trong tổ chức các chương trình thu hút khách inbound đến Việt Nam.
2.2.3.1 Thuận lợi.
Theo thống kê, có khoảng 70 – 80% hành khách đi trên máy bay có mục đích du lịch và cũng có khoảng 70-80% khách du lịch đến Việt Nam bằng con đường hàng không. Bởi vậy, hợp tác du lịch- hàng không là con đường tất yếu để đưa hai ngành cùng phát triển, trở thành hai ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Và để đẩy mạnh hợp tác, tổng cục hai ngành đã triển khai chương trình kích cầu du lịch trong những năm qua. Từ chương trình phát động này, hai ngành đã nhận được sự quan tâm , chủ động phối hợp khai thác, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, phấn đấu thực hiện thành công kế hoạch phát triển, đồng thời tăng cường hợp tác với Bộ, ngành, địa phương , doanh nghiệp xây dựng chính sách phát triển du lịch, phát triển sản phẩm , dịch vụ du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển du lịch. Theo đánh giá, Việt Nam là thị trường có tiềm năng to lớn về du lịch, phong phú, đa dạng về sản phẩm du lịch. Thị trường Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh so với các thị trường lớn khác trong khu vực như Thái Lan, Hong Kong, Singapore. Ngành hàng không có vai trò quan trọng và nghĩa vụ trong việc góp phần phục vụ phát triển du lịch Việt Nam. Vì vậy, sự hợp tác giữa hai ngành đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các Bộ, ngành, địa phương làm cho mối quan hệ giữa hai ngành càng trở nên gắn bó và thân thiết. Cơ quan quản lý hai ngành luôn khuyến khích và liên tục đưa ra các chiến lược , chính sách tổ chức các chương trình triển lãm, hội chợ, chương trình du lịch có sự hợp tác giữa hai bên. Đặc biệt, đối với những chương trình giới thiệu du lịch ở nước ngoài
không thể thiếu sự đóng góp, hỗ trợ từ các hãng hàng không. Trước tinh thần gắn bó, sản phẩm có sự đan xen lẫn nhau giữa hai ngành, các chương trình du lịch , triển lãm đã gần như đạt được những mục đích mà hai ngành đạt ra, đó là quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến bạ bè thế giới, tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và cũng chính vì sự phát triển của cả hai ngành.
Từ phía lãnh đạo hai ngành cũng thúc đẩy những chương trình có sự góp mặt của hai ngành, cung cấp các thông tin cập nhật thường xuyên. Về phía doanh nghiệp du lịch đã tìm mọi cách xây dựng mối quan hệ lâu bền, gắn bó với các hãng hàng không, cung cấp một lượng khách lớn, ổn định nhằm hưởng những ưu đãi, sự góp mặt của hàng không trong các chương trình du lịch, và có được sự quảng cáo tốt nhất về doanh nghiệp mình tới khách hàng từ các hãng hàng không. Việc đưa hình ảnh doanh nghiệp hai ngành đến khách du lịch là thường xuyên và cũng tương đối dễ dàng. Thông qua các đoạn phim quảng cáo, các cuốn video về du lịch Việt Nam được phát trên các chuyến đi, hay thông tin tư vấn từ các văn phòng đại diện của các hãng hàng không đã giúp khách du lịch hiểu rõ về Việt Nam cũng như tiếp cận gần hơn đến các hãng lữ hành. Về phía doanh nghiệp du lịch đã cho in hình trên áp phích quảng cáo, cung cấp thông tin về các hãng hàng không khi khách hàng cần tư vấn về máy bay. Tóm lại, sự góp mặt của hai ngành trong hoạt động tổ chức chương trình du lịch , nhất là đối với khách quốc tế là vô cùng quan trọng. Có tới 80% khách quốc tế đến Việt Nam thông qua hàng không với mục đích du lịch, điều đó chứng tỏ tác động từ hàng không để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp du lịch là rộng lớn, và cũng khiến lượng khách hàng không nhận được hàng năm phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của du lịch. Lãnh đạo hai ngành sẽ không bỏ qua cơ hội nào nhằm củng cố mối quan hệ song phương từng được ví như “hai cánh của một con chim, một trong hai cánh bị tổn thương thì không thể bay cao”.
