Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng ta chỉ rõ một trong nhữngphương hướng của hoạt động chăm lo phát triển văn hóa là “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy g
Trang 1NGUYỄN THỊ NGÂN
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn: PGS.TS LÊ VĂN ĐÍNH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng năm 2015
TÁC GIẢ
NGUYỄN THỊ NGÂN
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của vấn đề: 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
4 Phương pháp luận,phương pháp nghiên cứu: 6
5 Kết cấu của luận văn: 6
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 6
CHƯƠNG 1 VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1.VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN 11
1.1.1.Văn hóa và cấu trúc, của văn hóa: 11
1.1.2 Phát triển và các quan điểm về phát triển xã hội 14
1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội 15
1.2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18
1.2.1 Lý luận chung về Di sản văn hoá : 18
1.2.2 Quan điểm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở nước ta hiện nay 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HUẾ THỜI GIAN QUA 35
2.1 TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA HUẾ 35
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế 35
Trang 52.2 HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂNHÓA HUẾ - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 49
2.2.1 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di sảnvăn hóa Huế 49
2.2.2 Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra 69TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 84
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢNVĂN HÓA HUẾ 84
3.1.1 Những quan điểm, định hướng chung về bảo tồn, phát huy di sảnvăn hóa 84
3.1.2 Những quan điểm định hướng cụ thể để bảo tồn và phát huy disản văn hóa để xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch đặcsắc của cả nước 843.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂNHÓA HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 87
3.2.1 Chủ trương xã hội hóa và khẳng định vai trò chủ thể của nhândân và tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nâng cao nhậnthức trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Huế [52] 87
3.2.2 Quy hoạch tổng thể hệ thống di sản gắn với bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh 92
3.2.3 Gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, du lịch với văn hóanhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Huế 97
Trang 6huy giá trị Di sản văn hóa Huế: 99
3.2.5 Xây dựng chiến lược nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế với quốc tế thông qua các kỳ Festival Huế 101
3.2.6 Ưu tiên, tạo điều kiện để đào tạo lực lượng nghệ sĩ kế cận trong bảo tồn, lưu truyền âm nhạc truyền thống Huế, trong đó đặc biệt quan tâm đến Nhã nhạc cung đình Huế 103
3.2.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các di sản văn hóa 105
3.2.8 Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa 106
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 108
KẾT LUẬN 109
KIẾN NGHỊ 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
Trang 7Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng ta chỉ rõ một trong những
phương hướng của hoạt động chăm lo phát triển văn hóa là “Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng …Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoávật thể và phi vật thể của dân tộc Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển vănhoá, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển dulịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị vănhoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngoài Xây dựng
và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, ngôn ngữ, chữviết các dân tộc thiểu số [21, tr 224,225]
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đã chỉ rõ thực trạng trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa: “Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII,
sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyểnbiến tích cực, đạt kết quả quan trọng Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật
Trang 8thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộcthiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôngiáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm Công tácquản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bướcđược hoàn thiện.Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị,kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóachưa tương xứng … Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quảchưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn” Nghị quyết cũng đã chỉ ranhiệm vụ là “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, pháthuy di sản v ăn hóa với phát triển kinh tế - xã hội B ảo tồn, tôn tạo các di tíchlịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinhtế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch Phục hồi vàbảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một Pháthuy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đấtnước và con người Việt Nam” [3, tr 9,11]
1.2.Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV nhiệm
kỳ 2010 – 2015 đã chỉ rõ thành tựu, hạn chế, phương hướng trong công tácbảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế là “Công tác bảo tồn, phát huy giátrị di tích Cố đô Huế, di tích lịch sử cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ ChíMinh và bảo tồn các giá trị phi vật thể được chú trọng; đã đầu tư xây dựng,tôn tạo khu du lịch văn hoá lịch sử Quang Trung - Huyền Trân Công chúa,Chín hầm, tạo thêm sản phẩm mới về tham quan du lịch; gắn kết chặt chẽgiữa di sản với văn hoá và du lịch, giữa du lịch, văn hoá với di sản…”, “ Côngtác trùng tu các hạng mục di tích còn chậm, do nguồn ngân sách chưa đápứng”, “Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dântộc và văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền
thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch Giữ gìn và phát huy giá trị di sản
Trang 9văn hoá vật thể và phi vật thể, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâmvăn hoá, du lịch đậm đà bản sắc dân tộc, văn hoá Huế Gắn kết chặt chẽ côngtác bảo tồn di sản văn hoá với kinh tế du lịch và thông tin đối ngoại nhằmtuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá Huế Phối hợp chặtchẽ với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bảntrùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng, để xứng đáng là trung tâm dulịch đặc sắc của Việt Nam” [23, tr 38,48,73]
Năm 1981, trong Lời kêu gọi cứu vãn di sản văn hóa Huế tại Hà Nội,Tổng giám đốc UNESCO lúc bấy giờ - ông M’Bow - đã cho rằng, di sản Huếđang ở trong tình trạng lâm nguy, đang đứng bên vực thẳm của sự diệt vong
và sự quên lãng…chỉ có “một sự cứu nguy khẩn cấp” với nỗ lực của Chínhphủ Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế thì mới có thể giúp Huế thoát ra khỏitình trạng trên Trong thời gian qua; dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnhThừa Thiên Huế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL), sựlãnh đạo của Đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế…công cuộc bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhân loại ở Cố đô Huế đã được triểnkhai và đạt kết quả rất quan trọng: Di sản văn hoá Huế đã được UNESCO
chính thức công nhận đã vượt qua “giai đoạn cứu nguy khẩn cấp” để bước vào “thời kỳ ổn định và phát triển” Công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển
sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững Những kết quả quan trọng ấyđược thể hiện trên các mặt: bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vậtthể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế,ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giátrị di sản
Tuy nhiên những khó khăn, thử thách trên hành trình phát triển được đặt
ra dưới đây, đòi hỏi Đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cần phải
nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác bảo tồn
Trang 10và phát huy giá trị di sản văn hóa nhân loại ở cố đô Huế: Trước hết, đó là khảnăng cần phải có sự đầu tư tương xứng để bảo tồn di sản Huế với một quầnthể di tích đồ sộ, với những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và với mộtmôi trường cảnh quan rộng lớn gắn bó hữu cơ với đô thị Huế Thứ hai là cơchế thế nào để quản lý, đầu tư và phát huy di sản Huế một cách hiệu quảnhất? Thứ ba là vấn đề nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc bảo tồn disản Huế trong thời kỳ mới Thứ tư là thách thức đến từ sự cạnh tranh giữa cáckhu di sản trong khu vực Thứ năm là thách thức và khó khăn đến từ mâuthuẫn giữa bảo tồn và phát triển… Để vượt qua những khó khăn và thử tháchnày đòi hỏi phải có một sự nhận thức đúng đắn trong toàn thể cộng đồng về disản Huế, đòi hỏi phải có một chiến lược phù hợp cùng những sách lược linhhoạt của lãnh đạo địa phương, phải có sự nỗ lực lớn hơn từ đơn vị được trựctiếp giao phó việc quản lý khu di sản Huế (mà trọng trách là Đảng bộ Trungtâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế), phải có sự chung sức của nhân dân, và cuốicùng là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng là một yêu cầu không thể thiếutrong bối cảnh hội nhập cùng thế giới.
