1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không

50 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 227 KB

Nội dung

2.2.3 Nhận định về mối quan hệ hợp tác giữa du lịch và hàng không trong tổ chức các chương trình du lịch thu hút khách du lịch đến Việt Nam... 2.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cườn

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.

CHƯƠNG 1 : MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC DU LỊCH.

1.1 Tổng quan về mối quan hệ giữa Du lịch và Hàng không

1.1.1 Lịch sử mối quan hệ giữa du lịch và hàng không.

1.1.2 Tác động qua lại giữa Du lịch và hàng không

1.2 Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không trong việc tổ chức các chương trình hợp tác du lịch

1.2.1 Lợi ích của việc hợp tác giữa du lịch và hàng không trong việc tổ chức các chương trình du lịch.

2.1 Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

2.2 Hiện trạng mối quan hệ hợp tác giữa du lịch và hàng không trong tổchức chương trình du lịch thu hút khách inbound đến VN

2.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở VN.

2.2.2 Các chương trình hợp tác giữa du lịch và hàng không ở VN 2.2.3 Nhận định về mối quan hệ hợp tác giữa du lịch và hàng không trong tổ chức các chương trình du lịch thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Trang 2

2.2.3.1 Thuận lợi.

2.2.3.2 Khó khăn

2.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quảmối quan hệ hợp tác giữa du lịch và hàng không trong việc tổ chức cácchương trình du lịch thu hút khách inbound đến VN

2.3.1 Những nguyên tắc chung

2.3.2 Đề xuất giải pháp.

2.3.2.1 Những giải pháp đối với cơ cấu tổ chức

2.3.2.2 Những giải pháp đối với chương trình hợp tác du lịch

KẾT LUẬN.

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành du lịch Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 9 tháng 7 năm

1960 , khi Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công

ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương Sau hơn 50 năm thành lập,ngành Du lịch đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tếquốc dân Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nôngnghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, hơn một phần ba của tổng sản phẩm trongnước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó du lịch đóng góp 4,5% trong tổngsản phẩm quốc dân (tính đến thời điểm 2007)

Một trong những đặc trưng của ngành du lịch chính là sự kết hợp củanhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong một chương trình du lịch Đặc biệtphần không thể thiếu trong chuyến du lịch chính là bộ phận vận chuyển.Trong đó, do điều kiện kinh tế và công nghệ ngày càng phát triển thì phươngtiện đang được ưu chuộng nhất hiện nay chính là vận chuyển hàng không Sựhợp tác giữa hàng không và du lịch chính thức được thiết lập bằng văn bảnvào ngày 25 thàng 7 năm 1999 đã mở ra nhiều hướng phát triển cho cả hai

ngành Và mối gắn bó này được nhấn mạnh hơn với Thoả thuận hợp tác xúc tiến và quảng bá du lịch giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam ký vào ngày 28-5-2007

Tuy vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành chỉ dễ dàng trong nhữngnăm 90 Còn càng về sau càng thiếu sự nhịp nhàng và ăn khớp Vì thế em

chọn đề tài “ Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không trong việc tổ chức các chương trình du lịch thu hút khách inbound đến Việt Nam”.

Dưới góc độ nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này nhằm :

Trang 4

Thứ nhất : Nghiên cứu được cơ bản những yếu tố ảnh hưởng trong quá

trình kết hợp giữa du lịch và hàng không để tổ chức các chương trình du lịch

Thứ hai : Tìm hiểu và làm rõ những hướng kết hợp cũng như những

khó khăn trong sự kết hợp giữa du lịch và hàng không để tổ chức các chươngtrình du lịch cho khách inbound tại Việt Nam

Thứ ba : Đề xuất giải pháp phối kết hợp giữa hàng không và du lịch để

xây dựng các chương trình du lịch cho khách inbound tại Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG MỘT : MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không được ví von như “hai cánh củamột con chim, một trong hai cánh tổn thương thì không thể bay cao được”.Thực tế đã chứng minh, hàng không là một yếu tố tối quan trọng trong quátrình hoạt động của du lịch Ngược lại, du lịch chính là điều kiện thúc đẩy sựphát triển của hàng không Sự phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự tăngtrưởng của ngành kia, vì vậy khó có thể tách rời hoạt động của hai ngành nàyvới nhau Nhận thức tầm quan trọng trong mối quan hệ này, lãnh đạo haingành đã có những định hướng và giải pháp phối hợp phát triển cho du lịch vàhàng không

1.1 Tổng quan về mối quan hệ giữa du lịch và hàng không.

1.1.1 Lịch sử mối quan hệ giữa du lịch và hàng không.

Sự di chuyển với các lý do khác nhau được hình thành từ thời Cổ Đại.Mọi sự di chuyển của cá nhân hay các nhóm người với các lý do sinh học, thểthao hay tín ngưỡng đều thời kỳ đó bằng các phương tiện rất thô sơ và đơngiản

Tuy nhiên, sự di chuyển với các lý do khác nhau ngày càng tăng cao, sốlượng người di chuyển cũng ngày càng tăng Trong đó, nổi bật là sự di chuyển

vì lý do thưởng thức , tìm kiếm những điều mới lạ ở những miền đất xa xôitrở nên phổ biến Hay nói cách khác, kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu

đi du lịch của con người ngày càng tăng, và những vùng đất mong muốn đitới của con người cũng xa hơn chỗ ở thường xuyên của họ Sự phát triển của

du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định Một số điều

Trang 6

kiện là cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả các nơi trên trái đất muốnphát triển du lịch Điều kiện giao thông vận tải là một trong những điều kiệnchung quan trọng nhất đối với sự phát triển du lịch.

