2.3.2.1 Những giải pháp đối với cơ cấu tổ chức.
Hai ngành cần xây dựng một hệ thống thông tin đồng bộ giữa các bộ phận , tổ chức trong ngành, đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng và đầy đủ, tránh tình trạng thông tin một chiều hoặc thiếu thông tin.
Có thể lập nên những bộ phận chung chuyên trách việc đồng bộ và thực hiện kế hoạch hay dự án chung của hai ngành .Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm cấp nhật thông tin mới nhất từ hai phía, tìm cơ hội thuận lợi cho việc xây dựng chương trình kế
ngũ nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng và có kiến thức về cả hàng không lẫn du lịch, từ đó có thể tìm ra các thông tin có ích cho việc lập kế hoạch cụ thể, trình lãnh đạo phê duyệt và cùng triển khai kế hoạch. Bộ phận này sẽ tổ chức các cuộc họp hàng quý, hàng tháng để cập nhật thông tin, đồng thời củng cố lại tổ chức.
Hai bên cần thống nhất gặp nhau thường xuyên, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho nhau trên cơ sở trên cơ sở tinh thần xây dựng, tránh hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Đồng thời lãnh đạo cần chỉ đạo cấp dưới tinh thần hợp tác chung giữa hai ngành.
Mỗi ngành có sản phẩm đặc thù riêng biệt và vì vậy, để lấp đầy khoảng trống giữa hai bên thì cần phải phát huy tối đa lợi thế của mỗi ngành, giải quyết tốt bài toán cung cấp đầy đủ thông tin cho mỗi bên, tiến tới xây dựng sản phẩm trọn gói chung
2.3.2.2 Những giải pháp đối với các chương trình hợp tác.
Để thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong những năm tới, Vietnam Airlines cần áp dụng chính sách giá đặc biệt đối với một số chương trình hợp tác chung giữa Tổng cục du lịch và Bộ Công thương trong việc triển khai chiến dịch bán hàng giảm giá tại một số địa phương để thúc đẩy nhu cầu đối với các điểm đến này. Hiện tại, lượng khách inbound mới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn trong khi các địa điểm du lịch khác lại thiếu vắng bóng khách nước ngoài, vì vậy, các chương trình triển lãm du lịch cần quảng bá về các địa danh mang có giá trị du lịch không kém phần quan trọng của đất
nước như du lịch biển, du lịch làng nghề, du lịch leo núi, du lịch khám phá văn hóa dân tộc…. Giới thiệu quảng bá hoạt động này tại các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm nhất là những thị trường có lượng khách du lịch có mức chi tiêu cao tại Tây Âu, Mỹ, Úc…Để những hoạt động này có hiệu quả, ngành hàng không cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các chuyến bay thuê bao từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng vào Việt Nam.
Để hoạt động hợp tác thu hút khách giữa hàng không và du lịch đạt hiệu quả cao thì sự cố gắng của một mình ngành hàng không là chưa đủ mà các doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng cần tích cực trong việc xây dựng chương trình tour khuyến mại, giảm giá vào mùa thấp điểm, tăng dịch vụ bổ sung nhằm thu hút khách du lịch đến vào mùa thấp vụ. Chúng ta có thể tận dụng lợi thế địa hình đất nước kéo dài, có nhiều vùng khí hậu khác nhau trong nước. do vậy nếu biết khai thác lợi thế du lịch của từng vùng thì mùa nào cũng có thể thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Mặt khác khí hậu nước ta không quá lạnh hay quá nóng mà mát mẻ, thiên nhiên hài hòa, không hay xảy ra sóng thần, động đất, núi lửa…là điểm đến an toàn đối với du khách thế giới.
Bên cạnh việc tăng cường hợp tác với hàng không Việt Nam, ngành du lịch cũng cần "bắt tay" chặt chẽ với những hãng hàng không nước ngoài có văn phòng đại diện tại diện tại Việt Nam cũng như các hãng hàng không ở các nước là thị trường trọng điểm, tiềm năng của du lịch Việt Nam. Ngoài Vietnam Airlinr, có rất nhiều hãng hàng không quốc tế đã đặt đường bay thẳng tại Việt Nam như Cathay Pacific(Hong Kong), Asiana Airlines, China Airline,Singapore Airline…
Phối hợp trong việc biên tập, soạn thảo , phát hành, in ấn , quảng cáo hình ảnh Việt Nam, Du lịch Việt Nam và về hàng không Việt Nam trên các mạng thông tin quốc tế. Các tài liệu quảng cáo có thể được in bằng những thứ tiếng phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, Hoa, Pháp, Đức…được sử dụng chính thức tại văn phòng du lịch, các ga hàng không, các tuyến bay quốc tế và nội địa.