1.3 Để góp phần vận dụng những quan điểm được nêu trong Văn kiện Đạihội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyêtHội nghị Trung ương 9 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực vănhóa, lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách
mạng…chúng tôi cho rằng việc chọn đề tài “Mối quan hệ giữa văn hóa và phát
triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế” làm luận văn
tốt nghiệp Cao học Triết học là vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo tồn và pháthuy di sản văn hóa ; Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát
Trang 11huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.Từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa
ở địa phương hiện nay
2.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ được đặt ra là:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ởnước ta hiện nay Đặc biệt là làm rõ các khái niệm liên quan đến luận văn như: văn hóa, phát triển, di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa.Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho ViệtNam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
- Phân tích thực trạng, một số vấn đề đặt ra của việc bảo tồn , phát huy disản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra cácquan điểm làm cơ sở và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcủa việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại địa phương trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tại cố đô Huế
là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên –Huế; trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tập trung vào hoạt
Trang 12động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tại cố đô Huế của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
- Thời gian: Nghiên cứu kết quả của bảo tồn và phát huy giá trị các disản văn hóa tại cố đô Huế từ năm 1982 đến nay (trọng tâm là từ năm 1993 đếnnay)
4 Phương pháp luận,phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận macxit về văn hóa và phát triển;các quan điểm của Đảng ta về về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị các di sản vănhoá truyền thống, cách mạng nói riêng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử lôgich, Phân tích - tổng hợp, Thống kê - so sánh…
-5 Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo…Luận văn có 3
chương, 6 tiết:
Chương 1: Văn hóa và phát triển; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân
tộc ở nước ta hiện nay – cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa Huế thời gian qua
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Huế trong thời gian tới
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
6.1 Các công trình khoa học liên quan đến lĩnh vực văn hóa; bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa được công bố
+ Sách
Trang 13Phan Thanh Hải: Với di sản văn hóa Huế, Nxb Thuận Hóa 2012 Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế: (Tập ảnh giới thiệu) 30 năm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế, Huế 2012 Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế: Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu và bảo tồn, Huế 2012 Phương Lựu (1984), Từ trong di sản, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (chủ biên) (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng, Toàntập, Tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998),Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa VII, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ĐảngCộng sản Việt Nam (204), Các nghị quyết của Trung ương Đảng (2011-2014), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
+ Hội thảo, Kỷ yếu
+ PGS, TS Lê Văn Đính: Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị của
di sản văn hóa Huế trong bối cảnh toàn cầu hóa, Hội thảo “Tổng kết 15 năm
nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Hội thảo do Học viện CT – HC Khu vực III tổ chức năm 2013 TS Phan Thanh Hải : Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Hội thảo
“Tổng kết 15 năm nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Hội thảo do Học viện CT –
HC Khu vực III tổ chức năm 2013
+ PGS, TS Lê Văn Đính - TS Phan Thanh Hải: Khai thác, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong hoạt động phát triển các nguồn lực cho
du lịch miền Trung, Hội thảo“Phát triển các nguồn lực cho du lịch miền Trung
và Tây Nguyên ”, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 6/2013
Trang 14+ Nguyễn Văn Cao (Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên – Huế): 30 năm bảo tồn di sản Huế: Cuộc hành trình vươn đến những tầm cao, in trong Kỷ
yếu 30 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Huế Huế, 6/2012 TS
Phan Thanh Hải (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế): 30 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Kỷ yếu 30 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Huế Huế, 6/2012 +Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Kỷ yếu Hội thảo: Phát triển kinh tế - xã hội miền Trung và Tây Nguyên gắn với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng ngày 26/6/2012; với trên 50 bài viết trên các lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực văn hóa: TS Nguyễn Thị Mỹ Thanh: Định hướng các giảipháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội văn hóa dân gian Quảng Nam gắn vớiyêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế ThS Lưu Anh Rô: Tăng trưởng Kinh tế tácđộng đến Văn hóa và Văn học nghệ thuật: nhìn từ Đà Nẵng …
+ Ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung – UBND Thành phố Đà
Nẵng: Kỷ yếu hội thảo: Xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung Đà Nẵng
ngày 21,22/3/2013; với trên 55 bài viết trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vựcvăn hóa – du lịch: Trần Bắc Hà: Phát triển không gian du lịch các tỉnh miềnTrung PGS TS Trần Đình Thiên: Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch vùngduyên hải miền Trung.Ths TS Nguyễn Phúc Nguyên: Phát triển du lịch miềnTrung: Góc nhìn từ chuỗi giá trị TS Hà Văn Siêu: Tạo đột phá trong thu hútđầu tư phát triển du lịch các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miền Trung NgôMinh Chính: Xây dựng thương hiệu du lịch biển vùng duyên hải miền Trung
+ Tạp chí quốc gia:
KTS Phùng Phu (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế):
