Các doanh nghiệp du lịch chưa nắm bắt được vai trò quan trọng của hàng không nên thiếu sự hợp tác chặt chẽ. Mặt khác, lữ hành Việt Nam thiếu những công ty có quy mô và tầm nhìn chiến lược đến các thị trường quốc tế, chủ yếu là tập trung vào các tour nhỏ lẻ trong các vùng, các tỉnh nên không thấy được sự cần thiết của các hãng hàng không. Điều này làm cho việc hợp tác khó khăn, làm giảm quy mô và khả năng hoạt động của cả hàng không và du lịch.
Vì vậy mà có rất nhiều hội thảo hợp tác đã được tổ chức giữa cơ quan quản lý hai ngành để bàn lại chuyện hợp tác phát triển, củng cố mối quan hệ của hai ngành. Trên con đường hội nhập và phát triển của đất nước rất cần có sự hợp tác giữa hai ngành để không chỉ thúc đẩy nền kinh tế nước nhà mà còn là cơ hội để mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới.
2.2.2 Các chương trình hợp tác giữa du lịch và hàng không ở ViệtNam. Nam.
Trong hơn mười năm hợp tác phát triển, ngành du lịch và hàng không Việt Nam đã tổ chức rất nhiều chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam tại
những quốc gia gửi khách, nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá vé, đồng tổ chức tour… đã tạo nên cầu nối cho mối quan hệ giữa du lịch và hàng không. Không chỉ trực tiếp tạo nên nguồn khách cho các hãng lữ hàng và hàng không, đây còn là cơ hội để đem văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn bè thế giới.
Nổi bật lên là những chương trình hội chợ triển lãm được tổ chức tại các quốc gia có số lượng khách đi du lịch đông như Nhật Bản, Pháp,Hàn Quốc, các quốc gia châu Mỹ…Vào ngày 28-29/03/2009, Bộ Văn hóa –Thể thao-Du lịch, hãng hàng không Vietnam Airline cùng ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã tổ chức “liên hoan du lịch biển Việt Nam tại Pháp”, giữa thủ đô Paris. Đến với liên hoan , Việt Nam có 25 đơn vị tham gia, bao gồm Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của một số tỉnh thành phố có tiềm năng du lịch biển như Nha Trang, Đà Nẵng... cùng các hãng lữ hành, khu nghỉ biển hàng đầu Việt Nam. Đem đến liên hoan này,có các chương trình biểu diễn văn nghệ, triển lãm ảnh và đồ thủ công mỹ nghệ, các hoạt động mô phỏng sinh động về đời sống cư dân miền biển, nhằm giới thiệu đến công chúng châu Âu tiềm năng du lịch biển và những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống, con người, đất nước Việt Nam.Qua đó, tạo cơ hội hợp tác, đầu tư giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và các nhà đầu tư châu Âu.
Hay vào tháng mười năm 2008, ngành du lịch và hàng không đã tổ chức chương trình FAM trip (tour làm quen) tại Nha Trang cho khoảng 100 khách mời là đại diện các hãng lữ hành, đại lý du lịch, báo chí của Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai trong 10 thị trường hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam, với du khách từ Hàn Quốc và Nhật, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai điểm đến quen thuộc tại Việt Nam. Vì thế, qua chương trình trên ngành du lịch muốn quảng bá Nha Trang như là một điểm
đến mới cho du khách, mở rộng điểm đến cho khách inbound từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Và đặc biệt, một trong những nỗ lực của cơ quan quản lý du lịch và hàng không Việt Nam là thuyết phục Hiệp hội du lịch Nhật Bản(JATA) đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến của chiến dịch Visit World Campaign của hiệp hội.JATA đưa ra chương trình Visit World Campaign với mục tiêu chính là tăng lượng khách Nhật đi du lịch nước ngoài lên 20 triệu lượt vào năm 2010. Cho đến nay, một số điểm đến như Guam, Hawaii, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp... đã được chọn vào danh sách các điểm đến cho khách Nhật . Chính vì thế, Việt Nam mong muốn được nằm trong những điểm đến được ưu thích của Nhật Bản, đây là cơ hội rất tốt cho cả hai ngành du lịch và hàng không vì Nhật Bản là một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới và cũng là quốc gia có số lượng khách đi du lịch rất lớn.
