1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kế toán quản trị chi phí mục tiêu

22 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 334,4 KB

Nội dung

Một tổ chức quốc tế được thành lập do một số các tập đoàn công nghiệplớn, gọi là Consortium for Avanced Management-International gọi tắt là CAM-I để phát triển các phương pháp kế toán qu

Trang 1

MỞ ĐẦU

Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng là một công cụ quản lý đắc lực, phục vụ cho việc quản lý, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị trong các doanh nghiệp Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị về chi phí, giá thành nói riêng có ảnh hưởng đặc biệt trong việc thiết lập hệ thống thông tin một cách chi tiết phục vụ cho việc điều hành và quản lý nội bộ trong doanh nghiệp Tuy nhiên cho đến nay khái niệm kế toán quản trị về chi phí, giá thành vẫn còn tương đối mới mẻ trong hầu hết các doanh nghiệp

Quản trị chi phí theo chi phí mục tiêu là một trong các phương pháp quản trị chi phí hiện đại trong quản trị doanh nghiệp Tính ưu việt của phương pháp này đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của qui trình chế tạo2 sản phẩm (Kaplan và Atkinson, 1998) Một câu hỏi đặt ra là nội dung quản trị chí theo mục tiêu là gì và việc vận dụng phương pháp này ở Việt Nam liệu có thể được thực hiện hay không? Với lý do đó, Nhóm xin tìm hiểu đề tài “Chi phí mục tiêu (Target Costing)” nhằm giới thiệu phương pháp chi phí mục tiêu, một mặt, giúp cho mọi người làm quen với một phương pháp khác về kế toán chi phí, từ đó có thể rút ra những kiến thức hữu ích để có định hướng vận dụng quản lý hiệu quả hơn Mặt khác bài viết của nhóm cũng đề cập đến khả năng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu ở Việt Nam

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản trị và kế toán chi phí truyền thống dựa vào cách phân loại chi phí theochi phí trực tiếp/chi phí gián tiếp; chi phí cố định/chi phí biến đổi; chi phí địnhmức/chi phí thực tế Cách phân chia chi phí này được sử dụng nhằm phục vụ choviệc ra quyết định về xác định kết quả theo sản phẩm hoặc quản trị hàng tồn kho

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi trường kinh tế, tổ chức sảnxuất và quản lý trong vài thập kỷ gần đây đã ảnh hưởng đáng kể đến các phươngpháp quản trị chi phí truyền thống ở các nước trên thế giới và Việt Nam, có lẽ,cũng không nằm ngoài trào lưu đó mặc dù mức độ ảnh hưởng có nhiều khác biệt.Thật vậy, sự tiến triển của môi trường đã làm thay đổi điều kiện và yếu tố sản xuất:

(1) Trừ chi phí nguyên vật liệu, biến phí trực tiếp với khối lượng sản xuấthoặc tiêu thụ càng ngày càng giảm

(2) Trong nhiều trường hợp, việc phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp vàchi phí gián tiếp là tương đối khó khăn đối với một doanh nghiệp sản xuất một khidoanh nghiệp phân chia quá trình sản xuất thành nhiều giai đoạn có mức độ độc lậpcao

(3) Khái niệm chi phí định mức chỉ có giá trị trong một môi trường tươngđối ổn định Trong môi trường được gọi là “biến động không ngừng” như hiện nay,việc điều chỉnh định mức sẽ diễn ra liên tục Thực tế này dẫn đến cần phải điềuchỉnh một cách thường xuyên định mức chi phí, từ đó gây ra nhiều khó khăn và tốnkém

Sự thay đổi của môi trường sản xuất, góp phần vào sự xuất hiện một sốphương pháp quản trị và kế toán chi phí hiện đại như là phương pháp chi phí mụctiêu, phương pháp chi phí theo hoạt động (Activity Based Costing, viết tắt là

Trang 3

ABC) Các phương pháp mới này được áp dụng rộng rãi ở những nước có trình độsản xuất và quản lý phát triển cao như Mỹ, Nhật, Canada Ngay cả các nước đangphát triển như Trung Quốc cũng bắt đầu áp dụng các phương pháp này Haiphương pháp trên đây chưa được biết nhiều ở Việt Nam, nơi mà nền kinh tế cònchưa phát triển và công nghệ sản xuất còn thấp và lạc hậu Tuy nhiên, điều nàykhông thể nói là các phương pháp mới này không thể vận dụng được ở các doanhnghiệp trong tương lai gần, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nướcngoài…

II QUẢN TRỊ THEO CHI PHÍ MỤC TIÊU:

1 Khái niệm:

Phương pháp chi phí mục tiêu có nguồn gốc từ Nhật Bản, phương pháp này đãđược áp dụng kể từ năm 1980 bởi các công ty lớn như Toyota, NEC, Sony vàNissan Một tổ chức quốc tế được thành lập do một số các tập đoàn công nghiệplớn, gọi là Consortium for Avanced Management-International (gọi tắt là CAM-I)

để phát triển các phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã định nghĩa về chi phímục tiêu như sau:

- “Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quảntrị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế

và sản xuất sản phẩm mới Phương pháp cũng cho phép thiết lập một hệ thốngkiểm soát chi phí ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mụctiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”

Một điểm lưu ý trong định nghĩa này là chi phí mục tiêu gắn liền với lợi nhuận cóthể đạt được theo chu kỳ sống sản phẩm; cách tiếp cận này khác biệt so với cácphương pháp truyền thống

Trang 4

- Theo Takao Tanaka (1993), “Phương pháp chi phí mục tiêu là các nỗ lựcđược thực hiện trong các giai đoạn kế hoạch hóa và sản xuất sản phẩm nhằm đạtđược mục tiêu chi phí đã được xác lập Mục tiêu là cho phép sản xuất ra các sảnphẩm với mục tiêu lợi nhuận trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm”.

Định nghĩa của Takao cho thấy, chi phí mục tiêu là một công cụ quản trị theo mụctiêu lợi nhuận có chú ý đến chu kỳ sống của sản phẩm

Như vậy, Phương pháp chi phí mục tiêu nhấn mạnh mục tiêu chi phí cần phảiđạt được và thời gian phân tích là chu kỳ sống của sản phẩm Điều này làm chophương pháp chi phí mục tiêu khác với phương pháp chi phí theo định mức truyềnthống Từ đó chi phí mục tiêu trở thành một công cụ quản trị chi phí mà các nhàhoạch định chính sách hoạt động sử dụng trong các giai đoạn thiết kế và sản xuất

để cải tiến quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong tương lai (Kaplan vàAtkinson, 1998)

2 Mô hình phương pháp chi phí mục tiêu

Về lý thuyết, các nguyên tắc của phương pháp chi phí mục tiêu được trình bày theo

lý thuyết tương đối giống nhau Tuy nhiên các mô hình đưa ra của phương phápnày có vài điểm khác biệt

Sơ đồ 1 Quản trị chi phí sản xuất theo Sakurai

Trang 5

- Chi phí mục tiêu là công cụ quản trị chi phí mà nhà quản trị hoạch địnhchính sách hoạt động sử dụng trong các giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế sảnphẩm để cải tiến quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong tương lai

- Do vậy, chi phí mục tiêu được xác lập dựa trên chi phí trần có thể chấp nhận

và chi phí ước tính theo điều kiện của doanh nghiệp Chi phí mục tiêu không thểvượt qua chi phí trần Sau khi xác lập được chi phí mục tiêu, nhà quản trị so sánhchi phí thực tế phát sinh với chi phí kế hoạch đã đề ra (chi phí mục tiêu), nếu chiphí thực tế quá lớn thì để giảm thiểu chi phí, nhà quản trị lại tập trung vào việc loại

bỏ các chi phí không tạo ra lợi ích quá trình sản xuất, từ đó cải tiến thiết kế sảnphẩm và thay đổi phương pháp sản xuất

Trang 6

Sơ đồ 2: Chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất sản phẩm

- Chi phí mục tiêu được tiến hành song song với các bước quy trình chế tạosản phẩm Với mỗi bước của quy trình chế tạo sản phẩm, chi phí mục tiêu thựchiện nội dung khác nhau:

Ở giai đoạn nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch sản xuất, nhà quản trị xácđịnh giá bán dự kiến của sản phẩm, chuẩn bị các điều kiện sản xuất (thiết bị,

Trang 7

nguyên vật liệu và tuyển dụng lao động) Nhà quản trị xác định được lợi nhuậnmục tiêu trên cơ sở giá bán dự kiến Dựa vào giá bán dự kiến, doanh nghiệp hoạchđịnh lợi nhuận mục tiêu của việc chế tạo sản phẩm Sau đó, dựa vào giá bán dựkiến và lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp xác định chi phí trần có thể chấp nhận Các yếu tố này được coi là cố định trong phương pháp chi phí mục tiêu

