Do đó, việc phát triển mối quan hệ giữa du lịch và hàng không đã được các cơ quan chức năng, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, một số công trình nghiên cứu sau: -Lại Quốc Cường "Thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
2 Tính cấp thiết của đề tài 4
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Bố cục của luận văn 7
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG 8
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch và hàng không 8
1.1.1 Một số lý luận cơ bản về Du lịch 8
1.1.2 Một số lý luận cơ bản về vận tải Hàng không 15
1.1.3 Mối quan hệ giữa hàng không và du lịch 17
1.2 Một số kinh nghiệm thiết kế, hoàn thiện quan hệ hàng không và du lịch của một số nước và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam 23
Tiểu kết chương 25
Chương 2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM 28
2.1 Khái quát về ngành Hàng không và ngành Du lịch Việt Nam 28
2.1.1 Lịch sử phát triển của ngành Du lịch Việt Nam 28
2.1.2 Lịch sử phát triển của ngành Hàng không Việt Nam 31
2.2 Thực trạng phát triển của ngành hàng không và du lịch ở Việt Nam 39
2.2.1 Thực trạng phát triển của ngành Du lịch Việt Nam 39
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Hàng không Việt Nam 45
2.3 Đánh giá chung về mối quan hệ Du lịch - Hàng không Việt Nam 59
2.3.1 Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về hàng không và du lịch 59
Trang 42.3.3 Mối quan hệ của cơ quan quản lý nhà nước của ngành này với doanh nghiệp
của ngành kia 67
2.4 Những vấn đề nổi cộm trong quan hệ du lịch và hàng không ở Việt Nam 69
Tiểu kết chương 74
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM 76
3.1 Xu hướng và triển vọng phát triển của du lịch và hàng không Việt Nam 76
3.1.1 Xu hướng, triển vọng phát triển của du lịch và những vấn đề đặt ra với hàng không Việt Nam 76
3.1.2 Xu hướng và triển vọng phát triển của Hàng không Việt Nam và những vấn đề đặt ra với du lịch Việt Nam 80
3.2 Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện mối quan hệ du lịch – hàng không tại Việt Nam 83
3.2.1 Những giải pháp về cơ chế chính sách 83
3.2.2 Những giải pháp về kinh tế - kỹ thuật 89
Tiểu kết chương 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98
Trang 5so với cùng kỳ năm 2014
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ngành hàng không và ngành du lịch có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế nói chung, trong quan hệ - giao lưu văn hóa nói riêng Do đó, việc phát triển mối quan hệ giữa du lịch và hàng không đã được các cơ quan chức năng, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, một số công trình nghiên cứu sau:
-Lại Quốc Cường "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa Du lịch và Hàng không ở Việt Nam", Trường Đại học kinh tế Quốc dân, 1998
Tuy nhiên, do đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu, công trình nghiên cứu trên chưa phân tích đầy đủ thực trạng để hoàn thiện mối quan hệ giữa hai ngành, vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên là có ý nghĩa quan trọng và cần thiết
2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành Hàng không Việt Nam đã luôn gắn bó, đồng hành và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của ngành Du lịch và mối quan
hệ này có thể được minh chứng qua việc hàng không đã ngoạn mục vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm qua bằng con số dương Hoạt động vận chuyển của hàng không Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam cũng như sự bùng nổ của khách nội địa Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2016 ước đạt 926.642 lượt, tăng 14,1% so với tháng 10/2016 và tăng 24,9% so với cùng
kỳ năm 2015 Tính chung 11 tháng năm 2016 ước đạt 9.004.039 lượt khách,
tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2015
Trang 7Lượng khách quốc tế đến cao là yếu tố thúc đẩy các hãng hàng không nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như tăng cường hợp tác
mở các đường bay trực tiếp tới các nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam Vài năm trở lại đây, nhiều chương trình kích cầu du lịch kết hợp với hàng không được triển khai đã thúc đẩy hoạt động du lịch nhờ sự ưu đãi
về giá và dịch vụ Ngoài ra, hoạt động du lịch hàng không thông qua hình thức thuê bao chuyến máy bay từ Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc qua Sân bay
Đà Nẵng, Cam Ranh đã được khai thác hiệu quả, tạo ra sự tăng trưởng đột phá về khách từ các thị trường này đến Việt Nam Một số phương tiện đường hàng không mới được đưa vào khai thác, góp phần tạo ra các sản phẩm mới, tăng sức hút đối với điểm đến, như: Dịch vụ tham quan bằng thủy phi cơ, trực thăng, khinh khí cầu Mới đây nhất, Công ty cổ phần Liên doanh đầu tư quốc
tế KLF cùng với đối tác là Công ty Trực thăng miền Bắc đã ra mắt dịch vụ máy bay du lịch bằng trực thăng EC 130 T2, lần đầu tiên xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam
Bên cạnh đó, hàng không cũng là một trong những kênh giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam đến thế giới một cách hiệu quả nhất Kể từ khi Thoả thuận hợp tác Du lịch - Hàng không được ký kết ngày 25.2.1999 giữa Tổng Cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam đến nay đã có hàng loạt chương trình về xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam ở nước ngoài, tham dự các hội chợ du lịch quốc tế, phát động thị trường Có thế nói, du lịch và hàng không đã có những cái nắm tay rất chặt và thực sự đã đem lại lợi ích cho cả đôi bên Khoảng 70-80% hành khách đi trên máy bay có mục đích du lịch và cũng khoảng đó với số lượng khách du lịch đến Việt Nam bằng chính phương tiện này Tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên dù mang lại hiệu quả rất lớn nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác và mong muốn của hai ngành Để
Trang 8thu được những kết quả cao nhất trong quá trình phát triển thì hai bên cần phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp, liên minh cùng phát triển Đồng thời, Việt Nam cũng chưa có công trình chuyên sâu và trực tiếp nghiên cứu về vấn đề
này Vì vậy vấn đề " Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không ở Việt Nam"
được chọn làm đề tài luân văn thạc sĩ Du lịch học, góp phần nhỏ bé vào việc
đề ra giải pháp tăng cường mối quan hệ Du lịch và Hàng không nêu trên
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong chương trình đào tạo
để phân tích làm sáng tỏ nguyên nhân và từ đó đề ra các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa ngành Hàng không và Du lịch ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của hai ngành, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân nói chung và ngành du lịch nói riêng
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Hoạt động và sự phát triển của ngành hàng không, cụ thể là Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam airlines (VN), Vietjet Air (VJ), Jetstar Pacific (BL) liên quan với hoạt động du lịch và ngược lại
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Từ năm 1999 đến năm 2016
+ Về không gian: Lãnh thổ Việt Nam và các tuyến bay quốc tế của Hãng Hàng không Vietnam Airlines (VN); Vietjet Air (VJ); Jetstar Pacific (BL)
* Nội dung nghiên cứu:
- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và Hàng không ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích những kết quả
đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, các xu hướng hợp tác
Trang 9phát triển du lịch với hàng không Việt Nam ở trong nước và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp tăng cường mối quan hệ du lịch và hàng không Việt Nam
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn này gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề cơ bản của quan hệ Hàng không và Du lịch Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa Du lịch và Hàng Không ở Việt Nam
Chương 3 Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Hàng không và Du lịch ở Việt Nam
Trang 10Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUAN HỆ DU LỊCH
VÀ HÀNG KHÔNG 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch và hàng không
1.1.1 Một số lý luận cơ bản về Du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Con người vốn có tính tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những vùng khác nhau Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống con người Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền cá nhân hay của một nhóm người nào đó mà du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau Sau đây là một
số quan niệm về du lịch phổ biến:
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất
cứ hoạt động kiếm tiền nào.[Trong: S.L.J.Smith Tourism Analysis: A Handbook, Longman Scientific & Technical, Essex (England), 1991]
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội
Trang 111.1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ
và tiện nghi phục vụ khách du lịch
Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :
– Tính vô hình : Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng
bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá
– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm
– Tính không đồng nhất: Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm
Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
1.1.1.3 Các bộ phận cấu thành của hệ thống du lịch
Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp và liên ngành, nó được hợp thành bởi nhiều bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của du khach trong chuyến du lịch Đó là các bộ phận:
A Vận chuyển du lịch
Vận tải đường không
Trang 12- Ưu điểm: Vận tải đường không có ưu điểm là tốc độ cao, có đường nối các điểm đi, điểm đến ngắn nhất mà các phương tiện vận tải khác không thực hiện được Do tốc độ kỹ thuật cao nên vận tải đường không tiết kiệm thời gian Khi vận chuyển càng xa thì ưu điểm càng lớn
- Nhược điểm cơ bản của vận tải đường hàng không là giá thành cao Vì trọng lượng phương tiện và nhiên liệu lớn, công suất động cơ cho một đơn vị vận tải lớn
Vận tải đường thủy
Nước ta ở vùng nhiệt đới, sông ngòi nhiều, bờ biển dài lại có vị trí quan trọng của đường giao thông hàng hải quốc tế Một số luồng chính cũng như các cảng sông, biển, tàu bè có thể hoạt động quanh năm
- Ưu điểm: Vốn đầu tư xây dựng ít hơn vận tải đường sắt và vận tải đường
bộ Mức chi phí nhiên liệu thấp hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường bộ
- Nhược điểm: vận tải đường sông phụ thuộc theo mùa, tốc độ vận tải đường thủy thấp
Vận tải đường sắt
- Ưu điểm:Vận tải đường sắt là một trong những hình thức vận tải phổ biến nhất Khả năng thông qua và khả năng vận chuyển lớn là ưu điểm chính của vận tải đường sắt Đường sắt có thể hoạt động được quanh năm, năng suất lao động cao
- Nhược điểm: Vận tải đường sắt có nhược điểm là vốn đầu tư xây dựng lớn, chưa linh hoạt
Vận tải đường bộ
- Ưu điểm:
+ Vận tải đường bộ là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở hầu hết các quốc gia Vận tải đường bộ có ưu điểm cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận chuyển trên khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận chuyển đường sắt và đường thủy
Trang 13+ Tốc độ vận chuyển trực tiếp, thuận tiện và có thể hoạt động bất kể lúc nào trên các loại đường, thậm chí ở cả những nơi chưa có đường xá
+ Tốc độ vận chuyển hàng của vận tải đường bộ nhanh hơn đường sắt cả về khoảng cách ngắn và khoảng cách dài Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đang phát triển mạnh Việc sử dụng rộng rãi các đoàn xe đầu kéo có trọng tải lớn, cải thiện đường sá và cải tiến tổ chức quản lý có tác dụng thúc đẩy vận tải đường bộ giữa các thành phố phát triển nhanh Do những ưu điểm nên ngành vận tải hành khách bằng đường bộ cũng phát triển nhanh cả về vận tải nội tỉnh cũng như vận tải liên tỉnh
- Nhược điểm: Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, vận tải ô tô hỗ trợ đắc lực cho vận tải đường sắt và vận tải đường thủy, chi phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm cao nên giá thành vận tải ô tô cao hơn vận tải đường thủy và đường sắt
Vận tải đường ống
Vận tải đường ống là hình thức vận tải đặc biệt để vận chuyển dầu mỏ, hơi đốt và nước sạch Trong những năm gần đây ngành vận tải này phát triển rất nhanh
- Ưu điểm: tiêu hao năng lượng ít, chi phí quản lý thấp
- Nhược điểm: tốc độ vận chuyển thấp (3-6km/1h) Việc xây dựng đường ống sẽ kém hiệu quả nếu không có khối lượng vận chuyển lớn, thời gian khai thác lâu và không đảm bảo hoạt động liên tục của đường ống
Trang 14B Lưu trú
Khi khách du lịch ra khỏi nhà của mình thì nhu cầu ở lại qua đêm được đặt ra tại những nơi mà họ đến Vì vậy, bộ phận lưu trú luôn giữ vị trí quan trọng trong kinh doanh du lịch Tham gia vào phục vụ lưu trú có các loại hình như: khách sạn, nhà trọ, motel, bãi cắm trại Trong đó, mỗi loại nhằm thỏa mãn nhu cầu có tính đặc trưng riêng Trong du lịch, khách sạn là loại hình phục vụ lưu trú có tính phổ biến nhất, cùng với sự phát triển của du lịch thì khách sạn cũng có sự phát triển rất đa dạng Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam phát triển theo xu hướng chung của thế giới Sự hiện diện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như Accord, IHG, Mariot, Movenpick, Park Hyatt, Starwood, Hilton, Victoria đã góp phần tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả trong những năm qua có thể kể đến là: Sofitel Metropole, Sheraton, Intercontinental (Hà Nội), Park Hyatt Saigon, Caravelle, New World (TP Hồ Chí Minh), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hải (Quảng Nam), Six senses Hideway Ninh Van Bay (Khánh Hòa), Palace (Lâm Đồng)…
Bên cạnh khách sạn, các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tập trung ở các khu vực ngoại thành, làng xã, thôn bản, vùng dân tộc ít người, vùng cao (Tây Nguyên, miền núi), đồng bằng sông Cửu Long đã giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa và có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam Các loại hình căn hộ du lịch cao cấp ở khu đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, biệt thự du lịch ở Đà Nẵng, Hải Phòng, làng du lịch ở Lâm Đồng, tàu thủy lưu trú du lịch ở Quảng Ninh tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, giúp khách có nhiều lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam
Trang 15Các cơ sở lưu trú du lịch đã chú trọng mở rộng dịch vụ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách Những dịch vụ bổ sung như chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp, phòng họp phục vụ hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí đang có xu hướng tăng tỷ trọng trong doanh thu của hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch
Trong ngành du lịch, kinh doanh lưu trú có một vị trí rất quan trọng, điều đó thể hiện trong cơ cấu doanh thu của ngành Ví dụ ở Việt Nam, doanh thu từ kinh doanh khách sạn chiếm tới 60-70% tổng doanh thu của ngành Đồng thời, nó có ảnh hưởng quan trọng đến cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ của ngành Du lịch Chính vì vậy, phát triển hệ thống phục vụ lưu trú là một vấn đề quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch
C Ăn uống
Ăn uống cũng là một nhu cầu không thể thiếu được đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trog du lịch Tham gia phục vụ ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, quán bar, quán cafe tồn tại độc lập hoặc có thể là bộ phận trong khách sạn, trên máy bay, tàu hỏa Hiện nay, ở nước ta chưa có quy định cụ thể về phân loại nhà hàng Nhưng trong thực tế, ở nước ta và các nước khác, các loại nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch thường là các nhà hàng cao cấp, nhà hàng Buffet, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn nhanh, nhà hàng gia đình, caíéteria, coffee shop,.Các cơ sở này vừa phục vụ khách du lịch vừa có thể phục vụ cư dân địa phương Trong phục vụ ăn uống du lịch, các nhà kinh doanh thường khai thác nét ẩm thực truyền thống, đặc trưng của địa phương nơi khách đến du lịch, chẳng hạn như đến Hà Nội du khách được thưởng thức phở Hà Nội, các món ăn Hà Nội Cũng như bộ phận lưu trú, các tập đoàn và các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực ăn uống hình thành và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ và cạnh tranh.[10]
Trang 16D Các hoạt động giải trí
Cung cấp các hoạt động giải trí là một bộ phận không thể kém phần quan trọng trong du lịch vì nó tạo nên sự hấp dẫn, thu hút và lôi kéo khách du lịch Bộ phận kinh doanh giải trí bao gồm hoạt động của các công viên giải trí, vườn thú, bác thảo, viện bảo tàng, Ngoài ra, các hoạt động mua sắm đặc biệt là hàng hóa lưu niệm cũng góp phần rất quan trọng trong sự hấp dẫn du lịch, hoặc các hoạt động văn hóa, các công trình kiến trúc, các nhà thờ mặc dù không mang tính chất thương mại song lại mang lại khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch
E Lữ hành và các hoạt động trung gian
Các sản phẩm du lịch chủ yếu được tạo ra bởi nhà cung ứng thuộc các
bộ phận nói trên Tuy nhiên, các nhà cung ứng này thường không thể bán trực tiếp các sản phẩm của mình cho khách vì nhiều lý do Trong đó phải nói đến những bất lợi về khả năng đáp ứng các nhu cầu có tính đồng bộ của khách hàng và cung của các bộ phận này thường mang tính chất cố định còn cầu về các hàng hóa và dịch vụ du lịch lại phát tán khắp mọi nơi Những hạn chế đó làm nảy sinh sự cần thiết của các tổ chức trung gian – các tổ chức kinh doanh
lữ hành Sự ra đời của các tổ chức này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của
du lịch thông qua các vai trò sau:
- Thực hiện các hoạt động trung gian nối liền giữa khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch Trên cơ sở đó rút ngắn được khoảng cách giữa khách du lịch với các nhà cung ứng và nâng cao hiệu quả cung ứng, hiệu quả kinh doanh
- Có khả năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch nhằm tạo cho khách hàng sự chủ động cao, tiện lợi và hiệu quả trong các chuyến đi du lịch
Trang 17Có hai loại kinh donah lữ hành chủ yếu, đó là đại lý du lịch (travel agency) và công ty lữ hành (tour operator ) Đại lý du lịch là tổ chức trung gian thay mặt cho du khách sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch
và nhận tiền hoa hồng của các đơn vị này Còn công ty lữ hành thường phối hợp các dịch vụ du lịch riêng lẻ thành một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch để bán cho khách hàng Khác với các đại
lý du lịch mang tính phân tán thì các công ty lữ hành lại mang tính tập trung cao Mặc dù chỉ có một số các công ty nhưng lại chiếm phần lớn của các thị trường sản phẩm du lịch trọn gói và trở thành những bạn hàng lớn của các hãng hàng không và các tập đoàn khách sạn
Như vậy, tham gia vao hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm nhiều bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh khác nhau hợp thành một chuỗi sản phẩm có tính phong phú, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Điều đó cho thấy để phát triển du lịch cần phải coi trọng và đầu tư một cách đồng bộ cho tất cả các
bộ phận tham gia cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch
2.1.2 Một số lý luận cơ bản về vận tải Hàng không
2.1.2.1 Khái niệm về vận tải Hàng không
- Theo nghĩa rộng: vận tải hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế - kỹ
thuật, nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay 1 cách có hiệu quả
- Theo nghĩa hẹp: vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong
không trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ 1 địa điểm này đến 1 địa điểm khác bằng máy bay
Trang 182.1.2.2 Đặc điểm của vận tải Hàng không
- Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là
đường thẳng, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng Tuyến đường trong vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là chính, cho nên có thể nói khoảng cách giữa hai điểm vận tải chính là khoảng cách giữa hai điểm đó Tuy nhiên việc hình thành các đường bay trực tiếp nối liền giữa hai sân bay cũng phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện địa lí, đặc thù khí tưọng của từng vùng, nhưng cơ bản, tuyến đường di chuyển của máy bay là tương đối thẳng nếu không kể đến
sự thay đổi độ cao của máy bay trong quá trình di chuyển Thông thuờng đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn vận tải đường sắt và ô tô khoảng 20% và đường sông là 30%
- Tốc độ vận tải cao nhưng thời gian vận chuyển ngắn, nếu xét về tốc độ
thì vận tải hàng không có ưu thế nhất Nếu chúng ta so sánh trên môt quãng đường 500 km thì máy bay mất một tiếng, tàu hoả đi mất 8,3 tiếng, ô tô đi mất