Giải pháp nào để bảo tồn di sản Huế bền vững? Kiến thức ngày nay, ngày 24/11/2008 Lê Hữu Ái, Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2009 Lê Hữu Ái, Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đến phát triển kinh tế vIệt Nam trong bối
Trang 15cảnh toàn cầu hóa , Tạp chí Lý luận chính trị số 12/20010 Nguyễn Hồ Minh
Trang: Một số nhân tố tác động đến sự phát triển ngành du lịch ở Tỉnh Thừa
Thiên – Huế, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 3 (112) 2012 PGS, TS Nguyễn
Ngọc Hòa: Phát huy tính đặc thù của bản sắc văn hóa trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số
1 (104) 2011 Phan Công Tuyên: Văn hóa Huế, nhìn từ góc độ hội nhập, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 1 (104) 2011 PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn: Xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên thời kỳ
2005 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 1 (110) 2012 Nguyễn Ngọc Hòa: Những thách thức trong giao lưu văn hóa và
hội nhập hiện nay , Tạp chí Văn hóa học, tháng 6/ 2012 ; TS Nguyễn Văn Lý
– TS Nguyễn Tiến Dũng: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với việc bảo
tồn và phát huy văn hóa lễ hội ở thành phố Huế hiện nay, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 2 (111) 2012 Nguyễn Văn Lý – Nguyễn Tiến Dũng: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa lễ hội ở thành phố Huế hiện nay, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 5 (114) 2012.Nguyễn Hoàng
Thân – Phan Thị Huyền Trâm: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Tuồng ở
Đà Nẵng, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng số 38/ 2013 Nhiều tác giả: Văn hoá - Nguồn lực nội sinh, Báo Đại đoàn kết (số ra từ ngày 18 đến
22/05/2012)
+ Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ, Cử nhân
- Nguyễn Thị Thảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn đề xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Đà Nẵng năm 2013 Trịnh Thị Hợp: Mối quan hệ
giữa văn hóa và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cưa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Đà Nẵng
năm 2013.Nguyễn Thị Hằng: Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành
Trang 16chính nhà nước tại thành phố Huế, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính Huế, năm 2014 Lê Xuân Kiều): Một số vấn đề về văn hóa
và phát triển, NCS Văn hóa học khóa I Trường Đại học văn hóa Hà Nội
- Phan Thanh Hải: Một số giải pháp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng
công tác xây dựng Đảng, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nhân loại ở Đảng bộ Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Luận văn
tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực III, năm 2012 Nguyễn Thanh Bình: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế hướng đến mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước”, Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực III, năm 2014
- Trương Kim Chi (2000), Di tích và lễ hội đình làng Vẽ, Luận văn Thạc
sĩ, Văn hoá dân gian, Viện nghiên cứu dân gian, Hà Nội
6.2 Nhận xét
- Về phương diện lý luận văn hóa và phát triển: Các công trình khoa họcnói trên đã trình bày khái quát quan điểm mácxit về văn hóa và phát triển; cácquan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoátruyền thống, cách mạng nói riêng
- Về phương diện lý luận bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoátruyền thống, cách mạng: Những công trình đó đã đề cập đến vai trò của hoạtđộng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá; vai trò của đảng bộ, chínhquyền trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vănhóa nhân loại ở cố đô Huế
- Việc hệ thống hóa và tiếp cận vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di sảnvăn hoá Huế trên quan điểm văn hóa và phát triển thực sự là vấn đề cần thiết
về phương diện lý luận và thực tiễn
Trang 17CHƯƠNG 1VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN1.1 VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 Văn hóa và cấu trúc của văn hóa
a Định nghĩa văn hóa
Hiện nay có nhiều định nghĩa về văn hóa; mỗi một định nghĩa thường chỉ đề cập đến một nét nào đó của bản chất văn hóa.
Văn hóa là phạm trù đa nghĩa, tinh tế, cho nên khi luận bàn về văn hóa,Đảng ta đã tạm thời sắp xếp vào 3 loại định nghĩa sau đây:Văn hóa theo nghĩarộng bao gồm cả trình độ phát triển về vật chất và tinh thần.Văn hóa hiểu theonội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật.Vănhóa đặc biệt trong phạm vi lối sống, nếp sống, đạo đức xã hội, văn hóa nghệthuật [32 ]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì văn hóa chỉ gắn liền vớicon người và xã hội loài người Cội nguồn của sự tồn tại và phát triển vănhóa là ở hoạt động sáng tạo của con người Đó là hoạt động nhằm để hiểubiết, khám phá và sáng tạo Thực hiện hoạt động đó con người vừa sáng tạo
ra bản thân mình với tư cách là người vừa đồng thời sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” của chính mình “Thiên nhiên thứ hai” ấy không phải cái gì khác hơn là thế giới của văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa nhân loại cũng tiếp cận văn
hóa theo nghĩa rộng của từ này Người đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng khác Toàn
Trang 18bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [45, tr 431]
- Tuyên bố toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóa do Đại hội đồng
UNESCO lần thứ 31 (11/2001) định nghĩa: Văn hóa được xem là tập hợp các đặc điểm nổi bậc về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội và ngoài văn họa, nghệ thuật , nó còn bao gồm cả lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và các tín ngưỡng”[33, tr 355]
Nhƣ vậy, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm mục địch phục vụ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng loài người Văn hóa, với tư cách là một hiện tượng xã hội, chính là sự phát triển của những năng lực bản chất của con người, không ngừng nâng cao trình độ làm chủ của con người đối với tự nhiên, xã hội, bản thân, nhằm thỏa mãn nhu cầu về sự hiểu biết, khám phá, sáng tạo trong thế giới con người theo hướng ngày càng vươn tới giá trị đích thực của ích, chân, thiện, mỹ” hay nói một cách ngắn gọn hơn “văn hóa chính là sự phát triển những năng lực bản chất của con người hướng tới các giá trị nhân văn” [34, tr 5]
Trang 19Nhiều nhà khoa học chia văn hóa thành nhiều loại hơn như văn hóakinh tế, văn hóa chính trị, văn hóa khoa học, văn hóa tư tưởng, văn hóa tinhthần, văn hóa giáo dục, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệthuật, văn hóa thể thao, văn hóa truyền thông… Mỗi một cách phân chia tuy
