTC TẠI IFC 107
3.2.1 Định hướng phát triển của IFC trong thời gian tới 107
3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC tại IFC 108
3.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI IFC 109
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC tại IFC 109
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC tại IFC 109
Trang 43.4.CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU KÌ BÁN
HÀNG- THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA IFC 110
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty IFC 110
3.2.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 110
3.2.2.2 Tăng cường áp dụng thủ tục phân tích 111
3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả trong thực hiện kiểm toán 112
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 113
3.5.NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU KÌ BÁN HÀNG-THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI IFC 114
3.5.3 Về phía công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán quốc tế IFC 116
3.5.4 Về phía khách hàng 117
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khái niệm “Kiểm toán, Dịch vụ kiểm toán” không còn quá mới
mẻ tại Việt Nam.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghề kiểmtoán đã và đang không ngừng phát triển và được công nhận như là một nhân
tố không thể thiếu trong nền kinh tế hội nhập Kiểm toán độc lập chính thứcthành lập tại Việt Nam vào năm 1991 với sự ra đời của hai công ty chuyên vềdịch vụ kế toán và kiểm toán đó là VACO và AASC So với thế giới, kiểmtoán Việt Nam còn rất non trẻ nhưng đã và đang trở thành một ngành kinh tếđộc lập đầy triển vọng của nước ta, một công cụ đắc lực giúp quản lý nhànước, ngành có đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng nói chung của nềnkinh tế quốc dân
Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán của nhiềuchu kỳ khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận về sự trung thực và hợp lýcủa BCTC trên các khía cạnh trọng yếu Hoạt động hiệu quả của doanhnghiệp được phản ánh trong nhiều chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, về khả năngthanh toán… thể hiện một phần trong chu kỳ bán hàng và thu tiền của doanhnghiệp.Chu kỳ bán hàng và thu tiền là một chu kỳ quan trọng đòi hỏi phải tậptrung nhiều thời gian và chi phí kiểm toán Bản thân Chu kỳ là chu kỳ cuốicùng của quá trình sản xuất kinh doanh và có vai trò quan trọng đánh giá hiệuquả của toàn bộ quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp, nó chứa đựng nhữngkhoản mục trọng yếu thu hút sự tập trung, chú trọng, theo dõi của nhữngngười quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Kết quả kiểm toánchu kỳ Bán hàng – thu tiền ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chung của cuộckiểm toán Vì vậy đây cũng là đối tượng chủ yếu để nhiều người sử dụngBCTC quan tâm Qua đó doanh nghiệp có thể thấy được những mặt sai sót
Trang 6yếu kém trong công tác kế toán và quản lý để hoàn thiện và nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của mình
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thutiền, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tàichính quốc tế IFC, bên cạnh tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán của công
ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trongkiểm toán Báo cáo tài chính do công ty IFC thực hiện Trên cơ sở đó, em đã
chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế IFC ” cho đề tài luận văn của mình.
2.Mục đích nghiên cứu của đề
Đề tài nghiên cứu với 3 mục đích:
- Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểmtoán bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán chu kì bán hàng thu tiền trongkiểm toán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc
tế (IFC) Qua đó làm rõ những ưu, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân củathực trạng
- Thông qua lý luận và thực trạng kiểm toán chu kì bán hàng thu tiền tạiCông ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) để đưa ra những giảipháp khắc phục nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì bán hàng thu tiềntrong kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chínhQuốc tế (IFC)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình thực hiện kiểm toán chu kìbán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính và thực trạng thực hiện tạicông ty
Trang 7Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán chu kì bán hàng thutiền trong kiểm toán BCTC được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
như: Tổng hợp lý thuyết, khảo sát và phân tích thực tế, tham khảo các đề tài
5.Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán BCTC
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tê IFC
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền tại công ty IFC
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Thịnh Văn Vinh vàtoàn thể các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chínhquốc tế IFC đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga
Trang 8CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU
KÌ BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA CHU KÌ BÁN HÀNG-THU TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KÌ ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Đặc điểm về chu kỳ Bán hàng và thu tiền
1.1.1.1 Khái niệm
Bán hàng và thu tiền là một trong các chu kỳ chủ yếu trong hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp Trong quá trình tái sản xuất, hoạt động tiêuthụ nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ Sản phẩm,hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp cho khách hàng và đơn vị sẽ thu đượctiền bán hàng Do đó Bán hàng và thu tiền hay còn gọi là tiêu thụ là một khâutrong quá trình tái sản xuất Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị của “Hàng”(nói chung), thông qua việc trao đổi: “Hàng” được chuyển quyền sở hữu từbên bán sang bên mua và đổi lại, bên bán nhận được tiền bán hàng từ bên muathanh toán “Hàng” có thể là những tài sản cụ thể (Thành phẩm, Vật tư, Hànghóa…) hoặc dịch vụ (Sửa chữa, Xây lắp,Viễn thông…) bên bán đem đi traođổi Bên mua có thể thanh toán tiền mua hàng ngay hay chấp nhận thanh toán
và sẽ thanh toán sau (thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hànghoặc theo một cách thức khác được thỏa thuận, nhất trí giữa hai bên) Bánhàng và thu tiền có thể được thực hiện theo các phương thức tiêu thụ và cáccách thức thanh toán khác nhau (bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý, thanh toánngay, trả chậm, trả góp,…)
1.1.1.2 Bản chất
Bán hàng và thu tiền là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu của hàng hoá
Trang 9từ yêu cầu mua của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoáthành tiền Trong trường hợp này, hàng hoá và tiền tệ được xác định theo bảnchất kinh tế của chúng Hàng hóa là những tài sản hay dịch vụ chứa đựng giátrị và có thể bán được, tiền tệ là phương tiện thanh toán nhờ đó mọi quan hệgiao dịch được giải quyết tức thời Tuy nhiên ranh giới của bán hàng và thutiền được thể chế hoá trong từng thời kỳ và đối tượng cụ thể khác nhau.
Theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, quá trình tiêu thụ đượcthực hiện khi hàng hoá, dịch vụ đã được chuyển giao cho người mua và ngườimua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán Về bản chất, bán hàng - thu tiền làquá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụđồng thời tạo vốn để tái sản xuất mở rộng Thực hiện tốt quá trình này, doanhnghiệp mới có thể thu hồi vốn và có lãi - một nguồn thu quan trọng để tích luỹvào ngân sách và các quỹ của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất
và nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động
1.1.1.3 Chức năng của chu kỳ
Một doanh nghiệp muốn tồn tại, duy trì và phát triển, thì điều quan trọngnhất đó là hoạt động sản xuất kinh doanh phải nối tiếp liên tục, lặp đi lặp lạitheo hướng mở rộng và tạo thành những chu kỳ sản xuất kinh doanh Thực tếchu kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm các chuỗi nghiệp vụ có liên quan chặtchẽ với nhau tạo thành chu kỳ nghiệp vụ cơ bản Như vậy, quá trình sản xuấtkinh doanh bao gồm các chu kỳ diễn ra liên tục, đều đặn và mỗi chu kỳ đều làmắt xích quan trọng không thể thiếu được Nó thường bắt đầu từ khi doanhnghiệp tạo vốn để phục vụ cho sản xuất, kết thúc giai đoạn sản xuất thì côngđoạn cuối cùng của chu kỳ kinh doanh là việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời làquá trình thu tiền từ hoạt động bán hàng để thu hồi lại vốn kinh doanh Bánhàng và thu tiền chấm dứt một quá trình sản xuất kinh doanh để bắt đầu quátrình tiếp theo.Nó không những đánh giá hiệu quả của các chu kỳ trước như
Trang 10chu kỳ mua hàng – thanh toán, tiếp nhận – hoàn trả vốn… mà còn đánh giáhiệu quả của toàn bộ kết quả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Có thểnói, Bán hàng – thu tiền là một bộ phận quan trọng tạo nên bức tranh tài chínhcủa doanh nghiệp, do vậy những người sử dụng thông tin tài chính đòi hỏiKTV phải có kết luận chính xác về các thông tin này.
