Dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, côngcuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trênnhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, một trong nh
Trang 1Đề tài: Những thành tựu về giao thông vận tải ở nước ta trong thời kỳ
đổi mới 1986 đến nay ?
1.2 Nội dung đường lối đối mới
2 Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố của giao thông vận tải
2.1 Vai trò
2.2 Đặc điểm
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giaothông vận tải
3 Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới
3.1 Khái quát về giao thông vận tải trước đổi mới
3.2 Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới
3.2.1 Về mạng lưới giao thông
3.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 3.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1996 trở lại đây
3.2.2 Về tình hình và cơ cấu vận tải
4 Định hướng phát triển của ngành giao thông vận tải
C KẾT LUẬN
Trang 2A MỞ ĐẦU
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào nhữngthập niên 80 của thể kỉ XX, thế giới nói chung và dân tộc ta nói riêng đãdiễn ra những thay đổi lớn Chỉ trong vòng 10 năm từ 1975 đến 1985 cáchmạng Việt Nam đã trải qua một thập niên đầy thử thách Vì những conngười đó, chế độ đó trên thực tế đã không đáp ứng được xu thế chung củalịch sử
Đến đại hội VI (1986) Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lốiđổi mới đất nước Thực chất đây là một cuộc cách mạng vì không chỉ thayđổi trong cách nghĩ mà thay đổi cả cách làm, cách hưởng thụ Sự nghiệp đổimới của nhân dân ta từ 1986 đến 2010 là 25 năm, chúng ta vừa làm vừa tìmtòi thể nghiệm, vừa điều chỉnh cho phù hợp
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, côngcuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trênnhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, một trong những lĩnh vực quan trọng đó
là giao thông vận tải
Giao thông vận tải, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất vật chấtquan trọng đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chếbiến và sản xuất nông nghiệp Bản thân nó không làm ra sản phẩm, hay làmtăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyểndịch vị trí của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, làm tăng giá trị của sảnphẩm làm ra
Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giaothông công chính đến nay (28.8.1945), ngành GTVT Việt Nam đã trải quagần 60 mươi năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của
Trang 3đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng Giao thông xấu thì các việc đình trệ” Câu nói giản dị của Bác
không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với nhữngngười làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương laisau này Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình,lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động ngành GTVT Việt Nam đã luôntheo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc củatoàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, ngànhgiao thông vận tải đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn
Trang 4Trong hơn một thập niên, trải qua hai nhiệm kỳ đại hội IV và V (1976
- 1986), Đảng và nhân dân ta vừa triển khai vừa tìm tòi, thử nghiệm conđường đi lên CNXH Trong quá trình đó, cách mạng XHCN ở nước ta đã đạtđược những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xãhội Song, cách mạng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém Khó khăncủa ta trong quá trình đi lên CNXH ngày càng lớn, đưa đất nước lâm vàotình trạng khủng hoảng(vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, gay gắtnhất là từ giữa những năm 80), trước mắt là kinh tế - xã hội, khi lạm phát lêntới mức phi mã Một trong những nguyên nhân cơ bản của những khó khăn,yếu kém của ta là do ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủtrương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện
Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó là bệnh chủquan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, là khuynhhướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội…Đó là những biểu hiện của
tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh
Những sai lầm đó gây nên hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khủnghoảng kinh tế - xã hội và không phát huy đầy đủ tính chủ động, sang tạo củaquần chúng, không tạo ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triểnnăng động của nền kinh tế - xã hội Những sai lầm đó cùng với sự trì trệ
Trang 5trong công tác tổ chức cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêuđộng lực phát triển.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủnghoảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng XHCN tiến lên, đòi hỏi Đảng vàNhà nước ta phải đổi mới
Đứng trước những thay đổi to lớn, toàn diện của tình hình thế giới,cũng như thay đổi trong quan hệ của các nước do tác động mạnh mẽ củacuộc cách mạng KHKT, nhất là trước cuộc khủng hoảng toàn diện của Liên
Xô và các nước XHCN khác do chậm thích nghi với cuộc CMKHKT, do ápdụng mô hình CNXH có nhiều khuyết tật chậm được khắc phục, cũng đòihỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới
Như vậy, đổi mới là vấn đề sống còn của CNXH ở nước ta, đồng thời
là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI (12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánhdấu bước chuyển đất nước sang thời kỳ đổi mới
1.2 Nội dung đường lối đối mới
Đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến
tư tưởng, văn hóa…
Ngay từ khi bắt đầu công cuộc ‘Đổi mới’, phát triển nền kinh tế đấtnước theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng CSVN đã chủ trươngphải ưu tiên đầu tư phát triển GTVT để GTVT đi trước một bước tạo tiền đề
và thúc đẩy kinh tế phát triển Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(1986) xác định: “GTVT là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng’’ và
“GTVT phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh
tế quốc dân’’.
Trang 6Tiếp sau đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991),Đại hội VIII (1996) đã xác định những mục tiêu lớn của Ngành GTVT Đó
là: “Khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có; khôi phục, nâng cấp và mở rộng thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, kết hợp giao thông với thuỷ lợi, tận dụng giao thông đường thuỷ; mở thêm đường đến các vùng sâu, vùng xa ; cải thiện giao thông ở các thành phố lớn Cải tạo, nâng cấp một số cảng sông, cảng biển, sân bay; xây dựng dần cảng biển nước sâu’’.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), Nghị quyết Đại hội
một lần nữa ghi rõ: “Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước Hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp”; “Phát triển mạnh
và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, hàng không, hàng hải ”
Thực hiện chủ trương và những mục tiêu mà Đảng đề ra, toàn Ngành GTVT đã có nhiều cố gắng, huy động và phát huy nhiều nguồn lực phục vụ công cuộc phát triển Ngành
2 Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân
bố của giao thông vận tải
2.1 Vai trò
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, bản thân nó không làm rasản phẩm, hay làm tăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sảnphẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, làmtăng giá trị của sản phẩm làm ra
Trang 7Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyênliệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêuthụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạtđộng sinh hoạt được thuận tiện
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiệnnhờ mạng lưới giao thông vận tải Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vậntải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung cácngành sản xuất, dịch vụ và dân cư Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự livận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trởnên gần Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi
sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh
tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưukinh tế giữa các nước trên thế giới
Giao thông vận tải là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ pháttriển kinh tế - xã hội của một quốc gia
2.2 Đặc điểm
Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người
và hàng hoá Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độchuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá…
Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người tathường dùng các tiêu chí: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và sốtấn hàng hoá được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằngngười.km và tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km)
Trang 82.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khaithác các công trình giao thông vận tải Không những thế, để khắc phục điềukiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn nhiều Ví dụ,địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi phải làm các công trình chống lở đất gâytắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ, hoặc phải làm các đường hầmxuyên núi, các cầu vượt khe sâu… Hiện nay, trên thế giới đã có hàng chụcđường hầm cho xe lửa và cho ô tô xuyên qua các dãy núi, các eo biển, dài từvài km đến vài chục km
Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của cácphương tiện vận tải Ví dụ, ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngànhvận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại; còn ở nhiều khúc sông,tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn Ở xứ lạnh, về mùa đôngnước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được, còn các sân bay nhiều
Trang 9khi phải ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày.
* Nhân tố kinh tế - xã hội
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giaothông vận tải
Trước hết, các ngành kinh tế khác đều là các khách hàng của ngànhgiao thông vận tải
Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tếcủa các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật
độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độcủa các luồng vận chuyển Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lướiđường dày đặc hơn nhiều so với ở vùng mới khai thác Các vùng tập trungcông nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt vàvận tải bằng ô tô hạng nặng Mỗi loại hàng hoá cần vận chuyển lại có yêucầu riêng về phương tiện vận tải Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vậnchuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than…), lại
có loại hàng hoá đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hoá chất, vật liệu dễcháy nổ…) Sự phân bố các cơ sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loạihàng này sẽ quy định việc tổ chức vận tải của từng loại phương tiện
Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xâydựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giaothông vận tải
Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố của các thành phố lớn và cácchùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành vận tải hành khách, nhất là vậntải bằng ô tô
Trang 10Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loạihình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.
3 Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới
3.1 Khái quát về giao thông vận tải trước đổi mới
Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập BộGiao thông công chính Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, các thế hệCBCNVC-LĐ ngành GTVT đã phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lờidạy của Bác: “Giao thông là mạch máu của tổ chức Giao thông tốt thì mọiviệc dễ dàng Giao thông xấu thì các việc đình trệ”
*Giai đoạn 1945 – 1954: Giao thông vận tải phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, HồChủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chínhphủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thời kỳ này, Bộ Giao thông Công chính đã vượt qua nhiều khó khăn,hoàn thành 6 nhiệm vụ cơ bản: Vận tải quân, lương phục vụ cho kháng chiếnNam Bộ và các chiến trường khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra(12/1946); Phá hoại cầu đường ngăn chặn quân địch tiến quân đánh chiếmcác vùng tự do, các căn cứ kháng chiến; Thiết lập các đường dây giao liên,giữ giao thông liên lạc thông suốt các miền Bắc-Trung- Nam phục vụ sựlãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ; Sửa chữa, mở đườngcác vùng tự do, vùng kháng chiến và đi sâu vào các vùng hậu cứ của địch đểphục vụ các chiến dịch đánh địch trên khắp các chiến trường, đồng thời giatăng phục vụ sản xuất; Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lươngthực, quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945-1954 trong
Trang 11đó có chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Làm nhiệm vụ quốc tế chi viện choLào, Campuchia
*Giai đoạn 1954 – 1964: Giao thông vận tải xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam.
Chính phủ đã quyết định đổi tên Bộ Giao thông Công chính thành BộGiao thông và Bưu điện Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Bộ cũng được nâng lênngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao Nhiệm vụ lớnnhất của ngành GTVT thời kỳ này là khôi phục lại hệ thống giao thông đã bị
hư hỏng trong kháng chiến chống Pháp để phục vụ phát triển kinh tế miềnBắc và chi viện cho chiến trường miền Nam
Trong 10 năm (1954-1964) nhiều cây cầu mới, con đường mới huyếtmạch cũng đã được mở mang xây dựng vừa bằng sức dân, vừa có sự đầu tưcủa Nhà nước Ngành GTVT đã thi công các sân bay như: Nội Bài (trướcđây gọi là Đa Phúc), Hòa Lạc (Hà Tây), Vinh (Nghệ An) và sân bay Kép(Bắc Giang) Trong lĩnh vực vận tải, các ngành đường bộ, đường sông,đường sắt đều có những bước phát triển vượt bậc
*Giai đoạn 1964 – 1975: Giao thông vận tải chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và chi viện cho giải phóng miền Nam.
Đây là thời kỳ ghi đậm thành tích vẻ vang và đánh dấu bước trưởngthành vượt bậc của ngành GTVT Hai nhiệm vụ chính của thời kỳ này làGTVT phục vụ sự nghiệp củng cố và phát triển kinh tế miền Bắc và chi việncho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, ngành GTVT đã lậpnên nhiều kỳ tích huy hoàng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộckháng chiến chống Mỹ Ngành GTVT đã đi đầu trong cuộc kháng chiến vớitất cả những con đường có thể mở được, từ đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ
Trang 12đến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển Những “con đường mòn” này đãphát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng quân đội, TNXP, CBCNV ngànhGTVT, nhân dân các địa phương đã đóng vai trò quan trọng trong việc vậnchuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí cho chiến trường miền Nam.
*Giai đoạn 1975 – 1985: Giao thông vận tải trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Sự tàn phá của chiến tranh trong một giai đoạn dài đã ảnh hưởngnghiêm trọng đến hệ thống giao thông cả hai miền Nam - Bắc Năm 1975không còn một tuyến đường bộ nào ở miền Bắc đạt cấp kỹ thuật đồng bộ.Phương tiện vận tải thiếu thốn và lạc hậu Trước tình hình đó, Đại hội lầnthứ 4 của Đảng (tháng 12-1976) đã đề ra yêu cầu phải “tích cực mở mangGTVT và thông tin liên lạc
Thực hiện chủ trương đó, ngành GTVT đã chấn chỉnh tổ chức lại vàhình thành một bộ máy mới với các chức năng đầy đủ hơn, đáp ứng thực tế.Hàng loạt Sở GTCC ra đời trên toàn quốc và hàng trăm các doanh nghiệpquốc doanh đường sắt, đường bộ, hàng không, vận tải biển đã ra đời và giữvững mô hình hoạt động đến năm 1986 Trong giai đoạn này có sự kiệnquan trọng là đã khôi phục và đưa vào hoạt động tuyến đường sắt Bắc -Nam
3.2 Thành tựu về giao thông vận tải thời kỳ đối mới
3.2.1 Về mạng lưới giao thông
3.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995, do đất nước vẫn đang bịbao vây cấm vận, ngân sách Nhà nước hết sức khó khăn nên Ngành GTVTtập trung chủ yếu nguồn lực cho công tác duy tu bảo dưỡng để đảm bảo antoàn giao thông và triển khai xây dựng một số công trình thực sự cấp bách
Trang 13Trong giai đoạn này Bộ GTVT đổi tên thành Bộ GTVT và Bưu điện sau khiTổng cục Bưu điện và Cục Hàng không dân dụng sáp nhập và Bộ GTVT.Một số nhiệm vụ chính của Bộ GTVT và Bưu điện trong giai đoạn này là:
- Về vận tải: Tập trung chỉ đạo các ngành vận tải kiên quyết thực hiện mụctiêu vận tải đối với các mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế như than,phân bón, hàng xuất nhập khẩu; đồng thời phục vụ các nhu cầu đời sống xãhội như: lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng lên miền núi
- Trong sản xuất công nghiệp tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, ápdụng tiến bộ kỹ thuật để nghiên cứu, thiết kế và sản xuất những mặt hàngmới như trạm trộn nhựa, lu bánh lốp, lu diezen và tập trung vào hai khâu lớn
là sửa chữa tàu biển, phương tiện thiết bị công trình lắp ráp ô tô, sửa chữađầu máy và đóng toa xe
- Về xây dựng cơ bản: kiên quyết dành vốn và các điều kiện khác cho nhữngcông trình trọng điểm và các công trình có khả năng hoàn thành để đưa vàokhai thác Công tác duy tu, quản lý đường bộ, chất lượng công trình đượccoi trọng
- Về thông tin liên lạc: Hoàn thành một số tuyến vi ba từ Hà Nội đi các tỉnh
và nhất là công tác thông tin phục vụ hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhànước, các kỳ họp Quốc hội
Thực hiện những nhiệm vụ đó, trong 10 năm đầu quá trình đổi mới,ngành giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiềulĩnh vực:
Trang 14thành một số tuyến đường có tầm vóc lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hộinhư các quốc lộ QL1, QL5, QL80, QL24…
Km0 - Quốc lộ 5 cửa ngõ giao thông phía Đông của Thủ đô hà Nội
Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài con đường đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công, được thông xe ngày 10/03/1994
Trang 15Cùng với đường ô tô thì hệ thống các cầu cũng được cải tạo và xâydựng mới Năm 1985, cả nước có 32.482 cầu với tổng chiều dài 556.588m(không tính 475 cầu dành riêng cho tàu hỏa), trong đó có 4.114 cầu có trọngtải trên 10 tấn Lớn nhất và hiện đại nhất là cầu Thăng Long qua sông Hồng,nối Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; phần chính của cầu dài 1.680m,cộng thêm cầu dẫn ở hai đầu là 5.503m; cầu có 2 tầng, tầng trên cho xe ô tô,tầng dưới cho tàu hỏa, xe thô sơ, có 14 trụ chính, cầu cao hơn mặt nước10m; thông xe 07/11/1987 Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy; Cầu Cỏ May trênQL51; Cầu sông Gianh, Quán Hầu trên QL1A; Cầu Bến Thuỷ, Thái Bình,Yên Bái, Đò Quan, Việt Trì, Tràng Tiền, Phong Châu
Khánh thành cầu Phong Châu (Vĩnh Phú) ngày 28/7/1995
Nhiều đô thị mới cũng đã mọc lên dọc theo các tuyến đường Giaothông miền núi, giao thông nông thôn trong giai đoạn này cũng bắt đầu khởisắc Nhờ sự đầu tư của Nhà nước kết hợp với ngân sách địa phương và sức
Trang 16dân, hàng ngàn con đường liên huyện, liên xã đã được mở ở nhiều nơi từBắc – Trung – Nam, tạo ra mạng lưới giao thông trải rộng trên khắp đấtnước.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu
đến dự lễ thông xe cầu Việt Trì ngày 25/5/1995
b Đường sắt
Toàn bộ hệ thống đường sắt ở nước ta đều có từ trước Cách mạngtháng 8/1945 Tổng chiều dài 2.632 km, mật độ 0,8 km/100km2, thuộc loạicao so với khu vực Đông Nam Á
Trong giai đoạn này, ngành đường sắt đã khôi phục, cải tạo, nâng cấp,kết hợp với xây dựng mới thêm một số đoạn đường sắt trên cả nước Tuyếnđường săt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh dài 1730 km, xây dựng 1895 – 1936 đãđược phục hồi lại, khổ 1m, đường đơn Tuyến này chạy xuyên suốt chiều dàiđất nước, đảm nhận 2/3 khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển củangành đường sắt Ngày 19/05/1993 kỉ niệm 103 năm ngày sinh của Chủ tịch
Trang 17Hồ Chí Minh, chuyến tàu 38 giờ đã chuyến bánh từ TP Hồ Chí Minh – HàNội
Những kỳ tích đặc biệt về tần suất và thời gian chạy tàu cũng được lậpnên trong giai đoạn này nhờ việc đầu tư nâng cấp, đóng mới phương tiện vàcải thiện trình độ quản lý
TU, AN , đội máy bay của Vietnam Airlines lần đầu tiên đã mạnh dạn thuê
10 chiếc máy bay Airbus A320 và mua các máy bay như ATR72, Fokker70
để đưa vào khai thác Đây là những loại máy bay rất hiện đại lúc bấy giờ,làm thay đổi hẳn bộ mặt của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Cùng vớiviệc đổi mới máy bay, các điểm đến của hàng không Việt Nam trong giaiđoạn này cũng phát triển hết sức ấn tượng, cả trong nước và quốc tế Thịtrường hàng không Việt Nam trở nên sôi động và có tốc độ phát triển rấtnhanh, có năm lên tới trên 40%
Các lĩnh vực quan trọng khác của Ngành GTVT như vận tải biển quốc
tế, nội địa cũng được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để mở rộng các cảng; đóngmới và sửa chữa các tàu vận tải lớn Hệ thống các doanh nghiệp thuộc Bộ cóvai trò rất quan trọng trong việc sản xuất công nghiệp GTVT với việc hàngnăm tạo ra hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận, không chỉ đóng góp và ngân sáchNhà nước mà còn góp phần vào tái đầu tư, mở rộng hoạt động của ngànhtrong chế tạo, lắp ráp, xây dựng công nghiệp GTVT Về mặt tổ chức, năm
1992, ngành Bưu điện và ngành Hàng không tách ra khỏi Bộ GTVT Tuy
Trang 18nhiên, đến năm 2003, Cục Hàng không dân dụng trở lại trực thuộc BộGTVT Theo Nghị định 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ thìhiện nay tổ chức Bộ GTVT gồm có các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ ;các Cục: Đường bộ, Đường sắt, Đường sông, Hàng hải, Hàng không, Đăngkiểm, Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông Ngoài ra làmột số đơn vị sự nghiệp (Viện, trường, báo, tạp chí, Sở Y tế ) và các doanhnghiệp
3.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1996 trở lại đây
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều công trình giaothông đã được triển khai Trong 10 năm (từ 1996 đến 2005), ngành GTVT
đã tiến hành cải tạo nâng cấp và làm mới hơn 16.000 km đường bộ; 1.400
km đường sắt; hơn 130.000 md cầu đường bộ; 11.000 md cầu đường sắt.Nâng cấp và xây dựng mới 5.400 md bến cảng; nạo vét 4,8 triệu m3 luồnglạch
a.Về đường bộ
Ngành GTVT đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến trục dọc
“xương sống” của đất nước là Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, trong đónổi lên 02 công trình qui mô và hiện đại là Hầm đường bộ đèo Hải Vân vàcầu Mỹ Thuận:
*Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua
đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố Đà Nẵng ở miềnTrung Việt Nam Được khánh thành vào ngày 5 tháng 6 năm 2005 Đườnghầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m;Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m; Đường hầmthông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m
Trang 19Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩncấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báocháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát(52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông
Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m,cao 6,7 m Sau gần 5 năm xây dựng, công trình hầm đường bộ Hải Vân đãhoàn thành với đường hầm chính dài 6,3 km, hầm phụ chạy song song dài6,3 km, hầm thông gió dài 1,9 km, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện cùng với 15 hầmngang, tạo thành một hệ thống đường hầm hoàn chỉnh có tổng chiều dàikhoảng 15,1 km
Đây là một trong những hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng tạiViệt Nam và cũng là một trong 30 hầm lớn, hiện đại nhất thế giới Hầmđường bộ Hải Vân nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.Hầm đường bộ Hải Vân được trang bị và lắp đặt các hệ thống thiết bị điện,thông gió, cơ khí đặc chủng của Nhật Bản và Phần Lan với tính năng tựđộng cao và hiện đại
Việc thông xe công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đã cải thiện
cơ bản điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, thườngxuyên xảy ra tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông; giảm quãng đườngphải chạy xe qua đèo từ 22 km xuống còn 10 km bằng tuyến đường hầm antoàn, thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao
Bên cạnh ý nghĩa về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, công trình hầm đường bộ Hải Vân còn góp phầnhoàn thiện hành lang giao thông khu vực tiểu vùng sông Mê Công (nối từvùng Đông Bắc Thái Lan qua Trung Lào vào Việt Nam thông qua Quốc lộ 9