1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trên địa bàn hà nội

35 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 176 KB

Nội dung

Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: "Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay" qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi sẽ có điều kiện n

Trang 1

NGUYỄN VĂN SƠN

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

(QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI)

Trang 2

1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch 12

Chương 2:mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trên địa bàn Hà

2.1 Thực trạng bảo tồn và phát triển văn hóa nhằm phục vụ phát

2.2 Sự phát triển du lịch gắn với phát triển văn hóa ở Thủ đô 21

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường mối

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế,

du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ Năm

2010 số lượng khách quốc tế đến nước ta đã đạt con số trên năm triệu lượtngười, khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh Thực tế này đang đặt ranhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triển văn hoá và mối quan hệ giữa vănhoá và du lịch

Giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.Văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch Và dulịch là một hình thức của hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng được đẩymạnh hiện nay Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nềnvăn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trong cuộcsống giữa quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc

Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: "Mối quan hệ giữa văn hoá và

du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay" (qua khảo sát thực tế trên

địa bàn Hà Nội), chúng tôi sẽ có điều kiện nhận diện rõ hơn các phươngdiện lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, về thực tiễn vấn đềphát triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy di sản và bản sắcvăn hoá Thăng Long - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến Đề tài sẽ gópphần đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hoạt động văn hoá và du lịch(và ngược lại) ở Thủ đô và đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốtmối quan hệ này Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ýnghĩa thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển Hà Nội

“thành phố vì hoà bình”, “Thủ đô anh hùng", xây dựng con người Hà Nội

Trang 4

văn minh, thanh lịch, hiện đại, xây dựng và phát triển nền văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề phát triển văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước tahiện nay đã được một số nhà nghiên cứu văn hoá và du lịch đề cập Đã cónhững cuộc hội thảo, những công trình chuyên ngành đề cập đến vai tròvăn hoá đối với phát triển kinh tế- xã hội nói chung, văn hoá đối với pháttriển du lịch nói riêng trên phạm vi cả nước và ở Hà Nội

Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch có các công trình tiêu biểu:

- “Du lịch và vấn đề giữ gìn văn hoá dân tộc ở Hà Nội” của Phó Giáo sư- Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.

- “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam” của Thạc sĩ Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.

- “Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch” của Tiến sĩ Trần Nhoãn, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 4/2002.

- “Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch" của nhà nghiên cứu Huỳnh Thị Mỹ Đức, Tạp chí Khoa học xã hội, Số

6/2002

Các tác giả đã ít nhiều đề cập tới mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, pháttriển du lịch gắn với phát triển văn hoá ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là nhằm phát huy vai trò của văn hoá đối với sựphát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sátthực tế trên địa bàn Hà Nội)

Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:

- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, du lịch, về mốiquan hệ văn hoá và du lịch

Trang 5

- Đánh giá giá trị các nguồn lực văn hoá và thực trạng giải quyết mốiquan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay(qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội).

- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảiquyết tốt mối quan hệ giữa việc kế thừa và phát huy các giá trị và bản sắcvăn hoá dân tộc với phát triển du lịch ở thủ đô Hà Nội và ở nước ta hiện nay

Trang 6

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ

VÀ DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

1.1 QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ

1.1.1 Khái niệm văn hoá

Một quan niệm đầy đủ về bản chất của văn hoá ngày càng được xácđịnh Nếu trước đây khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp tronggiới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểutheo nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm,tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra tronghoạt động thực tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa con ngườivới tự nhiên và xã hội.Trong lễ phát động:

Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá“ (Pari tháng 12/1986) Ông F.Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng thể sốngđộng các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quákhứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thànhnên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặctính riêng của mỗi dân tộc

Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu racách đó trên 40 năm:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở

và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức

là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với

Trang 7

biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầuđời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn

1.1.2 Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội

Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau.Kinh tế phải bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của con người sau đómới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển Kinh tế không thể phát triểnnếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánhkinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế Sự phát triển củamỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững chừng nàoquốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá

Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng dân tộc, là những

di sản quí báu tích luỹ được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốcgia, dân tộc đó Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìnbản sắc riêng đó, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các quốc gia,dân tộc khác, làm cho văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có tính thờiđại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách mạng khoa họccông nghệ và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ Bối cảnh này làm chovai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế ngày càng được nâng cao, vănhoá khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăngtrưởng nhanh và bền vững

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là sự phát triển theo conđường xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò củavăn hoá trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa Thực tế khủng hoảngdiễn ra ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua đã cho thấynhững nước đó đã đặt không đúng vị trí của văn hoá trong phát triển, cónhững quan niệm không đúng về cách mạng văn hoá và tư tưởng: Văn hoá

