1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa Việt Nam TK X-XIX- Những thành tựu Sự giao thoa với văn hóa nhân loại Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương X

83 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Là một giáo viên dạy môn Lịch sử của trường, tôi luôn có ý thức giảng dạy tốt và góp phần viết chuyên đề đểgiảng dạy cho học sinh chuyên Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm, ý kiến riê

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định

SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH

-BÁO CÁO SÁNG KIẾN

CHUYÊN ĐỀ

Văn hóa Việt Nam Thế kỷ X-XIX

- Những thành tựu

- Sự giao thoa với văn hóa nhân loại

- Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương

Mục tiêu:

- Dạy học sinh chuyên Sử

- Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Giảng dạy Lịch sử địa phương

Tác giả: Trần Thị Kim Oanh Trình độ chuyên môn: Cử nhân Lịch sử Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sử - Địa – GDCD Nơi công tác : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định

Nam định, tháng 5 năm 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:

CHUYÊN ĐỀ

Văn hóa Việt Nam TK X-XIX

- Những thành tựu

- Sự giao thoa với văn hóa nhân loại

- Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương

( Phần lịch sử Việt Nam - Lớp 10 Chuyên )

Mục tiêu: -Dạy học sinh chuyên Sử -Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Giảng dạy Lịch sử địa phương

Nơi thường trú : 11B/ 9 Gốc Mít 1 Vị Xuyên – Nam Định

Trình độ chuyên môn : Cử nhân sư phạm Lịch sử

Chức vụ công tác : Nhóm trưởng nhóm Sử

Tổ trưởng tổ Sử - Đia – GDCD

Nơi làm việc : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ liên hệ : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Trang 3

76 Vị Xuyên – Nam định

Điện thoại : 0902141696

5. Đồng tác giả : Không

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ : 76 Vị xuyên – Nam định

Điện thoại : 0350 3640297

Trang 4

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Đã nhiều năm nay, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có nhiều họcsinh tham dự thi học sinh giỏi Tỉnh và Quốc gia đạt nhiều giải cao, tỉ lệ đỗ vàocác trường Đại học cũng cao Môn Lịch sử cũng có sự đóng góp sức mình trongđó

Bộ giáo dục chưa có giáo trình riêng cho môn chuyên Vì vậy giáo viêndạy chuyên phải tự biên soạn bài giảng cho lớp chuyên dựa trên tài liệu sáchgiáo khoa Nâng cao và các tài liệu tham khảo Là một giáo viên dạy môn Lịch

sử của trường, tôi luôn có ý thức giảng dạy tốt và góp phần viết chuyên đề đểgiảng dạy cho học sinh chuyên

Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm, ý kiến riêng thông qua việc giảng dạy

chuyên đề

Văn hóa Việt Nam TK X-XIX – những thành tựu và sự giao thoa với văn

hóa nhân loại, kết hợp giảng dạy Lịch sử địa phương

( Phần lịch sử Việt Nam - Lớp 10 Chuyên )

để phục vụ cho vấn đề dạy môn chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi thi Tỉnh ,Quốc gia, giảng dạy Lịch sử địa phương

II Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến :

Bản thân và các đồng nghiệp tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi, luyện thiĐại học môn Lịch sử thấy đây là 1 việc làm khó khăn, cần có sự nỗ lực, kiên trìcủa cả thầy và trò

Phần kiến thức và kĩ năng đều do các giáo viên tự tập hợp và biên soạn

để bồi dưỡng cho học sinh Tôi thấy việc soạn giảng chuyên đề để bồi dưỡngHSG và ôn luyện thi Đại học là 1 việc làm hết sức cần thiết Để học sinh nắmvững kiến thức hơn và vận dụng vào quá trình làm bài một cánh nhuần nhuyễn,tôi soạn chuyên đề này dưới hình thức hệ thống các vấn đề và những câu hỏi, bàitập, kết hợp với liên hệ thực tế ở địa phương

Trang 5

III Các giải pháp thực hiện:

Chuyên đề này gồm các vấn đề sau :

- Thành tựu văn hóa TK X – XIX

- Sự giao thoa với văn hóa nhân loại

- Liên hệ sử địa phương

Liên hệ ngày nay: Sự nghiệp của thế hệ trẻ chúng ta là xây dựng và bảo

vệ tổ quốc XHCN Phải biết vượt khó học tập và vươn lên Thế hệ trẻ giữ gìnbản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Hòa nhập không hòa tan

 Biết so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện để tìm ra bản chất của sự kiện

 Trên cơ sở đó giáo viên rèn kỹ năng làm bài cho học sinh ( ra đề, yêu cầuphân tích để thấy được trọng tâm của đề, phạm vi kiến thức, phân bố thờigian cho hợp lý, định lượng kiến thức cần dùng )

 Học sinh phải biết phân tích các vấn đề lịch sử để đánh giá, kết luận

 Phải biết so sánh, liên hệ

Trang 6

4 Tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng và luyện đề.

Trên cơ sở kiến thức cơ bản, tôi nâng lên thành những vấn đề mangtính chất khái quát để giúp học sinh giải quyết những đề thi của học sinh trongcác kì thi Học sinh giỏi

Tôi hướng dẫn cho học sinh phân tích đề, lập dàn ý và tập viết

Quá trình cho học sinh làm bài tập là quá trình củng cố kiến thức và rèn

kỹ năng cho học sinh Công việc này đối với học sinh giỏi là rất quan trọng vìyêu cầu viết đối với các em rất cao

5 Hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức và liên hệ.

Từ những vấn đề trong phạm vi của chuyên đề, tôi hướng dẫn học sinh

mở rộng, liên kết với các phần kiến thức khác có liên quan

6 Bài tập củng cố kiến thức, phát huy vai trò của học sinh.

Ngoài dạng bài tập viết, tôi còn tổ chức cho học sinh hội thảo

Hằng năm chúng tôi kết hợp với PHHS tổ chức cho học sinh đi tham quantrải nghiệm những di tích lịch sử Sau đó hướng dẫn học sinh viết thuhoạch và hội thảo

7 Sau đây tôi trình bày phần nội dung :

Hệ thống kiến thức theo chuyên đề:

THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ

THẾ KỶ X ĐẾN XIX

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc, đồng thời khôi phục lại nền văn hóa Việt cổ từ thời Văn Lang - Âu Lạc Nói như sử cũ “nối lại quốc thống của Hùng Vương” Qua 1.000 năm Bắc thuộc tiếp biến văn hóa Hán cùng với sự tiếp biến nền văn hóa Ấn Độ từ ngàn xưa giống như bao quốc gia Đông

Trang 7

Nam Á khác, cùng với các nền văn hóa bên cạnh khác như: Chăm Pa, Chân Lạp,

… Một nghìn năm lịch sử trôi qua (thế kỷ X - XIX) nhân dân ta với sự cần cù trong lao động, sự hăng hái tiếp thu học hỏi cùng với sự sáng tạo, nhân dân ta không chỉ gặt hái được những thành tựu trong chính trị, thành tựu trong kinh tế, đánh thắng bao kẻ thù hùng mạnh mà còn xây dựng được một nền văn hóa rực

rỡ với bao thành tựu sống mãi cùng dân tộc

Đầu tiên trong lĩnh vực tôn giáo thì chúng ta phải kể đến sự tồn tại và cùng phát triển rực rỡ của ba tôn giáo du nhập từ bên ngoài là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian như tục thờ Mẫu, thờ ông bà, tổ tiên, những người có công với làng với nước

Từ thời kỳ đầu của chế độ phong kiến dưới các triều đại Đinh – Tiền Lê,

Lý, Trần thì Phật giáo rất phát triển và được coi là Quốc giáo Hầu hết các vua

Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh tông, Nhân Tông, Thần Tông) đều sùng bái Phật, sai xây dựng Chùa, Tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật, … Như năm 1031 vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ Nhiều quý tộc, tôn thất đã quy y đầu Phật

Đặc biệt vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng đi tu ở Yên Tử lập nên thiền phái Trúc Lâm và đã được các đệ tử của người là Pháp Loa và Huyền Quang phát triển Thiền phái này lấy sự gắn liền giữa ‘tâm’’ và ‘phật’’, phật ở trong lòng làm hạt nhân Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người

ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…” Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị- xã hội Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang …

Trang 8

Nho giáo ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập và làm công cụ thống trị nhân dân về tư tưởng của phong kiến phương Bắc Du nhập vào nước

ta từ thời Bắc thuộc và đã được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử Từ đó Nho giáo đã dần dần phát triển và trong sự lụi tàn của Phật giáo nước ta cuối thời Lý Trần thì Nho giáo đã nhanh chóng phát triển Đến thời Lê sơ nhờ các chính sách hạn chế Phật giáo đẩy cao Nho học nênNho giáo đã vươn lên vị trí độc tôn trong xã hội, là tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đề cao Nho học Vua Lê Thánh Tông đã cho viết 24 giáo huấn để quan địa phương đọc cho nhân dân nghe nhằm phổ cập Nho giáo trong nhân dân Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học trong Văn Miếu Quốc

Do chữ Hán cũng du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và xuất phát từ nhu cầu cấp thiết xây dựng đất nước và đẩy mạnh giáo dục nên chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức của dân tộc.Việc thi cử,mọi giấy tờ hành chính đều dùng chữ Hán Và cũng từ nền tảng chữ Hán mà người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai Như vậy chúng ta thấy được rằng chữ Hán đã bị Việt hoá thành chữ viết của dân tộc

Cùng với quá trình truyền đạo thì các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến ngày nay trên cơ sở bảng chữ cái latinh Tuy nhiên thời kì này thì chữ quốc ngữ chỉ được dùng trong bộ phận giáo dân và chỉ

Trang 9

để truyền kinh Loại chữ này có tính ưu việt hơn chữ Hán rất nhiều như dễ hoc

dễ viết nên dễ phổ biến

Đầu thời Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học Lý Công Uẩn đã học ở chùa Lục Tổ Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.Thời

Lý - Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế Dưới thời Trần, Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập

Năm 1427, sau khi Lê Thái Tổ đánh được quân Minh, khôi phục độc lập, việc học lại được đặt lại Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm Đại Bảo thứ ba (1442), chủ trương dựng bia đá để tôn vinh những người đỗ đạt được đề ra, đến năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông chủ trương đó được thực hiện trên thực tế Triều Lê Thánh Tông được xem là triều đại đỉnh cao nhất trong lịch

sử chế độ phong kiến Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, việc học hành thi cử cũng có nhiều tiến bộ Lê Thánh Tông cho mở rộng lại nhà Thái học ở phía sau Văn Miếu, làm thêm phòng ốc cho sinh viên ở

và học, xây kho bí thư để cất sách vở Ông cũng cho định lại phép thi Hương, thiHội, thi Đình và định lệ ba năm một khoa thi; lệ xướng danh và lệ vinh qui cũng

có từ thời đấy Triều Lê Thánh Tông cũng là lúc mà hiền tài đông đảo nhất, vua

ở ngôi 20 năm mà mở tới 19 khoa thi

Đến triều Nguyễn, vua Gia Long thống nhất đất nước cũng theo chế độ nhà Lê mà định phép thi và các dời sau có chỉnh sửa đôi chút Việc học thời Nguyễn có thể xem như là phát triển nhất với số lượng 47 khoc thi từ năm1807 đến năm1919 Từ năm Minh Mệnh thứ 6, 1825 trở về sau, nghi lễ thi cử được tổ chức ngày càng long trọng, các sĩ tử trình báo theo phủ huyện, khảo hạch thật kĩ càng, có các chức quan lo thu quyển, rọc phách, chấm điểm phân định rõ rệt

Trang 10

Văn học Việt Nam truyền thống gồm 2 bộ phận chủ yếu: văn học dân gian

Văn học thế kỉ X-XIX đánh dấu sự phát triển cuả nền văn học viết nước nhà Văn học viết nước ta được tạo thành từ nhiều khuynh hướng văn học khác nhau Đầu tiên phải kể đến khuynh hướng văn học Phật giáo rất phát triển trong thời kì Lý-Trần Nó phản ánh sự thịnh đạt của văn học Phật giáo thời kì này Bao gồm nhiều bài thơ phú kệ hàm chứa tư tưởng Phật giáo về Triết học , Nhânsinh xã hội như Khoá hư lục(Trần Thái Tông), lịch sử Phật giáo như Thiền uyển tập anh,Tam tổ thực lục Cùng với đó là khuynh hướng thơ văn yêu nước cũng rất phát triển trong tiến trình văn học của lịch sử nước nhà đặc biệt là trong thời

Lý Trần bởi nó phản ánh sự đi lên của vương triều Lý Trần trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc Tiêu biểu là Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Hịch tướng

sĩ (Trần Hưng Đạo) Đến thời Lê sơ thì nổi lên một gương mặt nổi bật là

Nguyễn Trãi – một nhà nho thấm đậm lòng yêu nước,thân dân,tư tưởng nhân nghĩa và lòng tiết khí thể hiện qua những tác phẩm là Bình Ngô đại cáo , Quân trung từ mệnh tập, Lam sơn thực lục Có thể kể thêm Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú cùng với một số bài thơ vinh sử, các anh hùng dân tộc bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông

Văn học Nho giáo cung đình phát triển dưới thời Lê sơ (thế kỉ XV) điển hình là hội Tao đàn của Lê Thánh Tông cùng 28 bày tôi (Thân Nhân Trung, Đỗ Thuận, ) Đây là những bài thơ xướng họa có nội dung ca tụng chế độ phong kiến, quan hệ vua tôi với hình thức quy phạm, khuôn sáo trong cung đình Tác

Trang 11

phẩm tiêu biểu là tập Quỳnh uyển cửu ca của Lê Thánh Tông Nó phản ánh chính sách sùng đạo Nho của triều đình và ít mang tính sáng tác văn học

Ngoài ra còn có khuynh hướng văn học tìm về với cội nguồn dân tộc trong thời kì đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập được phản ánh qua các

dã sử, truyền thuyết đặc biệt thời quốc sơ (Văn Lang, Âu Lạc) với 2 cuốn sách tiêu biểu là Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (Trần Vũ Pháp,Vũ Quỳnh,Kiều Phú) Nó đã nói lên rằng ý thức dân tộc ở thời Lý Trần đã chín muồi

Khuynh hướng thơ văn trữ tình rất phát triển trong giai đoạn từ thế kỉ XVI - XIX là khi chế độ phong kiễn đang đi vào suy thoái Những tác phẩm này

đề cập tới những chủ đề là khát vọng hạnh phúc cá nhân, khát vọng cuộc sống hoà bình, nói nhiều đến giới nữ, tố cáo bất công trong xã hội…Các tác phẩm tiêu biểu là Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc(Nguyễn Gia Thiều) ,Sơ kính tân tranh (Phạm Thái), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Ngoài ra thể loại kí sự cũng rất phát triển trong giai đoạn XVI - XIX cụ thể là Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác)

Trong thế kỉ XVI - XIX thì bên cạnh nền văn học viết thì văn học dân gian cũng bùng nổ nhiều thể loại truyền miệng và văn học chữ Nôm Đó là các truyện cười, tiếu lâm (Trạng Quỳnh,Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất), các truyện Nôm dài (Phan Trần, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa)

Nền văn học dân gian lúc này mang đậm tính hiện thực (tố cáo cái ác) và nhân văn (khát vọng chiến thắng của cái thiện)

Kiến trúc điêu khắc nước ta bao gồm nhiều thể loại

Loại hình kiến trúc đơn giản, phổ biến nhất chính là nhà ở trong dân gianvới nhà sàn ở miền núi, nhà đất ở nông thôn, nhà ống bằng gạch ở phương phố, nhà thuyền trên sông

Các công trình kiến trúc được coi là lớn nhất là loại hình cung điện của vua chúa, quý tộc Hoàng thành Thăng Long được coi là quần thể các cung, điện, đường, lâu, đài, các đồ sộ nguy nga trong nhiều thế kỉ và khiến nhiều

Trang 12

người nước ngoài phải thán phục Cung Thiên Trường (ở Nam Định) của các Thái Thượng Hoàng đời Trần lui về nghỉ chỉ còn trong kí ức Quần thể cung điện còn lại đến ngày nay là khu Đại Nội Huế (đầu thế kỉ XIX) vừa mô phỏng theo cung điện Trung Hoa kết hợp với những nét dân tộc độc đáo với những kiến trúc còn lại ngày nay như Ngọ Môn, điện Thái Hoà,Thế Miếu.

Lăng tẩm các triều vua cũng là một loại hình kiến trúc đáng lưu ý Còn lại là phế tích các khu lăng vua Trần ở Thái Bình và Đông Triều(Quảng Ninh), khu lăng vua Lê ở Lam Sơn(Thanh Hoá) Đặc biệt là khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn ở Huế nổi tiếng với lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) uy nghiêm và lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thơ mộng

Kiến trúc thành luỹ vừa mang tính chính trị vừa mang tính quân sự tiêu biểu là kinh đô Thăng Long tồn tại với 3 phòng thành: La thành hoặc Phòng thành (bao quanh kinh đô), Hoàng thành (nơi nhân dân,quan lại sống và sinh hoạt) và Tử cấm thành (nơi hoàng thất ở)

Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng là mảng kiến trúc truyền thống chủ yếu cònlưu giữ được ở Việt Nam bao gồm nhiều loại hình khác nhau như chùa đền, đình, quán, sau đó có thêm nhà thờ Kitô giáo

Trong thời kì đầu thì Phật giáo phát triển nên kiến trúc Phật giáo rất phát triển với loại hình chùa tháp Đặc điểm của chùa Việt Nam là hoà mình vào cảnhsắc thiên nhiên, gần gũi với con người Tiêu biểu là Chùa Phật Tích, Long Đội

và quần thể chùa ở Yên Tử đều được xây dựng trên núi cao, cảnh trí kỳ vĩ ChùaThái Lạc và ‘Phổ Minh có những bức phù điêu chạm trổ độc đáo Tháp Phật có nguồn gốc từ các stupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời Lý- Trần Tháp Báo Thiên (nay không còn) xây dựng đời

Lý, ở giữa kinh thành Thăng Long có 12 tầng Những tháp đời Trần còn lại là tháp Phổ Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng

Nho giáo thì có các văn miếu,văn chỉ và tự miếu trong đó tiêu biểu là VănMiếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) với cổng Văn Miếu,Đại Trung, Khuê Văn

Các,giếng Thiên Quang,Đại Thành và cổng Thái Học

Trang 13

Loại hình kiến trúc Đạo giáo ở Việt Nam là các quán,tĩnh, điện.Một đạo quán còn lại đến ngày nay là quán Trấn Vũ (đền Quán Thánh) có pho tượng khổng lồ bằng đồng đen thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đình làng loại hình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng phổ biến nhất của Việt Nam Đình là nơi tế lễ các vị thần,thành hoàng,nơi hội họp và tổ chức hội hè Đình có thể xuất hiện từ thế kỉ XV (thời Nho học thịnh đạt) nhưng kiến trúc môphỏng biến cách từ các nhà làng nhà sàn.Một số ngôi đình nổi tiếng là đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang), đình Tây Đằng , đình Chu Quyến (Hà Nội) Ngôi đình lớn, đẹp kiên cố nhất là đình Đình Bảng(Bắc Ninh) được xây dựng năm 1736 có 7 gian 2 chái sàn cao 70cm,có 84 cột lim,nhiều phù điêu phong phú

Ở Việt Nam điêu khắc phần lớn hỗ trợ cho kiến trúc, mang chức năng trang trí Hai loại hình điêu khắc chủ yếu là tượng và phù điêu

Tượng Phật ở các chùa đã được thiết kế rất nhiều trong thời kì Lý-Trần Đồng thời thì có rất nhiều bức tượng được phục dựng dưới thế kỉ XVI đến nủa đầu thế kỉ XVIII Một số pho tượng nổi tiếng ở Việt Nam: tượng phật A Di Đà bằng đá chùa Phật Tích (cao 1m87 không kể bệ), tượng Phật Di Lặc bằng đồng chùa Quỳnh Lâm nay đã mất (tương truyền cao 20m), tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ sơn thiếp ở chùa Bút Tháp (tạc năm 1656), tượng 18 vị