Giai đoạn kế tiếp, nhà quản trị ước tính chi phí sản xuất theo các điều kiệnsản xuất cụ thể của doanh nghiệp Đây là giai đoạn định mức chi phí sản xuất (chiphí về máy móc thiết bị, chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí chungkhác) mà không gắn với chi phí trần Trên cơ sở chi phí ước tính và chi phí trần,doanh nghiệp xác lập chi phí mục tiêu Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu đượcxác lập dựa vào chi phí trần có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo các điều kiệnsản xuất hiện có của doanh nghiệp

Rõ ràng chi phí mục tiêu được xác lập không thể vượt quá chi phí trần, vìnếu xác lập chi phí mục tiêu như vậy, việc đạt được lợi nhuận mục tiêu có nhiềurủi ro Sau khi đã xác lập chi phí mục tiêu, các định mức chi phí được xây dựng đểkiểm soát chi phí

Sơ đồ 3 Phương pháp chi phí mục tiêu ở Toyota được trình bày bởi Sakurai

Giá bán mục tiêu (dự kiến) Lợi nhuận mục tiêu Chi phí trần

Chi phí ước tính

Giai đoại phác thảo/Giai đoạn phát triển sản phẩm

Đánh giá tổng thể giá trị

Chi phí mục tiêu

Giai đoạn sản xuất

Giảm chi phí không ngừng (Cost Kaizen)

Trang 8

Khái niệm Kaizen có thể được hiểu như là sự xem xét cải tiến không ngừngchi phí nhằm duy trì chi phí ở mức thấp nhất Kaizen costing quan tâm đến nhậndiện những cơ hội để cải tiến chi phí trong giai đoạn chế tạo

Phương pháp chi phí mục tiêu được bắt đầu bằng việc ước tính giá bán củasản phẩm Giá bán ước tính dựa vào công dụng và thuộc tính của sản phẩm Cácđối thủ cạnh tranh trên thị trường Trên cơ sở lợi nhuận dự kiến, nhà quản trị phảixác định chi phí sản xuất và tiêu thụ có thể chấp nhận để tiến hành sản xuất sảnphẩm

Ví dụ:

- Một nhà sản xuất giày da và bạn muốn tung ra thị trường một mẫu mã mới.Theo các đánh giá về thị trường thì giá bán dự kiến của mỗi đôi giày không quá100$ Nếu doanh nghiệp mong muốn mức lợi nhuận là 30% trên doanh thu thì chiphí cho mỗi đôi giày là 70$ hoặc ít hơn Ở đây 70$ được xem như là chi phí mụctiêu của doanh nghiệp

- Toyota là công ty dẫn đầu trong việc áp dụng Kaizen trong chiến lược kinhdoanh Bí quyết của Toyota ở đây chính là đặt ra chi phí mục tiêu, sau đó xem xéttrong quá trình sản xuất có những chi phí nào thừa thải, hay phải cải tiến quy trìnhcông nghệ nào để giảm thiểu chi phí, để chi phí có thể đạt tới chi phí mục tiêu – cụthể giảm lãng phí trong các khu vực như hàng hóa tồn kho, thời gian chờ đợi, vậnchuyển, đi lại của người công nhân, kỹ năng của người lao động và sản xuất dưthừa Bằng việc dùng giỏ nhựa để phân loại các bộ phận phụ tùng theo mẫu xe,người công nhân không mất thời gian phân loại theo đặc tính Bằng cách tự chế tạo

xe chuyên chở trong nội bộ nhà máy từ các bộ phận có sẵn trên dây chuyền và lắpthêm động cơ, Toyota có thể tiết kiệm gần 3.000 USD cho chi phí mua sắm xe chởhàng Toyota là một trong những công ty đã áp dụng rất hiệu quả phương pháp chiphí mục tiêu với triết lý Kaizen – cải tiến liên tục, liên tục không ngừng

Trang 9

Chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản xuấtmong đợi Sau khi xác lập chi phí mục tiêu, doanh nghiệp phải tổ chức quản trị chiphí theo từng giai đoạn của qui trình sản xuất - từ khâu thiết kế qui trình sản xuấtcho đến khâu tiến hành sản xuất, từ kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện, làm sao đểchi phí thực tế không thể vượt quá chi phí mục tiêu Điều này đòi hỏi nhà quản trịphải tổ chức sản xuất và quản trị chi phí thật nghiêm ngặt ở tất cả các giai đoạn củaqui trình sản xuất, không ngừng phát hiện những chi phí không hữu ích hoặc khôngtương xứng với tầm quan trọng của sản phẩm, để cắt giảm chi phí

Chi phí mục tiêu được xác định như một công cụ quản lý chi phí để giảm chiphí tổng thể của một sản phẩm trên chu kỳ sống của sản phẩm Kỹ thuật quản lýnày được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu lợinhuận công ty

