Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ Sau khi chi phí gián tiếp được tập hợp theo từng nhóm hoạt động thì sẽ tiến hànhchọn tiêu thức phân bổ chi phí của từng nhóm hoạt động cho các đối tượng tí
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG – ABC (ACTIVITIES BASED COSTING) 3
1.1 Sự ra đời của phương pháp tính giá dựa trên hoạt động - ABC 3
1.2 Bản chất của phương pháp ABC 3
1.3 Một số vấn đề đối với việc thực hiện ABC 4
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5
2.1 Quy trình chung 5
2.2 Ví dụ minh họa cho việc thực hiện phương pháp ABC 7
CHƯƠNG 3: SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG ABC 9
3.1 Sự khác nhau giữa hai phương pháp 9
3.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp tính giá ABC so với phương pháp tính giá truyền thống: 12
3.2.1 Ưu điểm 12
3.2.2 Nhược điểm 13
3.3 Thuận lợi, bất lợi, giải pháp khi áp dụng phương pháp tính giá thành dựa trên hoạt động ABC: 14
3.3.1 Các yếu tố thuận lợi: 14
3.3.2 Các yếu tố bất lợi: 15
3.3.3 Giải pháp: 16
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC TRÊN THẾ GIỚI 18
4.1 Sử dụng ABC trong lĩnh vực dịch vụ 18
4.2 Quá trình tiêu chuẩn hóa và đạt được mục tiêu trong quá trình làm việc ở công ty Xu Ji – Trung Quốc 20
4.3 Áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp sản xuất ở Bahrain 23
KẾT LUẬN 27
Trang 2Kế toán quản trị ở nước ta mới hình thành trong vài năm gần đây Một câu hỏi đặt
ra là việc áp dụng các phương pháp tính giá sản phẩm hiện đại liệu có thể được thựchiện Bài báo cáo của nhóm nhằm giới thiệu về phương pháp tính giá theo hoạt động,giúp cho người đọc làm quen với một phương pháp khác về kế toán chi phí, từ đó cóthể cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp để có địnhhướng vận dụng một công cụ quản lý hiệu quả hơn
Báo cáo gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Khái quát chung về phương pháp tính giá dựa trên hoạt động (ABC)
- Chương 2: Quy trình áp dụng phương pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất
- Chương 3: So sánh giữa PP tính giá truyền thống và phương pháp ABC
- Chương 4: Một số áp dụng phương pháp ABC trên thế giới.
Do thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn chế nên bài báo cáo của nhóm không tránhkhỏi nhiều thiếu sót, mong thầy và các bạn góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn
Trang 3CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN HOẠT
ĐỘNG – ABC (ACTIVITIES BASED COSTING)
1.1 Sự ra đời của phương pháp tính giá dựa trên hoạt động - ABC
Các khái niệm về phương pháp ABC đã được phát triển trong lĩnh vực sản xuất củaHoa Kỳ trong những năm 1970, 1980 Trong thời gian này, các hiệp hội quản lý cấpcao quốc tế, gọi tắt là CAM-I đã nghiên cứu và chính thức hóa các nguyên tắc này màbây giờ đươc gọi dưới tên “Activity-based Costing” Robin Cooper vàRobert.s.Kaplan, những người đã đề xướng nên thẻ cân bằng điểm (BalancedScorecard), là những người đã đưa khái niệm này trong một số bài báo của HarvarBusiness Review bắt đầu từ những năm 1988 Cooper và Kaplan mô tả ABC là mộtcách tiếp cận để giải quyết các vấn đề của hệ thống quản lý chi phí truyền thống Hệthống quản lý chi phí truyền thồng thường không xác định các chi phí thực tế của quátrình sản xuất và các chi phí dịch vu liên quan Do đó nhà quản lý sẽ đưa ra quyết địnhdựa trên các thông tin không chính xác, đặc biệt ở những doanh nghiệp nhiều mặthàng, sản phẩm khác nhau Hệ thống tính giá ABC lần đầu tiên được định nghĩa rõràng vào năm 1987 bởi Robert.S.Kaplan và W.Bruns trong một chương của quyển
“Accounting and Management: A Field Study Perspective Họ tập trung vào các ngànhcông nghiệp sản xuất đầu tiên, nơi mà sự tiến bộ công nghệ và sự gia tăng năng suấtlàm giảm tỷ lệ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, tăng
tỉ lệ của các chi phí gián tiếp Hệ thống tính giá ABC sau này được giải thích rõ hơnvào năm 1999 bởi Peter.F.Drucker trong quyển “Management Challenges of the 21st
Century”.