La Hán bằng gỗ sơn chùa Tây Phương , tượng Bát Bộ kim cương ở chùa Mía Đạo giáo có một bức tượng rất nổi tiếng là Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen

ở quán Trấn Vũ đúc năm 1678 cao 3m96, nặng 4 tấn Nho giáo thì có các bức tượng thờ của Khổng Tử , Mạnh Tử, Chu Công hay Chu Văn An một ngưòi thầy lỗi lạc của Nho học nước ta

Trong các công trình kiến trúc có rất nhiều các loại tượng và phù điêu chạm khắc trên đồng ,gỗ, đá Các bức phù điêu nổi tiếng thấy được ở chùa Thái Lạc , hai cánh cửa chùa Phổ Minh, bệ đá chùa Phật Tích, Bút Tháp, đình làng Các mô típ đêu khắc tượng tròn và phù điêu phổ biến và tiêu biêu là rồng (hình tượng khác nhau qua các thời Lý - Trần, Lê - Nguyễn), vũ nữ, lá đề, toà sen, sóng nước, lưỡng long cầu nguyệt, sư tử hí cầu, tứ linh (long, ly,quy, phụng), tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai), các hình tượng dân gian như sinh hoạt hội hè, trò chơi

Trang 14

dân gian, Các biểu tượng Linga - Yoni Champa, tượng linh điểu du nhập từ

Ấn Độ đã được cách điệu đi với bản sắc dân tộc Việt cụ thể là cột biểu chùa Dạm.v v Trong những mô típ đó đã phản ánh sự hài hoà và đậm đà các yếu tố thiên nhiên, tâm linh trong đời sống con người Việt

Đúc tạo hình cũng là một loại hình mỹ thuật đặc biệt kết hợp giữa điêu khắc và luyện kim Thời Lý Trần đúc tạo hình có An Nam tứ đại khí Thời Nguyễn có Cửu đỉnh (9 đỉnh đồng lớn) và Cửu vị thần công (9 khẩu đại bác)

Hội hoạ Việt Nam từ thế kỉ X - XIX đạt được nhiều thành tựu nhất định Tranh chân dung có những bức vẽ hình Nguyễn Trãi và Phùng Khắc Hoan Tranh sinh hoạt nổi tiếng với 49 bức tranh màu liên hoàn ở đỉnh làng Đông Ngạc vẽ các cảnh sĩ, nông, công ,cổ, ngư, tiều , canh, mục

Tranh tôn giáo có bức Thập điện diêm vương ở chùa Thầy (Hà Tây) Nổi tiếng nhất và cũng là sinh động, phong phú nhất là loại tranh dân gian Nó được sáng tác hàng loạt qua mẫu vẽ của các phiên bản màu Lâu đời hơn là loại tranh Đông hồ Thuận Thành (Bắc Ninh) mang vẻ đệp chất phác , hồn hậu, với những chủ đề dân dã, hóm hỉnh: Lợn gà, Đám cưới chuột, Kéo co, Đấu vật, Hứng dừa,Tố nữ với các chất liệu thiên nhiên như hoè, hoa hiên, vang, vỏ trứng

Nghệ thuật biểu diễn ở nước ta rất đa dạng, phong phú và độc đáo Nó tồn tại dưới nhiều loai hình dân gian, tôn giáo (trong các lễ hội) và cung đình Thời Lê sơ thì nhà nước phân biệt 2 loại âm nhạc là: Tục nhạc và Nhã nhạc Về

ca múa thì chúng ta có nhiều loại ca hát phần lớn mang tính dân gian như các loại hát đồng giao, hát ru, hát ví, hát ru, hát trống quân, hát ca trù, hát ả

đào Nhiều điệu hát nổi tiếng như hát quan họ Bắc Ninh, hát dặm Nghệ Tĩnh, hòHuế, chòi Nam Trung Bộ Có nhiều loại ca múa nhạc của tôn giáo như múa lên đồng, hát trầu văn Múa cung đình thì có điệu múa Lục cúng hoa đăng cùng với các loại nhã nhạc thời Lê sơ và nhà Nguyễn

Trong lĩnh vực sân khấu, chúng ta có nhiều các loại hình rất đặc sắc như múa rối nước, hát tuồng, chèo Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật của nhiều quốc gia Đông Nam Á phản ánh nền văn minh sông nước Từ thời Lý trong các dịp hội hè thì múa rối vẫn được diễn ra Múa rối nước gắn liền với tên

Trang 15

tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh và các địa phương như Hà Nam, Hà Tây, Hà Nội Chèo là loại hình tổng hợp các yếu tố ca, kịch Loại chèo phổ biến nhất là chèo cửa đình Nội dung của chèo mang tính nhân văn và hiện thực Các vở chèo nổi tiếng như Đồng tiền Vạn Lịch, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ,

Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, , Từ Thức gặp tiên, Trương Viên Tuồnggắn liền với tên tuổi Đào Duy Từ với nội dung là chủ đề lịch sử và được diễn dưới hình thức hát và nói Các loại hình sân khấu dân gian rất phát triển thời Lý Trần nhưng lại bị hạn chế dưới thời Lê sơ và được phục hồi trong thế kỉ XVI-XVIII Các trò chơi dân gian cũng có rất nhiều và thường được tổ chức trong các dịp lễ hội Đó là các trò như đấu vật,cờ người,kéo co, đua thuyền, đánh đu,ném còn

Trong y học chúng ta có Tuệ Tĩnh với những bài thuốc vô cùng quý báu

là tác giả bộ Nam dược thần hiệu Nổi bật nhất là Hải Thượng lãn ông là một thầy thuốc kiêm toàn về nhân cách, y đức và tài năng Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bộ sách thuốc có giá trị nhất của y học cổ truyền Việt Nam

Khoa học kĩ thuật thì chúng ta đã đạt được những thành tựu rất lớn Đầu tiên thiên văn lịch pháp thì chúng ta có cơ quan Khâm Thiên giám có chức năng soạn lịch pháp Đời Trần, Đặng Lộ đã chế tạo ra lung linh nghi và làm ra loại lịch Hiệp Kỉ mang tính dân tộc Trần Nguyên Đán làm ra loại lịch mới “Thuận Thiên” với những chính xác về thiên văn Lịch pháp Việt Nam là âm lịch giốngnhư một số quốc gia

Việt Nam là một nhà nước quân chủ tập quyền, là một dân tộc độc lập, vì vậy, việc ghi chép quốc sử và địa lý rất được coi trọng Những bộ sử nổi tiếng thời Trần và thời Lê là Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu, đã thất truyền), Đại Việt sử lược (chưa rõ tác giả) và từ đó ra đời bộ Đại Việt sử kí toàn thư (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ) Đến thế kỉ XVIII, một học giả nổi tiếng là Lê Quý Đôn đã viết rất nhiều sách, trong đó có cuốn sử nổi tiếng là Kiến văn tiểu lục (lịch sử văn hoá), Đại Việt thông sử và Phủ biên tạp lục.Thời Nguyễn, Phan Huy Chú tác giả của một bộ bách khoa thư rất có giá trị về Việt Nam (cho đến thời Lê Trung Hưng) là bộ Lịch triều hiến chương loại chí Cũng

Trang 16

ở thời Nguyễn cơ quan biên soạn sử của nhà nước là Quốc sử quán đã khắc in những bộ sử nổi tiếng như Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam cương mục,Đại Nam liệt truyện Nội các triều Nguyễn biên soạn một bộ điển chế lớn là bộ Đại Nam hộ điển sự lệ Về các tác phẩm địa lí nổi tiếng thì thời Lê có Dư địa chí (Nguyễn Trãi), tập Hồng Đức bản đồ (thời Lê Thánh Tông) Thời Nguyễn

có Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Phương đình địa chí (Nguyễn Văn Siêu) và bộ Đại Nam nhất thống chí Ngoài ra theo quan điểm văn sử bất phân một số tác phẩm văn học cũng chứa đựng nhiều tư liệu sử địa quý giá như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)

Trong lĩnh vực khoa học quân sự ta có các tác phẩm Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền, Hồ trướng khu cớ Đặc biệt cuối thế kỉ XV thì Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo ra được súng thần cơ và thuyền chiến lớn đi biển Đến thời Minh Mạng đã sáng tạo ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước Về công trình quân sự có Luỹ Thầy (Quang Bình) của Đào Duy Từ

Tổng kết lại văn hoá nước ta từ thế kỉ X-XIX qua 2 thời kì lịch sử đầy biến động của dân tộc là :thế kỉ X-XV và XVI-XIX đã luôn có sự bảo tồn nhữnggiá trị văn hoá từ thời kì trước và sự thay đổi cho phù hợp với cục diện thời đại Trong thời kì đầu từ thế kỉ X-XV trải qua các triều đại Ngô, Đinh-Tiền Lê,Lý, Trần và Lê sơ là thời kì chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.Thời kì thứ 2 là thời kì tiếp nối và phát triển nền văn hoá của thời kì trước.Tuy nhiên dù trong thời kì nào đi chăng nữa thì văn hoá Đại Việt luôn đạt được rất nhiều thành tựu đến bâygiờ chúng ta vẫn có thể biết đến Đây là nền văn hoá của sự đồng nguyên tam giáo Lão, Phật, Nho cùng với các tín ngưỡng dân gian Cùng tồn tại và cùng phát triển nhưng không hề riêng rẽ mà hoà cùng với nhau thành một để cuối cùng lại tiếp tục hoà vào cùng những tín ngưỡng dân gian

Những thành tựu văn hoá này đã là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về

Trang 17

một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt Nhân loại sẽ mãi biết đến dân tộc Việt Nam cũng những thànhtựu văn hoá mà dân tộc này đã tạo ra.

