Là trung tâm văn hóa, tâm linh của quốc gia Đại Việt

Một phần của tài liệu Văn hóa Việt Nam TK X-XIX- Những thành tựu Sự giao thoa với văn hóa nhân loại Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương X (Trang 32 - 72)

2. Vai trò, vị thế của “Hành cung Thiên Trường” trong quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII-

2.3Là trung tâm văn hóa, tâm linh của quốc gia Đại Việt

Theo PGS.TS Vũ Văn Quân (Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội), Thiên Trường còn là trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi đào tạo quan lại cho triều đình.

Để trở thành người đứng đầu kinh thành phải qua ba bước thử thách trong thực tiễn cả về năng lực và tư cách: đứng đầu một lộ địa phương bình thường, tiếp đó đứng đầu phủ Thiên Trường, rồi về làm Thẩm hình viện (cơ quan triều đình trung ương). Tất cả các vị trí này đều phải hoàn thành xuất sắc thì mới được bổ nhiệm người đứng đầu kinh thành Thăng Long.

Năm 1281 nhà Trần lập nhà học ở phủ Thiên Trường “định rõ 7 năm 1 khóa, đặt ra Tam khôi, điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với nhà Lý trước thịnh hơn nhiều” (Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú). Nhà Trần đã mở 10 khoa thi Thái học sinh để chọn nhân tài. Truyền thống đất học của Thiên Trường chỉ đứng sau đất Đế đô Thăng Long.

Dưới triều Trần, Thiên Trường cũng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, kết tinh đỉnh cao của nhiều loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, tín ngưỡng…

Ngay từ năm 1239, Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều Trần đã cho xây dựng ở đây nhiều đền đài, cung điện nguy nga, tráng lệ. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi rõ: "Đến năm 1262, vào tháng 2, Thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc ban tiệc to. Đổi hương Tức Mặc làm Phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại mà cung riêng cho vua đương triều đến chầu ở, gọi là cung Trùng Hoa... Từ đây về sau các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này". Bao bọc khu cung điện là dinh thự, thái ấp của các tướng lĩnh cao cấp của triều đình. Thái ấp Quắc Hương của Thượng phụ Thái sư Trần Thủ Độ, thái ấp Cao Đài của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải... Nhà thơ đương thời Phạm Sư Mạnh từng ca tụng cảnh đẹp của Thiên Trường:

"Tức Mặc hành đô cảnh lạ lùng Dân vui đời thịnh lại thuần phong".

Dấu tích về một vương triều vàng son còn lưu lại đến nay qua hệ thống di sản văn hoá đậm đặc và phong phú, với những ngọc phả, gia phả, thần tích ghi lại những hoạt động dựng nước và giữ nước của hoàng gia, công hầu triều Trần trên mảnh đất này. Bên cạnh đó là hàng loạt địa danh cổ như: ''Cánh đồng Nội Cung, Cửa Triều, Kho Nhi (thuộc nội cung xưa); Vườn Dinh, Vườn Quan, Cảnh Phú (dinh thự của các quan, nơi quan tập trung trước khi vào bái kiến Thượng hoàng); các làng Phù Hoa, Lựu Phố, Liễu Nha để vua quan đi vãn cảnh; Phượng Bông khu ở cũ của ca vũ; Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ. Văn Hưng, Cồn

Đình (nơi giảng văn, hội Tao Đàn tụ họp); Ao Bến trên bờ sông Vĩnh Giang, hồ Bến Đinh, căn cứ thuỷ quân của nhà Trần... Những di vật khảo cổ học phát hiện từ trước đến nay đã giúp cho đời sau hình dung phần nào diện mạo, quy mô rộng lớn của hành cung Thiên Trường xưa. Ngoài ra, Nam Định đang sở hữu 225 di tích liên quan đến nhà Trần, phân bố trên phạm vi rộng, ở tất cả các huyện. Trong đó, đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) và khu di tích Lịch sử - Văn hoá Đền Trần, Chùa Tháp phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) được xem là điển hình của di sản văn hoá Trần ở Việt Nam. Theo "Nam Định dư địa chí" của Ngô Giáp Dậu, Bảo Lộc là nơi lập ấp của An Sinh Vương Trần Liễu gọi là ấp An Lạc. Cuốn "Thái Vi quốc tế ngọc ký" phần ngọc phả nhà Trần cũng ghi rõ ".... Khu Thiên Bồi dành cho Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, khu Bảo Lộc dành cho Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tất cả đều đặt dân tạo lệ, ấp thang mộc". Còn đền Cố Trạch, đền Thiên Trường, ngày nay được xây dựng trên nền cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa của nhà Trần. Nơi đây từ lâu đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ nhiều hình thức lễ nghi, hội hè, các phong tục cổ truyền độc đáo của dân tộc.