Trang 8

thường được xem là yếu tố đứng ngoài kinh tế, tuỳ thuộc vào kinh tế Quátrình phát triển văn hoá vì thế lệ thuộc vào sự trợ cấp của kinh tế, đượchoạch định như chính sách xã hội Mặt khác, cách mạng văn hoá được coinhư là cách mạng chính trị, do đó những cuộc cách mạng văn hoá và tưtưởng thường bị biến dạng thành những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuầnnhư chúng ta đã thường thấy ở một số nước…Thực tế này đòi hỏi phải cónhận thức mới về vai trò của văn hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng văn hoá, giáo dụcđào tạo và khoa học công nghệ Các văn kiện Hội nghị Trung ương khoáVII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh văn hoá là nềntảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội

Yếu tố nền tảng của văn hoá ở đây là sự hiểu biết, là tri thức, kinhnghiệm và sự khôn ngoan tích luỹ được trong quá trình học tập, lao động,đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống con người Muốn đạt được mụctiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có sự hiểu biết về tri thức, kinhnghiệm, khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại, đồng thời phải biếtphát huy các giá trị của truyền thống văn hoá Nhân tố nền tảng này nếuđược khai thác và biết cách phát huy thì sẽ trở thành một động lực to lớn cho

sự phát triển kinh tế

Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa tốt đẹp của văn hoá nhân loại Đảng

ta đã cho rằng bản sắc văn hoá dân tộc là trụ cột của sức mạnh văn hoá.Truyền thống văn hoá cùng với tinh thần dân tộc là nguồn tài nguyên củadân tộc và đất nước Trong lịch sử hàng chục thế kỷ chống ngoại xâm củadân tộc ta, nguồn lực quan trọng nhất trong truyền thống văn hoá là tinhthần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Từ khi ra đời Đảng ta đã động viên,phát huy cao độ tinh thần yêu nước để giành và giữ vững nền độc lập dân

Trang 9

tộc gắn liền với xây dựng Chủ nghĩa xã hội Đảng ta luôn nhấn mạnh việcgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải đi đôi với việc tiếp thutinh hoa của văn hoá nhân loại, nhấn mạnh tính dân tộc đồng thời với tínhkhoa học và đại chúng, tính tiên tiến gắn với bản sắc dân tộc đậm đà Đóchính là bản lĩnh, bản sắc văn hoá Việt Nam, sức mạnh của văn hoá ViệtNam là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.thử thách trước làn sóng đầu tư trong quá trình toàn cầu hoá Các mối quan

hệ trong gia đình, làng xóm có phần lỏng lẻo dần Khát vọng làm giàu củacác thế hệ đặc biệt là thanh niên đang gia tăng trước thời cơ và vận hội nàyvới không ít lệch lạc làm thay đổi cơ cấu giá trị của nền kinh tế cũ để chuyểnsang nền kinh tế thị trường

Việt Nam đã tham gia hội nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC) tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm liênkết các giá trị khu vực và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vựchoá gia tăng mạnh mẽ Chúng ta cũng bước đầu xây dựng một chiến lượcgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Trong chiến lược này, văn hoáđược coi là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của sự phát triển kinh tế-xã hội Để Việt Nam phát triển đượctrong quá trình toàn cầu hoá, trước hết phải quan tâm xây dựng nền văn hoátiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hoá đó xác lập hệ giá trị cơ bản

là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưỏng Hồ Chí Minh làmđịnh hướng và thước đo giá trị

Các giá trị văn hoá là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, kích thích sáng tạo, năng động trongnền kinh tế thị trường nhưng bên cạnh đó những phản giá trị như chủ nghĩa

Trang 10

cá nhân, lối sống tiêu thụ … xuất hiện đã làm thay đổi bản chất nhân cáchcủa con người và các quan hệ xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân, tính vịkỷ…Hơn lúc nào hết, ngày nay văn hoá phải góp phần bảo vệ và phát huytheo định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa

- Nền văn hoá mà chúng ta cần xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinhhoa văn hoá của nhân loại

- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng củamột quốc gia dân tộc thống nhất; tổng hoà các tinh hoa văn hoá của các dântộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Việt Nam

- Văn hoá là một mặt trận, người làm văn hoá là chiến sỹ trên mặt trận ấy

- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệpsáng tạo của toàn dân do Đảng lãnh đạo, đội ngũ trí thức gắn bó với nhândân là lực lượng quan trọng

- Có chính sách đầu tư thích đáng cho văn hoá, văn nghệ, khoa học,giáo dục…, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển Phát triển cáchoạt động văn hoá, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và các cá nhân bảo đảmđịnh hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền tự

do sáng tạo của các nhà hoạt động văn hoá…

Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khoá IX của Đảng đã khẳng định:

“Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xâydựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá -nền tảng tinh thần xã hội… bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bềnvững của đất nước”

1.2 QUAN NIỆM VỀ DU LỊCH

1.2.1 Khái niệm du lịch

Trang 11

Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biếnkhông chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó

có Việt Nam Mặc dù vậy cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức vềnội dung khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất

Với những cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đưa ra những kháiniệm khác nhau về du lịch: Theo từ nguyên, trong tiếng Anh “to tour" cónghĩa là dã ngoại; trong tiếng Pháp “tour“ có nghĩa là đi dạo chơi, leo núi,vận động ngoài trời; trong tiếng Việt, du lịch là một từ đã có từ lâu gắn liềnvới các chuyến đi: Kinh lý, tham quan, vãn cảnh, thăm viếng… của các nho

sỹ, các tầng lớp vua chúa, quan lại, các nhà truyền giáo…

- Kuns, học giả người Thụy Sĩ xác nhận: “Du lịch là hiện tượngnhững người chỗ khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họbằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch”

Hai học giả Hoa Kỳ là Mathieson và Wall gắn kết cả cách nhìn nhận

về du lịch từ phía người đi du lịch và người kinh doanh du lịch Các ôngviết: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở vàlàm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến

và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”

Năm 1963 với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại hội nghịLiên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa

về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng vàcác hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các

cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đíchhoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Xuất phát từ hiện tượng du lịch, nhà nghiên cứu Trần Nhạn đã đưa ramột khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Dulịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác

Trang 12

với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặcsắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tínhbằng đồng tiền”

Như vậy các định nghĩa về du lịch nói trên đã tiếp cận khái niệm dulịch theo nghĩa rộng hơn, không chỉ đề cập du lịch đối với khách du lịchvãng lai mà còn thêm vào đó các hoạt động kinh doanh của các cơ sở và cánhân phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch đi qua và ở lại (như việcvận chuyển, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, hướng dẫn tham quan, giải trí…)

và các giá trị văn hoá tinh thần thu nhận được trong quá trình du lịch Kháiniệm du lịch trong Luật Du lịch của Việt Nam cũng xuất phát từ cái nhìntoàn diện này:

“Du lịch là các hoạt dộng có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.2.2 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trongđời sống xã hội Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tếquốc dân của các nước như một ngành “công nghiệp không khói ”

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đang trở nên phổ biếntrên toàn cầu và phát triển với tốc độ nhanh Theo số liệu của Tổ chức Dulịch thế giới thì năm 1950 toàn thế giới có 25 triệu du khách, đến năm 1990con số này đã lên tới 450 triệu (tăng 18 lần sau 20 năm) Tính riêng trongvòng mười năm gần đây số khách du lịch quốc tế đã tăng từ 339 triệu năm

1986 lên 592 triệu năm 1996 và đến năm 2000 con số này đạt tới 637 triệu

và khoảng 937 triệu vào năm 2010

Trang 13

Theo tính toán của các chuyên gia du lịch quốc tế, chỉ trong vòng 36năm (từ 1960 - 1996) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng 62 lần (từ 6,8

tỷ USD năm 1960 tăng lên 423 tỷ USD năm 1996)

Ở nước ta,Theo số liệu của Chương trình phát triển nguồn nhân lực dulịch VN đến năm 2015, tổng số LĐ trực tiếp trong ngành là 503.202 người.Riêng năm 2010 phấn đấu tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.Trước đó, năm 2009 ngành du lịch đã tạo ra khoảng 450.000 việc làm cho LĐtrực tiếp và gần 1 triệu LĐ gián tiếp

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ DU LỊCH

Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối liên hệ khăng khít, mật thiết Đó

là khai thác và phát huy các di sản và giá trị văn hoá, một bộ phận thiết yếunhất của nguồn tài nguyên du lịch, việc phát triển du lịch hướng vào mụctiêu văn hoá, nâng cao tố chất văn hoá trong kinh doanh du lịch…

1.3.1 Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển

du lịch

Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọngcủa văn hoá Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế,chính trị, xã hội trong đó có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũinhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI

Nhiều người đã khẳng định rằng nếu không có truyền thống, vẻ đẹpđộc đáo, những giá trị và công trình văn hoá thì du lịch Việt Nam sẽ khôngphát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó

Trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịchđược xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân vănkhác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản

để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”

Trang 14

Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên dulịch là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong

sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội Bên cạnh đó, tài nguyên dulịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thốngvăn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Như vậy, đối với dulịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài nguyên tạonên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch Và sở dĩ du lịch là mộtngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nộidung văn hoá sâu sắc và phong phú Để du lịch phát triển bền vững thì nóphải tuân thủ một yêu cầu khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo

sự bền vững về văn hoá Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụnhu cầu du lịch hiện tại song không được làm tổn hại đến các giá trị vănhoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau

Điều đáng quí và độc đáo hơn cả, tạo nên sức hấp dẫn của du lịch lànguồn di sản văn hoá phi vật thể được truyền bá từ ngàn năm lịch sử Yêunước là truyền thống quí báu của dân tộc Lòng yêu nước của dân tộc đã tôthắm lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước Truyền thống đó đãđược giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ mai sau Phát huy tinh thần yêunước chính là khẳng định bản lĩnh của con người và Tổ quốc Việt Nam trêntrường quốc tế nhất là trong hoạt động du lịch

Nguồn lực văn hoá đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ tài năng, trí tuệ, tâm hồn conngười Việt từ ngàn đời, đồng thời là kết tinh của quá trình giao lưu, tiếp thu tinhhoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá, sựphong phú của các lễ hội, các phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam

Có thể nói, văn hoá là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch Môi

trường thiên nhiên và môi trường văn hoá, nhân văn có vai trò đặc biệt

Trang 15

quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ

sở cho phát triển du lịch

1 số ví dụ số liệu thống kê thời gian qua cho biết:

+ Có trên 405.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến Sapa năm2010.(thống kê tổng cục du lịch)

+ Lễ Hội Chùa Hương đón 1,3 triệu khách năm 2010(thống kê tổngcục du lịch)

+ Lễ Hội Đền Hùng trên 4triệu lượt khách trong 10 ngày năm2010(thống kê tổng cục du lịch)

+ Fetival Huế là 5.200.000 lượt khách (thống kê tổng cục du lịch)

1.3.2 Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Phát huybản sắc, truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch, tạo động lực chokinh doanh du lịch phát triển Bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng đềuhướng tới lợi nhuận, để đạt tới lợi nhuận có rất nhiều phương thức khácnhau trong đó có việc phát huy nhân tố con người Các nhà quản lý doanhnghiệp phải lấy nó làm động lực để thúc đẩy sản xuất Đồng thời với việcnhận thức rõ vai trò của những nhân tố truyền thống văn hoá trong kinhdoanh du lịch như phong tục, tập quán, nếp sống… được sử dụng như mộtphương thức kinh doanh

Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quantrọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch Muốn có hiệuquả trong kinh doanh điều quan trọng không chỉ thoả mãn nhu cầu của kháchbằng cơ sở vật chất của mình mà điều quan trọng hơn chiếm được tình cảmcủa khách qua việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 16

Du lịch vừa là ngành dịch vụ, vừa là ngành sản xuất, vừa tiêu thụsản phẩm của chính mình Trong du lịch phần lớn các dịch vụ đều do conngười thực hiện Khách sạn là nơi tiếp đón và phục vụ rất nhiều đối tượngkhác nhau về mục đích thăm viếng, quốc tịch, dân tộc… Ngay cách cư xửcũng thể hiện những phong tục tập quán khác nhau Người Hàn Quốc chàonhau bằng cách cúi gập người, người châu Âu hay bắt tay khi giao tiếp,người Việt là nụ cười thân mật nở trên môi Người Việt ta có câu:

"Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Người Trung Quốc thì cho rằng:

“Nếu không biết cười thì đừng bao giờ mở nhà hàng”.Giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động dulịch Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, lòng hiếukhách, vẻ thanh lịch, sự tự tin trong giao tiếp ứng xử đối với khách nhất làkhách quốc tế là điều rất cần thiết Vì vậy những người làm du lịch đã phảihình thành cho mình một phong cách giao tiếp, ứng xử mang cốt cách ViệtNam nghĩa là mến khách, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của khách,khéo léo lịch sự, nhã nhặn, bình đẳng với mọi người Đó cũng là truyềnthống văn hoá và nhân cách của người Việt Nam

1.3.3 Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển

Du lịch và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối quan hệ nàyđược hình thành và củng cố dựa trên quá trình hình thành và phát triển mộtcách ngày càng đa dạng của các loại hình du lịch cũng như tốc độ phát triểnnhanh chóng của du lịch trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới

Trang 17

Trong mối quan hệ với văn hoá, du lịch là yếu tố quan trọng đẩymạnh giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc giadân tộc trên thế giới.

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấnhưng và bảo tồn các di sản văn hoá Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩykinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển Nói mộtcách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội

Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc

tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghềtruyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hànghoá bán cho khách tham quan

Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thờigian quan đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dângian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách

Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái

Ý nghĩa xã hội quan trọng của du lịch là thông qua du lịch con ngườiđược thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúcvới những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đồng thời

mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêunước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹpnhư lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành phương hướng đúng đắntrong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạnh tương lai của con người Điều nàyquyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội

Ngày đăng: 18/03/2016, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w