10 tiếng và tàu biển mất khoảng 27 tiếng
- Vận tải hàng không an toàn so với các phương thức vận tải khác thì
vận tải hàng không ít tổn thất nhất do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận tải hiện đại nhất máy bay lại bay ở độ cao trên 9 cây số, trên từng điện li, nên trừ lúc cất cánh và hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện thiên nhiên như sét, mưa bão trong hành trình
- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao Do tốc độ
cao và chủ yếu chỉ chuyên chở hành khách và hàng hóa có giá trị cao, hàng giao ngay, hàng cứu trợ khẩn cấp do vậy đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển Vận tải hàng không không cho phép sai sót do tính nghiêm trọng của tai nạn huỷ diệt, vì thế Vận tải hàng không đòi hỏi những
Trang 19tiêu chuẩn rất khắt khe về công nghệ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến
- Hãng Boeing khi thiết kế máy bay Boeing thế hệ mới ( B767) đã trang
bị cho máy bay những máy tính mạnh nhất để có khả năng tính trước được và
xử lí được 4 triệu tình huống có thể xảy ra khi bay
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn cao hơn hẳn so
với các phương thức vận tải khác, và được đơn giản hoá về thủ tục và các chứng từ do máy bay bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát
1.1.2.3 Vị trí của vận tải hàng không:
- Vận tải hàng không chiếm 20-30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc
tế, nhưng chỉ chiếm khoảng 1-2 % tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế
- Là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây
- Có vị trí số một trong việc vận chuyển hàng hóa giao khẩn cấp, giao ngay như: những mặt hàng đáp ứng thời cơ thị trường, cứu trợ, hàng nhạy cảm về thời gian, hàng có giá trị cao
- Có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia trên thế giới Là phương tiện chính trong du lịch quốc tế
- Là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế
Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng
1.1.3 Mối quan hệ giữa hàng không và du lịch
1.1.2.1 Mối quan hệ giữa phát triển vận tải hàng không đối với du lịch
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhu cầu mở rộng quan
Trang 20hệ và hội nhập với toàn thế giới trở thành nhu cầu bức thiết và thể hiện cao nhất trong mong muốn được đi lại, di chuyển đến những nơi ngày càng xa địa phương đang sống Các phương tiện đi lại cũng tăng dần về số lượng và chủng loại Sự phát triển này đã làm mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất, theo thống kê, hiện nay có tới hơn 300 triệu khách du lịch đi qua biên giới các nước bằng các phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế
Vận tải bao gồm vận tải đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt… Mỗi hình thức vận chuyển có đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu và khả năng đi lại của du khách Tuy nhiên, trong số đó, nhu cầu di chuyển bằng hàng không vẫn là cao nhất Hàng không không chỉ là phương tiện có độ cơ động cao, tốc độ di chuyển nhanh, nó còn giúp hành khách đi được tới những nơi xa xôi mà đường sắt và đường thủy không thể đi đến, nó là cầu nối có hiệu quả nhất trong sự giao lưu giữa các vùng , các quốc gia Vận tải hàng không có thể di chuyển với số lượng hành khách lớn, đến những nơi xa và trong một thời gian ngắn nhất Hàng không là ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn cho chính bản thân ngành, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân khác, giảm thời gian hao phí lao động dành cho việc đi lại, khắc phục khoảng cách vận chuyển lớn Trước tính ứng dụng cao của vận tải hàng không, các quốc gia trên thế giới đã mở rộng chính sách ưu đãi, đầu tư phát triển xây dựng các sân bay cũng như mở cửa, cấp thị thực, giảm những rắc rối trong thủ tục xuất nhập cảnh đối với hàng không Ngoài mục đích thu lợi nhuận, sự phát triển của hàng không là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới cũng như là cầu nối giao lưu, mở rộng văn hóa, tín ngưỡng, thương mại giữa các quốc gia, các vùng…
Trong khi đặc trưng cơ bản của du lịch là việc tách rời về cung và cầu của sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở thường xuyên
Trang 21của khách, do đó vận tải là khâu trung gian nối liền cung – cầu du lịch và trở thành một điều kiện cơ bản để phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng Khi đi du lịch, du khách mong muốn được hưởng những dịch vụ hoàn hảo nhất trong suốt chuyến đi Mặt khác, thời gian dành cho việc đi lại chiếm tới 30% trong quỹ thời gian thực hiện chuyến du lịch, trong tổng chi phí của khách du lịch bỏ ra cho quá trình du lịch, chi phí cho việc vận chuyển qua các điểm chiếm trung bình 38%, vì thế mà du khách lại càng đòi hỏi cao hơn cho chất lượng của phương tiện vận chuyển Điều kiện giao thông cần phải đảm bảo an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, được hưởng những dịch vụ khách hàng tốt nhất trong cả chuyến đi như có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống… Bên cạnh đó, phương tiện phải không làm mất quá nhiều thời gian dành cho đi lại
và hành khách có thể thực hiện được hết các mục đích đi du lịch trong quỹ thời gian giới hạn của mình.Nếu như trước đây, hành trình bằng tàu biển từ Paris tới Tokyo mất ba tháng thì ngày nay du khách chỉ mất chừng mười giờ bay Ngành hàng không đã chứng tỏ được ưu thế của nó trong việc thỏa mãn những nhu cầu đi lại của khách du lịch Hàng không có khả năng vận chuyển tầm xa, tốc độ cao, tiết kiệm thời gian vận chuyển Với cự ly vận chuyển trên 1000km, vận tải bằng hàng không hoàn toàn chiếm ưu thế so với các phương tiện vận chuyển khác
Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế thì :
Với khoảng cách vận chuyển từ 1000 đến 4000km hàng năm có 200 tỷ hành khách; trong đó khách du lịch 50% được vận chuyển bằng máy bay
Với khoảng cách trên 4000km thì người ta chỉ đi lại bằng máy bay Hàng không thực sự là sự lựa chọn lý tưởng cho những chuyến du lịch
xa và dài ngày
Hàng không có tính cơ động rất cao, nhờ có hàng không mà du khách
Trang 22có thể du ngoạn và tìm hiều những phong tục tập quán độc đáo, giao lưu văn hóa….với các dân tộc khác Hàng không là trung tâm, động lực cho sự phát triển của ngành du lịch.Trong những thành tựu phát triển của du lịch thì hàng không đóng góp một vai trò quan trọng
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á – là điểm đến mong đợi của khách du lịch trên thế giới Nhà nước xem việc thúc đẩy việc hợp tác giao lưu cùng bạn bè năm châu là chiến lược trọng điểm, Việt Nam đang tạo mọi cơ hội tốt nhất trong việc quảng bá hình ảnh đất nước đến thế giới, và hàng không là một công cụ không thể thiếu Một dịch vụ bay tốt, một hình ảnh hàng không mang đậm nét truyền thống dân tộc sẽ là khởi đầu tốt cho chuyến