Cũng theo IATA, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tiềm năng du lịch lớn, tốc độ tăng trưởng cao, trong đó ngành hàng không đã có những bước tăng tốc hết sức ấn tượng.Theo IATA dự báo, giai đoạn 2011-2014, số hành khách đi máy bay sẽ tăng thêm 800 triệu người, dự kiến năm 2014, 3,3 tỷ người trên thế giới sẽ sử dụng máy bay, tăng vọt 32% so với mức của năm 2009.Trong số các nước được IATA đánh giá tăng trưởng nhanh nhất về số hành khách quốc tế từ 2009 đến 2014 có Trung Quốc, Liên hiệp các tiểu vương quốc Ảrập, Việt Nam, Malaysia và Sri Lanka. Trong đó, Trung Quốc là nước có số hành khách nhiều nhất, với 214 triệu người trên 800 triệu hành khách toàn thế giới. Tại thị trường Việt Nam, năm 2011 cũng là năm hứa hẹn của ngành du lịch và hàng không. Với vị trí "điểm đến" của thế giới bằng các di sản thế giới được khách du lịch biết đến, một đất nước an bình, thân thiện và hiếu khách cũng là những ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, IATA dự báo mức tăng hàng không của Việt Nam năm 2011 sẽ khoảng 10,2%. Từ đó, Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các hãng hàng không trên thế giới. Việt Nam hiện có khoảng 20 sân bay lớn, nhỏ thường xuyên hoạt động tại 3 cụm hàng không ở 3 miền đất nước. Ngoài hãng hàng không quốc gia Việt Nam, còn có trên 20 hãng hàng không nước ngoài đang hoạt động khai thác đi và đến trên thị trường hàng không Việt Nam.Trong những năm gần đây, nhiều hãng hàng không quốc tế đã mở đường bay tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam , như Viva Macau, hãng hàng không quốc tế giá rẻ mới nhất tại châu Á. Điều này đã làm tăng sự cạnh tranh trong thị trường hàng không, khiến các hãng hàng không tích cực hợp tác với doanh nghiệp lữ hành, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, tổ chức nhiều chương trình du lịch có quy mô rộng lớn trên khắp cả nước nhằm tìm kiếm nguồn khách ổn định và tạo lợi thế cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các chương trình du lịch có sự hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch và các hãng lữ hành còn được sự ủng hộ từ quốc tế. Du lịch đường hàng không trong những năm qua là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ nhất cho khách quốc tế vào Việt Nam du lịch và người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài. Đến nay, tất cả các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đều có đường bay thẳng đến Việt Nam. Những năm gần đây, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng trưởng đều đặn. Rất nhiều hội chợ du lịch lớn có sự hợp tác của cơ quan quản lý doanh nghiệp du lịch quốc tế, hãng hàng không quốc tế với doanh nghiệp du lịch và hàng không Việt Nam. “Liên hoan du lịch biển Việt Nam tại Pháp” đã đem đến một hình ảnh Việt Nam rực rỡ với nắng vàng biển xanh không kém gì thiên đường biển Hawai của Mỹ. Chương trình hợp tác của Tổng cục du lịch Thái Lan, hãng hàng không Thái Lan với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã thúc đẩy sự trao đổi, phát triển du lịch của tiểu vùng sông Mê Kong nói riêng và của cả hai nước nói chung. Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được sự quan tâm từ các tổ chức du lịch và hàng không Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong…hỗ trợ trong việc đưa hình ảnh Việt Nam đến khắp năm châu, trở thành một điểm đến thân thiện, an toàn và không thiếu giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
2.2.3.2 Khó khăn.
Sự hợp tác giữa hai ngành Du lịch- Hàng không ngày càng có chiều sâu, cùng tham gia các roadshow, hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế, qua đó đã quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa hai ngành trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Hai bên chưa phối hợp chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, vì vậy, một số hoạt động không thể phối hợp, hoặc sự phối hợp chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác, do sự khác biệt
về cơ chế quy trình giải ngân, thanh quyết toán, do Tổng cục Du lịch là cơ quan nhà nước phải tuân theo quy định tài chính hiện hành, còn Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp, được chủ động hơn về tài chính.
Sự không ăn khớp đầu tiên phải kể đến trong việc hợp tác giữa du lịch – hàng không là hai ngành thiếu thông tin về nhau. Hai phía không có sự trao đổi thông tin thường xuyên, kịp thời. Phía hàng không nhiều khi không được biết về chính sách, kế hoạch, chương trình hành động mới của du lịch. Ở chiều ngược lại, ngành du lịch không phải lúc nào cũng nhận được thông tin về các chương trình khuyến mãi của hàng không. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu vé máy bay, nhất là vào những dịp lễ, tết hay có sự kiện quan trọng làm lượng khách tăng lên đột biến. Hiện giá vé máy báy quốc tế đi và đến tại các sân bay miền Trung cao hơn so với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ngoài ra hàng không cũng không thông tin kịp thời cho ngành du lịch khả năng cung ứng chỗ, lịch bay cho những kế hoạch dài hạn nên du lịch thường bị động trong việc xây dựng và bán tour cho khác. Qua đó có thể thấy, hàng không chưa thực sự xác định khách du lịch là nguồn khách quan trọng để có chính sách khai thác phù hợp
Thêm vào đó, các doanh nghiệp du lịch vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đặt vé máy bay cho du khách trong mùa cao điểm cũng như một số đường bay nhất định do hàng không thiếu chỗ. Mặc dù Vietnam Airlines đưa ra nhiều chương trình khuyến mại giảm giá vé nhưng quy định đặt giữ chỗ rất ngặt nghèo như phải đặt chỗ sớm, số lượng vé dành cho du lịch không nhiều, thậm chí việc đặt vé cho các đoàn khách có số lượng lớn cũng rất khó khăn, thậm chí trong một số trường hợp giá vé đoàn còn cao hơn bình quân giá vé mua lẻ. Gần 30 hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện hoặc mở đường bay đến Việt Nam nhưng chưa có hãng nào có chương trình hợp tác
trực tiếp với Tổng cục Du lịch. Bên cạnh đó, ngành hàng không chỉ dành ưu tiên vé giá rẻ cho một số doanh nghiệp du lịch có số lượng khách lớn nên các công ty du lịch vừa và nhỏ hầu như không thể tiếp cận nguồn vé này. Việc quy định đặt chỗ trước 6 tháng, thậm chí 1 năm trong các chuyến bay nội địa cho các tour quốc tế của Vietnam Airlines đã gây khó khăn không nhỏ cho du lịch lữ hành. Hàng không trong nước có nguồn vé giá rẻ nhưng họ thường lựa chọn, dành vé cho công ty du lịch lớn, những nơi có số nguồn khách ổn định và bởi vậy, những công ty du lịch nhỏ hầu như không có cơ hội tiếp cận nguồn vé này.