Đền Trần

Nghiên cứu tổng thể chùa Tháp, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều dấu ấn mang tính đặc trưng của văn hoá Trần. Đặc biệt là hệ thống chân tảng chạm cánh sen (có kích thước 60cm x 60cm, thậm chí có viên tới 75cm x 75cm) được xếp đặt theo đồ án kiến trúc kiểu chữ công (I). Có thể coi đây là đồ án kiến trúc mặt bằng theo kiểu chữ công (I) sớm nhất của các ngôi chùa Việt Nam vẫn còn được định vị và các thế kỷ sau tiếp tục bảo lưu và phát triển thành "Nội công ngoại quốc". Trước chùa là cây tháp Phổ Minh, cây tháp cổ được xây dựng qua 7 thế kỷ, có thể nói còn khá hoàn chỉnh (những cây tháp chùa trước đó bị quân Minh phá huỷ thế kỷ XV). Các nhà xây dựng, kiến trúc đã kiểm định, qua 700 năm cây tháp chỉ nghiêng chưa tới 1 độ, với một kết cấu nền móng tháp bền vững. Nền móng xây tháp được thừa kế kỹ thuật xây tháp thời Lý, nhưng được xử lý hết sức kỹ thuật ở vùng đồng chiêm trũng: Nghệ nhân xưa dùng chỉ sỏi, đất sét đầm chặt ở một độ sâu 25cm, với bình diện 8m x 8m để xây toà tháp lên trên. Tầng đế tháp được xây theo kiểu khám thờ với các chi tiết chạm khắc sóng nước, mây trời, hoa chanh, hoa cúc, cỏ linh chi.... đó là những biểu dạng của tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm. Và, cũng ở ngôi chùa này, thượng điện được thờ bộ ba Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) cùng đồng thời với bộ ba Đức Phật tổ: Phật Thích ca, Átlan, Ca diếp. Tượng Trần Nhân Tông niết bàn được biểu đạt hình tượng một vị Phật tổ, một đấng quân vương đã làm

trọn nhiệm vụ với non sông đất nước (lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắng giặc Nguyên - Mông) đồng thời là người tiếp thu đạo Phật một cách sáng tạo, và đề xuất ra một tông phái Phật giáo phù hợp với điều kiện địa lý, nhân văn của Đại Việt thế kỷ XIII mang tinh thần tự lập, tự cường, giàu lòng nhân ái và tính nhập thế sâu sắc. Chính những tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm phù hợp với đặc điểm địa - văn hoá Việt Nam, nên nó có sức sống lâu bền qua suốt 7 thế kỷ nay.

(Tháp Phổ Minh)

Như vậy có thể khẳng định, Thiên Trường - Nam Định là một trung tâm văn hóa, tâm linh ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Nơi đây đã hội tụ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá gắn với vương triều Trần và các vương triều sau này.

Thiên Trường là căn cứ quân sự của nhà Trần, là phên dậu của kinh thành Thăng Long

Về mặt quân sự, hành cung Thiên Trường - phủ Thiên Trường là hậu cứ, hậu phương quan trọng của nhà Trần… Án ngữ đường ra biển Đông, đường vào phía Nam. Hành cung Thiên Trường quả là một vị trí đắc địa. Lịch sử cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông đã chứng minh điều ấy.