Nhưng vào những năm trước thế kỷ 20 , phương tiện đi lại chỉ mớidừng ở việc di chuyển bằng tàu hỏa, tàu biển hay ô tô Các chuyến du lịch bịkéo dài hàng tuần hàng tháng và thời gian chủ yếu là ở trên các phương tiện đilại, vì vậy mà du khách dù đi trong thời gian dài nhưng sự trải nghiệm của họ

bị hạn chế Chỉ đến những năm đầu thế kỷ 20, khi hai anh em nhà Wright

mở đầu cho lịch sử hàng không thế giới, vấn đề đi lại của toàn thế giới nóichung và của du khách của các hãng lữ hành nói riêng đã được giải quyết

Trước một phát minh mang tầm lịch sử và những ứng dụng thực tế caonhư vậy, ngành du lịch nhanh chóng đặt mối quan hệ lâu dài và bền vững đốivới ngành hàng không Trong một thế kỷ qua, du lịch và hàng không đã cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển Sản phẩm chínhcủa hàng không là dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, còn sản phẩmchính của du lịch là tất cả các dịch vụ liên quan tới hoạt động vận chuyển, lưutrú, ăn uống, vui chơi , giải trí… phục vụ cho quá trình du lịch Như vậy cóthể thấy, sản phẩm của du lịch bao gồm cả dịch vụ vận chuyển hàng không.Sản phẩm du lịch phát triển đồng thời có sự phát triển trong sản phẩm hàngkhông và ngược lại, hàng không phát triển sẽ góp phần thúc đẩy làm tăng nhucầu du lịch trên toàn thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế, thị trường hàng không và du lịch nóichung có bước nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng Theo thống kê củaWorld Travel Monitor ( WTM), số hành khách sử dụng máy bay trên thế giới

sẽ tăng 7% trong năm 2004 với điểm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương làđiểm phổ thông nhất Tổ chức du lịch thế giới (WTO) cho biết năm 2004 vậnchuyển hàng không khu vực này sẽ là 4,9% và 6,8% năm 2005 Ngoài số

Trang 7

lượng khách có nhu cầu đi lại tăng lên mà bản thân nhu cầu đi lại của hànhkhách cũng phát triển rất đa dạng , không chỉ bó hẹp trong việc đi lại mà baogồm một loạt các đòi hỏi liên quan như ăn ,ở , đi lại ở nơi đến … phải đượccung cấp đồng bộ trọn gói Chính điều đó, trong ngành hàng không và du lịch

đã xuất hiện một hướng rõ rệt là dịch vụ và sản phẩm của hai ngành này ngàycàng gắn bó , xâm nhập lẫn nhau, bổ trợ lẫn nhau trong việc tạo ra một sảnphẩm chung đáp ứng nhu cầu thị trường, có tác dụng ngược lại thúc đẩy thịtrường phát triển và xuất hiện một lĩnh vực nhu cầu mới đầy tiềm năng Nhậnthức được sự thúc đẩy lẫn nhau giữa du lịch và hàng không, trên thế giới đãdiễn ra hiện tượng đa dạng hóa hoạt động cả các hãng hàng không và cáchãng lữ hành Tập đoàn Thomson Travel Group , một trong các hãng lữ hànhlớn nhất của Anh sở hữu một công ty du lịch Lunn Poly , một đại lý bán lẻtiêu thụ hầu hết các tour trọn gói của tập đoàn và một công ty hàng không(Britannia Airways) mà nó vận chuyển hầu hết lượng khách của công ty này.Rất nhiều hãng hành không quốc tế bán các chương trình du lịch của họ nhưcác hãng TWA, British Airway, United và American Airlines, Gruda(Indonexia), Malaysia Airlines, Cathay Pacific (Hồng Kong), SingaporeAirlines … Nhiều hãng hàng không đã lập các công ty lữ hành của mình :hãng Singapore Airlines với công ty lữ hành Tradewwind , hãng CathayPacific với công ty lữ hành Tour East và Cathay Holiday, hãng hàng không

Hy Lạp với công ty lữ hành GoldAir Tour…

Nhìn lại lịch sử du lịch của thế giới , ta thấy rằng vào những năm 50,hàng không đã thể hiện những ưu thế của mình như : khả năng vận chuyểnmột khối lượng lớn hành khách, tốc độ vận chuyển nhanh nhất so với cácphương tiện vận chuyển khác, khả năng cơ động cao với những khoảng cáchlớn , khả năng khắc phục điều kiện địa hình và với những khoảng cách vậnchuyển trên 2.500km – vận chuyển hàng không hoàn toàn chiếm ưu thế

Trang 8

Trong lịch sử, với ưu thế của mình, hàng không đã thúc đẩy du lịch bằng cáchlàm cho lượng khách du lịch tăng mạnh và lần đầu tiên lữ hành trở nên một

bộ phận quan trọng trong công nghiệp du lịch Ngược lại, khi hoạt động dulịch phát triển , nhu cầu khách du lịch quốc tế tăng lên thì khối lượng hànhkhách do các hãng hàng không vận chuyển cũng tăng lên

Như vậy, việc xây dựng hợp tác của du lịch và hàng không theo quátrình lịch sử đã thể hiện một mối quan hệ gắn bó hai bên cùng có lợi, thúc đẩy

sự tăng trưởng và vững mạnh của từng ngành Mặt khác còn góp một phầnkhông nhỏ vào nền kinh tế quốc dân

1.1.2 Tác động qua lại giữa du lịch và hàng không.

1.1.2.1 Tác động của hàng không đối với du lịch.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhu cầu mở rộng quan

hệ và hội nhập với toàn thế giới trở thành nhu cầu bức thiết ,và thể hiện caonhất trong mong muốn được đi lại, di chuyển đến những nơi ngày càng xa địaphương đang sống Các phương tiện đi lại cũng tăng dần về số lượng vàchủng loại Sự phát triển này đã làm mạng lưới giao thông vươn tới được mọinơi trên trái đất, theo thống kê, hiện nay có tới hơn 300 triệu khách du lịch điqua biên giới các nước bằng các phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế

Vận tải bao gồm vận tải đường bộ, đường thủy, đường không, đườngsắt… Mỗi hình thức vận chuyển có đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu vàkhả năng đi lại của du khách Tuy nhiên, trong số đó, nhu cầu di chuyển bằnghàng không vẫn là cao nhất Hàng không không chỉ là phương tiện có độ cơđộng cao, tốc độ di chuyển nhanh , nó còn giúp hành khách đi được tới nhữngnơi xa xôi mà đường sắt và đường thủy không thể đi đến, nó là cầu nối cóhiệu quả nhất trong sự giao lưu giữa các vùng , các quốc gia Vận tải hàng