Bán hàng thu tiền là một chu kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp Trong quá trình tái sản xuất, hoạt động tiêu thụ nhằmthực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ Sản phẩm hàng hóa haydịch vụ được cung cấp cho khách hàng và đơn vị sẽ thu được tiền bán hàng.Các nghiệp vụ kinh tế này và việc theo dõi, xử lý nó sẽ có liên quan đến nhiềuthông tin tài chính như doanh thu bán hàng, các khoản giảm doanh thu hàngbán( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lạ), giá vốnhàng bán, phải thu khách hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp được tổng hợp và trình bày trong Bảng cân đối kế toán, trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh và trong Thuyết minh báo cáo tài chính hàngnăm
1.1.2 Đặc điểm của chu kỳ ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC
Dưới góc độ kiểm toán, chu kỳ bán hàng và thu tiền liên quan đếnnhiều thông tin tài chính như doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng,chi phí quản lý danh nghiệp, doanh thu hàng bán bị trả lại, phải thukhách hàng được tổng hợp và trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm Đây là những chỉtiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, triểnvọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai, vì thế các chỉ tiêunày thường bị phản ánh sai lệch Để có được những hiểu biết sâu sắc về chu
kỳ thì trước hết phải nắm được các đặc điểm về chu kỳ, gồm có:
Trang 11- Mật độ phát sinh của các nghiệp vụ là tương đối lớn.
- Có liên quan đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quy luật cung – cầu
- Các chỉ tiêu dễ bị phản ánh sai lệch
- Các quan hệ thanh toán trong mua bán rất phức tạp, tình hình chiếmdụng vốn lẫn nhau và có thể phát sinh các khoản công nợ khó đòi Tuy nhiên,việc lập dự phòng khó đòi lại mang tính chủ quan và thường dựa vào ướcđoán của Ban Giám đốc nên rất khó kiểm tra và thường bị lợi dụng để ghităng chi phí
- Rủi ro đối với các khoản mục trong chu kỳ xảy ra theo nhiều chiềuhướng khác nhau có thể ghi tăng, ghi giảm hoặc vừa ghi tăng vừa ghi giảmtheo ý đồ của doanh nghiệp hoặc một số cá nhân Vì thế việc kiểm toán chu
kỳ bán hàng thu tiền tương đối tốn kém và mất thời gian Với chức năng xácminh các thông tin về chu kỳ thì KTV không thể không xem xét những đặcđiểm của chu kỳ và ảnh hưởng của nó tới phương pháp kiểm toán
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền
1.2.1.1 Mục tiêu
Mục tiêu của kiểm toán chu kì bán hàng thu tiền phù hợp với mục tiêuchung của kiểm toán BCTC là xác nhận mức độ tin cậy của BCTC được kiểmtoán, đồng thời kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền cũng có mục tiêu cụthể là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận vềmức độ tin cậy của các thông tin tài chính chủ yếu của chu kỳ này như doanhthu, các khoản giảm trừ danh thu, giá vốn hàng bán, phải thu khách hàng, chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Đồng thời cũng cung cấpnhững thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các
Trang 12chu kỳ có liên quan khác Để đạt được mục tiêu cuối cùng đó, trong quá trìnhkiểm toán, kiểm toán viên phải khảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tếcủa hoạt động kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ này để làm cơ sở thiết kế vàthực hiện các khảo sát cơ bản nhằm đánh giá các thông tin tài chính liên quanđến chu kỳ.
Khi tiến hành kiểm toán, bước đầu tiên KTV cần hiểu được mục tiêuchung, sau đó cụ thể hóa các mục tiêu chung này vào từng phần hành cụ thểgọi là các mục tiêu đặc thù Xét phần hành kiểm toán chu kỳ bán hàng – thutiền, chu kỳ này bao gồm nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền Mặc dùhai loại nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên chu kỳ xác địnhnhưng mỗi loại lại có yêu cầu riêng cũng như phản ánh cụ thể vào sổ kế toánriêng theo trình tự độc lập tương đối Do đó, mục tiêu đặc thù của hai loạinghiệp vụ này mang những điểm riêng biệt Cụ thể:
Mục tiêu kiểm toán đối với nghiệp vụ bán hàng:
- Kiểm tra CSDL về sự phát sinh: Các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổphải thật sự phát sinh và được sự phê chuẩn phù hợp
- Kiểm tra CSDL về sự tính toán và đánh giá :Các nghiệp vụ bán hàngđược ghi sổ phải đựợc tính toán và đánh giá đúng đắn và hợp lý
- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn: Các nghiệp vụbán hàng đã được ghi nhận phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc
kế toán và đúng quan hệ đối ứng tài khoản, chính xác về số liệu ghi trênchứng từ
- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ : Các nghiệp vụbán hàng phát sinh phải được ghi nhận, hạch toán kịp thời đảm bảo phát sinhthuộc kỳ nào phải được ghi nhận vào doanh thu của kỳ ấy
Trang 13- Kiểm tra CSDL tổng hợp cộng dồn và công bố: Các khoản doanh thubán hàng phải được trình bày trên báo cáo tài chính phù hợp với quy định củachế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
Mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng:
- Kiểm tra CSDL về tính hiện hữu : Các khoản phải thu khách hàng trên
sổ kế toán đang thực tế tồn tại tại thời điểm lập BCTC
- Kiểm tra CSDL về quyền và nghĩa vụ : Có đầy đủ bằng chứng xác nhậnđơn vị có quyền với các khoản phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính
- Kiểm tra CSDL về tính toán và đánh giá : Các khoản nợ còn phải thucủa khách hàng phải đuợc tính toán và ghi nhận đúng đắn
- Kiểm tra CSDL đầy đủ : Các khoản nợ phải thu khách hàng được ghinhận đầy đủ
- Kiểm tra CSDL về cộng dồn : Các khoản nợ còn phải thu của kháchhàng phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác
- Kiểm tra CSDL về trình bày và công bố : Các khoản phải thu của kháchhàng được trình bày trên BCTC phải phù hợp với quy định của chế độ kế toán
và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
1.2.1.2 Căn cứ
Quá trình hoạt động bán hàng và thu tiền đặt dưới sự quản lý nói chung
và kiểm soát nội bộ của đơn vị nói riêng Các thông tin tài chính liên quan đếnchu kỳ bán hàng và thu tiền được hình thành trên cơ sở các quá trình kế toán
xử lý các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán và cácquy định có liên quan
Để có thể có cơ sở đưa ra ý kiến nhận xét về các chỉ tiêu tài chính có
liên quan, trước hết cần xác định được phạm vi và các phương pháp, thủ tụckiểm toán cần áp dụng Tiếp theo đó, kiểm toán viên cần dựa vào các thông
Trang 14tin tài liệu nhất định để thu thập các bằng chứng về các quá trình xử lý kế toánđối với các nghiệp vụ trong chu kỳ bán hàng và thu tiền.
Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đadạng về hình thức, nguồn gốc và nội dung Có thể khái quát về các nguồn tàiliệu (các căn cứ) chủ yếu gồm:
Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối vớihoạt động bán hàng và thu tiền mà đơn vị đã áp dụng trong công tác quản lý
và kiểm soát nội bộ, bao gồm các quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhànước ban hành và của chính bản thân đơn vị ban hành
Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan, gồm Bảng cân đối kế toán(báo cáo các thông tin tài chính như Phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn;Người mua trả tiền trước và các thông tin tài chính liên quan khác: tiền, hànghóa,…); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tàichính như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản làm giảmdoanh thu bán hàng, Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lýdoanh nghiệp); Bản thuyết minh BCTC (báo cáo các thông tin chi tiết về hàngtồn kho, về doanh thu bán hàng, về các khoản giảm doanh thu bán hàng,…)Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động bán hàng và thu tiền, bao gồm
sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Các sổ hạch toán nghiệp vụchủ yếu và phổ biến như: Sổ (Thẻ) kho, Nhật ký bảo vệ kho, Nhật ký vậnchuyển hàng hóa,…
Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền đã phátsinh và là căn cứ để ghi vào sổ kế toán Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổbiến như Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn thuế GTGTT hay Hóa đơn thôngthường), Hóa đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuất kho, Chứng từthu tiền hàng, Chứng từ về giảm giá, hàng bán bị trả lại,…
Trang 15Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động bán hàng – thu tiền.Loại này cũng rất phong phú và đa dạng, như: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặthàng, Hợp đồng thương mại (bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ),Chính sách bán hàng, Bản quyết toán hợp đồng,…
Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằngchứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đãtrình bày trên báo cáo tài chính được kiểm toán
1.2.1.3 Các sai phạm thường gặp khi kiểm toán chu kỳ bán hàng thu tiền:
Các thông tin tài chính thuộc chu kỳ bán hàng thu tiền là những thông tintrọng yếu và thường hay xảy ra sai phạm nhất Trên thực tế, trong kiểm toánchu kỳ bán hàng và thu tiền thường gặp một số trường hợp sai phạm điển hìnhsau:
Khai báo tăng doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng trên cơ sở hoạchtoán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàngnhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ
Ghi nhận muộn doanh thu bán hàn trong nghiệp vụ bán hàng trả chậm:chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch toánnghiệp vụ bán hàng thành nghiệp vụ hàng đang gửi đi bán;…
Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên hóa đơn bán hànghay trên hợp đồng thương mại
Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành bán hàng ra nước ngoài (xuấtkhẩu), doanh thu hàng có thuế suất cao thành hàng có thuế suất thấp hơn,…Bán hàng theo phương thức đổi hàng nhưng không hạch toán doanh thubán hàng, phải thu khách hàng mà chỉ hạch toán trực tiếp như hàng đổi hàng
Trang 161.2.2.Các chức năng cơ bản và quá trình KSNBchu kì bán hàng thu tiền
Các quá trình kiểm soát trong một doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa sự lặplại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sửdụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp
Hoạt động KSNB trong chu kì bán hàng thu tiền gắn với các bước côngviệc cụ thể của chu kì
Kiểm soát đối với quá trình xử lý đơn đặt hàng
Quy định về chức năng quyền hạn, nghĩa vụ của người được giao nhiệm
vụ xét duyệt đơn đặt hàng
Trình tự, thủ tục khi xét duyệt đơn đặt hàng
Kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt hàng
Kiểm soát tín dụng và ra quyết định bán hàng
Việc bán hàng thu tiền ngay và bán chụi cho khách hàng cần phải đượcduyệt y cẩn trọng trước khi bán hàng và bán hàng chỉ được vận chuyển saukho duyệt với đầy đủ chứng từ ( tài khoản, con dấu, chữ kí hợp pháp của bênmua, ) nhẵm ngăn ngừa tổn thất do vận chuyển hàng đến người mua không
có thật hay người mua không có khả năng thanh toán Giá bán cũng phải đượcphê duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, giảm giá, tỷ lệ chiết khấu vàphương thức thanh toán nhằm tránh thất thu, kích thích tăng thu cũng nhưnhằm giải quyết hợp pháp và hiệu quả các quan hệ lợi ích giữa các bên thamgia trong quan hệ mua bán
Kiểm soát lập hợp đồng và phát hành hóa đơn
Các hợp đồng bán hàng được lập khi có quyết định bán hàng, được đánh
số và được theo dõi chặt chẽ
Các hóa đơn đều được đánh số trước và được ghi chi tiết để kiểm soátđộc lập quá trình lập hóa đơn và quá trình ghi sổ doanh thu bán hàng
Kiểm soát việc lập chứng từ và ghi sổ kế toán
Trang 17Xem xét chứng từ chứng minh sự phân loại đúng đắn của nghiệp vụ tiêuthụ ( doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ, doanh thu theo nhóm có thuế suấtkhách nhau)
Lập bảng cân đối tiền hàng và gửi cho người mua
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ bán hàng thu tiền có quy mô lớn, thôngthường hàng tháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị bán hàng vớicác khoản đã thu tiền, các khoản phải thu để kiểm soát công việc bán hàng vàthu tiền Để đảm bảo tính khách quan trong xác nhận, việc lập và gửi các bảngcân đối này được thực hiện bởi người độc lập, không liên quan tới việc thutiền hàng hay việc ghi sổ bán hàng thu tiền
Tính độc lập của người kiểm tra kiểm soát
Tính độc lập của người kiểm tra kiểm soát trong việc thực hiện trình tựKSNB là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực của KSNB
Các chứng từ sổ sách sử dụng
Các chứng từ sử dụng: Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn bánhàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế,biên bản quyết toán cung cấp hàng hóa, dịch vụ phiếu thu, giấy báo có ngânhàng, các quyết toán giá trị hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch cụ cho thuê tàisản, phiếu thu, các chứng từ thanh toán, chứng từ phê chuẩn xóa bỏ nợ phảithu không thu được,
Sổ sách sử dụng: Sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, số cái và sổchi tiết các tài khoản liên quan (TK 511, 131, 641, 642, )
1.2.3.Khảo sát KSNB chu kì bán hàng thu tiền trong kiểm toán BCTC
Mục đích khảo sát:
Trang 18KTV cần áp dụng các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đánh giá
về HTKSNB của đơn vị đối với chu kì bán hàng thu tiền trên các khía cạnh:Tính hiện hữu: tức là đơn vị phải có các quy chế kiểm soát nội bộ ápdụng đối với chu kì bán hàng thu tiền;
Tính hiệu lực: tức là quy chế kiểm soát nội vộ đối với chi phí hoạt độngcủa đơn vị xây dựng phải có hiệu lực;
Tính hiệu quả: tức là quy chế kiểm soát nội bộ đối với chu kì bán hàngthu tiền của đơn vị phải có hiệu lực liên tục
Nội dung khảo sát:
- Thứ nhất, khảo sát việc thiết kế, xây dựng về quy chế kiểm soát nội bộ
có khoa học, chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp về kiểm soát chi phí hoạt động haykhông? Bao gồm: Đơn vị có ban hành các chính sách, chế độ, quy định cụ thể
để quản lý, theo dõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, khách hàng trảtiền trước, phải thu khách hàng không? Người phê duyệt chi các khoản chiphí này có đúng thẩm quyền, trách nhiệm không?