du lịch sau đó Tuy vậy, không chỉ phục vụ khách quốc tế, hàng không còn đang trở thành phương tiện vận chuyển công cộng của cư dân cả nước Với địa hình kéo dài, khoảng cách giữa các điểm đến du lịch trên lãnh thổ Việt Nam cách nhau khá xa, do đó việc vận tải của hãng hàng không là cần thiết để phát triển du lịch của quốc gia, của vùng Hiện tại Việt Nam đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu,
Úc và Châu Á
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa sự phát triển Du lịch với vận tải Hàng không
Hàng không là phương tiện giúp khách du lịch có thể di chuyển một cách nhanh chóng và an toàn hơn, hay nói cách khác, hàng không chính là động lực thúc đẩy quá trình phát triển du lịch Nhưng ngược lại, du lịch lại là nguồn cung cấp khách quan trọng cho hàng không Sự phát triển của du lịch
đã làm tăng nhu cầu đi lại của du khách bằng đường hàng không Hơn nữa xu hướng du lịch đang mở rộng đến những vùng đất xa xôi, sự xuất hiện của nhiều loại hình du lịch độc đáo như thăm các di tích văn hóa cổ, các nền văn hóa hoang sơ… đã tăng khả năng thu hút khách qua đường hàng không Mọi
Trang 23hoạt động thúc đẩy du lịch đều có tác động tích cực đến việc phát triển hàng không Các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, chiến lược giảm giá, cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh của các hãng hàng không đều nhằm thu hút khách
du lịch di chuyển bằng máy bay Hầu hết các hãng hàng không đều sẵn sàng hợp tác, tính giá ưu đãi cũng như tạo mối quan hệ với các công ty du lịch để tìm kiếm nguồn khách qua các công ty này Các công ty du lịch thường có nguồn khách ổn định thì cũng tạo tính ổn định về lượng khách cho các hãng hàng không
Chi phí hàng không trong tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi của một
du khách tương đối lớn Một du khách trung bình tiêu tốn 30% cho đi lại, trong đó chi hàng không là lớn nhất và có khoảng 70% lượng người đi du lịch dùng phương tiện hàng không Tại Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2016 có tới 10.012.735 khách du lịch quốc tế trong tổng số 8.260.623 khách quốc tế đến Việt Nam đã dùng phương tiện hàng không Trong các năm trước tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sử dụng phương tiện hàng không còn lớn hơn nhiều Trong giai đoạn hiện nay, khi du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm thì cuộc cạnh tranh thu hút khách quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang rất gay gắt Các quốc gia tích cực mở thêm nhiều đường bay, xây dượng sân bay, nới lỏng điều kiện xuất nhập cảnh, tăng cường khuyến mãi, quảng cáo về hình ảnh quốc gia Các hãng hàng không gắn hoạt động vận chuyển với sự phát triển du lịch, mang lại khả năng chủ động nguồn khách, tăng thêm giá trị bổ sung, tăng doanh thu và khả năng
mở rộng thị trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hãng hàng không với hãng nước ngoài
Khách du lịch là nguồn khách chủ yếu và cũng là nguồn khách ổn định nhất đối với các hãng hàng không Trong khi các nguồn khách khác thì lý do
Trang 24di chuyển có thể thay đổi hay biến động khó lường trước được Nhưng đối với nguồn khách du lịch, khi nắm bắt được xu hướng phát triển, những dự báo lượng khách đi du lịch thì các hãng hàng không đã có thể điều chỉnh các chính sách phù hợp để thu hút khách du lịch Dựa vào du lịch, hàng không dự tính được số lượng khách sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không, có kế hoạch phát triển trong tương lai Các hãng du lịch cũng có thể khuyến khích khách hàng của mình sử dụng các dịch vụ hàng không bằng cách quảng cáo qua các tập gấp, cung cấp thông tin về hãng hàng không cho khách hàng,mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài phối hợp với các hãng hàng không quốc gia… Có thể nói, các công ty du lịch là bạn hàng quan trọng nhất đối với các hãng hàng không
Tuy vậy, du lịch cũng có tác động tiêu cực đối với hàng không Do đặc trưng về tính mùa vụ du lịch mà khiến lượng khách sử dụng dịch vụ hàng không biến động theo mùa du lịch Trong thời vụ du lịch dễ dẫn tới nhu cầu quá tải về dịch vụ hàng không, và ngược lại, nhu cầu thấp dễ dẫn tới sự vắng chỗ trên các chuyến bay Điều này khiến việc thu lợi nhuận của các hãng hàng không không ổn định trong cả chu kỳ hoạt động khi mà khách du lịch lại là nguồn khách chủ yếu trong các chuyến bay Ngoài ra, còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ hàng không do các hãng hàng không thường xuyên tăng chuyến không đủ nhu cầu của khách trong mùa vụ, khách thường chỉ tăng trong một chiều vận chuyển Có chiều thì quá nhiều khách đặt chỗ nhưng có chiều lại quá ít khách Hơn nữa khách du lịch thường đi theo đoàn, giữ chỗ trước một thời gian dài và mua giá rẻ là lượng khách đem lại lợi nhuận thấp cho hãng hàng không so với khách đi công vụ và khách lẻ
Nhưng nhìn chung, lợi ích của hàng không và du lịch là song hành với nhau Khi du lịch phát triển sẽ làm tăng tương đối lượng khách sử dụng dịch
Trang 25vụ hàng không Việc phát triển các điểm du lịch mới, độc đáo, khám phá… làm tăng nhu cầu khách du lịch thuê trọn gói máy bay cho chuyến hành trình của mình Điều này còn thúc đẩy các công ty dịch vụ máy bay mới ra đời các loại máy bay trực thăng , máy bay thể thao… phục vụ nhu cầu đa dạng của khách
Du lịch tích cực phát triển và làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng không Đây là mối quan hệ hai chiều mật thiết và thúc đẩy nhau cùng phát triển Ngoài ra, du lịch và hàng không còn có nhiều điểm tương đồng trong việc phục vụ khách ăn, nghỉ, và sử dụng các dịch vụ bổ sung Vì thế, tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai ngành là việc cần thiết không thể phủ nhận được
1.2 Một số kinh nghiệm thiết kế, hoàn thiện quan hệ hàng không và du lịch của một số nước và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam
Du lịch và Hàng không là hai ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và cùng nhau phát triển Sản phẩm chính của hàng không là dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, còn sản phẩm chính của du lịch là tất cả các hoạt động liên quan đến dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí,…phục vụ cho quá trình du lịch Như vậy có thể thấy rằng sản phẩm của
du lịch bao gồm cả dịch vụ vận chuyển hàng không Sản phẩm du lịch phát triển có nghĩa là đồng thời có sự phát triển của hàng không và ngược lại, hàng không phát triển sẽ góp phần thúc đẩy làm tăng nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế
Nhìn lại lịch sử du lịch của thế giới, hàng không đã thể hiện những ưu thế của mình như: khả năng vận chuyển một số lượng lớn hành khách, tốc độ vận chuyển nhanh nhất so với các phương tiện vận chuyển khác, khả năng cơ động cao so với những khoảng cách lớn, khả năng khắc phục điều kiện địa hình
và với những khoảng cách vận chuyển trên 2,500km thì vận chuyển bằng đường