có những hạt nhân hợp lý, song cũng có những mặt hạn chế của nó
Các giá trị văn hóa tồn tại trong các sản phẩm vật chất, tinh thần đượcthể hiện trong lối sống, nếp sống, truyền thống, phong tục, tập quán, tínngưỡng … được xem như là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc được tíchlũy và trao truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
người ta gọi là di sản văn hóa Di sản văn hóa cũng bao gồm di sản văn hóa
vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử -văn hóa,
khoa học, thẩm mỹ, nó bao gồm các di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắngcảnh, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa,
khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và cáchình thức lưu giữ, lưu truyền khác Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩmvăn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lốisống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về ydược học cổ truyền, về trang phục truyền thống dân tộc, trí thức dân
gian khác
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn kết với nhau tạo nên một hệthống các giá trị chuẩn mực xã hội và khẳng định bản sắc riêng của một cộngđồng, một dân tộc, cho nên sự phân biệt di sản văn hóa vật thể và phi vật thểchỉ có tính chất tương đối Chẳng hạn, trong các di sản văn hóa vật thể nhưcác công trình kiến trúc, đình chùa, miếu mạo… nó đã bao hàm các giá trị vănhóa phi vật thể, đó là trí tuệ, tình cảm, thị hiếu cảm xúc thẩm mỹ, sự sáng tạo
Trang 20theo quy luật của cái đẹp của người thiết kế, thi công và những di sản văn hóaphi vật thể nó lại được “vật chất hóa” thành lễ hội, nhạc khí, văn hóa ẩmthực, trang phục, cư trú.
1.1.2 Phát triển và các quan điểm về phát triển xã hội
a Phát triển
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng
Phát triển là khuynh hướng vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện theo chiều hướng đi lên của sựvật, hiện tượng; là quá trình hoàn thiện về chất và nâng cao trình độ củachúng Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới và nó có tính phổ biến,được thể hiện trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Khuynh hướng chung của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay cho cái cũ nhưng cái mới không hoàn toàn loại bỏ cái cũ mà giữ lại những nhân tố tích cực, hợp lý của cái cũ, gia nhập vào cái mới, tạo điều kiện cho cái mới ra đời và phát triển tiến bộ hơn cái cũ [28, Tr.207]
Sự phát triển giúp chúng ta nhận thức sự vật, hiện tượng theo xu hướngvận động phát triển, tránh được cách nhìn phiến diện với tư tưởng định kiến,bảo thủ Là cơ sở khoa học để hình thành tư tưởng lạc quan trước những khókhăn, thất bại trong công việc và cuộc sống, vững tin vào tương lai
b Phát triển xã hội
Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm về sự phát triển xã hội
* Tiếp cận từ góc độ kinh tế học; từ góc độ xã hội học; từ góc độ dân chủ - nhân quyền; từ giác độ triết học chính trị (mác xít)
- Từ góc độ văn hoá: Phát triển xã hội được xem là sự vận động có định
Trang 21hướng của mỗi quốc gia, dân tộc trên con đường tiến hoá từ xã hội truyềnthống đến xã hội văn minh hiện đại Tuy nhiên, trên thực tế, có thể có nhữngnền văn hoá chứa đựng các giá trị cần thiết, phổ biến cho sự phát triển xã hội;nhưng không thể áp đặt các giá trị văn hoá của một xã hội, quốc gia dân tộcnày cho một xã hội, quốc gia dân tộc khác.
- Từ giác độ triết học chính trị (Mác xít): Ở quan niệm này, phát triển xã
hội được quan niệm là sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấplên cao Tiêu chí của nó không chỉ thể hiện trong sự phát triển của lực lượngsản xuất, mà cả trong sự phát triển của quan hệ sản xuất ; không chỉ trong sựphát triển của cơ sảo hạ tầng, mà cả trong sự phát triển của kiến trúc thượngtầng; không chỉ trong sự phát triển của tồn tại xã hội, mà cả trong sự phát triểncủa ý thức xã hội; không chỉ trong việc nâng cao mức sống của con người,làm cho con người thoát khỏi mọi áp bức bất công, mà còn được phát triểntoàn diện và tự làm chủ cuộc sống của mình
* Trên cơ sở phân tích nói trên, có thể quan niệm phát triển xã hội ở hai phương diện
- Thứ nhất, theo nghĩa rộng, Phát triển xã hội là sự vận động của các
hình thái kinh tế - xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao; là quá trình tạo ranhững điều kiện, nhân tố tự phủ định làm cho lịch sử tiến lên một hình tháikinh tế - xã hội cao hơn - xã hội xã hội chủ nghĩa
- Thứ hai, theo nghĩa hẹp, Phát triển xã hội là sự vận động có định hướng của mỗi quốc gia, dân tộc nhằm đạt tới mục tiêu: tăng trưởng kinh tế,
ổn định chính trị, công bằng, dân chủ, văn minh
1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội.
Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị; xâydựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng là văn hóa Trongmỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa
Trang 22Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
Theo Unessco: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sốngđộng mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại;
nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống màtrên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình
Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó đượcthấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, tiếpnối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắctrong cấu trúc xã hội của từng dân tộc; đồng thời, nó tác động hàng ngày đếncuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xãhội - văn hóa Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sửcủa dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt quamọi khó khăn để phát triển
Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bềnvững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội Đó cũng là conđường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủsức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng,văn hóa phản tiến bộ Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng giađình văn hóa,…
Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:
Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong vănhóa Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới,tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời cội nguồn Phát triển phải dựatrên cội nguồn bằng cách phát huy cội nguồn Cội nguồn đó của mỗi quốc gia
Trang 23dân tộc là văn hóa.
Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong nhữnggiá trị văn hóa đang được phát huy (hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vựccủa đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế -
xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu)
Trong nền kinh tế thị trường, một mặt, văn hóa dựa vào tiêu chuẩn củacái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huysáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề,…mặt khác, văn hóa sử dụngsức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế xuhướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ,…
Nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới sẽ là tiền đềquan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nềnkinh tế thế giới
Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúphạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đếnchỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái
Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa,
nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì sựphát triển bền vững của hiện tại và tương lai
Văn hóa là một mục tiêu của phát triển:
Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000, Đảng ta xác định:
“Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”.Đồng thời, nêu rõ yêu cầu “tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và côngbằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường” Phát triển hướng tới mụctiêu văn hóa - xã hội mới bảo đảm phát triển bền vững, trường tồn
Trang 24Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển,chúng ta chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ vớiphát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huynhân tố con người và xây dựng xã hội mới:
Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực, trong đó, trithức của con người là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh,không bao giờ cạn kiệt Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệuquả nếu không có những con người đủ trí tuệ
Có thể thấy được ý nghĩa của vấn đề văn hóa và phát triển ở những khíacạnh sau đây:
Một là mọi thành tựu của các mô hình phát triển không chỉ do các nhân tốkinh tế đơn thuần mà tạo ra như vốn, tài nguyên, kỹ thuật…mà còn do các nhân
tố phi kinh tế như nội lực tinh thần, truyền thống văn hóa, môi trường sáng tạo.Hai là văn hóa không phải là lĩnh vực ăn theo kinh tế mà còn định hướngcho kinh tế, phát triển nhằm phục vụ con người…
Ba là việc tìm kiếm mô hình phát triển phải dựa trên nền tảng văn hóa,tránh tình trạng hy sinh văn hóa để tìm kiếm lợi trước mặt…
1.2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.2.1 Lý luận chung về Di sản văn hoá
a Khái niệm “Di sản văn hoá”
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [31, tr 254] Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị.
Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
Trang 25Khái niệm Di sản văn hóa trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đượchình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 Quá trìnhtịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tậptrung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dầnhình thành khái niệm di sản Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sảnnày, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phânloại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảotồn di sản quốc gia Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sảnchung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ýniệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [42, tr.32]
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa : “di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao chothế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiệnnay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [58, tr.20]
Như vậy, Di sản văn hóa được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệtrước để lại cho thế hệ sau Di sản văn hóa là các tài sản văn hóa như các tácphẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc,các tác phẩm văn học mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau
Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợpquốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003
đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Công ước đã
ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng vớicác điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng,đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất vàhủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể
Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
Trang 26hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam” [8, tr.17]
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn
Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là
thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướnghoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này Di sảnvăn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của mộtcộng đồng xã hội Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá củacộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hóa nhânloại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân
ta Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản văn hóa là hoạt động thiếtthực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bảnsắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng Disản văn hóa nhân loại
b Phân loại di sản văn hoá
Phân loại Di sản văn hóa là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu.Theo quan niệm của UNESCO, Di sản văn hóa bao gồm hai loại:
Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm
văn hóa có thể “sờ thấy được” Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của vănhóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọnglượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xácđịnh Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, đểlại dấu ấn lịch sử rõ rệt Hiện nay, vấn đề bảo tồn những Di sản văn hóa vật thểlâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ
“Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các
Trang 27công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà cáccộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là mộtphần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không ngừng tái tạo
để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tựnhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc
và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa vàtính sáng tạo của con người” [12, tr.142]
Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản văn hóa như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyềnmiệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, baogồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyềnmiệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủcông truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, vềtrang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác
c Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Trước hết là quan điểm bảo tồn Di sản văn hóa Từ điển Tiếng Việt cắt
nghĩa: “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cáihay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạngthức vốn có của nó Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biếnhóa hay biến thái” Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có kháiniệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển” Hơn nữa, khi nói đối tượngbảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực
và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác
Trang 28nhau của đối tượng được bảo tồn.
Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâudài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước nhữngbiến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay với chính sách mởcửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn racực kỳ sôi động
c Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc của một
số nước Châu Á
* Xác định Di sản văn hóa như là tài sản văn hoá:
Di sản văn hóa là bộ phận cơ bản và trọng yếu trong nền văn hóa củamỗi dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hóa Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộngnhư hiện nay, nhiều quốc gia châu Á đều phải xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ củavăn hoá phương Tây Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước cónhiều thành công trong việc giải quyết mối quan hệ này
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có chung một hằng số cho lịch sửphát triển văn hoá dân tộc Đó là nền văn minh lúa nước Trước thế kỷ XIX,
cả hai nước đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, cùng vớiTriều Tiên là những nước “đồng văn” Trong lịch sử, khi tiếp xúc với vănminh phương Tây, mỗi nước lại chọn những giải pháp khác nhau, đưa đếncách ứng xử khác nhau đối với Di sản văn hóa dân tộc Trong giai đoạn hiện
Trang 29nay, bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi, văn hoá các dân tộc có sự gần gũihơn trong một định hướng chung cho sự phát triển Do vậy, mô hình bảo tồn
và phát huy văn hoá dân tộc của Nhật Bản qua hơn một thế kỷ mở cửa vớiphương Tây có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản văn hoá không chỉdừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật, chínhsách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được banhành vào những năm 80 của thế kỷ trước Bộ luật ra đời nhằm thực hiện bảotồn di sản văn hoá trên cơ sở xác lập quyền sở hữu và bảo trợ của nhà nước.Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi tài sản văn hoá đều thuộc quyền sở hữucủa các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản văn hoá bao gồm quyền chiếmhữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Việc công nhận quyền của các chủ sởhữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dụccấp Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các cấp chính quyền địa phươngphải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những ngườihữu quan
Không những được coi là tài sản văn hoá, Di sản văn hóa còn được xácđịnh là một thứ văn hoá đặc biệt, thuộc về những chủ sở hữu cụ thể nhưng giá
trị của nó luôn là tài sản quốc gia Khoản 2 điều 4 của Bộ luật quy định: “Các chủ sở hữu tài sản văn hoá cùng những người hữu quan sẽ chịu trách nhiệm bảo quản chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý thức đầy đủ rằng: đó là những tài sản quý báu của quốc gia”.