Sau khi phương pháp này được công bố, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lợi íchcủa nó như: Innes and Mitchell (1990), Kinsella (2002), Cooper and Kaplan (1991),Gering (1999), và cũng nhiều tác giả nghiên cứu hạn chế của nó điển hình như Datarand Gupta (1994), Banker and Potter (1993), Noreen (1991), Turner (2005)
1.2 Bản chất của phương pháp ABC
Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việctập trung vào các hoạt động cụ thể như là các chi phí cơ bản ABC thực chất là một hệthống thông tin kế toán nhằm vào việc xác định giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ, nó xácđịnh các hoạt động của tổ chức và tập hợp các chi phí bằng cách xem xét bản chất vàphạm vi của những hoạt động đó ABC tính toán chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụdựa vào các hoạt động dùng để chế tạo, hoàn chỉnh, phân phối hay hỗ trợ sản phẩm đó
Hệ thống ABC tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sảnphẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm và dịch vụ đó
Trang 4ABC cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực để thực hiện quản trị dựa trên hoạtđộng.
1.3 Một số vấn đề đối với việc thực hiện ABC
Một cải tiến trong chi phí sản phẩm mà thường đi kèm với việc thực hiện ABC tậptrung vào bước 2 trong năm bước trong chuỗi chi phí sản phẩm: “Xác định các chi phítrực tiếp liên quan đến các đối tượng chi phí” Những cải tiến liên quan đến nhữngđiều sau đây Cho một đối tượng chi phí nhất định, các công ty cố gắng để xác định chiphí hiện đang được xử lý mà không được, nhưng có thể được bắt nguồn từ trực tiếpcho các đối tượng chi phí Nói cách khác chi phí được chuyển từ các chi phí tổng hợp
để phân bổ ra các chi phí trực tiếp Ví dụ, một công ty kế toán có thể mất chi phí vănphòng nhất định trước khi tính toán chi phí trên, chẳng hạn như in ấn và sao chép, vàbắt đầu theo dõi, phân chia chi phí cho các công việc cụ thể để báo cáo cho nội bộ vàphân tích lợi nhuận Thực hiện thành công ABC thường đòi hỏi sự tham gia của cácnhà quản lý từ các chức năng không phải là kế toán, chẳng hạn như sản xuất và tiếpthị Vì ABC tập trung vào các hoạt động và các hoạt động thường xuyên giữa cácphòng ban và các khu chức năng, thực hiện ABC có thể cải thiện dòng thông tin liênlạc và hợp tác trong công ty Mặt khác, phân bổ chi phí chính xác hơn, bởi chính nólàm giảm chi phí Việc chuyển từ phương pháp truyền thống để thực hiện phương phápABC thường thay đổi chi phí trên một số sản phẩm, với nhà quản lý đó có thể là có lợihoặc bất lợi Một số công ty đã phát hiện ra rằng việc thuê một công ty tư vấn bênngoài để hỗ trợ việc áp dụng ABC tạo điều kiện có được các thông tin đầu vào cho nhàquản lý và nhân viên trong công ty Vì vậy việc thực hiện ABC đã trở thành một sảnphẩm tư vấn quan trọng cho các công ty kế toán và tư vấn cho nhiều công ty Mặc dùABC nên cung cấp cho các công ty thông tin chính xác hơn, một số công ty có vốn đầu
tư, thời gian và tiền bạc thực hiện ABC đã không nhận ra những lợi ích mà họ mongđợi Một số công ty đã chuyển sang phương pháp đơn gian hơn đó là hệ thống chi phítruyền thống
Trang 5CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN HOẠT
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1 Quy trình chung
Nhằm mục đích tính giá thành chính xác hơn các phương pháp tính giá truyền thống
về các nguồn lực mà doanh nghiệp đã hao phí cho từng chủng loại mặt hàng, ABC xácđịnh đối tượng tập hợp chi phí là các hoạt động Mỗi hoạt động theo phương pháp nàyđược xem như là nơi có các yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp Dovậy, nhà quản trị có thể tìm hiểu biến động của các chi phí và có biện pháp cắt giảmphù hợp Quá trình tính giá theo phương pháp ABC thường được chia thành các bước:
Bước 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp
Các chi phí trực tiếp trong doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm: chi phí nguyênvật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Trong mỗi hoạt động, các chi phí này
có thể nhận diện ngay khi phát sinh và được tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành
Bước 2: Nhận diện các hoạt động
Nhận diện các hoạt động là yêu cầu cốt lõi của phương pháp ABC, kế toán quản trịphải phát hiện các hoạt động có yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí Yếu tố cơ bản đógọi là nguồn sinh phí (cost driver) Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và quy trình côngnghệ mà mỗi doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau Một số hoạt động thường gặpnhư: hoạt động máy ở phân xưởng, hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoạt độngđặt hàng, hoạt động vận chuyển thành phẩm… Chi phí phát sinh ở các hoạt động thựcchất là chi phí chung, không thể tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành nên cần tậphợp lại sau đó tiến hành phân bổ Một số phương pháp dùng để nhận diện các hoạtđộng như:
+ Phương pháp Top-down: Một số đơn vị sử dụng nhóm phân tích để xây
dựng danh sách các hoạt động trên cơ sở những hiểu biết của họ về quy trình sản xuấtcủa đơn vị Ưu điểm của phương pháp này là danh sách những hoạt động được đưa ranhanh chóng và không tốn kém Một số lượng lớn công ty sử dụng phương pháp này
để phát triển danh sách những hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh
+ Phương pháp phỏng vấn hay tham gia: Các đơn vị có thể bắt đầu phân
tích các hoạt động của mình bằng việc phỏng vấn các người lao động hoặc là nhómngười lao động để đưa ra các hoạt động liên quan đến công việc của họ Xem xét các ýkiến phỏng vấn và các ý kiến của nhóm nhân viên đưa ra, đơn vị sẽ có được danh sáchcác hoạt động Phương pháp này có thể tạo ra danh sách các hoạt động nhiều hơnphương pháp Top-down Vì chính những người làm việc sẽ nhận diện ra được hoạtđộng chính xác hơn Nhưng một vấn đề còn tồn tại là người lao động có thể không đưa
Trang 6ra hoạt động chính xác hoặc đưa ra nhận diện sai về hoạt động của mình thì nhà quản
lý sẽ không có thông tin hiệu quả trong việc quản lý của mình
Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ
Sau khi chi phí gián tiếp được tập hợp theo từng nhóm hoạt động thì sẽ tiến hànhchọn tiêu thức phân bổ chi phí của từng nhóm hoạt động cho các đối tượng tính giá.Đây là bước quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp,
vì tiêu thức phân bổ không phù hợp thì sẽ làm chi phí gián tiếp phân bổ cho các sảnphẩm sẽ bị sai lệch Theo phương pháp ABC thì kế toán quản trị phải xây dựng một hệthống các tiêu chuẩn để phân bổ Tiêu chuẩn chính là nguồn sinh phí ở trong hoạt động
đó, do đó chi phí sẽ phân bổ chính xác hơn Do đó tính giá thành theo phương phápABC có mức độ hợp lý hơn so với tính giá theo công việc hay quá trình sản xuất Đểphân bổ chi phí gián tiếp được chính xác thì bộ phận kế toán quản trị cần phóng vấntrực tiếp công nhân ở phân xưởng, hoặc quan sát hoạt động ở phân xưởng để xác địnhhoạt động và phân bổ tương ứng
Bước 4: Tính toán mức phân bổ
Dựa trên cơ sở nhóm hoạt động, chi phí gián tiếp được tập hợp cho từng nhóm sảnphẩm và kế toán tiến hành tính tỷ lệ phân bổ Nếu hoạt động liên quan đến sản xuấtmột sản phẩm hoặc dịch vụ thì chi phí được kết chuyển cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó.Nếu một hoạt động được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ thì chi phíđược phân bổ cho mỗi loại sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên mức độ hoạt động của từngloại sản phẩm, dịch vụ