Năm 1010, sau một năm lên ngôi, Vua Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long, chính thức đặt nền móng cho kinh đô nước Việt. Khác với nhà Lý, nhà Trần, sau 37 năm hoàn thành sự nghiệp tạo lập vương triều, đến năm 1262 mới nâng cấp phủ riêng

ở quê hương - nơi dấy nghiệp Tức Mặc - Thiên Trường thành hành cung Thiên Trường để “Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này. Do đó, đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu phủ để trông coi” (Đại Việt sử ký toàn thư). Hành cung Thiên Trường được xây dựng và hoạt động như một kinh đô thứ hai, có tầm quan trọng cả về quân sự trong mối quan hệ với kinh thành Thăng Long. Theo PGS.TS Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Nam Định: Với tầm nhìn chiến lược của các Thượng hoàng nhà Trần, Thiên Trường được xây dựng trở thành một trung tâm chính trị, quyền lực thứ hai, là căn cứ, hậu phương chiến lược bảo vệ kinh thành Thăng Long. Ngoài ra còn có một căn cứ an toàn, làm hậu thuẫn cho hành cung Thiên Trường được chọn xây dựng chính là vùng rừng núi Vũ Lâm, thuộc phủ Trường Yên (Hoa Lư - Ninh Bình). Hệ thống căn cứ liên hoàn dựa vào nhau giữa hai hành cung Thiên Trường và Vũ Lâm đều có đường thủy nối liền với sông Đáy khi cần thiết có thể thoát ra biển dễ dàng, làm thế ỷ dốc, làm hậu phương cho Thăng Long khi có biến. Thực tế, Thiên Trường và Vũ Lâm đã trở thành hậu cứ quan trọng cho hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288). Thiên Trường và vùng Nam đồng bằng Bắc Bộ xưa là vựa lúa của đất nước. Đất đai phì nhiêu, thực phẩm nông sản phong phú, xóm làng trù mật, dân cư đông đúc, bảo đảm cung cấp lương thảo cho hành cung Thiên Trường, cung cấp sức người sức của cho đất nước khi chiến tranh xảy ra. Thời Trần cũng xác lập chế độ điền trang thái ấp. Những điền trang thái ấp do các vương hầu quý tộc cai quản, đều là những tướng lĩnh xuất chúng trong các cuộc kháng chiến. Nơi đây vừa là cơ sở sản xuất kinh tế đảm bảo hậu cần cho chiến trường, vừa là những cứ điểm chiến đấu đầy uy lực cả phòng thủ lẫn tấn công. Thiên Trường là vùng đất xung yếu, điểm then chốt trong chiến lược bảo vệ đất nước thời Trần, là đất trú chân của triều đình, quân đội và một bộ phận nhân dân khi rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long. Phần lớn trong số 12 điền trang thái ấp mà chúng ta biết được đều nằm ở phía nam Thăng Long, phân bố ở các vị trí trọng yếu: cửa ngõ phía nam Thăng Long như thái ấp Kẻ Mơ (Hoàng Mai - Hà Nội) của Trần Khát Chân; trục đường nước Bắc - Nam nối hai trung tâm chính trị lớn nhất Thăng

Long - Thiên Trường như các thái ấp: Dưỡng Hòa của Trần Khánh Dư ở Duy Hải, Duy Tiên (Hà Nam); Quắc Hương của Trần Thủ Độ ở Thành Thị, Vụ Bản (Nam Định); thái ấp Cao Đài của Trần Nhật Duật ở Thành Thị, Bình Lục (Hà Nam); vùng phên dậu phía Nam có thái ấp Văn Trinh của Trần Nhật Duật; thái ấp của Trần Quang Khải ở thôn Độc Lập. Phủ Thiên Trường nằm ở ngã ba sông Vỵ Hoàng, Ninh Giang. Cận kề Thiên Trường; về giao thông đường bộ thì nằm cạnh đường Thiên lý (đường cái quan từ phủ Thiên Trường lên Thăng Long); về đường thủy từ đây có thể theo đường sông Ninh Giang vào sông Châu Giang ra sông Hồng lên kinh đô Thăng Long, lại có thể theo sông Vỵ Hoàng, sông Đáy vào sông Vân đến Trường Yên, theo sông Vĩnh vào cung Trùng Quang, nơi Thượng hoàng ngự. Thiên Trường - Thăng Long là hai trung tâm quyền lực cùng quản lý và điều hành đất nước. Chúng ta đều biết nhà Trần thiết lập thể chế chính trị “hai vua”, sau khi nhường ngôi về nghỉ ngơi nhưng chỉ trên danh nghĩa, các Thượng hoàng vẫn tham gia điều hành đất nước: “Gia pháp nhà Trần thì khác… con đã lớn thì cho nối ngôi chính, cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự … mọi việc đều do Thượng hoàng định đoạt cả... Vua nối ngôi không khác gì Hoàng Thái tử” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 8 (1239). Mùa xuân tháng giêng, lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái phó. Sai về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện”(1).