Không chỉ tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, các hãng hàng không và ngành du lịch còn thực hiện chính sách tập trung phát triển du lịch tại các điểm đến trọng tâm. Văn phòng địa diện thành phố Đà Nẵng đã tham dự và phối hợp thực hiện 04 chương trình quảng bá du lịch do Việt Nam Airlines tổ chức như: Hội chợ du lịch lặn biển “Marine Diving Fair 2010” tổ chức tại Tokyo, làm việc với tập đoàn lữ hành JTB và tập đoàn H.I.S tại Tokyo, hội thảo điểm đến Đà Nẵng với mục tiêu “ Khách hàng toàn cầu” tổ chức tại khu nghỉ mát Silver Shores - Đà Nẵng và Hội chợ du lịch quốc tế JATA 2010 tại Tokyo và Osaka, phối hợp với Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản JATA và Việt Nam Airlines trong chiến dịch du lịch 2010 Visit world campaign của JATA, tổ chức đón tiếp 04 đoàn Famtrip gồm các công ty lữ hành nổi tiếng như JTB, NTA, KNT, Nokyokanko…sang khảo sát tuyến điểm, cơ sở vật chất tại Đà Nẵng… Đồng thời, đã tổ chức đón tiếp 02 đoàn Fresstrip cho 10 phóng viên Nhật sang viết bài giới thiệu về du lịch Đà
Nẵng và miền Trung, triển khai biên tập và xuất bản 10.000 bản đồ giới thiệu du lịch và Khu công nghiệp bỏ túi bằng tiếng Nhật phát miễn phí cho du khách và các doanh nghiệp Nhật, tổ chức giảng dạy lớp hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật cho 82 học viên để chuẩn bị nhân lực cho đường bay trực tiếp Nhật Bản- Đà Nẵng. Những chương trình hợp tác đã mở rộng thêm tầm hợp tác của riêng thành phố cũng như ngành du lịch nói chung đến thị trường khách du lịch châu Á – một trong những thị trường khách lớn và nằm kề cận Việt Nam nhất. Việc tập trung trọng điểm vào những điểm đến nhất định đã làm tăng lượng khách tại nơi đến, giúp quảng bá hình ảnh các khu du lịch của đất nước, san bằng lượng khách đến để không chỉ tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.
Tổng cục Du lịch và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng đã sớm hoàn thiện Kế hoạch tăng cường hợp tác, thực hiện Chương trình xúc tiến quảng bá cho hình ảnh đất nước Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của hai ngành. Ngành Du lịch và Hàng không chủ động và thống nhất trong công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm của mình và tạo dựng thương hiệu ở tầm khu vực. Qua đó, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức các sự kiện quảng bá trong và ngoài nước, các roadshow để giới thiệu du lịch- hàng không Việt Nam, phối hợp tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip vào Việt Nam cũng như các đoàn ra nước ngoài, xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại nước ngoài...Hai bên cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia chiến dịch Visit World Campaign của Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA), tổ chức các roadshows và famtrip ở Trung Quốc để đẩy mạnh khai thác thị trường lớn này, tổ chức các sự kiện ở Pháp, xúc tiến và khai thác thị trường Tây Âu, Australia...
Việc hợp tác giữa du lịch và hàng không còn thể hiện qua các chính sách in ấn, quảng cáo, cung cấp thông tin tại các văn phòng đại diện của hai ngành. Hãng hàng không Việt Nam đã cho in những hình ảnh quảng bá du lịch Việt Nam trên các áp phích, video quảng cáo. Tổng cục du lịch cùng tổng công ty hàng không Việt Nam từ năm 2007-2008 đã cùng thực hiện chương trình “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, giới thiệu hình ảnh đất nước qua các cuốn phim tư liệu được phát sóng vào giờ vàng trên truyền hình Việt Nam. Chương trình được phát động vào năm 2006 và đã trở thành thông điệp quảng bá du lịch thành công nhất, đã tạo nên một làn sóng du lịch mới không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn tới các châu lục xa xôi như Mỹ, Úc, Âu. Cho đến nay, chương trình vẫn mang tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển du lịch của Việt Nam.
Đặc biệt, khi nhắc tới các chính sách của hàng không dành cho du lịch không thể không nhắc tới những chương trình giảm giá vé máy bay, các chương trình khuyến mãi nhằm vào các du khách đến từ các hãng lữ hành trong và ngoài nước. Đối với các công ty lữ hành, các hãng hàng không thường giảm tới 50% giá vé, do đây là nguồn cung cấp khách rất lớn cho hàng không chính vì vậy việc thiết lập mối quan hệ thông qua các chính sách ưu đãi không khiến các hãng hàng không phải bù lỗ mà còn tạo nguồn lợi nhuận trong dài hạn. Hầu hết các đại lý lữ hành đều cung cấp các thông tin, bán vé cho hãng hàng không. Ngược lại, những thông tin về các hãng lữ hành đều được hãng hàng không thường xuyên cập nhật và giới thiệu đến du khách.
Chương trình hợp tác mới nhất phải kể đến gần đây là triển lãm du lịch Daegu-Gyeongbuk đã diễn ra vào ngày 15 tháng 4 năm 2011 tại thành phố du lịch Daegu, tỉnh Gyeongbuk , miền Trung , Hàn Quốc. Nhằm tăng cường quảng bá hơn nữa du lịch Việt Nam tới công chúng Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, với sự hỗ trợ tích cực của Cục Hợp tác quốc tế Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Tổng Cục Du lịch Việt Nam và Hàng không Việt Nam, đặc biệt là Đại diện Hàng không Việt Nam tại Hàn Quốc, đã tham dự Hội chợ Triển lãm Du lịch Daegu-Gyeongbuk Tour Expo 2011 với hai gian hàng giới thiệu đất nước, con người, danh lam, thắng cảnh, các chuyến du lịch, tuyến đường bay của Việt Nam. Các gian hàng đã thu hút đông đảo khách tham quan hội chợ. Những địa danh như Vịnh Hạ Long, Nha Trang, thành phố Huế, thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Hàn Quốc. Những tấm bưu thiếp về Vịnh Hạ Long với thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Hàn hướng dẫn cách bầu chọn cho Vịnh Hạ Long và Đảo Jeju của Hàn Quốc là kỳ quan thứ 7 đã được khách Hàn Quốc quan tâm, đón nhận . Hàng năm, Việt Nam đều tham gia và có các gian giới thiệu, quảng bá về du lịch tại hai hội chợ triển lãm tổ chức ở thủ đô Seoul (tháng 6) và thành phố Busan (tháng 9). Từ năm 2003, đây là lần thứ chín hội chợ triển lãm được tổ chức tại Daegu-Gyeongbuk, một trung tâm lớn về dệt may và thời trang của Hàn Quốc. Ban Tổ chức hội chợ năm nay đã mời Việt Nam giới thiệu trình diễn thời trang áo dài trong ngày khai mạc. Qua gian hàng triển lãm cùng các màn trình diễn độc đáo đã nhấn mạnh đến giá trị văn hóa, lịch sử trong các bộ trang phục truyền thống của Việt Nam cũng như Hàn Quốc; hoan nghênh việc tổ chức những hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực trong đó có văn hóa,du lịch, thời trang. Việc mang hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế qua các cuộc triển lãm đã trở thành một hoạt động phổ biến và ngày càng được khuyến khích cũng như có sự hợp tác nỗ lực không nhỏ từ các hãng hàng không trong nước.
Tuy các chương trình hợp tác chưa thực sự mang lại hiệu quả lớn trong việc tạo nguồn khách inbound đến Việt Nam, nhưng nó đã trở thành một chiếc cầu nối của du lịch Việt Nam đến với thế giới, đồng thời làm tăng
nguồn thu cho các hãng hàng không và nếu có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai ngành thì trong tương lai, các chương trình sẽ đạt được chất lượng tối ưu, trở thành công cụ phát triển nhanh nhất cho cả hai ngành.