Trang 26hàng không hoàn toàn chiếm ưu thế Vào những năm đó, với những ưu thế của mình, hàng không đã thúc đẩy ngành du lịch bằng cách làm cho lượng khách tăng mạnh và lần đầu tiên lưc hành trở thành một phần quan trọng trong ngành du lịch
Ngược lại, khi hoạt động du lịch phát triển, nhu cầu khách quốc tế tăng lên thì khối lượng khách do các hãng hàng không vận chuyển cũng tăng lên Nhận thức được sự thúc đẩy lẫn nhâu giữa hai du lịch và hàng không, trên thế giới hiện nay đang diễn ra hiện tượng đa dạng hóa hoạt động của các hãng hàng không và các công ty lữ hành
Hiện tượng đa dạng hóa hoạt động bằng cách mua thêm các công ty khác trong lĩnh vực du lịch là rất phổ biến trong các công ty lữ hành, rất nhiều công ty lữ hành có khách sạn, hãng hàng không hay phương tiện vận chuyển mặt đất của mình Tập đoàn Thomson (Thomson Travel Group) một trong những công ty lữ hành lớn nhất của Anh cũng sở hữu một công ty du lịch Lunn Poly, một đại lý bán lẻ tiêu thụ hầu hết các tour trọn gói của tập đoàn và một công ty hàng không (Britannia Airway) mà nó vận chuyển hầu hết lượng khách của công ty này Đa dạng hóa như vậy sẽ làm cho chi phí thấp đi, khối lượng bán nhiều hơn, mức giá trở lên cạnh tranh hơn và nó trở nên cần thiết cho các công ty để dành được lợi thế cạnh tranh Trong một số trường hợp, việc đa dạng hóa lại diễn ra theo chiều ngược lại Và có rất nhiều tấm gương
về các hãng hàng không và khách sạn đã bắt đầu tiến hành điều hành các chương trình du lịch của mình Rất nhiều các hãng hàng không quốc tế bán các chương trình du lịch của họ như British Airway, Cathay Pacific, Singapore Airlines…
Cùng với sự phát triển kinh tế, thị trường hàng không và du lịch nói chung có bước nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng Ngoài số lượng khách
có nhu cầu đi lại tăng lên mà bản thân nhu cầu đi lại của khách cũng phát triển
Trang 27đa dạng Điều đó không chỉ bó hẹp trong chuyện đi lại mà bao gồm một loạt các nhu cầu liên quan như ăn, ở, đi lại ở nơi đến,…phải được cung cấp trọn gói Chính từ những nhu cầu này đã thúc đẩy ngành hàng không và du lịch đưa ra những hướng đi rõ rệt là tạo ra sản phẩm, dịch vụ có sự gắn bó, xâm nhập lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tạo ra một sản phẩm chung để đáp ứng nhu cầu thị trường Đồng thời điều này cũng thúc đẩy thị trương phát triển và làm xuất hiện một lĩnh vực nhu cầu mới đầy tiềm năng
Sự hiện diện tích cực của ngành hàng không đối với sự phát triển của ngành du lịch khác nhau ở những nước có tốc độ phát triển khá nhau trong lĩnh vực du lịch:
Với những nước đang bắt đầu phát triển du lịch – chủ yếu là du lịch đến (inbound), còn du lịch đi (outbound) được coi là tự nó sẽ phát triển khi mức sống được tăng lên thì vai trò ngành hàng không là hết sức quan trọng để thúc đấy du lịch phát triển Tại tất cả các nước phát từ những nước mới vào nghề như Tonga, Salomon Island hay các nước đã phát triển du lịch inbound đã phát triển đến con số nhiều triệu trong một năm như Thái Lan, Úc, Singapore,…các hãng hàng không quốc gia được coi như động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không điển hình tại Thái Lan Bởi vì:
Du lịch của Thái Lan đã vượt qua tốt hơn cuộc khủng hoảng ngày 11/09/2001 so với nhiều nước trong vùng châu Á-Thái Bình Dương Trong năm 2002, với sự thành lập Bộ Du lịch và Thể Thao, Thái Lan đẩy mạnh hơn nữa ngành kinh doanh quan trọng này Giai đoạn sau ngày 11 tháng 9, Thái Lan có mức độ tăng trướng trung bình về số lượng khách du lịch cao hơn những nước châu Á khác, với hơn 7 triệu khách nước ngoài đến du lịch trong vòng 8 tháng đầu năm, gia tăng 7% so với cùng kỳ năm trước Bất kể những
Trang 28mối đe dọa từ bên ngoài, Thái Lan vẫn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng, tuy nhiên những cảnh báo về du lịch ban hành từ một số nước đã có ảnh hưởng nhẹ đến ngành du lịch trong nước với một số cuộc đình hoãn trong các tour du lịch Nhưng so với tỉ lệ tăng trưởng từng năm và tổng số khách đến đây trong những tháng cuối năm, số lượng đình hoãn đó không chi phối nhiều Trước đó Tổng cục Du lịch đã dự kiến sẽ đạt mức 10,3 triệu lượt khách cho cả năm với
số thu 320 tỉ bạt
Tổng Cục Du Lịch và Hiệp hội Khách Sạn Thái Lan đã thúc giục chính quyền ở đây ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực do sự phát triển bên ngoài tác động đến ngành du lịch trong nước Sự phục hồi chậm của ngành du lịch toàn cầu đã dẫn tới sự suy thoái trong ngành kinh doanh khách sạn ở Thái Lan trong 9 tháng đầu năm Để phản ứng lại tình hình này, Bộ Du lịch Và Thể thao Thái Lan đã đưa ra một kế hoạch phối hợp nhịp nhàng với các hãng hàng không có đường bay đến Thái Lan đều giảm giá vé để thu hút khách du lịch đến với đất nước này
Trong khi bộ phận du lịch quốc tế theo đuổi hoạt động của mình thì bộ phận du lịch nội địa cũng triển khai tốt với những chiến dịch liên tục của Tổng Cục Du Lịch nhằm khuyến khích người dân Thái đi du lịch trong nước Lợi nhuận thu được từ du lịch nội địa đạt được chỉ tiêu trong năm với mức
308 tỉ bạt, tăng 37,5% so với năm trước nhờ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo cho du lịch nội địa
* Tiểu kết chương
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vận tải hàng không và du lịch cho thấy: giao thông vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch nói riêng ở các quốc gia trên thế giới Hàng không phát triển giúp du lịch khai thác được
Trang 29nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường xa, khai thác được phân đoạn khách trung lưu, có khả năng chi trả cao ở tất cả các thị trường Không những thế, hàng không còn là kênh quảng bá hình ảnh và du lịch Việt Nam ra thế giới Ngược lại, du lịch phát triển mang lại lợi ích cho hàng không, thúc đẩy sự phát triển của hàng không cả về mạng lưới đường bay, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ…Du lịch được ví như kênh bán vé hiệu quả nhất của hàng không Chính
vì vậy, mối quan hệ nêu trên là mối quan hệ tương hỗ và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng
Từ việc phân tích mối quan hệ giữa hai ngành ở Thái Lan, có thể thấy
du lịch Thái Lan nhờ có vận tải hàng không mà lượng khách đến Thái Lan tăng lên vượt bậc Du lịch phát triển đồng nghĩa với các dịch vụ khác cũng phát triển theo Ngược lại, du lịch phát triển làm lượng khách đi bằng đường hàng không tăng mạnh Điều này có thể thấy đây là quan hệ song phương và
hỗ trợ cùng nhau phát triển
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ
HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát về ngành Hàng không và ngành Du lịch Việt Nam
2.1.1 Lịch sử phát triển của ngành Du lịch Việt Nam
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam Một số mốc thời gian quan trọng đối với ngành Du lịch Việt Nam:
- Thành lập Tổng cục Du lịch trực thuộc Hội đồng Chính Phủ Quyết nghị số
262 NQ/QHK6 ngày 27/6/1978 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN
- Nhiệm vụ, quyền hạn và và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Nghị định