Thứ hai, khảo sát sự vận hành (thực hiện) các quy chế kiểm soát nội bộ
đã xây dựng ở trên xem có được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu lực haykhông thông qua sự phân công, hướng dẫn thực hiện công việc, kiểm tra thựchiện các công việc duyệt chi,…
Thứ ba, khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt độngkiểm soát nội bộ xem chúng có được thực hiện liên tục không
Phương pháp khảo sát:
Để thu thập các thông tin về KSNB, KTV áp dụng phương pháp kiểmtoán tuân thủ thông qua vận dụng các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau:
Kiểm tra: KTV thu thập, tìm hiểu và kiểm tra các chính sách và quy định
mà đơn vị áp dụng đối với hoạt động liên quan đến chu kì bán hàng thu tiền
Trang 19như các chính sách, quy chế quy định về việc quản lý và theo dõi CPBH,CPQLDN;
Quan sát: KTV tiến hành quan sát thực tế ở đơn vị có làm đúng như quyđịnh không;
Phỏng vấn: KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảngcâu hỏi đối với những người có liên quan xem đơn vị có thực hiện đúng nhưquy định không;
Yêu cầu các bộ phận có liên quan tiến hành làm lại để KTV kiểm tra
1.3 Quy trình kiểm toán chu kì bán hàng thu tiền 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ mộtcuôc kiểm toán nào Nó có vai trò quan trọng,chi phối tới kế hoạch và hiệuquả chung của một cuộc kiểm toán.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300(Lập kế hoạch kiểm toán) quy định:”Kế hoạch kiểm toán phải được lập mộtcách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộckiểm toán, đảm bảo phát hiện nhũng vấn đè tiềm ẩn và cuộc kiểm toán đượchoàn thành đúng hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân côngcông việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên giakhác về công việc kiểm toán”
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba giai đoạn đó
là :
- Lập kế hoạch chiến lược
- Lập kế hoạch tổng thể
- Lập chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm vàphương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra trên cơ sở hiểu biết về tình hình
Trang 20hoạt động và môi trương kinh doanh của đơn vị được kiểm toán Kế hoạchchiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chấtphức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.
Bán hàng thu tiền là một khoản mục quan trọng, các thông tin chủ yếucủa chu kỳ này sẽ được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược như:Tình hình kinh doanh của khách hàng: Quy mô, số lượng khách hàng, giá
cả các mặt hàng, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của thị trường đối với sảnphẩm của đơn vị…
Tổ chức kiểm soát nội bộ với chu kỳ bán hàng thu tiền cụ thể là các khâukiểm soát, quy trình kiểm soát, những rủi ro kiểm soát có thể xảy ra
Xác định các mục tiêu trọng tâm và phương pháp tiếp cận chu kỳ bánhàng thu tiền
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán đã nêu : “Kếhoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô
tả phạm vi, cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạch kiểm toántổng thể phải đầy đủ,chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Hìnhthức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể có thể thay đổi tùy theo quy
mô của khách hàng và tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phươngpháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng”
Các công việc chủ yếu của giai đoạn này bao gồm: Tìm hểu thông tin
về hoạt động của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nôi bộ, hệ thống
kế toán, đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu của các thông tin trênBCTC…
Trong giai đoạn này KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin có liên quan tớichu kỳ bán hàng thu tiền như:
Trang 21Thông tin về ban lãnh đạo doanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Ban giamđốc, Kế toán trưởng, sự thay đổi nhân sự liên quan đến chu kỳ bán hàng thutiền.
Các chính sách kế toán mà đơn vị khách hàng sử dụng trong hạch toán kếtoán và những thay đổi của các chính sách này ảnh huởng như thế nào tới chu
Xác định mức độ trọng yếu ban đầu cho chu kỳ bán hàng thu tiền
Từ kết quả phân tích, đánh giá trên KTV sẽ hoạch định nội dung, lịchtrình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với các thông tin của chu kỳ bánhàng thu tiền cũng như các thông tin khác trên BCTC của khách hàng Kếhoạch kiểm toán tổng thể cũng là cơ sở để xây dựng chương trình kiểm toáncho từng khoản mục, từng thông tin tài chính cụ thể
Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bản liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toánchi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thểđược sắp xếp theo một trình tự nhất định
Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểmtoán.Nó chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành nội dung lịch trình vàphạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phầnhành.Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho
Trang 22kiểm toán và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phươngtiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán.
Đối với chu kỳ bán hàng thu tiền, việc thiết kế chương trình kiểm toánthường tập trung vào những khoản mục quan trọng như Doanh thu, phải thukhách hàng…Nó bao gồm mục tiêu kiểm toán cụ thể của các chỉ tiêu thuộcchu kỳ, các thủ tục cần áp dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thờigian thực hiện, việc tham chiếu với những thông tin liên quan đến chu kỳ…
Trong quá trình thực hiện chương trình kiểm toán có thể thay đổi chophù hợp với doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện trước đó.1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn trung tâm của cuộc kiểm toán, thực chất là triển khaicác nội dung trong kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằngchứng kiểm toán cho các mục tiêu và nội dung đã được thiết lập
Các nội dung kiểm toán chính bao gồm : Thực hiện các khâu khảo sát,thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ,chi tiết về số dư
a) Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát đối với chu
kỳ bán hàng thu tiền
Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thutiền, KTV cần xem xét hệ thống KSNB có đạt được những mục tiêu sau đây:Các quy chế kiểm soát nội bộ khi vận hành phải đảm bảo cho các nghiệp
vụ bán hàng và thu tiền ghi sổ là có căn cứ hợp lý nghĩa là các nghiệp vụ nàyđược xét duyệt và có đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lý liên quan
Có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc ghi nhận các nghiệp vụ bán hàngcũng như thu tiền một cách đầy đủ kip thời có hệ thống và có sự phân loại rõràng
Trang 23Có quy định và giám sát chặt chẽ trong việc áp dụng các chính sách bánhàng của đơn vị
Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB đối với chu kỳ bán hàng thu tiền
Để có được hiểu biết về các chính sách , các quy định của đơn vị vềKSNB đối với hoạt động bán hàng, kiểm toán viên yêu cầu các nhà quản lýđơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định
về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xétduyệt đơn đặt hàng, trong việc phê chuẩn bán chịu , trong việc phê chuẩn xuấtgiao hàng,… Quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và ký kết hợpđồng thương mại, trong việc xuất giao hàng và theo dõi thu hồi tiền hàng,…Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị , cần chú ýđến các khía cạnh cơ bản:
Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bướccủa hoạt động bán hàng và thu tiền
Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt độngbán hàng của đơn vị
Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ Bán hàng và Thu tiền đượcthể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nóitrên Công việc tiếp theo của kiểm toán viên là khảo sát để đánh giá sự vậnhành của các quy chế KSNB đó Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là
để về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiệnhữu(hoạt động) và tính thường xuyên , liên tục trong vận hành của các quychế kiểm soát , các bước kiểm soát Cách thức khảo sát thu nhập bằng chứnglàm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng
Thứ nhất kiểm toán viên có thể trực tiếp phỏng vấn các nhân viên có liênquan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thườngxuyên hiện hữu vận hành của nó Kiểm toán viên cũng có thể trực tiếp quan
Trang 24sát công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu , kiểm soáthàng khi xuất ra khỏi kho,…
Thứ hai KTV có thể thiết kế mẫu câu hỏi sẵn về hệ thống KSNB gắn vớichu kỳ bán hàng thu tiền Việc thiết lập bảng câu hỏi này phải đảm bảo theotrình tục nhất định bám sát vào các khâu các bước của chu kỳ bán hàng thu tiềnThứ ba một thủ tục phổ biến và hết sức quan trọng là kiểm tra các dấuhiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ , tài liệu (như: Lời phê duyệt
và chữ ký của ngưởi phê duyệt đơn đặt hàng; Dấu hiệu của hoàn thiện chứng
từ kế toán; Chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,…) Dấu hiệu củakiểm soát nội bộ lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phụccao về sự hiện hữu vầ tính thường xuyên , liên tục của hoạt động kiểm soát(sự vận hành của các quy chế kiểm soát nội bộ) trên thực tế
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạtđộng KSNB của đơn vị cũng là một công việc có ý nghĩa quan trọng Sự thựchiện đúng đắn các nguyên tắc ”Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc “Bấtkiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát (đặcbiệt là đầu mối giám sát) , ngăn ngừa và hạn chế được sự lạm dụng hay lợidụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện công việc trong hoạtđộng Bán hàng và Thu tiền KTV thường chú ý đến việc thực hiện thủ tục phêduyệt có đúng chức năng hay không; Việc phân công bố trí người trong cáckhâu có liên quan đến phê duyệt- thực hiện hay kế toán- thủ kho- thủ quỹ cóđảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không
Kết quả các khảo sát về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ Bánhàng và thu tiền nói chung và với từng bước kiểm soát cụ thể trong chu kỳ
Trang 25này nói riêng sẽ là căn cứ để kiểm toán viên đưa ra quyết định về phạm vi cácthử nghiệm cơ bản một cách thích hợp.