Trang 18

VĂN HOÁ NƯỚC TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN XIX VÀ VĂN

HOÁ NHÂN LOẠI

Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoá luôn luôn diễn ra cùng với quá trình phát triển của nhân loại

Đó là một nhu cầu tất yếu, một quy luật của sự phát triển trong xã hội loài người

Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố củanền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặc nền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi cải biến điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến sự tiếp biến văn hóa

Việt Nam cũng không ngoại lệ Là một quốc gia có biển chạy dài theo lãnh thổ thì quá trình này càng được đẩy mạnh Đặc biệt trong thời kì phong kiến thì sự tiếp biến văn hoá được chú trọng và được đẩy mạnh kể cả trong triều đình và trong nhân dân Đây là sự giao thoa giữa văn hoá Việt –Trung là chủ yếu rồi văn hoá Việt-Ấn; Việt Nam-Đông Nam Á; ngoài ra còn có cả văn hoá Việt Nam - phương Tây (từ thế kỉ XV) Nó tồn tại và diễn ra ở mọi mặt của đời sống văn hoá - tinh thần

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Namchâu

Á Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc , Lào và Campuchia và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung

ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển Đông Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá lấy gia tộc làm gốc; lấy tình cảm làm trọng; ưa chuộng hoà bình,an

cư lạc nghiệp Những đặc trưng này toát lên tính chất “trọng tình” của văn hóa truyền thống, cốt giữ cho tình cảm nồng hậu, trọng đạo đức nhân nghĩa, thích yên lặng hoà bình cho cuộc sống

Từ ngàn xưa tôn giáo ở Việt Nam là tôn giáo nguyên thuỷ Người Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phồn thực, thờ thần đất, thần mặt trời, thờ ông bà

tổ tiên, thờ người có công với nước với làng Trải qua 1000 năm Bắc thuộc

Trang 19

bước vào thời kì xây dựng quóc gia phong kiến độc lập Việt Nam đã có thêm nhièu loại tôn giáo mới cụ thể là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Nho giáo là một hệ tư tưởng bắt nguồn từ Trung Quốc do Khổng Tử sáng lập ra và được các triều đại phong kiến phương Bắc dùng làm công cụ thống trị nhân dân Nho giáođược truyền vào nước ta trong thời kì Bắc thuộc do âm mưu đồng hoá của chính quyền đô hộ Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ do nhà hiền triết Thích Ca Mâu

Ni phật tổ) sáng lập Phật giáo được truyền vào nước ta qua 2 con đường:Trung Quốc (đại thừa) và Ấn Độ (tiểu thừa) Đạo giáo (hay Lão giáo) được sáng lập ở Trung Quốc do Lão Trang sáng lập và cũng được truyền vào nước ta từ thời Bắcthuộc

Trong thời kì đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, do Nho giáo được truyền bá bằng con đường đối đầu nên kém được phát triển cả trong nhân dân và triều đình Ngược lại, Phật giáo đựoc truyền bá vào nước ta qua quan hệ đối thoại, có tư tưởng triết lí phù hợp với người Việt nên rất phát triển Đó là từ

bi bác ái, ở hiền gặp lành, kiếp luân hồi, hướng tới cái thiện ,thuyết nhân

quả Vì vậy chính quyền phong kiến thời kì này (Đinh-Tiền Lê,Lý,Trần,Hồ) đã lấy Phật giáo làm tư tưởng thống trị nhân dân, chi phối xã hội

Các vị cao tăng như Mãn Giác,Vạn Hạnh đều trở thành các cố vấn quantrọng trong triều đình Chính quyền trung ương có cả một hệ thống tăng quan rấtđược mọi người kính trọng Các nhà sư được coi là tầng lớp trí thức Quan lại, hoàng tộc đều theo đạo Phật Nhiều hoàng thân, công chúa đã đi tu và ngay cả nhà vua trong đó tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Trong nước đâu đâu cũng có chùa, nơi nào có người ở là nơi đấy có

sư sãi.Nhiều ngôi chùa cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như chùa Diên Hựu,chùa Phổ Minh,chùa Quỳnh Lâm

Tuy nhiên sau 1 thời gian bị suy yếu do chính sách độc tôn Nho giáo của nhà Lê cụ thể là bắt người trên 50 tuổi mới được đi tu, hạn chế xây chùa chiền đến giai đoạn từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII lại tiếp tục được phát triển trong nhân dân Nguyên nhân là do thời kì này đồng tiền chi phối mọi mặt, chiến tranh phong kiến xảy ra liên miên, chính quyền không quan tâm đến đời

Trang 20

sống con người gây bao đau khổ cho con người vì vậy kể cả vua chúa và ngườidân lại tìm đến với đạo Phật Nhiều chùa mới được xây dụng cùng với nhiều ngôi chùa được phục dựng Tiêu biểu là chùa Thiên Phúc (Hà Tây), chùa Sùng Quang (Hà Nội)

Nho giáo đã vươn lên chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ(thế kỉ XV) cùng với đó là sự lụi tàn của Phật giáo và Đạo giáo Nhà nước rất khuyến khích phát triển Nho giáo, sự phát triển của giáo dục đồng thời cũng làm cho Nho học phát triển Vua Lê còn cho dựng bia tiến sĩ để đề cao Nho học Nho giáo thực sựtrở thành công cụ thống trị của nhà nước Vua Lê Thánh Tông còn cho viết 24 điều giáo huấn nhân dân nhằm phổ cập Nho giáo và cho các quan địa phương đọc cho dân Nguyên nhân của việc này là do tư tưởng trung quân ái quốc sẽ củng cố chính quyền phong kiến vững chắc, tập trung nhiều quyền lực vào trongtay nhà vua hơn Do đó thời Lê sơ chính là đỉnh cao của chế độ phong kiến nước

ta Tuy nhiên không phải tất cả những tư tưởng của Nho học đều được chúng ta tiếp thu Vai trò và quyền lợi của người phụ nữ vẫn được đề cao trong xã hội

Đến dưới thời nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) thì đạo Nho lại được chú trọng Việc giáo dục khoa cử nhằm đẩy mạnh đạo Nho nhưng trong hoàn cảnh

đó không còn phù hợp nữa và đây cũng là nguyên nhân của nhà Nguyễn làm mất nước ta Tuy nhiên, Phật giáo vẫn phát triển mà không bị hạn chế như thời

Lê sơ

Đạo giáo vẫn được tồn tại trong sự dung hoà Tam giáo nhưng không đượcchú trọng như Phật giáo và Nho giáo Nó chỉ tồn tại trong dân gian, rất hạn chế Nhà nước không quan tâm đến Đạo giáo cho lắm nhưng không thực hiện chính sách cấm đạo

Đến thế kỉ XVI thì ở Đại Việt đã có sự du nhập của Thiên Chúa giáo Đây

là loại tôn giáo do Giêsu sáng lập nên vào thế kỉ I và đã trở thành một công cụ thống trị về tư tưởng của hầu hết các nước phương Tây thời trung đại.Từ năm

1533 một giáo sĩ đạo Thiên chúa vào truyền đạo ở khu vực duyên hải là Ninh Cường, Hải Hậu (Nam Định), Trà Lũ(Thái Bình) nhưng đến thế kỉ XVII thì việctruyền giáo mới được đẩy mạnh ở Việt Nam Ban đầu chính quyền Lê-Trịnh và

Trang 21

chúa Nguyễn đều tỏ ra thân thiện với các nhà truyền giáo nhưng sau đó thì thực hiện chính sách cấm đạo ở cả 2 miền Tuy vậy đến thập niên 70 của thế kỉ XVII

số giáo dân tăng lên 10 vạn

Cùng với sự du nhập tôn giáo thì đồng thời cũng là sự du nhập của chữ viết Do chữ Hán cũng du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và xuất phát từ nhu cầu cấp thiết xây dựng đất nước và đẩy mạnh giáo dục nên chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức của dân tộc Việc thi cử, mọi giấy tờ hành chính đều dùng chữ Hán Và cũng từ nền tảng chữ Hán mà người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai Như vậy chúng ta thấy được rằng chữ Hán đã bị Việt hoá thành chữ viết của dân tộc

Cùng với quá trình truyền đạo thì các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến ngày nay trên cơ sở bảng chữ cái latinh Tuy nhiên thời kì này thì chữ quốc ngữ chỉ được dùng trong bộ phận giáo dân và chỉ

để truyền kinh Loại chữ này có tính ưu việt hơn chữ Hán rất nhiều như dễ học,

dễ viết nên dễ phổ biến

Văn học chúng ta tiếp biến chủ yếu từ văn học Hán về cả hình thức và nộidung Tiếp biến về mặt hình thức thì chúng ta sử dụng chữ Hán, các thể loại thơ,truyền kỳ, tiểu thuyết Trung Hoa (thơ Đường luật,tiểu thuyết chương hồi) để sáng tác nhưng chúng ta cũng đã cải biên đi như từ 7 chữ xuống 6 hay lên 8 chữ (Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm ) và cũng từ đó cho ra đời nhiều thể thơ mới như song thất lục bát, lục bát Bên cạnh đó chúng ta cũng sử dụng chữ Nôm để sáng tác thơ ) Tiếp biến về mặt nội dung thì chúng ta đã sử dụng khuônmẫu, hình tượng văn học Trung Hoa để sáng tác với hai đề tài chủ đạo là lịch sử (con người dũng cảm,trung nghĩa hay thời đại,đất nước và phong cảnh tự nhiên,

vẻ đẹp của núi non, thời khắc giao mùa) Song điều đáng nói là chúng ta còn thểhiện tình cảm yêu nước sâu đậm, niềm tự hầo dân tộc cùng lòng nhân đạo của con người.Tiêu biểu là Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bạch Đằng giang phú(Trương Hán Siêu), Hịch tướng sĩ(Trần Hưng Đạo), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hoàng Lê nhất thống chí

Trang 22

(Ngô gia văn phái) Đặc biệt, đại thi hào Nguyễn Du đã mượn cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân(Trung Quốc) kết hợp cùng với thể thơ lục bát và hình ảnh thiên nhiên đất Việt làm nên kiệt tác Truyện Kiều Trong văn học dân gian cũng xuất hiện nhiều hình tượng của văn học Ấn Độ và Trung Quốc như anh hùng -

mĩ nhân, số phận bất hạnh gặp may mắn, sự sản sinh ra loài người, đả kích cái bất công trong xã hội, bảo vệ người lương thiện Nó đã được cách điệu hoá đi đểphù hợp với tâm hồn, bản sắc của dân tộc Việt VD: Thạch Sanh, Đẻ đất đẻ nước (sử thi người Mường),Trạng Quỳnh, Sọ Dừa, Quả bầu (sử thi người

Thái)