Trang 9

không có thể di chuyển với số lượng hành khách lớn, đến những nơi xa vàtrong một thời gian ngắn nhất Hàng không là ngành kinh doanh đem lại lợinhuận lớn cho chính bản thân ngành, thúc đẩy sự phát triển của các ngànhkinh tế quốc dân khác, giảm thời gian hao phí lao động dành cho việc đi lại,khắc phục khoảng cách vận chuyển lớn Trước tính ứng dụng cao của vận tảihàng không, các quốc gia trên thế giới đã mở rộng chính sách ưu đãi, đầu tưphát triển xây dựng các sân bay cũng như mở cửa, cấp thị thực, giảm nhữngrắc rối trong thủ tục xuất nhập cảnh đối với hàng không Ngoài mục đích thulợi nhuận, sự phát triển của hàng không là động lực thúc đẩy sự phát triển củakinh tế thế giới cũng như là cầu nối giao lưu , mở rộng văn hóa, tín ngưỡng,thương mại giữa các quốc gia , các vùng…

Trong khi đặc trưng cơ bản của du lịch là việc tách rời về cung và cầucủa sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở thường xuyêncủa khách ,do đó vận tải là khâu trung gian nối liền cung – cầu du lịch và trởthành một điều kiện cơ bản để phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng.Khi đi du lịch , du khách mong muốn được hưởng những dịch vụ hoàn hảonhất trong suốt chuyến đi Mặt khác , thời gian dành cho việc đi lại chiếm tới30% trong quỹ thời gian thực hiện chuyến du lịch, trong tổng chi phí củakhách du lịch bỏ ra cho quá trình du lịch, chi phí cho việc vận chuyển qua cácđiểm chiếm trung bình 38%, vì thế mà du khách lại càng đòi hỏi cao hơn chochất lượng của phương tiện vận chuyển Điều kiện giao thông cần phải đảmbảo an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, được hưởng những dịch vụkhách hàng tốt nhất trong cả chuyến đi như có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống… Bêncạnh đó, phương tiện phải không làm mất quá nhiều thời gian dành cho đi lại

và hành khách có thể thực hiện được hết các mục đích đi du lịch trong quỹthời gian giới hạn của mình.Nếu như trước đây, hành trình bằng tàu biển từParis tới Tokyo mất ba tháng thì ngày nay du khách chỉ mất chừng mười giờ

Trang 10

bay Ngành hàng không đã chứng tỏ được ưu thế của nó trong việc thỏa mãnnhững nhu cầu đi lại của khách du lịch Hàng không có khả năng vận chuyểntầm xa, tốc độ cao, tiết kiệm thời gian vận chuyển Với cự ly vận chuyển trên1000km, vận tải bằng hàng không hoàn toàn chiếm ưu thế so với các phươngtiện vận chuyển khác

Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Quốc tế thì :

 Với khoảng cách vận chuyển từ 1000 đến 4000km hàng năm có

200 tỷ hành khách x km; trong đó khách du lịch 50% được vận chuyểnbằng máy bay

 Với khoảng cách trên 4000km thì người ta chỉ đi lại bằng máybay

Hàng không thực sự là sự lựa chọn lý tưởng cho những chuyến du lịch

xa và dài ngày

Một đặc điểm nữa của du lịch là rất nhiều tài nguyên du lịch có vị trí xatrung tâm và thường ở cách vùng hẻo lánh Có những nơi các phương tiệnnhư tàu hỏa, ô tô hay xe máy không thể đến được, lúc đó di chuyển bằng hàngkhông là sự lựa chọn phù hợp nhất Hàng không có tính cơ động rất cao, nhờ

có hàng không mà du khách có thể du ngoạn và tìm hiều những phong tục tậpquán độc đáo, giao lưu văn hóa….với các dân tộc khác Hàng không là trungtâm , động lực cho sự phát triển của ngành du lịch.Trong những thành tựuphát triển của du lịch thì hàng không đóng góp một vai trò quan trọng

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á – là điểm đến mong đợi củakhách du lịch trên thế giới Nhà nước xem việc thúc đẩy việc hợp tác giao lưucùng bạn bè năm châu là chiến lược trọng điểm, Việt Nam đang tạo mọi cơhội tốt nhất trong việc quảng bá hình ảnh đất nước đến thế giới, và hàngkhông là một công cụ không thể thiếu Một dịch vụ bay tốt, một hình ảnhhàng không mang đậm nét truyền thống dân tộc sẽ là khởi đầu tốt cho chuyến

Trang 11

du lịch sau đó Tuy vậy, không chỉ phục vụ khách quốc tế, hàng không cònđang trở thành phương tiện vận chuyển công cộng của cư dân cả nước Vớiđịa hình kéo dài, khoảng cách giữa các điểm đến du lịch trên lãnh thổ ViệtNam cách nhau khá xa, do đó việc vận tải của hãng hàng không là cần thiết đểphát triển du lịch của quốc gia, của vùng Hiện tại trong lãnh thổ Việt Nam có

22 đường bay nội địa nối liền 16 thành phố trong cả nước tạo ra mạng lướibay dày đặc Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiệncủa 23 hãng hàng không tên tuổi trên thế giới và sự ra đời của hãng hàngkhông thứ ba là minh chứng cho sự sôi động của thị trường vận tải hàngkhông tại Việt Nam

1.1.2.2 Tác động của du lịch đối với hàng không.

Hàng không là phương tiện giúp khách du lịch có thể di chuyển mộtcách nhanh chóng và an toàn hơn, hay nói cách khác, hàng không chính làđộng lực thúc đẩy quá trình phát triển du lịch Nhưng ngược lại, du lịch lại lànguồn cung cấp khách quan trọng cho hàng không Sự phát triển của du lịch

đã làm tăng nhu cầu đi lại của du khách bằng đường hàng không Hơn nữa xuhướng du lịch đang mở rộng đến những vùng đất xa xôi , sự xuất hiện củanhiều loại hình du lịch độc đáo như thăm các di tích văn hóa cổ, các nền vănhóa hoang sơ… đã tăng khả năng thu hút khách qua đường hàng không Mọihoạt động thúc đẩy du lịch đều có tác động tích cực đến việc phát triển hàngkhông Các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, chiến lược giảm giá, cảitiến thủ tục xuất nhập cảnh của các hãng hàng không đều nhằm thu hút khách

du lịch di chuyển bằng máy bay Hầu hết các hãng hàng không đều sẵn sànghợp tác, tính giá ưu đãi cũng như tạo mối quan hệ với các công ty du lịch đểtìm kiếm nguồn khách qua các công ty này Các công ty du lịch thường cónguồn khách ổn định thì cũng tạo tính ổn định về lượng khách cho các hãnghàng không

Trang 12

Chi phí hàng không trong tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi của một

du khách tương đối lớn Một du khách trung bình tiêu tốn 30% cho đilại,trong đó chi hàng không là lớn nhất và có khoảng 70% lượng người đi dulịch dùng phương tiện hàng không Tại Việt Nam, năm 1997 có tới 1.033.743khách du lịch quốc tế trong tổng số 1.716.000 khách quốc tế đến Việt Nam đãdùng phương tiện hàng không, chiếm 60,24% Trong các năm trước tỷ lệkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam sử dụng phương tiện hàng không còn lớnhơn nhiều, chiếm tới 60 – 70% Trong giai đoạn hiện nay, khi du lịch trởthành ngành kinh tế trọng điểm thì cuộc cạnh tranh thu hút khách quốc tế giữacác quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang rất gay gắt Cácquốc gia tích cực mở thêm nhiều đường bay, xây dượng sân bay, nới lỏngđiều kiện xuất nhập cảnh, tăng cường khuyến mãi, quảng cáo về hình ảnhquốc gia Các hãng hàng không gắn hoạt động vận chuyển với sự phát triển

du lịch, mang lại khả năng chủ động nguồn khách, tăng thêm giá trị bổ sung,tăng doanh thu và khả năng mở rộng thị trường từ đó tăng khả năng cạnhtranh của hãng hàng không với hãng nước ngoài

Khách du lịch là nguồn khách chủ yếu và cũng là nguồn khách ổn địnhnhất đối với các hãng hàng không Trong khi các nguồn khách khác thì lý do

di chuyển có thể thay đổi hay biến động khó lường trước được Nhưng đối vớinguồn khách du lịch, khi nắm bắt được xu hướng phát triển, những dự báolượng khách đi du lịch thì các hãng hàng không đã có thể điều chỉnh cácchính sách phù hợp để thu hút khách du lịch Dựa vào du lịch, hàng không dựtính được số lượng khách sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàngkhông, có kế hoạch phát triển trong tương lai Các hãng du lịch cũng có thểkhuyến khích khách hàng của mình sử dụng các dịch vụ hàng không bằngcách quảng cáo qua các tập gấp, cung cấp thông tin về hãng hàng không chokhách hàng,mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài phối hợp với các hãng

Trang 13

hàng không quốc gia… Có thể nói, các công ty du lịch là bạn hàng quan trọngnhất đối với các hãng hàng không.

Tuy vậy, du lịch cũng có tác động tiêu cực đối với hàng không Do đặctrưng về tính mùa vụ du lịch mà khiến lượng khách sử dụng dịch vụ hàngkhông biến động theo mùa du lịch Trong thời vụ du lịch dễ dẫn tới nhu cầuquá tải về dịch vụ hàng không, và ngược lại, nhu cầu thấp dễ dẫn tới sự vắngchỗ trên các chuyến bay Điều này khiến việc thu lợi nhuận của các hãng hàngkhông không ổn định trong cả chu kỳ hoạt động khi mà khách du lịch lại lànguồn khách chủ yếu trong các chuyến bay Ngoài ra, còn ảnh hưởng lớn đếnchất lượng dịch vụ hàng không do các hãng hàng không thường xuyên tăngchuyến không đủ nhu cầu của khách trong mùa vụ, khách thường chỉ tăngtrong một chiều vận chuyển Có chiều thì quá nhiều khách đặt chỗ nhưng cóchiều lại quá ít khách Hơn nữa khách du lịch thường đi theo đoàn, giữ chỗtrước một thời gian dài và mua giá rẻ là lượng khách đem lại lợi nhuận thấpcho hãng hàng không so với khách đi công vụ và khách lẻ

Nhưng nhìn chung, lợi ích của hàng không và du lịch là song hành vớinhau Khi du lịch phát triển sẽ làm tăng tương đối lượng khách sử dụng dịch

vụ hàng không Việc phát triển các điểm du lịch mới, độc đáo, khám phá…làm tăng nhu cầu khách du lịch thuê trọn gói máy bay cho chuyến hành trìnhcủa mình Điều này còn thúc đẩy các công ty dịch vụ máy bay mới ra đời cácloại máy bay trực thăng , máy bay thể thao… phục vụ nhu cầu đa dạng củakhách

Du lịch tích cực phát triển và làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụhàng không Đây là mối quan hệ hai chiều mật thiết và thúc đẩy nhau cùngphát triển Ngoài ra, du lịch và hàng không còn có nhiều điểm tương đồngtrong việc phục vụ khách ăn, nghỉ, và sử dụng các dịch vụ bổ sung Vì thế, tạo

Trang 14

mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai ngành là việc cần thiết không thể phủnhận được

1.2 Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không trong việc tổ chức

sử dụng dịch vụ hàng không, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho cả dulịch và hàng không Mặt khác, việc phát triển du lịch còn tác động rất nhiềuđến các ngành kinh doanh khác Du lịch là một ngành tổng hợp, nó có sự bổtrợ và tương tác với công nghiệp,nông nghiệp, thương mại và là ngành kinh tếtrọng điểm của nền kinh tế quốc dân Khi du lịch phát triển tốt là đã góp phầntạo nên nguồn tài chính ổn định cho nhà nước