Trang 31số 32/CP, ngày 23/01/1979 của Hội đồng Chính phủ
- Công tác du lịch, trong đó quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ Quyết định số 157/CP ngày 13/4/1981của Thủ tướng Chính phủ
- Giao Tổng cục Du lịch kiêm nhiệm vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch; giải thể Công ty Du lịch Việt Nam Quyết định số 01/HĐBT ngày 03/01/1983 của Hội đồng Bộ trưởng
- Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng Nghị định số 120-HĐBT ngày 15/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ
và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
- Thành lập Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao - Du lịch trên cơ sở Bộ Văn hoá, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch Quyết nghị số 244/NQ/HĐNN8, ngày 31/3/1990 của Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam
- Thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch, Trên cơ sở tổ chức lại Bộ máy của Tổng cục Du lịch
cũ Nghị định số 119-HĐBT ngày 9/4/1990 của Hội đồng Bộ trưởng
- Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành Du lịch Nghị định số 447-HĐBT ngày 31/12/1990 của Hội đồng bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch
Trang 32 Giai đoạn từ 1990 đến nay
- Sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển chức năng quản lý Nhà nước về du lịch sang Bộ Thương mại và Du lịch.Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8, ngày 12/8/1991
- Thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính Phủ Nghị định số 05-CP ngày 26/10/1992
- Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP Ngày 27/12/1992 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
- Thành lập Chi hội PATA Việt Nam, năm 1994
- Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP, ngày 07/8/1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
- Thành lập vụ Pháp chế Quyết định số 1046/1997/QĐ-TTg ngày 8/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV Ngày 25/12/2002 về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam
- Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003/NĐ-CP, ngày 19/8/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch
- Sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 23/2014/QĐ-TTg ngày 13/3/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nhận xét: Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết
Trang 33hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến
2.1.2 Lịch sử phát triển của ngành Hàng không Việt Nam
Trước đây, lịch sử ra đời và phát triển của hãng hàng không quốc gia gắn liền với sự phát triển của Hàng không dân dụng Việt Nam Nhưng sau này
có sự ra đời của các hãng hàng không khác như Vietjet air và Jetstar Pacific Ngày thành lập 15/01/1956 đến nay (2016), hàng không dân dụng Việt Nam đã trải qua chặng đường lịch sử xây dựng và hình thành, đã nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình, đặc điểm của từng thời
kỳ Tính đặc thù của kinh tế hàng không đã chứng minh rằng nó hoàn thành nghĩa vụ do Nhà nước giao cho, đồng thời có tác dụng hỗ trợ cho các ngành kinh tế trung ương, địa phương phát triển và ngược lại, các ngành đó phát triển mạnh là động lực thúc đẩy ngành hàng không phát triển Sơ lược sự hình thành
và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
a Giai đoạn từ 1956 đến 1975
Tháng Giêng năm 1956, Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt
IL 14, AN 2, Aero 45… Ngày Quốc khánh (2 tháng 9) năm 1956, mở đường bay Hà Nội– Vinh – Hà Nội, tháng 10 năm 1956 mở đường bay Hà Nội – Vinh – Đồng Hới – Hà Nội Máy bay sử dụng trên các tuyến này là loại Li-2, giá vé
Trang 34Hà Nội – Đồng Hới là 30 đồng (khoảng 1 chỉ vàng lúc đó) Ngoài ra, Hàng không còn tham gia vận chuyển, bưu kiện, tài liệu, góp phần làm giảm bớt khó khăn cho các ngành
Ngày 25 tháng 11 năm 1958, vào lúc 9 giờ 10 phút, chuyến bay đầu tiên của Hàng không dân dụng Việt Nam – chiếc máy bay AN-2 số hiệu 30C cất cánh từ sân bay Gia Lâm Hà Nội hạ cánh nhẹ nhàng xuống sân bay Nà Sản Sau
đó, chuyến bay lại tiếp tục và đúng 14 giờ cùng ngày đã hạ xuống sân bay Điện Biên Phủ
Những năm 1956-1985, Hàng không Việt Nam đã phục vụ đắc lực các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong cả hai nhiệm vụ bay vận chuyển và phục vụ máy bay Quốc tế đến và đi tại các sân bay Từ đây, các chuyến bay phục vụ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội, cũng như các chuyến bay Quốc tế chở các vị nguyên thủ Quốc gia, được gọi là các chuyến bay đặc biệt Riêng năm 1956, Hàng không Việt Nam đã phục vụ chu đáo 5 đoàn khách Quốc tế quan trọng đến thăm Việt Nam
Tính đến cuối năm 1958, tuy số lượng máy bay của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Ban nghiên cứu sân bay mới chỉ có 10 chiếc, nhưng đã thực hiện 3735 chuyến bay vận tải hành khách và hàng hóa trên các đường bay trong nước, thiết thực góp phần khôi phục nền kinh tế miền Bắc Ngoài ra Hàng không Việt Nam còn làm đại lý bán vé cho các hãng Hàng không Quốc tế, được hưởng 5% hoa hồng cước phí bằng ngoại tệ nộp cho ngân sách Nhà nước
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 319/QĐ thành lập Cục Không quân trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Cục Không quân
có nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu chủ trương và kế hoạch tổ chức, xây dựng lực lượng Không quân và các căn cứ Không quân; tổ chức và chỉ huy
Trang 35các đơn vị mặt đất và trên không; đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhân viên kỹ thuật; bảo quản, tu sửa các sân bay hiện có, xây dựng các sân bay mới theo chủ trương của Bộ; chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không, đào tạo lực lượng hậu bị của Không quân…
Đến đầu năm 1959, số máy bay của Không quân vận tải có 10 chiếc gồm các loại IL-14, Li-2, AN-2, Mi-4, Aero-45, Trener mang cờ hiệu của Hàng không Việt Nam
Sự trưởng thành của ngành Hàng không dân dụng thời kỳ này luôn gắn
bó mật thiết với việc xây dựng lực lượng Không quân Việt Nam Các lực lượng phi công, thợ máy, phục vụ sân bay luôn sẵn sàng làm hai chức năng Hàng không dân dụng và Hàng không quân sự theo yêu cầu và tính chất nhiệm vụ trên giao
Ngày 7 tháng 6 năm 1963 thành lập lại Cục hàng không dân dụng Quyết định này xác định rõ cơ quan Cục gồm 6 phòng là : kế hoạch, Quốc tế, vận chuyển, tài vụ, vật tư, hành chính thay vì trước đây cơ quan chỉ có một phòng Hàng không dân dụng Mặt khác, do nhiệm vụ của Không quân và Hàng không dân dụng được tăng lên nhiều nên cần phải có một cơ quan tham mưu mạnh để giúp cho hai Cục hoàn thành nhiệm vụ
Ngày 22 tháng 10 năm 1963, Quân chủng Phòng không - Không quân chính thức được thành lập trên cơ sở cơ quan và lực lượng của Binh chủng Phòng không và Cục Không quân Sau khi thành lập Quân chủng Phòng không – Không quân, Cục hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân; về mặt công tác Đảng, trực thuộc Đảng ủy Quân chủng Phòng không – Không quân