Về mặt kiến trúc, những lí thuyết thuật phong thủy, kĩ thuật xây dựng, cấutrúc, cách bài trí Trung Hoa đã được người Việt sử dụng triệt để kết hợp với kiến trúc cổ truyền của dân tộc đã tạo ra hàng loạt những công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc ở cả trong triều đình và dân gian Nó bao gồm cung điện của vua chúa, đền đài, chùa chiền, đình làng cho đến nhà ở của nhân dân Ngoài ra chúng ta cũng tiếp thu từ Trung Hoa nhiều công trình kiến trúc quân sự để tăng cường hệ thống quốc phòng bảo vệ đất nước Tiêu biểu là hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, chùa Quỳnh Lâm, đình Đình Bảng (Bắc Ninh), những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm, ở Huế Tháp Phật có nguồn gốc từ cácstupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời Lý- Trần Tháp Báo Thiên (nay không còn) xây dựng đời Lý, ở giữa kinh thành Thăng Long có 12 tầng Những tháp đời Trần còn lại là tháp Phổ Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng, chùa Bút Tháp còn có ngọn tháp gỗ, chuyển động quay được đó là toà Cửu phẩm liên hoa

Điêu khắc của Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Phật giáo Nghệ nhân Việt

đã học hỏi kĩ thuật điêu khắc Trung Hoa để tạo nên một nền điêu khắc riêng biệt

về cả chất liệu và phong cách Không chỉ trang nghiêm, kì vĩ như điêu khắc Trung Hoa, điêu khắc của chúng ta còn có sự hài hoà, tự do cách điệu Và chúng

ta còn sử dụng một số hình tượng của điêu khắc Ấn Độ như biểu tượng Linga - Yoni Champa, tượng linh điểu và cách điệu cho phù hợp với bản sắc dân tộc

Trang 23

Dần dần những hình tượng điêu khắc này còn xuất hiện ở trong các cung điện, đền đài, đình làng Cụ thể là cột biểu chùa Dạm, tượng Phật chùa Phật Tích

Nghệ thuật biểu diễn (gồm âm nhạc nhạc và múa) thì chúng ta ảnh hưởng

từ Trung Hoa chủ yếu trong loại hình nghệ thuật cung đình và tôn giáo kết hợp với những loại hình nghệ thuật cổ truyền của người Việt đã cho ra đời nhiều điệu múa, bản nhạc như 8 loại nhã nhạc thời Lê sơ với nhiều loại nhạc cụ như trống, khánh, sáo, đàn ,Lục cúng hoa đăng thời Nguyễn

Khoa học kĩ thuật ở Việt Nam dựa trên nền tảng trí tuệ Việt và sự học hỏi tiếp thu từ bên ngoài đã đạt được nhiều thành tựu Kĩ thuật làm giấy du nhập từ Trung Hoa cũng rất phát triển ở Việt Nam tiêu biểu là các làng làm giấy như Nghĩa Đô, Đống Cao với kĩ nghệ thủ công mà tinh xảo nên đã tạo ra những loại giấy còn được dùng để tặng cho Trung Quốc

Kĩ thuật sản xuất thì chúng ta chủ động học hỏi từ các kĩ thuật sản xuất nông nghiệp ( kĩ thuật gieo trồng, canh tác, đo lượng mưa, sức gió, thủy lợi) đến những kĩ thuật thủ công nghiệp Kĩ thuật làm gốm thì chúng ta đã học hỏi đợc

từ Trung Hoa nhiều kĩ thuật làm gốm từ thời Bắc thuộc nên chúng ta đã cho ra đời nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng,Thổ Hà, Chu Đậu với nhiều loại gốm đa dạng về màu sắc,chất lượng, họa tiết

Lịch pháp Việt Nam cũng theo Trung Quốc là âm lịch, theo chu kì mọc lặn của mặt trăng một năm gồm 12 tháng, có 365 ngày chia 1 năm thành 24 tiết trong đó quan trọng nhất là tiết Nguyên Đán (tết âm lịch cổ truyền) Chúng ta cũng có 12 con giáp như Trung Quốc và Ấn Độ Nhưng chúng ta cũng có rất nhiều điểm khác biệt như một số ngày lễ tết có phong tục khác (ở Trung Quốc tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch) là ngày người dân làm bánh thả xuống sông, nhưng Việt Nam thì là ngày diệt sâu bọ ) ,chúng ta thay thế thỏ của Trung Quốc và Ấn Độ bằng mèo và bò của Trung Quốc bằng trâu trong 12 con giáp

Sự tiếp biến văn hoá ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, đa dạng, độc đáo như vậy đương nhiên có sự tiếp biến của chủ thể văn hoá Đó là bộ máy nhà nước vàtình hình kinh tế

Trang 24

Về bộ máy nhà nước thì ngay sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mô phỏng theo các triều đại Trung Hoa.Trải qua các triều đại tiếp theo là Tiền Lê,Lý,Trần thì nó ngày càng được củng cố và kiện toàn Cho đến thế kỉ XV thì

nó đã đạt đến đỉnh cao dưới vương triều Lê sơ Cùng với đó chế độ quân điền (Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc, ruộngtrồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối) được thực hiện dưới thời kì ny cùng thời Lê Trịnh với

sự buôn bán của thương nhân nước ngoài dẫn đến sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hoá tạo ra nền tảng cho sự tiếp biến văn hoá được đẩy mạnh

So với các nước Đông Nam Á khác và Triều Tiên, Nhật Bản thì chúng ta tiếp biến các nền văn hoá lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây trong một bối cảnh chung và riêng về điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội, thái độ

và cách tiếp biến văn hóa của mỗi dân tộc Chúng ta được biết, vào thế kỷ XI cùng thời với triều Lý, các nước vùng Đông Nam Á ngoài Đại Việt đều là nhữngquốc gia Ấn hóa, với những nền tảng văn hóa – tôn giáo dựa trên sự dung hợp giữa Phật giáo nam truyền và Hindu giáo, mà không hề có ảnh hưởng của Nho giáo Hiện tượng trong lịch sử, mặc dù ban đầu có chung một cổ tầng văn hóa, nhưng Việt Nam đã đi theo một ngã rẽ riêng, khác biệt với Đông Nam Á, để lại nhiều quan hệ giữa tích cực cũng như tiêu cực.Việt Nam chúng ta có một vị trí địa lí rất thuận lợi bởi đây là nơi dễ dàng giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ,Trung Quốc và phương Tây, có lịch sử thời kì đầu là một nghìn năm Bắc thuộc luôn phải đương đầu với âm mưu đồng hoá của chính quyền đô hộ Do vậy, chúng ta

có một sức sáng tạo, một trí tuệ tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, nhờ đó đã làm nên được một bản sắc văn hoá Việt Nam đa dạng mà độc đáo Đó chính là “sự hoà nhập nhưng không hoà tan” của con người Việt Nam Do sự khác biệt đó nên dù tiếp biến chung một nền văn hoá nhưng ở mỗi

Trang 25

quốc gia lại có chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật, tôn giáo – tư tưởng, bộ máy nhà nước riêng.

Qua đây chúng ta thấy được rằng con người Viêt Nam tiếp biến văn hoá nước ngoài do hoàn cảnh lịch sử đặt ra yêu cầu cấp thiết là xây dựng đất nước Qua một ngàn năm lịch sử, các yếu tố văn hóa ngoại lai đã được chúng ta biến đổi, góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc Và từ đây chúng ta đã rút ra đượcnhững bài học vô cùng quan trọng đó là: Tiếp biến văn hóa nước ngoài luôn phảiđặt trên cơ sở cái nền văn hóa dân tộc, phải biết kế tục đi đôi với đổi mới truyền thống, chú trọng xây dựng nguồn lực nhân văn làm nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Kết hợp dạy Lịch sử địa phương:

Quê hương Nam định gắn với lịch sử triều đại nhà Trần, với 3 lần chiến thắng Mông – Nguyên, văn hóa Phật giáo, văn minh Đại Việt …Tôi lựa chọn một số kiến thức phù hợp để giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước và tự hào dân tộc

Sau đây là 1 số ví dụ điển hình trong phần kiến thức ấy

Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm Đây là triều đại hừng hực hào khíĐông A, ghi nhiều hiển hách trong lịch sử phong kiến Việt Nam với ba lần đánhbại các cuộc xâm lược của người Mông Cổ cũng như triều Nguyên – đế chế từnglàm mưa làm gió trên chiến trường châu Âu và châu Á trong thế kỷ XIII, cùngvới nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt các quốc gia láng giềng như Ai Lao,Chiêm Thành

Trang 26

Sự ra đời của địa danh Phủ Thiên Trường?

Vai trò, vị thế của “Hành cung Thiên Trường” trong quốc gia Đại Việt thế

kỷ XIII-XIV?

1 Sự ra đời của địa danh Phủ Thiên Trường

Thiên Trường vốn là hương Tức Mặc, thời gian đầu Tức Mặc đơn thuần làquê cha đất tổ, nơi có tiên miếu để các thế hệ con cháu về đây hương khói “Phúquý bất qui cố hương, như ý cẩm tư dạ hành” (Giữ sang mà không trở về quê cũthì như người mặc áo gấm đi đêm), năm 1226 sau khi lên ngôi vua, Trần TháiTông đã về hương Tức Mặc làm lễ hưởng Tiên miếu, ban yến cho các bô lãotrong hương Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", nhà Trần đã xây dựng miếu để thờ

cúng tổ tiên từ trước khi Trần Cảnh lên ngôi vua: "Tân Mão năm thứ 7 (1231),

tháng 8 mùa thu, nhà vua ngự đến hành cung Tức Mặc làm lễ hưởng ở Tiên Miếu, ban yến cho các bô lão trong hương, và cho lụa theo thứ bậc khác nhau".

