Tiểu Luận Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

9 1.2K 3
Tiểu Luận Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ I. LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển’’ và đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể .Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, nên em chọn đề tài “Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. Trong quá trình làm bài em còn thiếu sót,mong thầy cô hướng dẫn. II. NỘI DUNG Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 1 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái quát về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tiên, về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ,ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 2 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này. 2. Những thành tựu đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam a)Khắc phục tình trạng phân biệt đối xử , tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế Hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được triển khai một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực tạo ra nhiều thuận lợi cho hang hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thong qua sự khai thông của thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi, hang hóa xuất khẩu của Việt Nam đã nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước, góp phần đẩy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh giai đoạn 1990-1999(Năm 1990 đạt mức 2,4 tỷ USD thì năm 1999 đạt 11,5 tỷ USD), góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, ổn định cán cân thanh Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 3 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ toán và dự trữ ngoại tệ của đất nước , hạn chế ảnh hưởng sự biến động tài chính-tiền tệ khu vực thời gian qua. b) Mở rộng thị trường, thu hút đầu tư Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sự ra đời và hoàn thiện của Luật Đầu Tư nước ngoài cũng như việc điều chỉnh, bổ sung nhiều biện pháp, cơ chế chính sách khác đã tạo lập một môi trường pháp lí thuận lợi để thực hiện hóa khả năng thu hút đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh từ năm 1998 tới nay vừa để đáp ứng nhu cầu sản xuất-tiêu dung của một thị trường nội địa rộng lớn với sức mua tăng lên nhanh chóng , vừa để tranh thủ các lợi thế xuất khẩu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cho tới nay đã có trên 70 dự án và lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế, công nghệ góp phần thay đổi trình độ sản xuất tại Việt Nam. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực của sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, đầu tư nước ngoài đã có tác động mạnh mẽ tới tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năm 1991 xuất khẩu của khu vực này chỉ chiếm 52 triệu USD nhưng đến năm 1998 đã đạt 1982 Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 4 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ triệu USD và năm 1999 đạt 2577 triệu USD tương đương 22,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. c) Được hưởng những ưu đãi thương mại, tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính , tín dụng và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và các chính phủ nước ngoài .Tính tới nay, sau 6 lần Hội nghị của các nhà tài trợ, mức viện trợ ODA cam kết dành cho Việt Nam đạt mức 13,04 tỷ USD, trong đó mức vốn hiệp định đã kí là 8,8% và mức vốn đã giải ngân là 4,767 tỷ USD, tương đương 54,1% mức đã kí kết. d) Nâng cao vị thế của đất nước, góp phần giữ gìn hòa bình chung Chúng ta đã làm thất bại chính sách bao vây,cô lập đất nước của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Những thành tựu về kinh tế trong thời gian qua đã góp phần trực tiếp đóng góp và củng cố vị thế của đất nước về chính trị và ngoại giao. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình, Việt Nam đã được các tổ chức và các nước đánh giá cao, tôn trọng đường lối phát triển đất nước độc lập tự chủ và định hướng phát Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 5 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ triển của chúng ta. Trong quá trình này, chúng ta đã không ngừng thiết lập, củng cố và bình thường hóa quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, khu vực thị trường quan trọng. Trong đó phải kể tới việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1996 và kí kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ vào 13/7/2000. e) Tiếp thu trình độ quản lí và chuyển giao công nghệ Thời gian qua cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật và công nghệ sản xuất, quản lí hiện đại của thế giới. Nhiều kĩ thuật tiên tiến đã được áp dụng tạo ra một trình độ cao hơn về năng suất và chất lượng của nền sản xuất. Đầu tư nước ngoài và việc hình thành các khu công nghiệp sản xuất chế biến đã đem lại nhiều công nghệ tinh vi, dây chuyền sản xuất mới trong các lĩnh vực hang tiêu dùng và trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất như hóa dầu, hóa nhựa, điện tử và bán dẫn, ngành sản xuất ô tô, điện lực… trình độ về kĩ thuật của nền kinh tế đã có sự thay đổi. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao một bước trình độ của lực lượng lao động nước ta. Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 6 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Một thành tựu lớn khác mà chúng ta đạt được qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là đã tạo ra tư duy làm sản xuất-kinh doanh mới, cạnh tranh quốc tế và trong nước đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước tự vươn lên bằng sức mình, không ngừng hoàn thiện và tăng cường năng lực cạnh tranh, chú trọng chất lượng và chi phí của sản phẩm hang hóa, dịch vụ của mình để chiếm lĩnh thị trường, giúp nước ta đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích ứng với xu thế phân công chuyên môn hóa và hiện đại hóa trên quy mô sản xuất lớn đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực. III.KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với đường lối về kinh tế của Đảng và Nhà nước, trong đó việc hoàn thành hệ thống quản lí, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hang hóa dịch vụ Việt Nam, xây dựng và thực hiện các cam kết quốc tế phải đồng bộ, khoa học, đồng thời phải thường xuyên xem xét tới những diễn biến, những đòi hỏi của các tổ chức quốc tế mà chúng ta đang và sẽ tham gia để chúng ta thực hiện thành công mục tiêu cao nhất của hội nhập là phát triển kinh tế đất nước. Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 7 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các Websites 1.http://tapchitaichinh.vn 2.http://nhatban.net 3.http://nciec.gov.vn 4.http://mofahcm.gov.vn 5.http://mutrap.org.vn 6.http://atheenah.com Sách, Giáo trình Trường Đại Học Luật Hà Nội,Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội – 2010. Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 8 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 9 . tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, nên em chọn đề tài Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . Trong quá trình. tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Xtnguyen.hlu@gmail.com Page 2 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt. Page 1 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái quát về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tiên, về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan