Là trung tâm kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XIII –

Một phần của tài liệu Văn hóa Việt Nam TK X-XIX- Những thành tựu Sự giao thoa với văn hóa nhân loại Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương X (Trang 31 - 32)

2. Vai trò, vị thế của “Hành cung Thiên Trường” trong quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII-

2.2Là trung tâm kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XIII –

Nghiên cứu về Thiên Trường với tư cách là một kinh đô thứ hai của nhà Trần, ta không thể không nhận thấy bên cạnh yếu tố “đô” vùng đất này còn có cả yếu tố “thị” hay nói cách khác Thiên Trường còn đóng vai trò là một trung tâm kinh tế, một đô thị lớn của Đại Việt trong các thế kỉ XIII – XIV.

Hành cung Thiên Trường là sự khởi đầu cho sự đi lên vững vàng của một vùng đất trù phú giàu tiềm năng cận sông, giáp biển. Sự xuất hiện của hành cung Thiên Trường cùng với những chính sách của vương triều Trần về khẩn hoang, lấn biển, xây dựng điền trang, thái ấp đã có tác động kích thích kinh tế nông nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp địa phương phát triển. Bên cạnh đó, sự tập trung một số lượng lớn thợ thủ công tài hoa, cùng với thuận lợi về giao thông thủy bộ kích thích các hoạt động giao thương buôn bán trao đổi hàng hóa phát triển.

Sự ra đời của hành cung Thiên Trường không chỉ làm thay đổi diện mạo của một vùng quê thanh bình ven sông Vĩnh mà còn đặt nền tảng cho sự ra đời của đô thị Vị Hoàng thế kỷ XVIII-XIX và đô thị Nam Định thời cận hiện đại. Các nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay cũng khẳng định rằng việc xây dựng hành cung Thiên Trường với quy mô, vị thế về chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hóa còn thể hiện tầm nhìn chiến lược hướng biển của nhà Trần.

Có thể nói, hành cung Thiên Trường là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa của tỉnh Nam. Mặc dù phần “đô” có phần đậm hơn phần “thị” nhưng nó không thể lấn át được phần “thị”. Nếu đặt đô thị Thiên Trường trong mối quan hệ với những đặc điểm chung của các đô thị cổ của Đại Việt thì ta có thể khẳng định Thiên Trường chính là một trung tâm kinh tế của Đại Việt thế kỉ XIII – XIV.

Một phần của tài liệu Văn hóa Việt Nam TK X-XIX- Những thành tựu Sự giao thoa với văn hóa nhân loại Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương X (Trang 31 - 32)