3 Ba giai đoạn thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu

Giai đoạn 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất

Bước đầu tiên, liên quan đến giai đoạn thiết kế sản phẩm Chi phí mục tiêuphải được xác định theo từng bộ phận cấu thành sản phẩm Việc xác định chi phícho các thành phần này phải dựa vào mức độ quan trọng khác nhau về vai trò củacác thành phần đối với sản phẩm, và từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng thànhphần trong tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức độ quan trọngcủa nó

Lấy ví dụ sản phẩm đồng hồ báo thức làm minh họa, nhà quản trị phải xemxét tầm quan trọng thông qua phương pháp cho điểm của mỗi một trong các ưutiên sau để quyết định phân bổ chi phí: tính chính xác, mẫu mã, hoạt động yênlặng, chuông báo thức, độ bền vững Việc xác định chi phí mục tiêu cho từng thành

Trang 10

phần của sản phẩm, đòi hỏi phải có một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hợp

lý và phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định

Trong quá trình thực hiện sản xuất, cần phải phát hiện những thành phần củasản phẩm có chi phí quá cao so với tầm quan trọng được xác định ở bước thứ nhất.Qui trình sản xuất, những bộ phận này phải được điều chỉnh thông qua việc ápdụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý nghiêm ngặt để giảm chi phí sảnxuất Bên cạnh đó, ở giai đoạn này cũng cần phát hiện các thành phần của sảnphẩm có chi phí quá thấp so với tầm quan trọng của nó để gia tăng chi phí hợp lýnhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm

Ở giai đoạn này, việc theo dõi và phát hiện những chi phí không phù hợpphải được thực hiện thường xuyên để không ngừng cắt giảm chi phí nhằm duy trì

tỷ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất (chi phí thực tế/lợi nhuận mục tiêu phải luônluôn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mục tiêu/lợi nhuận mục tiêu) Hay nói cách khác, ởgiai đoạn này, nhà quản trị cần phải nhận diện những cơ hội có thể để cắt giảm chiphí

Ví dụ : Cùng một thể tích 1500ml, nhưng mẫu mã của Aquafina thì tốn nguyên liệuhơn Lavie Lavie thì có nhiều cỡ, và bán kính nhỏ hơn nên việc thiết kế nhãn hiệucủa chai nước cũng ít hơn

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực hiện chi phí

Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương pháp chi phí mục tiêu có thể dẫn đến mộttrong các kết quả sau:

- Chi phí thực tế đạt đến chi phí trần: Cần phải dừng lại các hoạt động ở

giai đoạn hai vì sản phẩm sản xuất không mang lại lợi nhuận

Trang 11

- Chi phí thực tế chưa đạt đến chi phí trần nhưng đạt đến chi phí mục tiêu: Khi tình huống này xảy ra, nhà quản trị cần xem xét lại cả giai đoạn một và

giai đoạn hai Phải xem xét kỹ quá trình thiết kế sản phẩm đã hợp lý chưa hoặcxem xét lại các bước của giai đoạn sản xuất để giảm chi phí Các phương pháp cóthể được vận dụng ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và giai đoạn sản xuất nhằm cắtgiảm chi phí như:

 Kế hoạch hóa tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm

 Lựa chọn đầu tư hợp lý

 Lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao

 Vận dụng hệ thống sản suất Just-in time để loại trừ các chi phí phát sinh dothời gian chờ các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giai đoạn nào đó hoặc do dựtrữ quá cao

 Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện để tránh lãng phí chi phí

4 Ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí mục tiêu:

a Ưu điểm:

Chi phí mục tiêu thừa nhận rằng một doanh nghiệp không có toàn quyền kiểmsoát giá cả của sản phẩm, giá được giới hạn bởi các yếu tố thị trường

- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

- Giúp đạt được một số lợi thế cạnh tranh

- Chi phí mục tiêu là sức mạnh của công ty để trở nên cạnh tranh hơn, nó làmột hình thức chiến lược chung để phân tích trong ngành công nghiệp cạnh tranhkhốc liệt, nơi thậm chí chênh lệch giá nhỏ sẽ thu hút người tiêu dùng đến các sảnphẩm có giá thấp hơn

- Sử dụng hệ thống kiểm soát chi phí để hỗ trợ và củng cố chiến lược sảnxuất, xác định các cơ hội thị trường để có thể được chuyển đổi thành tiết kiệm thực

sự đạt được giá trị tốt nhất chứ không phải chỉ đơn giản là chi phí thấp nhất…

Ngày đăng: 17/03/2016, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w