Tấm bia "Nam Mặc miếu trách bi ký" dựng năm Duy Tân 9 (1915) có đoạn:

"Tức Mặc đế hương dã, Trần Miếu tại yên" (Tức Mặc là quê hương của nhà vua,

Trang 27

miếu nhà Trần ở đấy) Lê Tắc trong An Nam chí lược đã mô tả cảnh đẹp của

Thiên Trường: “Thiên Trường phủ; Tên cũ là Tức Mặc hương, nơi phát tích của

họ Trần Đến khi họ Trần được nước, xây một hành cung tại đó, mỗi năm đến 1 lần, để tỏ ra là không bỏ quên chỗ phát tích của ông bà, rồi đổi là Thiên Trường phủ, chỗ ấy nước thủy triều chảy quanh thành, hai bên bờ mọc cây hoa, khí thơm ngát, họa thuyền qua lại giống như cảnh tiên vậy” Nhiều năm sau đó, vào

năm 1239, Thiên Trường được đầu tư xây dựng theo quy mô của bậc đế vương

Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Canh Tý, năm thứ 8 (1239), Mùa xuân,

Tháng Giêng, lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội thái phó, sai về hương Tức Mặc dựng cung điện nhà cửa” Và cũng để xứng với đô thị mang tầm cỡ quốc

gia, Tức Mặc từ quy mô của một hương được nâng lên thành phủ Sử chép:

“Năm 1262 đổi hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường”

Song không phải đến thời điểm này Thiên Trường mới được gọi là phủ mà

phủ Thiên Trường được gọi từ năm 1255: “Mùa đông, tháng 10, vua ngự đến

hành cung phủ Thiên Trường” Thiên Trường là vùng đất xưa, đời Lý có tên là

Hải Thanh Đời Trần đổi là Thiên Trường, nâng lên thành phủ, lộ, đứng đầutrong số 12 lộ trong toàn quốc Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Thiên Trườnggồm 4 huyện: Giao Thủy có 79 xã, 33 trang; huyện Nam Chân có 109 xã, 6thôn; huyện Mỹ Lộc có 51 xã, huyện Thượng Nguyên có 78 xã, (?) thôn, 1 trại Thời Trần, vùng đất này được hưởng nhiều đặc ân cuả triều đình Vua Trầncho xây dựng hành cung Thiên Trường Hành cung Thiên Trường lấy làng TứcMặc làm trung tâm, có các cung điện như: Trùng Quang, Trùng Hoa, các cung

để cho hoàng thái hậu ở, kho nội khố, cung Hoa Nha … cùng hàng loạt các cungđình khác

2 Vai trò, vị thế của “Hành cung Thiên Trường” trong quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII-XIV

2.1 Là trung tâm chính trị - kinh đô thứ hai của nhà Trần

Trang 28

(Bản đồ Thiên Trường thời Hồng Đức)

Về phương diện chính trị, có thể coi hành cung Thiên Trường như một kinh

đô thứ 2 của Đại Việt vào thế kỷ XIII, XIV (hoặc gọi khiêm nhường hơn nhưcách gọi của một nhà khoa học Nhật Bản tại hội thảo về nhà Trần ở Quảng Ninhmới đây: phó đô; hoặc thứ đô như cách gọi của Phạm Sư Mạnh) Hành cungThiên Trường được vương triều Trần xây dựng để các Thượng hoàng nhà Trầnlui về sinh sống, nhưng cũng là nơi các Vua Trần về chầu Nói cách khác, hànhcung Thiên Trường là trung tâm quyền lực thứ hai của Đại Việt vào thế kỷ XIII-XIV Ở một số phương diện nào đó, trung tâm quyền lực này còn thực chất hơntrung tâm quyền lực thứ nhất là kinh đô Thăng Long và gắn kết, liên hệ chặt chẽvới Thăng Long Mặt khác, tại hành cung Thiên Trường, các quan của nhà Trầncòn được rèn luyện, trau dồi, trước khi về Thăng Long làm nhiệm vụ của mình

Về mặt tổ chức hành chính, chức quan quản lý Thăng Long và ThiênTrường phải là an phủ sứ An phủ sứ phủ Thiên Trường và An phủ sứ kinh sưđược đào tạo hết sức cẩn thận Người giữ chức An phủ sứ Thiên Trường phảikinh qua An phủ sứ cấp lộ, phủ Tuy nhiên cũng có trường hợp xét có thực tài

thì cũng được tuyển dụng “đặc cách” Sử chép, năm 1317, “Thượng hoàng ngự

cung Trùng Quang, Lang trung Hình bộ là Phí Trực theo hầu Chức An phủ sứ Thiên Trường khuyết, sai Trực kiêm làm Lúc ấy giặc cướp mới nổi, tên là Văn Khánh là đầu sỏ giặc Có người bắt được một tên giặc đưa nộp quan bảo là Văn

Trang 29

Khánh Đến lúc xét hỏi, tên ấy nhận liều là Văn Khánh, ai cũng cho là thực, duy

có Trực vẫn lấy làm ngờ, án để lâu không quyết Thượng hoàng hỏi tại sao, Trực trả lời: “Mạng người rất trọng, trong lòng tôi vẫn có chỗ ngờ, không dám

xử quyết càn bậy”… Đầy một năm, quả nhiên bắt được Văn Khánh Thượng

hoàng do đấy khen Trực là giỏi Trước khi được phong làm An phủ sứ ThăngLong, người được phong phải kinh qua an phủ sứ Thiên Trường, sau đó phảiđược khảo duyệt một lần nữa để làm thẩm hình viện sự rồi mới được làm an phủ

sứ kinh sư; “Tháng 3 năm 1265, đổi Bình Bạc ty ở Kinh sư làm An phủ sứ Theo

chế độ trước an phủ sứ phải qua trị nhậm ở các lộ, đủ lệ khảo duyệt thì cho vào làm an phủ sứ phủ Thiên Trường; lại đủ lệ khả duyệt thì bổ làm thẩm hình viện

sự, rồi mới được làm an phủ sứ kinh sư” Năm 1341 an phủ sứ kinh sư được đổi

làm Kinh sư đại doãn đến năm 1394 được đổi gọi là Trung đô doãn Nhà Trầnrất coi trọng chức vụ đứng đầu kinh thành và như vậy triều đình có chế độ tuyểnchọn rất cẩn thận và hiếm thấy có trường hợp đặc cách như Thiên Trường

Năm 1344, chức quan đứng đầu Thiên Trường được đổi thành thái phủ,

thiếu phủ Sử chép: “tháng 2 năm Giáp Thân (1344) đổi Hành khiển ti ở cung

Thánh Từ làm Thượng thư sảnh… Phủ Thiên Trường thì đặt thái phủ, thiếu phủ.

Chức Lưu thủ được đặt ở kinh sư và ở Thiên Trường Ở Thăng Long, chứcLưu thủ cho Hoàng tử làm trong khi vua ra ngoài Ở Thiên Trường, quan Lưuthủ tuy không phải là hoàng tử nhưng phải được tuyển chọn kĩ lưỡng, phải làngười có đức, có tài

Bên cạnh đó, những chứng cứ khảo cổ học trong các đợt khai quật cũng làmột cơ sở quan trọng để khẳng định Thiên Trường là một kinh đô thứ hai củaĐại Việt Nghiên cứu di sản văn hoá Trần ở Việt Nam, các nhà khoa học ngành

xã hội nhân văn khẳng định không nơi đâu lại phong phú và đậm dấu ấn nhưvùng đất Thiên Trường Khác với kinh đô Thăng Long, trải qua biến cố lịch sử,dấu vết kinh đô khó xác định thì trái lại, các nhà khoa học đã phát hiện khốilượng di vật phong phú đa dạng tại các địa danh vùng đất Tức Mặc Từ nhữngnăm 60, 70 của thế kỷ 20, trong khi canh tác, người dân địa phương đã phát hiệnnhiều di vật thời Trần dưới lòng đất như: giếng cổ được tạo bởi 152 chiếc bao

Trang 30

nung ở phía sau chùa Phổ Minh, những sản phẩm gốm hoa nâu, ngói, đầu rồng,sành sứ Các nhà khoa học, đã "khoanh vùng" sự chú ý vào các di chỉ, di tíchthời Trần tiêu biểu tập trung tại 4 xã phía bắc thành phố Nam Định là LộcVượng, Lộc Hạ, Mỹ Trung, Mỹ Phúc Qua các đợt khai quật đã tìm thấy 6 mảnhgốm có chữ "Thiên Trường Phủ chế" cho phép suy đoán có thể quanh Phủ ThiênTrường chính là nơi "xuất phát điểm" của gốm hoa nâu; đồng thời là nơi sảnxuất các sản phẩm gốm cao cấp cùng với Thăng Long - Hà Nội, Tam Thọ,Thanh Hoá Đặc biệt, từ tháng 6 đến tháng 12-2006, Sở Văn hoá - Thông tin đãphối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành thám sát khai quật khu vựccác di tích Hậu Bồi, Vạn Khoảnh, Đệ Tam Tây, Lựu Phố và khu vực cánh đồnggiữa chùa Phổ Minh và đền Trần với tổng diện tích là 2100m2 Kết quả, đã pháthiện hàng vạn di vật có niên đại và tầng văn hoá kéo dài từ thế kỷ 13 - 19 như:gạch lát nền hình vuông có chữ "Vĩnh Ninh Tường", các loại ngói mũi lá, ngóimũi sen kép, mũi sen đơn, ngói cong; dấu tích các bờ đá kè, nền sân, nền gạch,xuất lộ dấu tích kiến trúc mới như dải "hoa chanh", các ô vuông bát giác dạng

"Bồn hoa", các móng trụ bước đầu nhận diện về kiến trúc cung Trùng Hoa cổcủa các vua Trần Với hiện trạng nói trên, các di tích vừa được phát hiện có ýnghĩa khoa học rất lớn Đó là "khám phá" về một mặt bằng kiến trúc hiếm cóniên đại chuẩn của thời Trần (thế kỷ 13-14) Các dấu tích kiến trúc ở đây có sựtương đồng với kiến trúc Trần ở Thăng Long, bởi vậy thông qua việc nghiên cứucác di tích này sẽ góp phần xác định niên đại cho nhiều di tích Trần ở ThăngLong - Hà Nội như Đại La, Lý, Lê thuộc khu vực Cấm Thành Theo GS.TS LưuTrần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ di sản: Những di tích, di vật được pháthiện qua đợt khai quật có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, là cơ sở khoa họckhẳng định Hành cung Thiên Trường là kinh đô thứ 2 của nhà Trần sau ThăngLong

Trang 31

(Những mẫu vật gốm thời nhà Trần)