Để nghiên cứu bản chất của từng yếu tố chi phí trong mỗi hoạt động kế toán cũngdựa vào các trung tâm chi phí
+ Nghiên cứu chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, sau đó chi phí tại mỗi trungtâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt động
+ Trong từng loại hoạt động cần xác định tiêu chuẩn đo lường sự thay đổicủa mức sử dụng chi phí Các tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn phân bổ chi phícho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí khác Các tiêu chuẩnthường được sử dụng là số giờ công trực tiếp, tiền lương công nhân trực tiếp sảnxuất…
+ Các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ được tập hợp tiếp tục vào mộttrung tâm phân nhóm Tùy theo tính chất của các sản phẩm, dịch vụ hay đối tượngchịu chi phí để tiếp tục phân thành các nhóm nhỏ để tính giá thành
Bước 5: Tổng hợp tất cả các chi phí để tính giá thành sản phẩm
Trang 7Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động thì tùy theo tính chất của sảnphẩm, dịch vụ được tập hợp thành từng nhóm nhỏ để tính giá thành Phân bổ chi phícho các hoạt động cho các sản phẩm và tổng hợp lại các yếu tố cấu thành nên giá sảnphẩm.
2.2 Ví dụ minh họa cho việc thực hiện phương pháp ABC
Một doanh nghiệp X sản xuất hai loại sản phẩm A và B với sản lượng sản phẩm Atrong năm là 5.000, sản phẩm B trong năm là 20.000 Giờ công lao động hao phí đểsản xuất mỗi loại sản phẩm là 2 giờ Chi phí vật liệu trực tiếp phát sinh cho một sảnphẩm A là 25.000, 1 sản phẩm B là 15.000 Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm
A và sản phẩm B là như nhau bằng 10.000 Tổng chi phí sản xuất chung là875.000.000
+ Các chi phí ảnh hưởng đến tính giá là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
+ Phân tích hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện có 5 hoạt động ảnh hưởngđến chi phí sản xuất chung
Hoạt động
Tổng chi phí (đvt: 1.000đ) Tổng số Số lần phát sinh hoạt động Sản phẩm
+ Giả sử chọn số lần phát sinh tại mỗi hoạt động là tiêu chuẩn phân bổ
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (đvt: 1.000đ)
Hoạt động
Tỷ lệ phâ
n bổ
Số lần Chi phí Số lần Chi phí
Trang 8Kiểm tra chất lượng 20 5.000 100.000 3.000 60.000
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25.000 15.000
Trang 9CHƯƠNG 3: SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG ABC
3.1 Sự khác nhau giữa hai phương pháp
Nội dung Phương pháp tính giá truyền
Tập hợp dựa trên hoạt động
Dựa trên nhiều tiêu thứcphân bổ
Tiêu thức lựa chọn là nguồnsinh phí ở mỗi hoạt động
Chi phí thấp, đơn giản Khá phức tạp, chi phí khá
cao để duy trì phương phápnày
Lý do được đưa ra là theo phương pháp VBC, việc phân bổ chi phí sản xuất chungtrong giá thành sản xuất – giá thành công xưởng thường được phân bổ cho từng sản phẩm
Trang 10dựa trên một tiêu thức phân bổ cố định (thông thường là giờ công lao động trực tiếp).Việc phân bổ toàn bộ chi phí chung theo một tiêu thức phân bổ cố định như vậy khôngphù hợp bởi chi phí chung bao gồm nhiều khoản mục có bản chất khác nhau vào quátrình sản xuất khiến cho giá thành thực tế của sản phẩm, bị phản ánh không chính xác dẫnđến các quyết định kinh tế của doanh nghiệp bị sai lệch Còn theo phương pháp ABC, chiphí chung được phân bổ dựa vào các yếu tố của chi phí nên có thể thấy phương phápABC cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợp lý hơn so với phương pháp kế toánchi phí truyền thống.