Sự hợp tác của du lịch và hàng không trong việc xây dựng các chươngtrình du lịch tạo nên động lực thúc đẩy mong muốn đi du lịch Hình thức phổbiến nhất trong sự hợp tác này chính là việc hàng không áp dụng các chươngtrình giảm giá vé cho các tour du lịch, các chương trình giảm giá làm giảm giátour du lịch và thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của khách Do tính thời vụ củangành du lịch mà đến thời điểm thấp vụ thì lượng khách đi du lịch và khách

sử dụng dịch vụ hàng không giảm đáng kể, trước tình hình đó, hàng không đã

áp dụng chính sách giảm giá để tăng lượng khách vào thời điểm này, tạo ra

Trang 15

nguồn thu ổn định và đồng đều cho cả hai ngành du lịch và hàng không trong

cả kỳ kinh doanh

Các chương trình du lịch dưới sự hợp tác của du lịch – hàng không còntăng nguồn thu ngoại tệ cho cả hai ngành Khách du lịch sử dụng dịch vụhàng không thường là khách quốc tế, nguồn tiền ngoại tệ không chỉ thể hiện ởtiền vé máy bay mà còn là nguồn tiền từ các dịch vụ khách hàng, qua các cửahàng của hãng hàng không Ngoài ra, các hãng hàng không còn có tặng véđến các trung tâm giải trí cho khách hàng của mình, hình thức này đã tăngviệc tiêu dùng du lịch ở điểm đến Những nguồn tiền này đồng thời đã tăngnguồn thu cho ngân sách nhà nước

Không chỉ dừng lại ở việc hợp tác ở trong nước, nhiều công ty lữ hành

đã cùng xây dựng mối quan hệ với các hãng hàng không nước ngoài Cácchương trình du lịch được tổ chức ở nước ngoài có sự hợp tác với hãng hàngkhông của nước đó, có nhiều tour du lịch đã thuê trọn gói dịch vụ của hãnghàng không đã tạo nên mối quan hệ kinh tế bền vững và lâu dài giữa hãnghàng không và công ty du lịch, giúp phát triển kinh tế điểm đến , mang cơ hội

mở rộng thị trường cho các công ty du lịch

1.2.1.2 Lợi ích văn hóa.

Một trong những khẩu hiệu nổi tiếng của Vietnam Airline chính là “Bringing Vietnamese culture to the world” – “ đem văn hóa Việt Nam ra thếgiới”, bằng khẩu hiệu này, Vietnam Airlines đã khẳng định sự gắn bó củamình với dân tộc, cũng như sự trân trọng những nét tinh hoa trong nền vănhóa Việt, đó là điểm tiếp cận hết sức tinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Văn hóa – đó là niềm tự hào quốc gia, là yếu tố tạo nên bản sắc cho từng đấtnước Khi hình ảnh của một đất nước được quảng bá trên khắp thế giới thì đócũng chính là lúc nền văn hóa của đất nước đó được giới thiệu với bạn bè nămchâu.Ví dụ như biểu tượng của hãng hàng không Việt Nam là bông hoa sen

Trang 16

được cách điệu, là niềm tự hào và thể hiện tâm hồn thanh cao, thuần khiết củacon người Việt Nam – hình ảnh này đã đại diện cho một đất nước bay đếnkhắp mọi miền trên thế giới Văn hóa là yếu tố cốt lõi, niềm tự hào của mỗiquốc gia dân tộc, vì thế càng có nhiều khách du lịch đến tham quan du lịch thìnét tinh hoa văn hóa của địa điểm đó càng được phổ biến Có thể nói du lịchchính là cầu nối quan trọng đem văn hóa của địa phương đi hội nhập với cácnền văn hóa khác Các chương trình được tổ chức do sự hợp tác của du lịch vàhàng không hầu hết đều sử dụng yếu tố văn hóa làm nền tảng, là cơ sở để xâydựng Bên cạnh mục đích về lợi nhuận thì việc giới thiệu văn hóa, thu hútkhách du lịch đến khám phá vẻ đẹp của đất nước cũng là một trong nhữngmục đích chính của sự hợp tác

Ví dụ tiêu biểu cho việc hợp tác của du lịch và hàng không trong việc

tổ chức các chương trình du lịch văn hóa chính là sự liên kết của hãng hàngkhông Cathay Pacific Airway của Hong Kong – một trong những hãng hàngkhông lớn nhất thế giới, và các hãng lữ hành Việt Nam Ngày 10/09/2005,Cathay Pacific Airway đã mời 9 đại diện công ty lữ hành Việt Nam và 16 đạidiện từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hong Kong tham gia chương trình thămquan trọn gói đặc biệt, chỉ với 553USD hành khách sẽ có một tấm vé khứ hồihàng phổ thông từ Việt Nam đến Hong Kong, kèm theo một đêm nghỉ miễnphí tại khách sạn của Disneyland, vé vào công viên Hong Kong Disneyland

và xe hai chiều từ sân bay tới khách sạn do hãng lữ hành Victoria tổ chức.Chương trình đã nâng cao vị thế Hong Kong với tư cách là điểm đến hấp dẫn

và thú vị nhất khu vực, đây còn là hứa hẹn cơ hội hợp tác giữa các công ty lữhành của Việt Nam với Cathay Pacific Airway, các công ty lữ hành với vị thế

là điểm gửi khách sẽ là nguồn cấp khách cho các điểm du lịch của HongKong Bên cạnh đó, Cathay Pacific Airway còn được biết đến tại Việt Namvới chương trình “ Tìm hiểu môi trường hoang dã”- một hoạt động thường

Trang 17

niên do Cathay Pacific tài trợ nhằm chọn ra các thí sinh xuất sắc nhất đếnNam Phi để tận mắt khám phá vẻ đẹp Châu Phi, chương trình đã khuyếnkhích thế hệ trẻ sáng tạo ý tưởng và đưa các em trở thành các đại sứ văn hóa

và môi trường của đất nước mình, đồng thời là cơ hội để mở rộng thị trường

du lịch ở Châu Phi Cathay Paciffic Airway còn tổ chức rất nhiều chươngtrình du lịch, dịch vụ đặc biệt tới các nước trong khu vực cũng như Bắc Mỹ,Châu Âu, Châu Úc, New Zealand… Cathay Pacific đã trở thành cầu nối vănhóa của Hong Kong với thế giới thông qua các chương trình du lịch củamình Không chỉ giới thiệu những nét tinh hoa dân tộc, các chươngtrình du lịch còn là cơ hội phát triển hội nhập của các nền văn hóa khác nhau.Trong quá trình tham gia chương trình du lịch có các thành phần quốc giakhác nhau gặp gỡ và giao lưu, đã làm đa dạng thêm nét văn hóa của từngquốc gia Du khách không chỉ mở rộng tầm hiểu biết mà còn tiếp thu thêmđược nhiều tinh hoa từ các nền văn hóa khác Nhờ có du lịch mà nhiều nềnvăn hóa đã vượt đại dương du nhập đến các quốc gia châu lục khác Hàngkhông đã giúp việc đi du lịch trở nên dễ dàng hơn, cùng với đó là quá trìnhkhám phá những nền văn hóa từ những vùng xa xôi của thế giới

1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong hợp tác giữa du lịch và hàng không trong việc tổ chức các chương trình du lịch.