Những thiếu sót hay lạc hậu trong các quy chế kiểm soát sẽ khó đảm bảocho hoạt động kiểm soát nội bộ có hiệu quả Tuy nhiên, ngay cả khi quy chếkiểm soát đã đưa ra chặt chẽ và hợp lý nhưng việc tổ chức thực hiện (vậnhành) các quy chế không đầy đủ cũng dễ để xảy ra sai phạm trong quá trìnhhạch toán có liên quan Ví dụ, các trường hợp bán hàng không có sự phêchuẩn (Hợp đồng bán hàng) hoặc Hóa đơn bán hàng chưa qua sự kiểm tra,hoàn chỉnh trước khi ghi sổ kế toán dễ xảy ra việc hạch toán doanh thu bánhàng, phải thu khách hàng là khống hoặc với số liệu không phù hợp
Để tìm hiểu , khảo sát và đánh giá về hoạt động KSNB của đơn vị đượckiểm toán , kiểm toán viên có thể thiết lập bảng câu hỏi về các vấn đề chínhcần thu thập để thu thập và ghi chép lại kết quả, hoặc mô tả bằng lưu đồ haybằng một cách thức thích hợp khác, để làm bằng chứng lưu vào hồ sơ kiểmtoán
Dựa trên các bằng chứng đã thu thập được từ khảo sát về hoạt độngKSNB của đơn vị đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền, kiểm toán viên đưa raquyết định về mức độ rủi ro kiểm soát đối với các hoạt động của chu kỳ đểlàm căn cứ cho việc quyết định về phạm vi, nội dung các thủ tục kiểm toán cơbản cho phù hợp
Thực hiện thủ tục phân tích:
Để có thể khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, thông thường, kiểm toánviên tiến hành phân tích đánh giá tổng quát các thông tin tài chính chủ yếu cóliên quan, như doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng,…Các kỹ thuật phântích bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh vàcác tài liệu khác để lấy số liệu cho việc so sánh hay xác lập các tỷ suất rồi so
Trang 26sánh , chỉ ra sự biến động của các thông tin và đưa ra định hướng cho cáckiểm tra chi tiết tiếp theo.
Cụ thể KTV sẽ so sánh giữa doanh thu bán hàng của kỳ này với kỳ trướchay với cùng kỳ của niên độ trước; so sánh giữa “Phải thu khách hàng ” cuối
kỳ với đầu năm; xác lập tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng và so sánhvới tỷ suất tương ứng của kỳ trước hay của ngành,…
Khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tốgây sự biến động đương nhiên đối với Doanh thu bán hàng, Phải thu kháchhàng,…( được coi là tác động gây biến động hợp lý) và chỉ ra các nghi ngờ vềsai phạm có thể có.Các yếu tố gây nên sự biến động đương nhiên của từngthông tin tài chính lệ thuộc vào loại hoạt động tài chính cụ thể
Ví dụ: Sự thay đổi của quy mô kinh doanh Sự biến động của giá cả thịtrường, có thể do quan hệ cung cầu thay đổi hay do chất lượng hàng hóa thayđổi Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường sẽ dẫn đến biến động củanhững khoản Doanh thu bán hàng và Phải thu khách hàng trong trường hợpbán hàng thu ngoại tệ
Sự biến động của Doanh thu bán hàng, Phải thu khách hàng không xuấtphát từ các tác động có tính đương nhiên sẽ có khả năng gây ra sai phạm Cácnghi ngờ về khả năng sai phạm của Doanh thu bán hàng, Phải thu của kháchhàng, cần được xác định rõ cơ sở dẫn liệu (khía cạnh cụ thể của các cơ sởdẫn liệu) làm mục tiêu để tiếp tục thực hiện các bước kiểm tra chi tiết vềnghiệp vụ và về số dư tài khoản
Công việc phân tích , đánh giá tổng quát được kiểm toán viên thực hiện
và lưu lại trên các giấy tờ làm việc để làm bằng chứng và làm căn cứ cho tổnghợp kết quả kiểm toán ở bước sau
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu kỳ bán hàng thu tiền
Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng( doanh thu bán hàng)
Trang 27Khi thực hiện kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng, KTV thường tiếnhành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm toán Kỹ thuật chọn mẫu do KTV tựlựa chọn thích hợp Tuy nhiên thường chú ý đặc biệt đến các nghiệp vụ bánhàng không có hợp đồng thương mại, nghiệp vụ bán hàng cho khách hàngmới, nghiệp vụ bán hàng với số tiền lớn , nghiệp vụ bán hàng xảy ra vào cuối
kỳ hạch toán,…
Dưới đây là các mục tiêu kiểm toán(cơ sở dẫn liệu) cụ thể và các thủ tụckiểm toán chủ yếu, phổ biến thường áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhậncho các cơ sở dẫn liệu tương ứng
Thứ nhất kiểm tra CSDL “Sự phát sinh” (Tính có thật)
- Kiểm tra Hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản doanh thu bán hành
đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu Bằng chứng cóđược sẽ chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ hay không có căn cứ (ghikhống)
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng: Đơn đặt hàng, Hợpđồng thương mại hoặc Kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn tương ứng vớinghiệp vụ đã ghi sổ nói trên Nội dung kiểm tra hồ sơ phê chuẩn bán hàng làxem xét về tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính đúng thẩmquyền của người phê chuẩn
- Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng nói trên có chứng từ xuất kho, chứng
từ vận chuyển tương ứng(nếu có) hay không
- Ngoài ra, để có thêm bằng chứng tăng thêm độ thuyết phục trong việcxác nhận “tính có thật” của nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ , kiểm toán viên cóthể thực hiện thêm một số thủ tục kiểm tra, khảo sát khác, như:
+ Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàng tương ứng trêncác sổ nghiệp vụ (Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển, Thẻ kho,…) Nếu bộphận bảo vệ kho, bộ phận vận chuyển hàng hóa có ghi chép nhật ký thì các
Trang 28chuyến hàng xuất kho, vận chuyển hàng ngày cũng sẽ được thể hiện trên các
sổ nghiệp vụ của bộ phận này
+ Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng vềnghiệp vụ bán hàng(nếu xét thấy cần và nếu có thể có khả năng nhận đượcphúc đáp)
+ Kiểm tra sơ đồ hạch toán thong qua bút toán ghi sổ đồng thời trên sổcác tài khoản đối ứng(TK131, TK3331);…
Thứ hai CSDL “Sự tính toán , đánh giá” (Tính giá)
- Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị đã dùng để tínhdoanh thu bán hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không Cụ thể:
+ Kiểm tra về số lượng hàng đã bán ghi trên Hóa đơn bán hàng So sánhvới số liệu tương ứng trên Hợp đồng thương mại tương ứng đã được phêchuẩn hay trên Kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn và với số liệu trênchứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển ,…
+ Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên Hóa đơn bán hàng: So sánh vớigiá bán ghi trên Hợp đồng thương mại tương ứng đã được phê chuẩn hoặctrên bảng giá niêm yết của đơn vị; Trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toánviên còn có thể tham khảo giá cả thị trường của cùng mặt hàng, cùng thờiđiểm bán hoặc nếu thấy bất hợp lý có thể thảo luận hay yêu cầu các nhà quản