Từ những tư liệu trích dẫn, có thể khẳng định thời Trần, vùng đất Tức Mặc– Thiên Trường đóng một vai trò quan trọng Vùng đất này không chỉ là đất pháttích, quê hương và đất thang mộc nhà Trần, là nơi các Thái thượng hoàng nghỉngơi mà còn là được các vua Trần xây dựng thành một trung tâm văn hóa và tâmlinh của Đại Việt Qua đó có thể thấy nhà Trần đã tạo lập được mối liên hệ phùhợp, mang tính chiến lược giữa hai vùng đất Thăng Long - Thiên Trường

2.2 Là trung tâm kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XIII – XIV

Nghiên cứu về Thiên Trường với tư cách là một kinh đô thứ hai của nhàTrần, ta không thể không nhận thấy bên cạnh yếu tố “đô” vùng đất này còn có

cả yếu tố “thị” hay nói cách khác Thiên Trường còn đóng vai trò là một trungtâm kinh tế, một đô thị lớn của Đại Việt trong các thế kỉ XIII – XIV

Trang 32

Hành cung Thiên Trường là sự khởi đầu cho sự đi lên vững vàng của mộtvùng đất trù phú giàu tiềm năng cận sông, giáp biển Sự xuất hiện của hành cungThiên Trường cùng với những chính sách của vương triều Trần về khẩn hoang,lấn biển, xây dựng điền trang, thái ấp đã có tác động kích thích kinh tế nôngnghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp địa phương phát triển Bên cạnh đó, sự tậptrung một số lượng lớn thợ thủ công tài hoa, cùng với thuận lợi về giao thôngthủy bộ kích thích các hoạt động giao thương buôn bán trao đổi hàng hóa pháttriển.

Sự ra đời của hành cung Thiên Trường không chỉ làm thay đổi diện mạocủa một vùng quê thanh bình ven sông Vĩnh mà còn đặt nền tảng cho sự ra đờicủa đô thị Vị Hoàng thế kỷ XVIII-XIX và đô thị Nam Định thời cận hiện đại.Các nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay cũng khẳng định rằng việc xây dựng hànhcung Thiên Trường với quy mô, vị thế về chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hóa cònthể hiện tầm nhìn chiến lược hướng biển của nhà Trần

Có thể nói, hành cung Thiên Trường là bước khởi đầu cho quá trình đô thịhóa của tỉnh Nam Mặc dù phần “đô” có phần đậm hơn phần “thị” nhưng nókhông thể lấn át được phần “thị” Nếu đặt đô thị Thiên Trường trong mối quan

hệ với những đặc điểm chung của các đô thị cổ của Đại Việt thì ta có thể khẳngđịnh Thiên Trường chính là một trung tâm kinh tế của Đại Việt thế kỉ XIII –XIV

2.3 Là trung tâm văn hóa, tâm linh của quốc gia Đại Việt

Theo PGS.TS Vũ Văn Quân (Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH & NV Đại học Quốc gia Hà Nội), Thiên Trường còn là trung tâm văn hóa giáo dục, lànơi đào tạo quan lại cho triều đình

Để trở thành người đứng đầu kinh thành phải qua ba bước thử thách trongthực tiễn cả về năng lực và tư cách: đứng đầu một lộ địa phương bình thường,tiếp đó đứng đầu phủ Thiên Trường, rồi về làm Thẩm hình viện (cơ quan triềuđình trung ương) Tất cả các vị trí này đều phải hoàn thành xuất sắc thì mớiđược bổ nhiệm người đứng đầu kinh thành Thăng Long

Việc học hành, thi cử ở đất Thiên Trường vì thế cũng đặc biệt phát triển

Trang 33

Năm 1281 nhà Trần lập nhà học ở phủ Thiên Trường “định rõ 7 năm 1 khóa,

đặt ra Tam khôi, điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với nhà Lý trước thịnh hơn nhiều” (Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú) Nhà Trần đã mở 10

khoa thi Thái học sinh để chọn nhân tài Truyền thống đất học của Thiên Trườngchỉ đứng sau đất Đế đô Thăng Long

Dưới triều Trần, Thiên Trường cũng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạtvăn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của dân tộc,kết tinh đỉnh cao của nhiều loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo,tín ngưỡng…

Ngay từ năm 1239, Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều Trần đã choxây dựng ở đây nhiều đền đài, cung điện nguy nga, tráng lệ Sách "Đại Việt sử

ký toàn thư" ghi rõ: "Đến năm 1262, vào tháng 2, Thượng hoàng ngự đến hànhcung Tức Mặc ban tiệc to Đổi hương Tức Mặc làm Phủ Thiên Trường, cung gọi

là Trùng Quang Lại mà cung riêng cho vua đương triều đến chầu ở, gọi là cungTrùng Hoa Từ đây về sau các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này" Bao bọckhu cung điện là dinh thự, thái ấp của các tướng lĩnh cao cấp của triều đình.Thái ấp Quắc Hương của Thượng phụ Thái sư Trần Thủ Độ, thái ấp Cao Đài củaThượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Nhà thơ đương thời Phạm Sư Mạnhtừng ca tụng cảnh đẹp của Thiên Trường:

"Tức Mặc hành đô cảnh lạ lùng

Dân vui đời thịnh lại thuần phong".

Dấu tích về một vương triều vàng son còn lưu lại đến nay qua hệ thống disản văn hoá đậm đặc và phong phú, với những ngọc phả, gia phả, thần tích ghilại những hoạt động dựng nước và giữ nước của hoàng gia, công hầu triều Trầntrên mảnh đất này Bên cạnh đó là hàng loạt địa danh cổ như: ''Cánh đồng NộiCung, Cửa Triều, Kho Nhi (thuộc nội cung xưa); Vườn Dinh, Vườn Quan, CảnhPhú (dinh thự của các quan, nơi quan tập trung trước khi vào bái kiến Thượnghoàng); các làng Phù Hoa, Lựu Phố, Liễu Nha để vua quan đi vãn cảnh; PhượngBông khu ở cũ của ca vũ; Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ Văn Hưng, Cồn

Trang 34

Đình (nơi giảng văn, hội Tao Đàn tụ họp); Ao Bến trên bờ sông Vĩnh Giang, hồBến Đinh, căn cứ thuỷ quân của nhà Trần Những di vật khảo cổ học phát hiện

từ trước đến nay đã giúp cho đời sau hình dung phần nào diện mạo, quy mô rộnglớn của hành cung Thiên Trường xưa Ngoài ra, Nam Định đang sở hữu 225 ditích liên quan đến nhà Trần, phân bố trên phạm vi rộng, ở tất cả các huyện.Trong đó, đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) và khu di tích Lịch sử - Văn hoáĐền Trần, Chùa Tháp phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) được xem làđiển hình của di sản văn hoá Trần ở Việt Nam Theo "Nam Định dư địa chí" củaNgô Giáp Dậu, Bảo Lộc là nơi lập ấp của An Sinh Vương Trần Liễu gọi là ấp

An Lạc Cuốn "Thái Vi quốc tế ngọc ký" phần ngọc phả nhà Trần cũng ghi rõ

" Khu Thiên Bồi dành cho Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, khu BảoLộc dành cho Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn Tất cả đều đặt dân tạo lệ,

ấp thang mộc" Còn đền Cố Trạch, đền Thiên Trường, ngày nay được xây dựngtrên nền cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa của nhà Trần Nơi đây từ lâu

đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ nhiều hình thức lễnghi, hội hè, các phong tục cổ truyền độc đáo của dân tộc

Trang 35

Đền Trần Nghiên cứu tổng thể chùa Tháp, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều dấu

ấn mang tính đặc trưng của văn hoá Trần Đặc biệt là hệ thống chân tảng chạmcánh sen (có kích thước 60cm x 60cm, thậm chí có viên tới 75cm x 75cm) đượcxếp đặt theo đồ án kiến trúc kiểu chữ công (I) Có thể coi đây là đồ án kiến trúcmặt bằng theo kiểu chữ công (I) sớm nhất của các ngôi chùa Việt Nam vẫn cònđược định vị và các thế kỷ sau tiếp tục bảo lưu và phát triển thành "Nội côngngoại quốc" Trước chùa là cây tháp Phổ Minh, cây tháp cổ được xây dựng qua

7 thế kỷ, có thể nói còn khá hoàn chỉnh (những cây tháp chùa trước đó bị quânMinh phá huỷ thế kỷ XV) Các nhà xây dựng, kiến trúc đã kiểm định, qua 700năm cây tháp chỉ nghiêng chưa tới 1 độ, với một kết cấu nền móng tháp bềnvững Nền móng xây tháp được thừa kế kỹ thuật xây tháp thời Lý, nhưng được

xử lý hết sức kỹ thuật ở vùng đồng chiêm trũng: Nghệ nhân xưa dùng chỉ sỏi,đất sét đầm chặt ở một độ sâu 25cm, với bình diện 8m x 8m để xây toà tháp lêntrên Tầng đế tháp được xây theo kiểu khám thờ với các chi tiết chạm khắc sóngnước, mây trời, hoa chanh, hoa cúc, cỏ linh chi đó là những biểu dạng của tưtưởng Phật giáo Trúc Lâm Và, cũng ở ngôi chùa này, thượng điện được thờ bộ

ba Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) cùng đồng thờivới bộ ba Đức Phật tổ: Phật Thích ca, Átlan, Ca diếp Tượng Trần Nhân Tôngniết bàn được biểu đạt hình tượng một vị Phật tổ, một đấng quân vương đã làm

Trang 36

trọn nhiệm vụ với non sông đất nước (lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắnggiặc Nguyên - Mông) đồng thời là người tiếp thu đạo Phật một cách sáng tạo, và

đề xuất ra một tông phái Phật giáo phù hợp với điều kiện địa lý, nhân văn củaĐại Việt thế kỷ XIII mang tinh thần tự lập, tự cường, giàu lòng nhân ái và tínhnhập thế sâu sắc Chính những tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm phù hợp vớiđặc điểm địa - văn hoá Việt Nam, nên nó có sức sống lâu bền qua suốt 7 thế kỷnay

Trang 37

(Tháp Phổ Minh)Như vậy có thể khẳng định, Thiên Trường - Nam Định là một trung tâmvăn hóa, tâm linh ở vùng Đồng bằng sông Hồng Nơi đây đã hội tụ nhiều di sảnvăn hóa vật thể và phi vật thể quý giá gắn với vương triều Trần và các vươngtriều sau này.