Sự kết hợp lỏng lẻo khiến chất lượng các chương trình hợp tác không đạt được hiệu quả mong muốn. Thực tế, nhiều hội chợ, triển lãm du lịch do hãng hàng không tổ chức không có sự tham dự của các công ty lữ hàng, hãng hàng không cũng không có sự hợp tác từ Tổng cục du lịch. Sự khác nhau về tính chất kinh doanh của hai ngành cũng dẫn đến việc không ăn khớp trong phối hợp. Tổng cục Du lịch là cơ quan nhà nước nên phải tuân thủ quy định tài chính hiện hành; trong khi Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp nên chủ động về tài chính. Do đó dẫn tới nhiều rắc rối về thanh, quyết toán các khoản chi phí khi tham gia các hội chợ. Dẫn chứng tại một số hội chợ JATA (Nhật Bản 2008 và ITB 2010), trong việc tổ chức đoàn khảo sát, do có sự khác nhau về định mức ăn ở cho khách mời nên hai bên không thể phối hợp đón đoàn khảo sát, báo chí, lữ hành. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu hai ngành mà còn làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam trong mắt quốc tế, khiến việc thuyết phục đầu tư nước ngoài trở nên khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân làm công ty lữ hành quốc tế không mấy thiện cảm khi làm việc với các doanh nghiệp du lịch hay hãng hàng không tại Việt Nam. Chúng ta không có sự liên kết hợp tác tối ưu để đem lại hiệu quả kinh doanh chính vì
vậy khó tạo ấn tượng đối với các bạn hàng quốc tế, cũng như niềm tin với khách du lịch. Thực tế, Vietnam Airline đã để lại nhiều ấn tượng không đẹp trong lòng hành khách, bị gọi là Delay Airline do hoãn hủy chuyến quá nhiều, nhân viên hàng không không có thái độ tốt, văn hóa phục vụ kém…gây ra khó khăn cho đối tác, cùng sự khó chịu ở khách hàng. Bên cạnh đó, trong số hơn 800 doanh nghiệp lữ hành, chỉ có hơn 10 doanh nghiệp nhận được sự ưu đãi, giảm giá từ Vietnam Airline. Những doanh nghiệp nhỏ khó mà chen chân để nhận được sự ưu đãi giảm giá của Vietnam Airline.Trong khi sự xuất hiện của một số hãng hàng không giá rẻ như Jetstar Pacific Airlines… vẫn chưa tạo chuyển biến biến bởi chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo.
Mặt khác, sản phẩm du lịch Việt Nam chưa đa dạng, đặc trưng nên lượng khách chưa nhiều, chưa thường xuyên, dẫn tới việc chưa hấp dẫn các hãng hàng không mở đường bay thẳng. Đó là lý do Việt Nam vẫn chỉ là điểm trung chuyển của các chuyến bay kéo dài. Hơn nữa, số lượng khách từ Việt Nam bay trên các chuyến của hàng không nước ngoài không lớn. Nên dù có gần 30 hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng tại Việt Nam nhưng chưa có hãng nào có chương trình hợp tác trực tiếp với Tổng cục Du lịch. Bên cạnh đó, để duy trì một đường bay thẳng, ngoài những khó khăn về vật chất, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, thì vấn đề hàng đầu là lượng khách.
Những bất cập trong chất lượng dịch vụ cũng như sự thiếu phối hợp của du lịch và hàng không khiến việc xây dựng các chương trình du lịch chung là vô cùng khó khăn. Từ thiếu thông tin giữa hai ngành đến chất lượng không đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế khiến chương trình du lịch thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, không đồng bộ trong tổ chức làm nhiều chương trình bị hủy bỏ giữa chừng, không có thông tin từ cả hai phía, không cùng xây dựng và báo cáo kế hoạch chung, khó thống nhất trong hoạch toán gây khó
khăn cho cả hai ngành. Tóm lại, hợp tác du lịch – hàng không muốn hiệu quả thì từ trong nội bộ của ngành cần khắc phục những yếu điểm, tìm biện pháp dung hòa sự không ăn khớp giữa hai ngành đồng thời cần cùng nhau xây dựng những kế hoạch cụ thể chứ không dừng lại ở các cuộc họp và giấy tờ.