Vai trò của nhà nước ở đây rất quan trọng, nhà nước bảo trợ việc thựchiện các quyền trong quyền sở hữu Chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việcbán các tài sản văn hoá ra nước ngoài dưới mọi hình thức Nhà nước bỏ tiến
Trang 30mua lại các tài sản văn hoá quan trọng, trợ cấp một phần kinh phí và phươngtiện kỹ thuật cho việc bảo tồn tài sản văn hoá thuộc tư nhân đối với các tàisản hữu hình Nhà nước nắm giữ vai trò điều tiết hoạt động bảo tồn và khaithác tài sản văn hoá trong tổng thể các hoạt động chung của toàn xã hội Do
đó, các di sản văn hoá hữu hình được giữ gìn trong các dự án phát triển Việcđảm bảo giữ nguyên cảnh quan trong đó di sản văn hoá đuợc bảo vệ chỉ có thểtiến hành một cách hiệu quả dưới sự quản lý của nhà nước với vốn kinh phíđầu tư thích đáng, với sự hợp tác của các ngành, các tổ chức liên quan Qua
đó, các hoạt động bảo tồn văn hoá được tiến hành dưới một hành lang pháp
lý Các di sản văn hoá ở Nhật Bản được kiểm kê và bảo tồn hiệu quả, tránhđược mọi mất mất, thất thoát và hư hại từ phía thiên nhiên và con người
Ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều ngôinhà cổ, công trình kiến trúc, Di sản văn hóa có nguy cơ bị thay thế bằngnhững ngôi nhà cao tầng, đường cao tốc chạy dài hay những cây cầu trongcác dự án phát triển Bài toán đặt ra cho Việt Nam là cần tìm ra được giảipháp thỏa đáng dung hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế, biến disản văn hóa thành nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho công cuộc xây dựngđất nước Kinh nghiệm của Nhật Bản về vai trò chủ đạo của nhà nước trongcông tác bảo tồn và khai thác các Di sản văn hóa là một bài học quý cho nước
ta trong quá trình phát triển hiện nay
Một bài học kinh nghiệm nữa của Nhật Bản trong việc bảo tồn, khai tháccác Di sản văn hóa là phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt vàthống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giámđịnh thi hành pháp luật Cục Văn hoá Nhật Bản là cơ quan duy nhất có chứcnăng pháp lý điều hành các hoạt động bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa từtrung ương đến địa phương Cơ quan này có nhiệm vụ phổ biến văn hoá, bảotồn và sử dụng các tài sản văn hoá, cũng như thực hiện việc quản lý nhà nước
Trang 31liên quan đến tôn giáo với sự cộng tác của các cơ quan chính phủ hữu quan.Người đứng đầu Cục Văn hóa Nhật bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọihoạt động bảo tồn và khai thác Di sản văn hóa trong trường hợp cần thiết,theo quy định của pháp luật Nếu chính quyền các địa phương các cấp muốntiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác Di sản văn hóa , phải được uỷ quyềncủa Cục Văn hoá Ngân sách cho những hoạt động của Cục Văn hoá cũngkhông ngừng tăng theo các năm.
Như vậy, cách thức tổ chức của Cục Văn hoá Nhật Bản và ngân sáchdồi dào của chính phủ nước này đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai cáchoạt động bảo tồn và khai thác Di sản văn hóa một cách hiệu quả
Ở Việt Nam, mặc dù đã có Luật Di sản Văn hoá nhưng trên thực tế,nhiều vấn đề "nóng" như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quyhoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm nay vẫnchưa tìm được lời giải Những bài học của Nhật Bản trên đây có thể là kinhnghiệm quý, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác bảotồn Di sản văn hóa nước ta
* Khai thác các giá trị của văn hoá truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện đại
Bảo tồn Di sản văn hóa không chỉ là cất giữ cho khỏi mất tài sản, để giữgìn bản sắc dân tộc hoặc tự ca ngợi mình Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản,Trung Quốc là chủ trương bảo tồn để phát triển, khai thác các giá trị văn hoátruyền thống là làm cho sống lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống,năng động hoá các hình thức tồn tại của di sản văn hoá trên cơ sở thu hút sựquan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị được vận hành, thâmnhập vào cuộc sống hiện tại
Nhật Bản và Trung Quốc đã phát huy được tác dụng giáo dục của vănhoá truyền thống vì mục tiêu phát triển, làm cho văn hóa truyền thống thêm
Trang 32vững bền, giàu có, phong phú và cao quý hơn Những giá trị của Di sản vănhóa lan tỏa, thấm sâu vào từng con người và toàn thể cộng đồng, trở thànhđộng lực mạnh mẽ cho các quốc gia này phát triển toàn diện.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế xã hội,Nhật Bản đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phichính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhànước và nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan Sự hợp tác với các
tổ chức phi chính phủ (chủ yếu là tư nhân) làm tăng mạnh mẽ nguồn kinh phícho các hoạt động khai thác di sản văn hoá Các công ty tư nhân tăng lượngđầu tư cho lĩnh vực văn hoá để qua đó khuếch trương danh tiếng và quảngcáo cho thương hiệu của họ Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham giađầu tư bằng việc áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các công ty này.Cùng với việc hợp tác như trên, hoạt động khai thác văn hoá truyền thống cònđược mở rộng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương,giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước Tại các địa phương, văn phòng hỗtrợ văn hoá vùng của chính phủ có chức năng phổ biến và đưa giá trị văn hoáthâm nhập vào cộng đồng nhân dân nơi đây Qua việc tổ chức các chươngtrình liên hoan văn hoá toàn quốc, lập các bảo tàng, hiện đại hoá phương tiệnthông tin đại chúng… các tài sản văn hoá tại các địa phương được “tái sinh”trong sự khẳng định giá trị của mình ngay trong đời sống hiện tại Các hoạtđộng trên thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, qua đó giúp họ tiếpnhận một cách tích cực, chủ động đối với các giá trị văn hoá truyền thống.Trong nhiều trường hợp, vai trò chủ thể tiến hành khai thác tài sản vănhoá chuyển từ cơ quan nhà nước sang nhân dân Sự hợp tác rộng rãi của cáclực lượng toàn xã hội trong hoạt động khai thác tài sản văn hoá đã làm tănglên mạnh mẽ sức sống của những giá trị truyền thống Với các hình thức tồntại khác nhau, được khai thác từ những mối quan tâm khác nhau, vô số tài sản
Trang 33văn hoá từ truyền thống đã hoá thân vào cuộc sống hiện tại, trở thành một bộ phận quan trọng và gần gũi với đời sống cộng đồng.