1.2.2.1 Thuận lợi.

Do có những sự tương đồng trong hoạt động của du lịch và hàng không

mà việc hợp tác của hai ngành đã có rất nhiều thuận lợi

Trước hết đây là một hoạt động kinh doanh phát triển kinh tế, văn hóaquốc gia một cách nhanh chóng và bền vững nhất, chính vì thế các chươngtrình du lịch này có được sự ủng hộ, hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước củahai ngành Các cơ quan quản lý của hai ngành nhận thấy được lợi ích từ việchợp tác này sẽ không bỏ lỡ cơ hội cùng nhau phát triển Có được sự quan tâm

Trang 18

ủng hộ từ các cơ quan này chính là nền tảng vững chắc để các chương trìnhhợp tác diễn ra hiệu quả, đồng thời tạo tiền đề phát triển cho các chương trình

du lịch sau này Việc tổ chức chương trình du lịch là một hoạt động kinhdoanh thuộc quyền quản lý của các cơ quan chính phủ, nhà nước tại điểm đến,các chương trình du lịch được xem là sản phẩm hàng hóa, nhưng sản phẩmnày không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà mà còn đến văn hóa xãhội của quốc gia Vì vậy, các cơ quan nhà nước luôn có sự quản lý, kiểm soátchặt chẽ để giữ được hình ảnh đẹp của đất nước trong mắt bạn bè thế giới.Các thủ tục pháp lý, hành chính thường được xem xét kỹ lưỡng trước khithông duyệt một chương trình hợp tác Do đó mà khi có được sự ủng hộ từcác cơ quan quản lý đã là một bước quan trọng trong quá trình xây dựngchương trình du lịch

Việc phát triển du lịch sẽ là cơ hội phát triển kinh doanh của cư dân địaphương Thực tế , nhiều địa phương đã lấy du lịch làm nền kinh tế trọng điểm,

là nguồn thu nhập chính, vì vậy mà họ tạo những điều kiện thuận lợi nhất choviệc tổ chức các chương trình du lịch Dân cư tại điểm đến cũng là một thànhphần không thể thiếu trong chương trình du lịch, họ chính là thành phần bổtrợ quyết định một phần chất lượng sản phẩm, vì vậy , có được sự hợp tác từ

cư dân địa phương là một điểm quan trọng trong quá trình tổ chức chươngtrình du lịch

Và một trong yếu tố quyết định quan trọng nhất chính là chính sách hợptác từ phía lãnh đạo của hai ngành Nắm bắt được ảnh hưởng lẫn nhau của haingành mà đã có rất nhiều mối quan hệ gắn bó được xây dựng từ lâu giữa dulịch và hàng không Từ khi hàng không trở thành phương tiện phổ biến trênthế giới, là hình thức vận chuyển nhanh và hiệu quả nhất thì việc hợp tác giữa

du lịch và hàng không trở thành điều kiện tất yếu cho việc phát triển của haingành Chính vì thế, lãnh đạo của du lịch và hàng không tích cực xây dựng

Trang 19

các dự án hợp tác chung Có các hãng hàng không xây dựng thêm bộ phậnhoặc công ty lữ hành của mình để trực tiếp trở thành nhà tổ chức và phân phốisản phẩm du lịch,rất nhiều hãng hàng không quốc tế bán chương trình du lịchcủa họ cho các hãng lữ hành Trong khi đó các có những tập đoàn lữ hành nổitiếng như Thomson Group, một trong các hãng lữ hành lớn nhất ở Anh , đã sởhữu một công ty du lịch Lunn Oly , một đại lý tiêu thụ hết các tour trọn gói vàcông ty hàng không Britannia Airway mà nó vận chuyển hầu hết lượng kháchcủa công ty này Điều đó nói lên khát vọng hợp tác rất lớn từ các công ty dulịch và các hãng hàng không trên thế giới Họ tận dụng mọi điều kiện sẵn có

để lữ hành hoặc hàng không trở thành một bộ phận của công ty Các hãnghàng không luôn cố gắng cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất vềcác chuyến bay cho công ty du lịch, đồng thời bên phía các công ty du lịchđảm bảo số lượng hành khách ổn định cho hãng hàng không Tầm quan trọnggiữa hai ngành làm cho việc tổ chức các chương trình du lịch có sự hợp tácgiữa du lịch - hàng không được đặc biệt chú ý, trở thành sản phẩm quan trọngtrong quá trình hoạt động kinh doanh của du lịch và hàng không

1.2.2.2 Khó khăn.

Mặc dù được đánh giá có cùng mục tiêu chung nhưng ngành hàngkhông và ngành du lịch vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong hành động

để mang lại hiệu quả cao nhất

Đầu tiên là do tình thời vụ của du lịch làm ảnh hưởng đến quá trìnhhoạt động cũng như số lượng hành khách của hàng không Vào các mùa vụ dulịch chính, số lượng khách dồn dập khiến các hãng hàng không thường phảităng chuyến bay, quá tải về việc cung cấp dịch vụ khiến chất lượng giảm.Trong khi đó, vào các mùa thấp vụ thì lượng hành khách lại giảm đáng kể làmcho hàng không thiếu khách, không đảm bảo được nguồn tài chính để hoạtđộng Chính tính thời vụ du lịch đã khiến quá trình tổ chức hoạt động của các

Trang 20

hãng hàng không cũng thay đổi và biến động theo, không ổn định trong cả kỳkinh doanh Mặt khác, khi các công ty du lịch tổ chức các tour trọn gói theođoàn lớn, giá vé bán cho công ty du lịch sẽ rẻ hơn so với khi hãng hàng khôngbán cho khách thương gia đi lẻ Hành khách đi theo đoàn làm chiếm một phầnlớn diện tích của máy bay, làm giảm thiểu lượng khách có giá vé cao hơn,khiến thu nhập của hàng không cũng giảm một phần không nhỏ Đây trởthành điểm lo ngại của các hãng hàng không khi hợp tác cùng các công ty dulịch.