lý đơn vị giải trình,… để xem xét tính hợp lý của giá cả đã ghi nhận
+ Trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm tra tỷ giá ngoại tệ đã ghinhận trên Hóa đơn bán hàng Công việc kiểm tra, đối chiếu này có phần đơngiản vì thông tin về tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng công bố tại thời điểm (ngày)bán hàng là rất sẵn có
- Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị: Kiểm toán viên kiểm tra kết quảcủa phép tính thành tiền doanh thu bán hàng của đơn vị ngay trên Hóa đơnbán hàng, để xem xét tính chính xác của tính toán Nếu xét thấy cần thiết,kiểm toán viên có thể tinh toán lại dựa trên cơ sở tài liệu của đơn vị được
Trang 29kiểm toán và sự xét đoán của mình Kết quả do kiểm toán viên tự tính toán sẽđược đối chiếu với số liệu trên Hóa đơn bán hàng của đơn vị được kiểm toán.
Thứ ba CSDL ”Sự hạch toán đầy đủ”:
So sánh số lượng bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng với số lượng cáchóa đơn bán hàng để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán doanh thu Kiểm tratính liên tục của số thứ tự (serial) của các hóa đơn bán hàng đã hoạch toántrên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng Sự chênh lệch giữa bút toán ghi sổdoanh thu bán hàng so với số lượng hóa đơn bán hàng (có bao gồm cả bảng
kê bán lẻ) sẽ vi phạm “tính đầy đủ” trong hạch toán
Thứ tư CSDL phân loại và hạch toán đúng đắn (chính xác) :
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ,chính xác, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp vụkhông phải bán hàng (như thanh lý TSCĐ); Đồng thời xem xét việc hạch toáncác nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và phải thukhách hàng tưng ứng có đảm bảo đúng đắn; Phát hiện và loại bỏ các nghiệp
vụ không thuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm vào doanh thu bán hàng
- Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng hóađơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày và số tiền) là thủtục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác
- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoản đốiứng(Sổ tài khoản Phải thu khách hàng; Sổ Thuế GTGT phải nộp) để đảm bảocho các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng;…
Thứ năm CSDL phân loại và hạch toán đúng kỳ:
- Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cut off) vàhạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị
- So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán vớingày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên Hóa đơn bán hàng) để
Trang 30đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán doanh thu bán hàng Sự hạch toánkịp thời và đúng kỳ của kế toán cũng còn phụ thuộc vào hình thức sổ kế toán
và phương thức hạch toán(thủ công hay theo phần mềm trên máy vi tinh),điều đó có ảnh hưởng đối với kiểm toán viên trong đánh giá về sự hợp lýtrong tính đúng kỳ
Thứ sáu CSDL cộng dồn và báo cáo:
- Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng
sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bán hàng về cáckhía cạnh: Tính đầy đủ các khoản doanh thu, các loại doanh thu; Tính chínhxác của kết quả tổng hợp doanh thu bán hang của kỳ báo cáo
- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị (nếu có) hoặctiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từ các sổ kế toán chitiết; Đồng thời đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán hàng với sốliệu trên sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng Trường hợp xét thấy cầnthiết, kiểm toán viên có thể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại số liệu doanhthu bán hàng và đối chiếu với số liệu tương ứng trên sổ kế toán của đơn vị
- Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên báo cáo tài chính xem
có phù hợp với chế độ kế toán quy định; Đồng thời, so sánh số liệu doanh thubán hàng trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế toán doanh thu bán hàngcủa đơn vị để đảm bảo sự trình bày và công bố doanh thu bán hàng đúng đắn.Các công việc kiểm tra chi tiết do kiểm toán viên đã thực hiện được lưulại trên các giấy tờ làm việc làm bằng chứng kiểm toán và là cơ sở để tổnghợp kết quả kiểm toán ở bước sau
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng ở đây là nói về cácnghiệp vụ thu tiền bán hàng mà trước đó đã theo dõi phải thu khách hàng Cácnghiệp vụ thu nợ tiền hàng được hạch toán vào bên Có tài khoản 131( Phải
Trang 31thu khách hàng) đối ứng với ghi bên Nợ các tài khoàn liên quan (KT 111,TK112,…) trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản kểtrên và các sổ hạch toán nghiệp vụ có liên quan.
Các mục tiêu kiểm toán cụ thể và các thủ tục kiểm toán chủ yếu, về cơbản như đối với kiểm toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng:
Thứ nhất kiểm tra CSDL “Sự phát sinh” :
- Kiểm tra các chứng từ thu nợ tiền hàng (phiếu thu, giấy báo Có củangân hàng,…) của các bút toán thu tiền; So sánh, đối chiếu bút toán ghi sổ tàikhoản 131- Phải thu khách hàng với bút toán ghi sổ các tài khoản đối ứng(TK111,TK112,…)
- Kiểm tra các ghi chép trên sổ nghiệp vụ theo dõi khoản tiền đã về đơn
vị (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ) để đảm bảo thực tế tiền đã thực nhận; Kiểmtra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để xácnhận các trường hợp thu tiền và đã sử dụng tiền bán hàng để thanh toán bùtrừ,… Kiểm tra các bảng sao kê của ngân hàng để xác nhận các khoản tiền thuqua ngân hàng; đối chiếu Nhật ký thu tiền với bảng sao kê của ngân hàng
Thứ hai kiểm tra CSDL “Tính toán, đánh giá”:
Thủ tục kiểm toán chủ yếu xem xét đối với các khoản thu tiền hàng ngàybằng ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý Đối với khoản thu bằng ngoại tệ cần lưu
ý về tỷ giá quy đổi và kết quả tính toán cũng như việc ghi nhận vào các tàikhoản đối ứng phù hợp với quy định về kế toán ngoại tệ Đồi với vàng bạc, đáquý cần lưu ý đến số lượng, quy cách, phẩm cấp và đơn giá áp dụng tính toán
Thứ ba kiểm tra CSDL “Phân loại và hạch toán đầy đủ - chính xác – đúng kỳ”:
- Kiểm tra các chứng từ thu tiền đã được dùng làm căn cứ ghi sổ các loạibút toán thu tiền xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không (tiềnbán hàng, tiền thanh lý tài sản cố định, thu hồi công nợ…)
Trang 32- Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi nhận tiền với số lượng cácchứng từ thu tiền kết hợp với kiểm tra số thứ tự các phiếu thu được ghi nhậntrên sổ thu tiền, để có thể phát hiện trường hợp có thể bị bỏ sót hay ghi thiếu.