Ở Trung Quốc, bên cạnh việc hoàn thiện pháp chế về bảo vệ các Di sảnvăn hóa lịch sử, thực hiện phân cấp bảo vệ văn vật, nhà nước yêu cầu các cấpchính quyền đưa việc bảo vệ văn vật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, vào quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn, vào ngânsách, vào cải cách thể chế; đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ củacộng đồng, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ vănvật [76- Tr.55]
Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọngthúc đẩy việc bảo vệ Di sản văn hóa thông qua giáo dục cộng đồng Đề cương vềchương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của đấtnước” do Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt
và thực hiện trong cả nước Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quanbảo vệ Di sản văn hóa đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chươngtrình về bảo vệ Di sản văn hóa Các phương tiện thông tin đại chúng thườngxuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa họccủa Di sản văn hóa Trung Quốc Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo
vệ Di sản văn hóa Chính phủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là
do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thứcđúng đắn, khi ấy nó mới có những giá trị đích thực Đặc biệt từ sau khi gia nhậpWTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Di sản văn hóa dân tộc của TrungQuốc càng được coi trọng Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 17, Tổng bí thư
Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bảo tồn văn hoá trong quá trìnhxây dựng một xã hội thịnh vượng hài hoà trên tất cả các lĩnh vực Có thể nói,đây là lần đầu tiên, vấn đề bảo tồn văn hoá được đưa vào một văn kiện chính trịquan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trang 34Chính phủ sẽ thúc đẩy bảo tồn văn hoá bằng cách tạo ra cấu trúc các ngànhcông nghiệp, cách thức tăng trưởng và phương thức tiêu dùng đặt cơ sở trênhiệu quả về năng lượng và tài nguyên, thân thiện với môi trường.
* Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng văn hoá ra thế giới
Hiện đại hoá là tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thông qua việc mở cửa vớithế giới, các nước này đã khai mở những tiềm năng giá trị truyền thống màtrước đó vẫn còn bị khép kín trong biên giới hạn hẹp của quốc gia và khu vực,trong sự độc tôn và đơn dạng về văn hoá Tất nhiên, mở cửa đem theo cả nhữngtác động không thuận chiều đối với bảo tồn văn hoá truyền thống, nhưng không
vì thế mà né tránh mà chấp nhận nó như một tiền đề thực tiễn khách quan Từchỗ mở cửa tiếp nhận các giá trị văn hoá từ các nền văn hoá khác, ngày nay cácquốc gia này chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống củamình bằng cách tăng cường truyền bá các giá trị văn hoá đó ra toàn thế giới, trởthành tài sản văn hoá chung của toàn nhân loại
Trung Quốc chú trọng mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình ra cácnước và khu vực trên thế giới mà châu Phi là một ví dụ điển hình TrungQuốc đã ký với các nước châu Phi các hiệp định văn hóa và dự án văn hóa.Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động “Thực hành văn hóa Trung Quốc ở châuPhi”, cử nhiều đoàn nghệ thuật và nghệ nhân biểu diễn lần lượt ở các nướcchâu Phi, những hoạt động này đã nâng cao sức hấp dẫn về văn hóa của TrungQuốc ở châu Phi
Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩymạnh văn hoá Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng rathế giới Nhật Bản gửi các nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi tràolưu mới và tìm những nguồn cảm hứng mới Mục tiêu chính của việc trao đổi
Trang 35văn hoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế )củacác hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhân trong cộngđồng quốc tế.