Tuy có những điểm tương đồng khá lớn nhưng về bản chất, du lịch vàhàng không là hai ngành kinh doanh hoàn toàn khác nhau Chính vì thế khôngthể tránh khỏi những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng kế hoạch, cơ chếgiải ngân và đóng góp kinh phí Hình thức hoạt động khác nhau khiến haingành khó có thể tạo ra một sản phẩm chung hoàn chỉnh nếu thiếu sự hợp tácchặt chẽ và thiếu sự dung hòa giữa hai ngành Khi hai ngành không cung cấp

đủ thông tin, thiếu chính sách phối hợp thì các chương trình du lịch không thểđáp ứng được mục tiêu của chương trình Trong khi mỗi ngành lại có triết lý,mục tiêu kinh doanh riêng, tuy cùng mục đích là thu lợi nhuận nhưng có thểnguồn khách từ công ty lữ hành không phải là nguồn thu nhập chính hay cònlàm giảm đi số lượng khách hàng mục tiêu của các hãng hàng không, thì việchợp tác trở nên không cần thiết Chỉ khi hai ngành tìm được tiếng nói chung,cùng hướng tới một thị trường khách hàng thì lúc đó quá trình hợp tác mới cóthể diễn ra hiệu quả

Trên thực tế, các chương trình du lịch được tổ chức do sự hợp tác giữahàng không và du lịch sẽ chịu nhiều áp lực và cần sự chuẩn bị tốt hơn cácchương trình đơn lẻ khác Chỉ cần một bộ phận không thể đáp ứng yêu cầu sẽlàm ảnh hưởng đến hình ảnh của cả công ty du lịch và hãng hàng không chứkhông phải của riêng từng ngành Điều này phụ thuộc vào bộ phận lãnh đạo

Trang 21

có đánh giá đúng tầm quan trọng của ngành kia đối với doanh nghiệp củamình để sẵn sàng hợp tác hay không.

Và một khó khăn không thể tránh khỏi hiện nay chính là giá nguyênliệu tăng nhanh, khiến các hãng hàng không rơi vào tình trạng lao đao Nếuvẫn áp dụng các chính sách giảm giá vé cho các công ty du lịch sẽ khiến hàngkhông không thể tạo nên được lợi nhuận cho chính ngành Từ đầu năm 2011đến nay, các hãng hàng không Mỹ đã tăng giá vé 6 lần, trong khi năm 2010chỉ tăng 4 lần Nhiều hãng hàng không Mỹ tăng giá vé từ 360 đến 400 USDcho các chuyến bay đi châu Âu Các hãng hàng không của Trung Quốc, Anh

và Canada cũng rục rịch tăng giá vé mà họ gọi là phụ phí nhiên liệu Biếnđộng giá nhiên liệu sẽ là một trong những thách thức lớn nhất buộc các hãnghàng không phải có giải pháp phù hợp, và cũng là một thách thức cho cáchãng lữ hành khi muốn áp dụng chính sách về giá cho các chương trình dulịch

Bên cạnh đó, không chỉ có vấn đề của các hãng hàng không Nhữngvấn đề về thiên tai , lũ lụt, động đất, sóng thần, ô nhiễm môi trường….cũnglàm ảnh hưởng đến sự hợp tác của du lịch và hàng không Trận động đất tạiNhật Bản trong tháng ba vừa rồi không chỉ khiến nền kinh tế Nhật Bản đixuống một cách thảm hại, các hãng hàng không trên thế giới đã phải điềuchỉnh các tuyến bay qua Nhật, cắt giảm một số chuyến tới Nhật và hủy hoàntoàn các chương trình du lịch đến Nhật Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế đãkhiến hành khách ngại đi lại bằng máy bay, hoặc hạn chế bay hạng sang đểgiảm bớt chi phí Khách du lịch ra nước ngoài cũng giảm đi đáng kể khiếncho các hãng lữ hành khó thuyết phục khách di chuyển bằng hàng không, cáctour du lịch tại các địa điểm xa bị hoãn hay hủy bỏ

Trang 22

CHƯƠNG 2 :

TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THU HÚT KHÁCH INBOUND ĐẾN VIỆT NAM

2.1 Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

Đối với các nước phát triển trên thế giới, du lịch từ lâu đã trởthành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Hỗ trợ

và phát triển du lịch trở thành một trong những vấn đề được quan tâmđối với các quốc gia có tiềm năng du lịch Dưới tác động tích cực củahàng không đối với du lịch, các cơ quan quản lý, chính phủ và chính bảnthân các doanh nghiệp du lịch cũng tìm mọi giải pháp để tạo nên mốiquan hệ tích cực giữa du lịch và hàng không Và kinh nghiệm giữa cácnước đã cho thấy mối quan hệ giữa du lịch và hàng không xét trên cácgóc độ sau :

2.1.1 Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và hàng không.

Điểm mạnh nhất trong hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý nhànước hai ngành là việc phối hợp trong các chương trình quảng cáo chung vềhình ảnh đất nước, con người tại quốc gia này Điều này dễ nhận thấy tại cáchội chợ du lịch lớn trên thế giới như hội chợ du lịch ITB (tại Đức), WTM (tạiAnh), SMTV (tại Pháp)… hai ngành đã lập gian hàng chung cho quốc gia với

sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và sự tham gia của các doanh nghiệp cả haingành Trong quá trình diễn ra hội nghị , cơ quan quản lý nhà nước của haingành thường tổ chức các buổi hội thảo (workshop), lễ giới thiệu

Trang 23

(presentation) hình ảnh của đất nước mình, khả năng và tiềm năng du lịch củaquốc gia.