Cùng xây dựng những đoạn video giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, những bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam truyền tải đến thế giới. Có thể kêu gọi sự hợp tác từ du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, thông qua những buổi triển lãm tranh, buổi diễn áo dài, những ca khúc Việt Nam…tại quốc gia họ đang học, từ đó quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam qua nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc quảng cáo. Còn có thể hỗ trợ cho các chương trình buổi diễn rối nước,biểu diễn thời trang áo dài trong cộng đồng dân cư nước ngoài , tạo dựng hình ảnh một Việt Nam thân thiện và hiếu khách.
Phối hợp cùng tổ chức các cuộc điều tra , khảo sát thị trường nước ngoài, nắm bắt các xu hướng du lịch mới, luồng khác và cơ cấu khách trong tương lai để từ đó xây dựng chương trình phù hợp.
Tổ chức nhiều chương trình du lịch mới thúc đẩy nhu cầu khám phá, trải nghiệm của du khách quốc tế. Hiện tại, các chương trình du lịch đang được ưa chuộng trên thế giới như du lịch mua sắm, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái… Ngành du lịch
và hàng không Việt Nam cần cùng nhau tìm hiểu tiềm năng du lịch của đất nước từ đó lập kế hoạch khai thác, tạo động lực đến du lịch tại Việt Nam của khách quốc tế.
Bên cạnh đó thì một việc làm không thể thiếu để hoàn chỉnh chất lượng sản phẩm của du lịch và hàng không chính là hoàn thiện chất lượng của nguồn nhân lực của hai ngành. Hai ngành cùng có một đặc điểm chung là sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ, mỗi nhân viên chính là những người quảng bá sản phẩm tốt nhất đến khách hàng. Vì vậy, cần thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên, tạo môi trường làm việc hợp tác, giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của mình trong mối quan hệ hợp tác giữa hai ngành, tạo nê một thái độ làm việc thân thiện với khách hàng, cư xử đúng văn hóa, là người đại diện cho đất nước trước du khách thế giới.
KẾT LUẬN
Du lịch và hàng không đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Để cùng đạt sự phát triển tốt nhất của cả hai ngành thì việc xây dựng mối quan hệ hợp tác là vô cùng cần thiết. Đối với du lịch, hàng không như một cửa ngõ đầu tiên cần thông qua trước khi thực hiện một chuyến du lịch. Ngược lại, du lịch chính là nguồn cung cấp khách tối quan trọng đối với hàng không. Du lịch đường hàng không trong những năm qua là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ nhất cho khách quốc tế vào Việt Nam du lịch và người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài. Đến nay, tất cả các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đều có đường bay thẳng đến Việt Nam. Hoạt động của ngành du lịch đã tạo điều kiện tiêu thụ tại chỗ hàng hóa và dịch vụ trong nước, đóng góp lớn và sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan đến du lịch, đặc biệt là ngành hàng không.Trong đó, đang chú ý là thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, những năm gần đây, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng trưởng đều đặn, là lượng khách cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn cho hai ngành nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
Tuy vậy, trước việc thu hút nguồn khách quốc tế đến Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, sự thiếu đồng bộ, cùng việc kết hợp lỏng lẻo từ hai phái làm chất lượng du lịch giảm sút, lượng khách quốc tế không tăng đáng kể và khó tạo độ trung thành từ nguồn khách này. Do đó, từ các cơ quan quản lý nhà nước các bản thân các doanh nghiệp lữ hành và hàng không đều tìm giải pháp hợp tác hiệu quả. Bên cạnh các chương trình giảm giá vé máy bay, các dịch vụ hậu mãi đối với đoàn khách quốc tế, cùng những ưu đãi khác của công ty lữ hành, du lịch và hàng không còn kết hợp với nhau trong nhiều dự án du
lịch lớn, thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm du lịch, các tour du lịch đặc biệt dành cho khách nước ngoài. Du lịch và hàng không cùng phối hợp nghiên cứu thị trường du lịch thế giới, mở rộng nhiều loại hình du lịch mới đặc sắc kích thích nhu cầu du lịch đối với khách quốc tế, tạo ấn tượng tốt về một đất nước có truyền thống 4000 năm lịch sử cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên bất tận, tạo dấu ấn trong lòng bạn bè thế giới.
Tài liệu tham khảo :
1. http://www.dulichvietnam.com.vn.
2. http://www.toquoc.gov.vn.
3. http://www.dulichvietnam.com.vn.
4. http://www.pilot.vn.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS.TS Phạm Hồng Chương. Giáo trình “ Quản trị kinh doanh lữ hành” ,nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
6. http://www.saigon-tourist.com.
7. http://www.vemaybay24.com.