- Tiến hành đối chiếu về số, ngày và số tiền trên chứng từ thu tiền vớiviệc ghi nhận chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra tính chính xác của hạchtoàn nghiệp vụ thu tiền
- Kiểm tra tính hợp lý của thời gian ghi nhận nghiệp vụ thu nhận tiềnhàng để xác nhận cho tính đúng kỳ trong hạch toán, bằng cách so sánh giữangày phát sinh nghiệp vụ thu tiền( ngày trên chứng từ thu tiền) với ngày ghinhận nghiệp vụ vào sổ kế toán
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi
Thứ nhất kiểm tra CSDL “Sự hiện hữu” :
- Thủ tục kiểm toán hiệu quả nhất cho CSDL này là KTV tiến hành xinxác nhận các khoản nợ còn phải thu từ các khách hàng – nếu có thể được.Thông thường, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp cácbảng liệt kê nợ của khách hàng, xét đoán khả năng có thể xin xác nhận và sau
đó thực hiện thủ tục gửi thư xin xác nhận của các khách hàng Sự xác nhận nợ
từ chính các khách hàng sẽ đảm bảo tin cậy cho tính “có thật” của nợ phảithu
- Trong trường hợp không thể có được xác nhận từ khách hàng về nợ cònphải thu, kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của cáckhoản nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơtài liệu giao hàng,… và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo Có củangân hàng,…) Cần phải nắm rõ là: trường hợp toàn bộ chuyến hàng cònchưa thu tiền thì chủ yếu chỉ liên quan đến chứng từ tài liệu bán hàng, giaohàng; Trường hợp khách hàng đã thanh toán một phần tiền hàng, còn phảixem xét thêm đến các chứng từ thanh toán cho chuyến hàng tương ứng
Trang 33Thứ hai kiểm tra CSDL “Tính toán đánh giá” :
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu
mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu
và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tion tương ứng
đã ghi trên hợp đồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêmyết giá của đơn vị,… đã được phê chuẩn Trường hợp nợ phải thu có gốcngoại tệ, cần kiểm tra, so sánh với thông tin về tỷ giá ngoại tệ tại các thờiđiểm báo cáo để xem xét việc điều chỉnh có đảm bảo phù hợp hay không.Trường hợp nợ phải thu chỉ là một phần còn lại của chuyến hàng đã bán ,kiểm tra trên cơ sở số tiền phải thu ghi trên hóa đơn và chứng từ đã thu tiềntương ứng của hóa đơn đó
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phảithu; Trong trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể tiến hành tínhtoán lại (trên cơ sở tài liệu của đơn vị và sự xét đoán của kiểm toán viên) và
so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
- Cần lưu ý đến các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảmgiá, chiết khấu thương mại sẽ có liên quan đến tính toán nợ còn phải thu; Cóthể kiểm toán viên cần thảo luận với các nhà quản lý đơn vị để làm rõ cáctrường hợp này
Thứ ba kiểm tra CSDL “Cộng dồn” :
- Thông thường, để kiểm tra về tính đầy đủ và chính xác trong việc tổnghợp – cộng dồn của đơn vị , kiểm toán viên cần lập một bảng cân đối thử cáckhoản công nợ phải thu theo thời gian Bảng cân đối thử này cũng là một cơ
sở để xem xét , đánh giá tính hợp lý, đúng đắn của các khoản trích lập dựphòng phải thu khó đòi
Bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải thu liệt kê các khoảnphải thu vào ngày khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính Bao gồm tất cáccác số dư các biệt của từng khách hàng chưa thanh toán, được phân tích theo
số ngày dư nợ tính từ khi bán hàng đến ngày khóa sổ kế toán
Trang 34Việc lập bảng cân đối thử cũng bao gồm cả công việc tính toán lại số liệucủa đơn vị Dựa vào bảng cân đối thử để tiến hành so sánh, đối chiếu kiểm traviệc tính toán cộng dồn đối với từng khách hàng và tổng số dư nợ còn phảithu Cụ thể:
+ Kiểm tra đối chiếu từng khách hàng với các chứng từ gốc tương ứng đểxem xét về tính đầy đủ, chính xác của số dư
+ So sánh đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối thử với số liệu trình bàytrên báo cáo tài chính và với số tổng hợp từ các bảng kê nợ của đơn vị
+ Ngoài ra, còn có thể đối chiếu , so sánh với số liệu của những kháchhàng đã có phúc đáp xác nhận nợ
Thứ tư kiểm tra CSDL “Trình bày và công bố” :
- Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản còn phảithu khách hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không Cầnlưu ý về sự phân biệt và trình bày riêng biệt số dư các khoản nợ còn số dưphải thu theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn)
- Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ
kế toán của đơn vị (đã tổng hợp) và với số liệu trên bảng cân đối thử theo thờigian của các khoản phải thu do kiểm toán viên đã lập
- Kiểm tra căn cứ để tính lập dự phòng, kết quả tinh toán trích lập dựphòng Cần tiến hành xem xét, đánh giá các khoản nợ phải thu khó đòi dựatrên số liệu đã liệt kê trên bảng cân đối thử và tham khảo, thảo luận với cácnhà quản lý đơn vị Kiểm tra chính sách dự phòng mà đơn vị áp dụng có phùhợp với quy định của nhà nước hay của cấp có thẩm quyền theo quy định củapháp luật hay không Cũng cần kiểm tra số liệu do đơn vị tính toán trích lập
có đảm bảo chính xác hay không Nếu xét thấy cần thiết, kiểm toán viên cóthể tự tính lại và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán đơn vị
Trang 351.3.3 Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán KTV thực hiện hai phần công việc cụthể sau:
- Công việc kết thúc kiểm toán
- Công việc thực hiện sau kiểm toán
Thứ nhất, các công việc thực hiện khi kết thúc kiểm toán : Sau khi hoànthành giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV thực hiện tổng hợp đánh giá cácbằng chứng thu thập được nhằm soát xét lại và đưa ra ý kiến cho toàn bộ cuộckiểm toán Các công việc chính bao gồm :
+ Soát xét giấy tờ làm việc của KTV và đánh giá kết quả : Công việc nàyđảm bảo rằng các thủ tục kiểm toán đã đạt được những mục tiêu đã đặt ra haychưa? Kết luận mà KTV đưa ra đã nhất quán với những bằng chứng mà KTVthu được hay chưa? Việc trình bày giấy tờ làm việc của KTV có đầy đủ thôngtin có nhất quán và chính xác hay chưa?
Sau khi đã thực hiện xong các phần việc theo chương trình kiểm toán,việc soát xét giấy tờ làm việc do chủ nhiệm kiểm toán đảm nhiệm đã hoànthành và kết luận rằng việc thực hiện kiểm toán đã được thực hiện tốt vàkhông có điểm nào cần bổ sung KTV sẽ tiến hành công việc tiếp theo:
+ Rà soát các sự kiện phá sinh sau kiểm toán: Mục đích của công việc ràsoát này là nhằm xác định liệu các sự kiện phát sinh sau khi thực hiện kiểmtoán có làm ảnh hưởng tới các phát hiện của KTV khi tiến hành kiểm toánđối với chu kỳ bán hàng thu tiền hay không.Sau khi tìm hiểu và đánh giá các
sự kiện phát sinh sau khi thực hiện kiểm toán KTV khẳng định không có sựkiện nào bất thường xảy ra ảnh hửởng tới kêt quả kiểm toán KTV tiến hànhcông việc tiếp theo
+ Đạt được các bằng chứng kiểm toán có được sự thừa nhận bởi banquản trị doanh nghiệp KTV tiến hành thu thập các thư chấp nhận của ban
Trang 36quản trị doanh nghiệp hoặc BCTC đã được phê duyệt để đảm bảo rằng bằngchứng mà KTV thu thập được đã được ban quản trị thừa nhận trách nhiệmđối với các bằng chứng đó về sự trình bày trung thực hợp lý của BCTC phùhợp với chuẩn mực kế toán hiện hành.
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lýThứ hai, các công việc thực hiện sau kiểm toán đó là đánh giá chất lượngcuộc kiểm toán: Công việc này do chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên bangiám đốc thực hiện nhằm đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán và rút kinhnghiệm cho các cuộc kiểm toán sau
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG VÀ
THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1 Một số nét sơ lược về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế
Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) là thành viên đầy
đủ và duy nhất tại Việt Nam của hãng kiểm toán quốc tế AGN International,một hãng kiểm toán - kế toán lớn với 197 hãng thành viên ở khắp 90 quốc giatrên thế giới
Tên Công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế Tên giao dịch: International Auditing and Financial Consulting Company(viết tắt là IFC Co., Ltd)
Địa chỉ: Phòng 3203 nhà 34T, Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Giấy, HàNội
Vốn điều lệ : 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng Việt Nam)
Công ty được tổ chức theo loại hình Công ty TNHH hai thành viên trởlên với số lượng thành viên góp vốn ban đầu là năm thành viên
Văn phòng chính Hà Nội
Trang 38Phòng 3202, tòa nhà 34T, Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn tài chính Quốc tế
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) đã thànhlập được hơn 10 năm , thời gian tuy không dài nhưng Công ty đã dần khẳngđịnh được tên tuổi của mình trong lĩnh vực kiểm toán
Các giai đoạn phát triển của Công ty:
Giai đoạn đầu: từ khi thành lập cho đến năm 2002, Công ty hoạt độngđúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh loại hình dịch vụ cung cấp là tư vấntài chính
Giai đoạn hai là sự phát triển của IFC và sự chia tách công ty kiểm toánUHY
Bắt đầu từ năm 2002, Công ty đăng kí kinh doanh cung cấp dịch vụ kiểmtoán Kể từ đó Công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô và chất lượng dich
vụ cung cấp cũng như đa dạng hoá loại hình dịch vụ
IFC là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam đượcHội kế toán viên công chứng Anh (ACCA) công nhận là tổ chức đào tạochính thức của ACCA Thành công này chính là sự cam kết của công ty đónggóp vào sự phát triển của nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam
Qua quá trình hoạt động IFC ngày càng lớn mạnh với đội ngũ nhân viêntrẻ, sáng tạo và đầy nhiệt huyết Trong thời gian này, số lượng KTV đăng ký
Trang 39hành nghề của IFC lên tới 13 người, IFC trở thành một trong những công ty
có dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao và được khách hàng tin tưởng.Công ty đáp ứng đầy đủ điều kiện để kiểm toán cho các ngân hàng, các tổchức tín dụng tại Việt Nam theo quyết định số 121/2005/QĐ-NHNN ngày02/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành vềQuy chế kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng đượckiểm toán cho các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam theo quy địnhtại Luật Bảo hiểm Không những IFC cung cấp dịch vụ cho các khách hàngtrong nước mà công ty cũng đã cung cấp dịch vụ cho những khách hàng nằmngoài lãnh thổ Việt Nam IFC là một trong những công ty kiểm toán tại ViệtNam được Quốc tế thừa nhận và được chấp thuận kiểm toán cho các Dự ánQuốc tế tài trợ như WB, ADB, …
Sau quá trình tìm hiểu, lựa chọn đối tác quốc tế, công ty hoàn tất thủ tục
để Hãng kiểm toán Quốc tế UHY đến làm việc và tiến hành thực hiện việcsoát xét hồ sơ xin gia nhập hãng thành viên Sau quá trình làm việc và đàmphán với UHY Quốc tế, một bộ phận cán bộ công nhân viên của IFC tách rathành lập công ty kiểm toán mới để trở thành Hãng thành viên của Hãng kiểmtoán Quốc tế UHY
Thứ ba, từ tháng 7 năm 2007, Công ty chuyển sang giai đoạn phát triểnmới với việc Ban lãnh đạo công ty thống nhất sát nhập Công ty Hợp danhKiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Việt Nam (VAFC) vào IFC, theo đótổng số nhân viên của công ty là trên 60 người trong đó số lượng KTV hànhnghề lên đến 12 người Hai công ty sát nhập chính thức vào lần thay đổi đăng
ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 01/10/2007 Đó là tiền
đề cho sự phát triển lớn mạnh về quy mô và chất lượng hoạt động của IFCtrong những năm tiếp theo
Trang 40Với uy tín trên thị trường kiểm toán Việt Nam cùng với sự phát triểnkhông ngừng của mình, Công ty đã mở rộng mạng lưới phục vụ qua việcthành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh, thành phố nhưHải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Thànhphố Hồ Chí Minh Hiện nay, IFC có hơn 100 nhân viên, trong đó số lượngngười có chứng chỉ KTV là 25 người Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay Công
ty được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là Tổ chức kiểm toán độclập cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứngkhoán
Không dừng lại ở đó, với mong ước vươn xa hơn nữa để hội nhập quốc
tế IFC trở thành doanh nghiệp thành viên của Phòng Thương mại và Côngnghiệp Australia Đây là sự kiện đánh dấu một mốc son quan trọng khi lầnđầu tiên ở Việt Nam một công ty kiểm toán địa phương được công nhận bởimột tổ chức phi chính phủ danh tiếng
Không chỉ phục vụ khách hàng trong nước, Công ty thể hiện nguyệnvọng mở rộng thị trường quốc tế để được đáp ứng nhu cầu kiểm toán cho cácdoanh nghiệp nước ngoài Công ty có quan hệ hợp tác với các hãng kiểm toánhàng đầu ở Việt Nam trong việc liên doanh kiểm toán các dự án được tài trợbởi Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và cungcấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức quốc tế ở Việt Nam Đặc biệt, tháng
12 năm 2008, IFC đã trở thành thành viên chính thức và duy nhất tại ViệtNam của Hãng kiểm toán quốc tế ANG International, một trong 20 hãng kiểmtoán lớn nhất thế giới
2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn tài chính Quốc tế
Bộ máy quản lý của IFC được tổ chức theo mô hình trực tuyến chứcnăng Công ty chia thành các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban đều có