+ Theo tổ chức Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam á, “Di sản văn hóa
là các dạng biểu hiện hữu hình hoặc vô hình của hệ thống văn hóa vừa ở quá khứ, vừa ở hiện tại, nó được coi trọng vì hoặc tiêu biểu cho một nền văn hóa” Luật Di sản văn hóa nước ta đã ghi rõ: “Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
- Tóm lại: Các giá trị văn hóa tồn tại trong các sản phẩm vật chất, tinh thần được thể hiện trong lối sống, nếp sống, truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng … được xem như là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc được tích lũy và trao truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế
hệ khác người ta gọi là di sản văn hóa Di sản văn hóa cũng bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
1.2.2 Quan điểm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở nước ta hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đề caogiá trị của Di sản văn hóa trong sự phát riển văn hóa của dân tộc Quan điểmchỉ đạo của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế thừa vàphát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vìtiến bộ của nhân dân
Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi Đảng tiến hành đổi mới đất nước,Đảng ta không chỉ đổi mới về kinh tế mà còn đổi mới trong nhận thức và tưduy: Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, gắn chặt với phát triểnvăn hóa Rõ ràng, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc hơn vềvai trò của văn hóa trong sự phát riển kinh tế - xã hội Trên nền tảng đó, các
Trang 36Di sản văn hóa được tôn trọng, phát triển, góp phần làm cho đời sống tinhthần của xã hội ngày càng phong phú Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa
VI (tháng 1- 1993) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, mộtđộng lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xãhội” và đề ra nhiệm vụ: Trước mắt, tập trung xây dựng để sớm ban hành Luậtxuất bản và luật bảo vệ Di sản văn hóa dân tộc.cần có chính sách cụ thể giữgìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của công đồng các dân tộc và của từng dântộc Vấn đề này cần được quan tâm một cách toàn diện, từ sưu tầm, nghiêncứu bảo tàng, phổ biến các Di sản văn hóa dân tộc đến đào tạo cán bộ văn hóacho các dân tộc Nhà nước có kế hoạch xây dựng các bảo tàng, bảo vệ và tôntạo các di tích văn hóa lịch sử, xây dựng các tượng đài về các anh hùng dântộc và danh nhân văn hóa ở Thủ đô và các thành phố lớn [24, tr.413-416].Phát triển tư duy đó, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (7- 1998) Đảng ta
đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc và khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộngđồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra những giá trịmới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giátrị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cảvăn hóa vật hể và phi vật thể [28, tr.63] Nghị quyết Trung ương 5 cũng nhấnmạnh việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa dân tộc không chỉ bó hẹp trongphạm vi trong nước mà còn phải “làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước vàcon người Việt Nam với thế giới” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2011), Đảng tiếp tục nêu rõ: Bảo tồn và phát huy các Di sản văn hóa dân tộc,các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục củacác dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử; văn hóa và danh lam thắng cảnh; khaithác các kho tàng văn hóa cổ truyền Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phongphú thêm nền văn hóa của nhân loại [29, tr.15]
Trang 37Trong kết luận của hội nghị Trung ương 10 khóa IX, mục tiêu, cácnhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát riểnvăn hóa trong thời kỳ đổi mới được Đảng đề ra: Trong quá trình mở rộng hộinhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựngnhững giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnhcông tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống vănhóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự pháttriển của thời đại [30, tr.243].
Đại hội X, Đảng ta xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chấtlượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Gắn kết chặtchẽ hơn giữa văn hóa với phát triển kinh tế xã hội Làm cho văn hóa thấm sâuvào mọi lĩnh vực đời sống xã hội Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cáchcon người Việt Nam Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giátrị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lốisống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam Đặc biệt chútrọng đến đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng,kháng chiến, Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn,phát huy với kế thừa và phát riển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch,tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa Đồngthời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa
Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định Tăng cường mở rộng giaolưu, hợp tác quốc tế về văn hóa Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng,phản động Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa Tiếp tụcphát triển các quan điểm của các đại hội trước, đại hội XI của Đảng đã đưa ranhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,
Trang 38phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trongviệc cưới, việc tang, lễ hội.; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình ViệtNam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa,con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trịcác Di sản văn hóa truyền thống, cách mạng Theo đó, tiếp tục phát triển nềnvăn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chấtnhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống,lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng,cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túccác quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Xây dựng và thực hiện cácchính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuậtsáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật
Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổchức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi íchcủa nhân dân và đất nước Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũhoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và cónăng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới
Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới Xây dựng một số trungtâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóaViệt Nam ra nước ngoài Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát riển văn hóacủa các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nướcngoài với công chúng Việt Nam Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập vàtác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi
Trang 39dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Như vậy, những quan điểm trên của Đảng đã cho thấy, nền văn hóa màchúng ta xây dựng mang bản sắc dân tộc, vừa phản ánh đậm cốt cách truyềnthống dân tộc, vừa hiện đại phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của nhân loại Đó
là sự tiếp biến các giá trị văn hóa nhân loại một cách tự nhiên trong quá trình hộinhập và phát riển Từ nhận thức này, Đại hội đã đưa ra những định hướng lớn vềphát riển văn hóa của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xãhội như: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng để vănhóa trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc trong hội nhập quốc tế,phát huy giá trị các Di sản văn hóa truyền thống… Rõ ràng, Đảng đã nhận thứcsâu sắc về vai trò của văn hóa, đặc biệt là các di sản truyền thống đối với sựnghiệp phát triển đất nước hiện nay, để hội nhập mà không đánh mất bản sắc vănhóa dân tộc Thông qua các Di sản văn hóa để giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệtrẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc để họ sống có lý tưởng, niềm tin, bồi dưỡng để
họ có một thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng đúng đắn, tránh sự cám dỗcủa kẻ thù, chạy theo lối sống thực dụng, xa rời mục tiêu và lý tưởng cách mạng
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý giá của các dân tộc, không chỉ
có giá trị trong việc giáo dục tuyên truyền về truyền thống văn hóa, lịch sử màcòn thực sự là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế xã hội Kinh nghiệm từ cácnước phát triển và ngay tại Việt Nam cho thấy, nếu biết kết hợp chặt chẽ vàhài hòa giữa bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa, lịch sử thì luôn luôn tạo
ra được lợi thế cho sự phát triển, nhất là phát triển kinh tế xã hội của địaphương, và ngược lại, chính sự phát triển của kinh tế xã hội sẽ tạo điều kiệntốt hơn cho việc quảng bá và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Di sản văn hóabao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm
Trang 40tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Di sảnvăn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và
là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệpdựng nước và giữ nước của nhân dân ta[53] Trong thời gian quan công tácbảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa đã đạt được những thành tựu là
“Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiềuphong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm
và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linhcủa nhân dân được quan tâm”; tuy nhiên“Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sảnvăn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn” [3, tr 9,
11,tr 11] Để xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn
diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn,dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thầnvững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triểnbền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh…; một trong những giải pháp cần quan tâm là
“Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc Xây dựng cơ chế để giải quyếthợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản v ă n hóa với phát triển kinh tế -
xã hội Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáodục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản vănhóa với phát triển du lịch Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuậttruyền thống có nguy cơ mai một Phát huy các di sản được UNESCO côngnhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam”[3,tr13,21,22]