Mở rộng hơn, nếu xem xét giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ, việc áp dụng phươngpháp ABC cũng sẽ dẫn đến số liệu về giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ phản ánh chínhxác hơn, vì tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp chung theo phương pháp ABC sẽ thích hợpvới từng loại chi phí gián tiếp (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) chứkhông cố định như phương pháp VBC Có thể nói, ưu điểm vượt trội của phương phápABC so với phương pháp VBC là phương pháp ABC chuyển những chi phí gián tiếpthành những chi phí trực tiếp thông qua phân loại các hoạt động cũng như mức độ đónggóp của các hoạt động này vào giá thành sản xuất
Ví dụ sau đây sẽ minh họa sự khác biệt về kết quả theo phương pháp VBC và phươngpháp ABC:
Công ty RIVYCO sản xuất 2 loại sản phẩm là R và V, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và nhân công trực tiếp phát sinh cho từng loại sản phẩm trong kỳ như sau:
-Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ là: 450.000 (nghìn đồng)
Theo phương pháp truyền thống, công ty RIVYCo đã sử dụng tổng thời gian lao độngtrực tiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất cung cho 2 sản phẩm
Tỷ lệ chung phân bổ của công ty= Tổng chi phí sản xuất chung/ Tổng số giwof cônglao động trực tiếp=450.000/30.000=15
Với tỷ lệ phân bổ này, chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm đượct ính như sau:
Trang 11Chi phí nguyên vật liệu trực
Như vậy trong trường hợp này, công ty RIVYCO chỉ xem xát đến thời gian lao động
mà không xem xét đến ảnh hưởng các yếu tố khác đến chi phí sản xuất chung của công
ty Do vậy, vì 2 sản phẩm này có cùng lượng thời gian lao động như nhau nên chúngđược phân bổ một lượng chip phí sản xuất chung bằng nhau (=30)
Giả sử công ty RIVYCO vận dụng phương pháp ABC và thực hiện việc phân tích cáchoạt động được xác định có 4 hoạt động xem như là các nhân tố nguyên nhân của sự phátsinh chi phí sản xuất chung
Các số liệu có liên quan đến 4 hoạt động này được phân bổ cho các hoạt động như sau:
Hoạt động Chi phí sản
xuất chung phátsinh (1000đ)
Khối lượng thực hiện hoặc công việcSản phẩm R Sản phẩm V Tổng số
-Tiếp tục xác định tỷ lệ chung cho các hoạt động:
Hoạt động Chi phí sản xuất
chung phát sinh(1000đ)
Tổng số lần thựchiện hoặc công việc Tỷ lệ cho 1 lần hoặc1 công việc
Trang 12TổngCPSXC CPSXCđơn vị Số làn thựchiện hoặc
công việc
TổngCPSXC CPSXCđơn vị
vị sản phẩm thiếu chính xác Điều này sẽ dẫn đến việc định giá bán sản phẩm và cácbáo cáo chi phí sản xuất cũng sẽ sai lệch, ảnh hưởng đến các quyết định quản lý trongdoanh nghiệp về cơ cấu sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận hay những quyết địnhkhác
3.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp tính giá ABC so với phương pháp tính giá truyền thống:
Để có một cái nhìn đúng đắn hơn về kế toán theo phương pháp ABC, thì ta cần xemxét những ưu và nhược điểm của ABC
Trang 133.2.1 Ưu điểm
Phương pháp truyền thống phân chia chi phí thành chi phí sản phẩm và chi phíthời kỳ Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung của đơn vị.Chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung Các chi phí này cần được phân bổ cho các loại sản phẩm theo công việc vàtheo quy trình công nghệ sản xuất Tuy nhiên, một số nhà quản lý từ chối phương phápnày vì cho rằng nhận định trên là sai lầm Bởi vì để sản xuất và hoàn thành một sảnphẩm thì không chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà còn bao gồm chi phíquản lý cần thiết để mua nguyên vật liệu Nhiều công ty có một đơn vị hành chính độclập chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động thu mua, viết thông số kỹ thuật, có được
hồ sơ dự thầu, phát hành đơn đặt hàng, vv Ngược lại, trong một nhà máy sản xuất, chiphí của nhân viên bảo vệ là một phần của chi phí sản xuất chung, nhưng một số nhàquản lý không nhìn thấy một mối quan hệ giữa các hoạt động này và sản phẩm hoàntất, Vì vậy, sau khi sản phẩm hoàn thành, chi phí cho bảo vệ không phải là vấn đề liênquan đến sản phẩm sản xuất