Thiên Trường là căn cứ quân sự của nhà Trần, là phên dậu của kinh thành Thăng Long

Về mặt quân sự, hành cung Thiên Trường - phủ Thiên Trường là hậu cứ,hậu phương quan trọng của nhà Trần… Án ngữ đường ra biển Đông, đường vàophía Nam Hành cung Thiên Trường quả là một vị trí đắc địa Lịch sử cuộckháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông đã chứng minh điều ấy.Năm 1010, sau một năm lên ngôi, Vua Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô

từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long, chính thứcđặt nền móng cho kinh đô nước Việt Khác với nhà Lý, nhà Trần, sau 37 nămhoàn thành sự nghiệp tạo lập vương triều, đến năm 1262 mới nâng cấp phủ riêng

Trang 38

ở quê hương - nơi dấy nghiệp Tức Mặc - Thiên Trường thành hành cung Thiên

Trường để “Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này Do đó, đặt

sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu phủ để trông coi” (Đại Việt sử ký

toàn thư) Hành cung Thiên Trường được xây dựng và hoạt động như một kinh

đô thứ hai, có tầm quan trọng cả về quân sự trong mối quan hệ với kinh thànhThăng Long Theo PGS.TS Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh NamĐịnh: Với tầm nhìn chiến lược của các Thượng hoàng nhà Trần, Thiên Trườngđược xây dựng trở thành một trung tâm chính trị, quyền lực thứ hai, là căn cứ,hậu phương chiến lược bảo vệ kinh thành Thăng Long Ngoài ra còn có một căn

cứ an toàn, làm hậu thuẫn cho hành cung Thiên Trường được chọn xây dựngchính là vùng rừng núi Vũ Lâm, thuộc phủ Trường Yên (Hoa Lư - Ninh Bình)

Hệ thống căn cứ liên hoàn dựa vào nhau giữa hai hành cung Thiên Trường và

Vũ Lâm đều có đường thủy nối liền với sông Đáy khi cần thiết có thể thoát rabiển dễ dàng, làm thế ỷ dốc, làm hậu phương cho Thăng Long khi có biến Thực

tế, Thiên Trường và Vũ Lâm đã trở thành hậu cứ quan trọng cho hai cuộc khángchiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) ThiênTrường và vùng Nam đồng bằng Bắc Bộ xưa là vựa lúa của đất nước Đất đaiphì nhiêu, thực phẩm nông sản phong phú, xóm làng trù mật, dân cư đông đúc,bảo đảm cung cấp lương thảo cho hành cung Thiên Trường, cung cấp sức ngườisức của cho đất nước khi chiến tranh xảy ra Thời Trần cũng xác lập chế độ điềntrang thái ấp Những điền trang thái ấp do các vương hầu quý tộc cai quản, đều

là những tướng lĩnh xuất chúng trong các cuộc kháng chiến Nơi đây vừa là cơ

sở sản xuất kinh tế đảm bảo hậu cần cho chiến trường, vừa là những cứ điểmchiến đấu đầy uy lực cả phòng thủ lẫn tấn công Thiên Trường là vùng đất xungyếu, điểm then chốt trong chiến lược bảo vệ đất nước thời Trần, là đất trú châncủa triều đình, quân đội và một bộ phận nhân dân khi rút lui chiến lược khỏikinh thành Thăng Long Phần lớn trong số 12 điền trang thái ấp mà chúng ta biếtđược đều nằm ở phía nam Thăng Long, phân bố ở các vị trí trọng yếu: cửa ngõphía nam Thăng Long như thái ấp Kẻ Mơ (Hoàng Mai - Hà Nội) của Trần KhátChân; trục đường nước Bắc - Nam nối hai trung tâm chính trị lớn nhất Thăng

Trang 39

Long - Thiên Trường như các thái ấp: Dưỡng Hòa của Trần Khánh Dư ở DuyHải, Duy Tiên (Hà Nam); Quắc Hương của Trần Thủ Độ ở Thành Thị, Vụ Bản(Nam Định); thái ấp Cao Đài của Trần Nhật Duật ở Thành Thị, Bình Lục (HàNam); vùng phên dậu phía Nam có thái ấp Văn Trinh của Trần Nhật Duật; thái

ấp của Trần Quang Khải ở thôn Độc Lập Phủ Thiên Trường nằm ở ngã ba sông

Vỵ Hoàng, Ninh Giang Cận kề Thiên Trường; về giao thông đường bộ thì nằmcạnh đường Thiên lý (đường cái quan từ phủ Thiên Trường lên Thăng Long); vềđường thủy từ đây có thể theo đường sông Ninh Giang vào sông Châu Giang rasông Hồng lên kinh đô Thăng Long, lại có thể theo sông Vỵ Hoàng, sông Đáyvào sông Vân đến Trường Yên, theo sông Vĩnh vào cung Trùng Quang, nơiThượng hoàng ngự Thiên Trường - Thăng Long là hai trung tâm quyền lựccùng quản lý và điều hành đất nước Chúng ta đều biết nhà Trần thiết lập thể chếchính trị “hai vua”, sau khi nhường ngôi về nghỉ ngơi nhưng chỉ trên danh nghĩa,

các Thượng hoàng vẫn tham gia điều hành đất nước: “Gia pháp nhà Trần thì

khác… con đã lớn thì cho nối ngôi chính, cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự … mọi việc đều do Thượng hoàng định đoạt cả Vua nối ngôi không khác gì Hoàng Thái tử” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 8

(1239) Mùa xuân tháng giêng, lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái phó.Sai về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện”(1)

Công trình nhà cửa, cung điện mà Phùng Tá Chu đã dành trọn phần cuốicuộc đời để xây dựng không chỉ đơn thuần là nơi vua và hoàng tộc nghỉ chânmỗi khi qua lại quê hương mà lịch sử đã chứng minh nó là căn cứ chiến lược vềnhiều mặt, nhất là khi có chiến tranh xảy ra Căn cứ đó gồm có hai cung điệnTrùng Quang, Trùng Hoa là nơi ban định triều nghi ở trung tâm, bao quanh là bốnhành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ Các cung này đều án ngữ các consông Hoàng Giang, Vĩnh Giang, Nhị Hà, Vị Hoàng như một vành đai bảo vệ phíangoài cho hai cung điện Không chỉ có vậy, một loạt điền trang thái ấp của thânvương quý tộc Trần được đóng ở những vị trí xung yếu, sẵn sàng tiếp ứng khuvực hai cung điện khi cần

Trang 40

Thời nhà Trần, mối đoàn kết trong nội tộc đặc biệt được coi trọng Vua

Trần Thánh Tông từng nói: “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người giữ cơ

nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì

ta với các khanh là anh em ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên, thì lúc đó

là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc” Chính vì vậy mà thời Trần, ngoài

quân đội thường trực đặt dưới quyền cai quản trực tiếp của triều đình, các vươnghầu quý tộc đều có lực lượng vũ trang riêng cả Lúc thường thì đấy là lực lượngbảo vệ phủ đệ, phát triển sản xuất, tích trữ lương thực, dự trữ sức người nhưngkhi có chiến tranh, số thân binh có thể tăng lên và trở thành một bộ phận quantrọng trong toàn bộ lực lượng vũ trang tham gia cuộc kháng chiến Trong ba lầnkháng chiến chống quân Nguyên Mông, các đội quân này đều lập được những

chiến công xuất sắc Sử gia Ngô Sĩ Liên cho biết thêm: “Theo quy chế nhà

Trần, các vương hầu ở phủ đệ của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc thì lại về phủ đệ Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả…” Vả lại, như năm Đinh Tỵ đời Nguyên Phong

(1257), giặc Nguyên sang cướp, các vương hầu cũng đem gia đồng và hươngbinh thổ hào làm quân cần vương Điều dễ dàng nhận thấy là các thái ấp của cácthân vương quý tộc đều được bố trí phía nam Thăng Long, trong đó thái ấp trêntrục đường nước Thăng Long - Thiên Trường là đậm đặc nhất Điều này thể hiệnnhà Trần rất chú trọng bảo vệ con đường Bắc - Nam nối hai trung tâm chính trịlớn nhất nước bấy giờ: Thăng Long - Thiên Trường Ngoài ra, quanh khu vựcThiên Trường, sở hữu hệ thống điền trang thái ấp đều là những người trong tônthất mà không có người ngoại tộc như: thái ấp A Sào, Bảo Lộc thuộc quyền sởhữu của hai cha con Trần Liễu, Trần Hưng Đạo; thái ấp Lựu Phố, Lộc Quýthuộc quyền của Trần Thủ Độ; thái ấp Cao Đài, Hậu Bồi thuộc Trần QuangKhải… Điều đó không chỉ làm tăng thêm tính cộng đồng trách nhiệm, tạo nênsức mạnh đoàn kết nội tộc mà còn biến Thiên Trường trở thành một lãnh địatuyệt đối an toàn, tin cậy mỗi khi nước nhà có biến

Ngày đăng: 13/03/2016, 01:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Vân Anh, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục: “Vấn đề phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông”, tạp chí giáo dục, tháng 10/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát hiện, tuyểnchọn, bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử, Hà Nội, tháng 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên:Hướng dẫn thực hiện chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên:"Hướng dẫn thực hiện chương trình dạy học chuyên sâu môn lịch sử
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên:Thiết kế hồ sơ dạy học môn lịch sử, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn giáo viên trường THPT chuyên:"Thiết kế hồ sơ dạy học môn lịch sử
6. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Hội giáo dục lịch sử: Những bài đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc giamôn lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Hội các trường THPT chuyên khu vực duyên hải - đồng bằng Bắc Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ V môn lịch sử, Bắc Ninh, tháng 11/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếuhội thảo khoa học lần thứ V môn lịch sử
11. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 10, NXB Đại học Sư phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mônLịch sử lớp 10
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
12. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử trung họcphổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
2. Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt nam – Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn – NXB Văn hóa- Thông tin – Hà nội 1997 Khác
9. Nam Định - đất nước - con người Phạm Vĩnh – NXB Văn hóa thông tin Hà nội 199910. Almanach Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w