Tổng kết chiến dịch làm nhiệm vụ Quốc tế trên chiến trường nước bạn Lào trong 3 năm 1960, 1961, 1962, Không quân vận tải –Hàng không dân dụng
Trang 36và Liên quân Hàng không “Liên Xô-Việt Nam” đã thực hiện 3.821 chuyến bay với 7.527 giờ, vận chuyển 9.419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227 chiếc dù hàng và gói hàng; Đã hạ cánh xuống 10 sân bay, thả dù và thả hàng ở
20 điểm khác nhau trong vùng mới giải phóng Trong chiến công của những cánh bay giai đoạn này có sự đóng góp to lớn của các lực lượng mặt đất ở các sân bay Gia Lâm, Nà Sản, Điện Biên, Vinh… Qua chiến dịch này, các lực lượng mặt đất của Hàng không Việt Nam đã trưởng thành thêm một bước
b Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 3 năm 1993
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa bình và bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, ngày 11/02/1976, Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng được tổ chức theo Nghị định 666/TTg ngày 15/11/1956 của Chính phủ Với mục đích bắt nhịp nhiệm vụ của thời bình, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không, 03 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng
và Tân Sơn Nhất đã được sửa chữa, nâng cấp để trở thành các sân bay quốc tế tại 3 miền đất nước Thời điểm này, các sân bay trực tiếp thuộc sự quản lý của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam
c Giai đoạn từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 6 năm 1998
Chính sách “Đổi Mới” của Đảng đã từng bước giúp nền kinh tế đất nước
ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, thị trường hàng không đã có dấu hiệu khởi sắc Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng cường quản lý các sân bay có hoạt động khai thác hàng không dân dụng, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ký Quyết định số 202/CAAV, 203/CAAV và 204/CAAV ngày 02/4/1993 về việc thành lập Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Giai đoạn này, các Cụm
Trang 37cảng hàng không khu vực cũng là đơn vị thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại Cảng hàng không – Sân bay
d Giai đoạn từ tháng 7 năm 1998 đến năm 2006
Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg chuyển đổi các Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và đổi tên thành ba Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam Các Cụm cảng hàng không khu vực vẫn tiếp tục vừa thực hiện chức năng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công ích, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại các Cảng hàng không – Sân bay
e Giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 01 năm 2012
Quá trình hội nhập kinh tế của đất nước được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Luật Hàng không dân dụng 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã phản ánh đầy đủ các chuyển biến về cơ chế quản lý ngành Hàng không nói chung và các doanh nghiệp cảng hàng không nói riêng Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thành lập các Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đồng thời, ba Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam được thành lập từ một bộ phận của ba Tổng công ty Cảng hàng không, trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, có nhiệm
vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không tại các Cảng hàng không - Sân bay
Từ tháng 7/2010, ba Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền
Trang 38Trung, miền Nam tiếp tục được chuyển đổi theo mô hình các Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, hoạt động theo Luật doanh nghiệp
f Giao đoạn từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of Vietnam – ACV) được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam
Mục tiêu thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nhằm tập trung nguồn lực, trí tuệ, thực hiện nhất quán chiến lược phát triển Tổng công
ty thành doanh nghiệp mạnh trong ngành hàng không khu vực và thế giới, bảo đảm an ninh an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nhanh và bền vững, góp phần củng cố an ninh quốc phòng, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với khu vực và thế giới
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, quản lý 22 Cảng hàng không trên cả nước trong đó
có 21 Cảng hàng không đang khai thác, đồng thời góp vốn đầu tư vào các công ty con và các công ty liên kết
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp hoàn chỉnh và đồng bộ kết cấu hạ tầng, tạo thành
hệ thống các Cảng hàng không hiện đại theo tiêu chuẩn ICAO; thực hiện văn
Trang 39hóa doanh nghiệp, văn hóa trong giao tiếp và ứng xử với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của hành khách; hội nhập tốt với khu vực và thế giới
g Giai đoạn từ tháng 4 năm 2016 đến nay
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (tên giao dịch quốc tế: Airports Corporation of Vietnam - Viết tắt: ACV) là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày
06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Ngày 16/3/2016, tại TP.Hồ Chí Minh, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP, nhiệm kỳ 2016 – 2020, đã thành công tốt đẹp
Đại hội đã biểu quyết thông qua Biên bản và Nghị quyết đại hội với các nội dung:
Thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP;
Thông qua kết quả bầu Bầu cử Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP, nhiệm kỳ 2016 - 2020;
Thông qua định hướng chiến lược phát triển Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP giai đoạn 2016 – 2020 và Kế hoạch kinh doanh năm 2016;
Trang 40quản trị và Ban Kiểm soát năm 2016;
Thông qua việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2016;
Thông qua Phương án chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược Đại hội đã bầu Hội đồng quản trị gồm 04 thành viên và bầu Ban Kiểm soát gồm 03 thành viên
Hội đồng quản trị đã họp và bầu ông Nguyễn Nguyên Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP
Hội đồng quản trị đã bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP
Ban Kiểm soát đã họp và bầu bà Huỳnh Thị Diệu - Phó Trưởng ban Tài chính – Kế toán, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP hoạt động theo loại hình công ty cổ phần từ 01/4/2016, hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác 22 Cảng hàng không trên cả nước (trong đó có 21 Cảng hàng không đang khai thác), bao gồm 7 Cảng hàng không quốc tế và 15 Cảng hàng không quốc nội, góp vốn đầu
tư vào một số công ty con và công ty liên doanh, liên kết
Từ nay đến 2020, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng cảng hàng không trong cả nước theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo an ninh an toàn, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; mở rộng hợp tác đầu tư, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng cảng hàng