Phương pháp ABC khắc phục được những hạn chế về mặt nhận diện chi phí củaphương pháp truyền thống bằng cách sắp xếp chặt chẽ hơn các hoạt động liên quanđến sản xuất sản phẩm Điều này đòi hỏi từ bỏ việc phân chia chi phí truyền thốngthành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ thay vào đó là tìm kiếm những mối liên quantrực tiếp giữa hoạt động, chi phí và sản phẩm Điều này có nghĩa là chi phí sản xuấtsản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất tại phân xưởng và chi phí ngoài sản xuất Nócòn có nghĩa là một số chi phí sản xuất sẽ không được tính vào chi phí sản xuất sảnphẩm Đây là điểm khác biệt so với phương pháp truyền thống
Lợi ích khác từ phương pháp ABC là một sản phẩm chỉ chịu chi phí tương ứng vớicông suất sử dụng Công suất nhàn rỗi sẽ không được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ.Theo quan điểm truyền thống, chi phí liên quan đến công suất nhàn rỗi sẽ được tínhvào giá thành sản phẩm, do đó làm sai lệch thông tin liên quan đến chi phí của sảnphẩm Điều này sẽ hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc đưa ra quyết địnhchính xác và tốt nhất cho việc định giá sản phẩm và đưa ra mức sản xuất đạt được mụctiêu mong muốn
Nhìn chung, phương pháp ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ đượcxây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh chotừng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinhdoanh sản phẩm
- Theo đó, ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sửdụng thông tin không chính xác về giá thành như trình bày ở trên
Trang 14- ABC còn cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, giúp chonhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điềuchỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện thị trườngluôn biến động.
Vận dụng phương pháp ABC, kế toán quản trị có sự linh hoạt trong việc sử dụngcác tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phongphú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khácnhau của các nhà quản trị
Cuối cùng, việc áp dụng phương pháp ABC còn góp phần hỗ trợ hoạt độngmarketing trong việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá Đồng thời,doanh nghiệp cũng có thể chủ động xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhucầu khách hàng vào các mặt hàng có lợi nhuận cao, thay thế cho các mặt hàng màdoanh nghiệp không có lợi thế
3.2.2 Nhược điểm
Theo Joseph P.Naughton-Travers (2001) nói rằng khi một công ty quyết định đểthực hiện một hệ thống kế toán phức tạp hơn, nó phải được đưa vào xem xét nếu tổchức này thiếu các chuyên gia lực lượng lao động, quản lý, bởi vì nó có thể dẫn đến
hệ thống không đáng tin cậy do thông tin không đáng tin cậy
Khi áp dụng phương pháp ABC, vẫn có nhiều trường hợp không thể phân bổ chiphí sản xuất chung chính xác, bởi vì nguyên nhân gây ra chi phí không thể tìm thấyhoặc rất khó để xác định, hoặc việc xác định chính xác đòi hỏi chi phí thu nhập thôngtin quá lớn
Phương pháp ABC đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp
Việc vận dụng phương pháp ABC đòi hỏi phương pháp tổ chức sản xuất củadoanh nghiệp cũng phải đạt tới trình độ quản lý theo hoạt động
Điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lượng công việc rất lớn,khá phức tạp và tốn kém
Một hạn chế nữa của phương pháp ABC là các báo cáo cung cấp thông tin ra bênngoài phải dựa trên việc nhận diện chi phí theo phương pháp truyền thống Xác địnhgiá phí theo phương pháp truyền thống phải phân chia chi phí thành chi phí thời kỳ vàchi phí sản phẩm, chi phí tồn kho bao gồm tất cả chi phí sản xuất chứ không có chi phíthời kỳ Kết quả là, phương pháp ABC có thể tạo ra kết quả khác với những yêu cầuthường được chấp nhận theo các nguyên tắc kế toán (GAAP) Do đó, phương phápABC thường được xem như phương pháp bổ sung Nó được sử dụng để quản lý và ra