Mỗi ngành đều đem ra các chính sách khuyến mãi, khuyến khích cácdoanh nghiệp của ngành mình ưu tiên bán sản phẩm , dịch vụ cho doanhnghiệp ngành kia để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cả đôibên Ngoài ra, hai ngành còn cung cấp cho nhanh những thông tin cập nhật,đầy đủ , chính xác về số lượng khách ,thị trường phát động , và thông tin vềhoạt động của mỗi ngành

Các văn phòng phát động du lịch tại nước ngoài trực thuộc tổng cục dulịch của các nước hoạt động rất có hiệu quả bên cạnh đại diện của hãng hàngkhông nước mình Các văn phòng này thường có được ngân quỹ lớn từ quỹphát triển du lịch quốc gia cung cấp và hàng năm họ thường tổ chức các chiếndịch phát động khách du lịch từ thị trường đến nước mình hoặc ngược lại Cáchãng hàng không rất tích cực tham gia các hoạt động này qua các hình thứcgiảm giá vé,tăng thêm hành lý miễn cước, tăng thêm dịch vụ cho các chuyếnbay Cơ quan quản lý nhà nước của hai ngành cũng thống nhất trong việc đưacác đường bay , vùng , khu vực du lịch ưu tiên phát triển nhằm thu hút khách

du lịch

2.1.2 Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch và hàng không.

Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, cùng với sự phát triểnnhanh chóng của công nghệ khoa học kỹ thuật , đời sống con người tốt hơnlàm cho nhu cầu của con người cũng ngày càng phức tạp và tăng cao Nhucầu du lịch là một trong những nhu cầu tổng hợp và có ý nghĩa quan trọngnhất khi con người bắt đầu có nhiều điều kiện hơn để đi du lịch Điều này làm

số lượng hành khách đi du lịch của các hãng hàng không tăng nhanh, và chính

vì vậy đã thúc đẩy doanh nghiệp của cả hai ngành cần đưa ra những hướng đichung tạo sự phối hợp, gắn bó , hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát triển thị

Trang 24

trường , làm xuất hiện một lĩnh vực nhu cầu mới đầy tiềm năng Cáchãng hàng không và du lịch đã phát triển bằng cách đa dạng hóa hoạt độngcủa mình Hiện tượng các hãng hàng không mua thêm công ty của các hãng

lữ hành trở nên phổ biến, rất nhiều các hãng lữ hành có khách sạn, hãng hàngkhông, hay phương tiện mặt đất cho mình Đa dạng hóa như vậy sẽ làm chochi phí thấp , khối lượng vận chuyển được nhiều hơn, mức giá trở nên cạnhtranh hơn và nó trở nên cần thiết cho các công ty để dành lợi thế cạnh tranh

Có rất nhiều tấm gương về các hãng hàng không và các khách sạn đã tiếnhành điều hành các chương trình du lịch của họ như Cathay Pacific của HongKong, Singapore Airline, American Airline… Hay thành lập hãng lữ hànhcho riêng mình như Cathay Pacific với công ty lữ hành Tour East và CathayHoliday, hãng hàng không Hy Lạp với công ty lữ hành GoldAir Tour…

Các mạng lưới bán vé của Hãng hàng không quốc tế đều được xâydựng chủ yếu vào mạng lưới của các công ty lữ hành.Ngoài việc thay mặt cáchãng hàng không để xây dựng mạng lưới bán vé tại nước mình và giao dịchvới các nhà chức năng (nếu có ủy quyền riêng),các công ty lữ hành lúc này làngười thay mặt các hãng hàng không trực tiếp quảng cáo trên các phương tiệnthông tin đại chúng Nhiều công ty lữ hành trở thành tổng đại lý , đại lý bán

vé hành khách hay hàng hóa cho một hay nhiều hãng hàng không, mạng lướinày mang lại tới 40-60% doanh thu cho các hãng hàng không Có những công

ty lữ hành với số lượng khách hàng năm lớn như Wooree AgencyCorporation( Hàn Quốc), Deks Air Pte Ltd(Singapore), Morning Star TravelService Co.(Hong Kong)… đã làm tổng đại lý bán vé cho nhiều hãng hàngkhông trong khu vực và trong nước

2.1.3 Mối quan hệ của cơ quan quản lý nhà nước của ngành này với doanh nghiệp của ngành kia.

Trang 25

Các doanh nghiệp du lịch nhà nước khi xin làm đại lý bán vé cho cácHãng hàng không phải tới cơ quan quản lý nhà nước về hàng không nước đóđăng ký hành nghề và xin chứng chỉ nghiệp vụ hàng không cho các nhân viên

sẽ tham gia đại lý…một số doanh nghiệp du lịch còn phải qua cơ quan quản

lý nhà nước về hàng không nước mình xin cấp chứng chỉ của hiệp hội vậnchuyển hàng không quốc tế (IATA)để thuận tiện cho việc xin làm tổng đại lýhay đại lý cho các hãng hàng không cả trong và ngoài nước

Đối với các quốc gia đang bắt đầu lấy du lịch làm ngành kinh tế mũinhọn thì việc sử dụng hàng không càng trở nên quan trọng Khách du lịch chủyếu là khách inbound, phương tiện đi lại phổ biến chính là máy bay, hàngkhông trở thành ngành có vai trò thúc đẩy du lịch phát triển Tất cả các nước

từ những nước mới vào nghề du lịch như Tonga, Salomon Island hay cácnước đã phát triển du lịch đến tới con số nhiều triệu khách một năm như TháiLan, Úc… hãng hàng không quốc gia được coi là động lực chính để thúc đẩy

sự phát triển của du lịch

2.2 Hiện trạng mối quan hệ hợp tác giữa du lịch và hàng không trong tổ chức chương trình thu hút khách inbound đến VN.

2.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở VN.

Khi đất nước đi vào giai đoạn phát triển, Nhà nước thúc đẩy quá trìnhhội nhập giao lưu với bạn bè năm châu thì dòng du khách quốc tế đến ViệtNam cũng từ đó tăng lên Trong khi đó theo thống kê, có tới 70-80% kháchquốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, vì vậy đã thiết lập mối quan

hệ giữa ngành du lịch và hàng không là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sựphát triển của hai ngành cũng như sự tăng trưởng và mở rộng của nền kinh tếđất nước

Lần đầu tiên có một biên bản ghi nhớ sự hợp tác giữa hai ngành du lịch

và hàng không là vào ngày 25-2-1999 Thoả thuận đã tạo hành lang quan

Ngày đăng: 18/03/2016, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w