Công trình nhà cửa, cung điện mà Phùng Tá Chu đã dành trọn phần cuối cuộc đời để xây dựng không chỉ đơn thuần là nơi vua và hoàng tộc nghỉ chân mỗi khi qua lại quê hương mà lịch sử đã chứng minh nó là căn cứ chiến lược về nhiều mặt, nhất là khi có chiến tranh xảy ra. Căn cứ đó gồm có hai cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa là nơi ban định triều nghi ở trung tâm, bao quanh là bốn hành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ. Các cung này đều án ngữ các con sông Hoàng Giang, Vĩnh Giang, Nhị Hà, Vị Hoàng như một vành đai bảo vệ phía ngoài cho hai cung điện. Không chỉ có vậy, một loạt điền trang thái ấp của thân vương quý tộc Trần được đóng ở những vị trí xung yếu, sẵn sàng tiếp ứng khu vực hai cung điện khi cần.

Thời nhà Trần, mối đoàn kết trong nội tộc đặc biệt được coi trọng. Vua Trần Thánh Tông từng nói: “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người giữ cơ nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là anh em ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên, thì lúc đó là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc”. Chính vì vậy mà thời Trần, ngoài quân đội thường trực đặt dưới quyền cai quản trực tiếp của triều đình, các vương hầu quý tộc đều có lực lượng vũ trang riêng cả. Lúc thường thì đấy là lực lượng bảo vệ phủ đệ, phát triển sản xuất, tích trữ lương thực, dự trữ sức người nhưng khi có chiến tranh, số thân binh có thể tăng lên và trở thành một bộ phận quan trọng trong toàn bộ lực lượng vũ trang tham gia cuộc kháng chiến. Trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, các đội quân này đều lập được những chiến công xuất sắc. Sử gia Ngô Sĩ Liên cho biết thêm: “Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu ở phủ đệ của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc thì lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả…” Vả lại, như năm Đinh Tỵ đời Nguyên Phong (1257), giặc Nguyên sang cướp, các vương hầu cũng đem gia đồng và hương binh thổ hào làm quân cần vương. Điều dễ dàng nhận thấy là các thái ấp của các thân vương quý tộc đều được bố trí phía nam Thăng Long, trong đó thái ấp trên trục đường nước Thăng Long - Thiên Trường là đậm đặc nhất. Điều này thể hiện nhà Trần rất chú trọng bảo vệ con đường Bắc - Nam nối hai trung tâm chính trị lớn nhất nước bấy giờ: Thăng Long - Thiên Trường. Ngoài ra, quanh khu vực Thiên Trường, sở hữu hệ thống điền trang thái ấp đều là những người trong tôn thất mà không có người ngoại tộc như: thái ấp A Sào, Bảo Lộc thuộc quyền sở hữu của hai cha con Trần Liễu, Trần Hưng Đạo; thái ấp Lựu Phố, Lộc Quý thuộc quyền của Trần Thủ Độ; thái ấp Cao Đài, Hậu Bồi thuộc Trần Quang Khải… Điều đó không chỉ làm tăng thêm tính cộng đồng trách nhiệm, tạo nên sức mạnh đoàn kết nội tộc mà còn biến Thiên Trường trở thành một lãnh địa tuyệt đối an toàn, tin cậy mỗi khi nước nhà có biến.

Đầu năm 1258, đại quân Mông Cổ vượt qua biên giới, tấn công vào nước ta. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này, hành cung Tức Mặc trở thành một hậu cứ lợi hại của quân đội nhà Trần. Để giúp cho quan quân triều đình yên tâm đánh giặc, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung là phu nhân Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ đã đưa thái tử cùng vợ con của quan tướng, hoàng thân quốc thích về lánh nạn ở Tức Mặc. Không chỉ chăm lo việc chăm sóc hoàng tộc, Linh Từ quốc mẫu còn đi thu thập tất cả những vũ khí còn cất giấu trong các thuyền lánh nạn để gửi ra cho quân đội nhà Trần trực tiếp chiến đấu.

Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nhà Trần lại càng chú

Một phần của tài liệu Văn hóa Việt Nam TK X-XIX- Những thành tựu Sự giao thoa với văn hóa nhân loại Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương X (Trang 32 - 72)