Tất cả các cảng hàng không trên khắp cả nước đều được nâng cấp một bước, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại bằng máy bay đang ngày càng gia tăng. Một số công trình quan trọng có thể kể ra như: Nhà ga T1và đường cất hạ cánh 1B Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đường cất hạ cánh 25L tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; nhà ga, sân đỗ, đường hạ cất cánh sân bay Vinh, nhà ga sân bay Phú Quốc ; nhà ga hành khách Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định), hoàn thành nâng cấp Cảng hàng không Vinh, đưa vào sử dụng cảng hàng không Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu); khánh thành nhà ga hành khách và đài kiểm soát không lưu Cảng hàng không Điện Biên Phủ; cảng hàng không Chu Lai...
Cảng Hàng không quốc tế Tây Sơn Nhất -2004
Đối với hệ thống giao thông địa phương, đến nay hệ thống đường tỉnh đã được mở mang, nâng cấp một bước, tạo được sự kết nối tốt hơn với hệ thống quốc lộ. Giao thông nông thôn phát triển mạnh đã làm giảm số xã chưa có đường đến trung tâm từ 663 xã năm 1997 xuống còn 219 xã năm 2004. Tuy nhiên đến nay, do có sự chia tách xã và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn do không được quản lý, bảo trì và thiên tai phá hoại bị hư hỏng, xuống cấp nên số lượng xã chưa có đường về trung tâm tăng lên gần 400 xã.
Trong lĩnh vực vận tải, các dịch vụ vận tải đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Chưa bao giờ người dân lại đi lại dễ dàng và thuận tiện như hiện nay nay với nhiều tuyến vận tải đường bộ đi khắp nơi, tới mọi “hang cùng, ngõ hẻm” với nhiều loại ô tô hiện đại, phục vụ nhiều tiện nghi như điều hoà, tivi... Tàu hoả Bắc-Nam ngày càng nhiều chuyến hơn. Hàng không Việt Nam ngày một có thêm nhiều máy bay đời mới, hiện đại như Boeing B767, B777, Airbus A321... đưa vào khai
sông của Việt Nam cũng vươn tới nhiều điểm đến trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê thì trong vòng 10 năm qua, hoạt động vận tải bình quân tăng 8,6%/năm về tấn hàng hoá; 9,9% về T.Km; 8% về hành khách và 9,6% về HK.Km cao hơn chỉ tiêu Đại hội IX đặt ra là 9 - 10% T.Km và 5 – 6% HK.Km. Tốc độ tăng trưởng nói trên có thể nói là khá cao so với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chung 7,5% mà Đảng và Chính phủ đề ra. Điều này cũng có nghĩa là Ngành GTVT đã và đang đóng góp rất tích cực vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế đất nước; giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
Chất lượng các dịch vụ vận tải cũng ngày càng được nâng cao với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Vận tải container có bước phát triển mạnh; vận tải đa phương thức đang từng bước được hình thành. Vận tải hành khách công cộng tại các thành phố, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM phát triển mạnh, được xã hội chấp nhận, góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc giao thông đô thị.
Ngoài việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, Ngành GTVT còn có những bước tiến rất nhanh trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, đặc biệt là ngành đóng tàu, sản xuất ô tô. Nhiều sản phẩm của các đơn vị công nghiệp trong Ngành GTVT đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng cả trong nước và quốc tế. Thời gian qua, một số sản phẩm xe buýt của VINAMOTOR, tàu thuỷ của VINASHIN đã xuất khẩu được ra nước ngoài, đánh dấu một bước phát triển quan trọng và có ý nghĩa của ngành công nghiệp cơ khí GTVT.
Về công tác an toàn giao thông, trong những năm gần đây, Ngành GTVT đã thực thi một cách mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ nhiều chính sách nhằm góp phần cùng toàn xã hội thực hiện mục tiêu “3 giảm” về TNGT
mà Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đó là giảm về số vụ tai nạn, giảm số người chết và giảm số người bị thương. Để làm được điều này, Ngành GTVT đã tập trung cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông, xoá bỏ các “điểm đen” về TNGT; kiểm soát chặt chẽ phương tiện, từng bước loại bỏ các phương tiện cũ nát; tăng cường chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp phép người lái… Theo số liệu thống kê thì liên tục trong 3 năm qua, số vụ TNGT, số người chết và số người bị thương tính trên 10.000 phương tiện đều giảm. Đây là kết quả rất đáng mừng, thể hiện sự nỗ lực không chỉ của Ngành GTVT mà còn của các địa phương và toàn bộ hệ thống chính trị.
Về công tác quản lý Nhà nước của Bộ GTVT, từ năm 2001 trở lại đây, công tác xây dựng thể chế, văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT đã có bước chuyển biến quan trọng. Hàng loạt bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật đã được ra đời. Năm 2001 Quốc hội ban hành Luật Giao thông đường bộ. Năm 2004 là Luật Giao thông đường thuỷ nội địa. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua thêm 02 luật nữa là Luật Đường sắt và Bộ luật Hàng hải (sửa đổi). Theo kế hoạch thì cuối năm 2005 này, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét và thông qua Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi). Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Ngành GTVT sẽ có đủ 05 bộ luật điều chỉnh 05 lĩnh vực giao thông của Ngành: đường bộ, đường sông, đường sắt, hàng hải và hàng không. Ngoài ra, Bộ GTVT trong giai đoạn vừa qua cũng tập trung chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ; yêu cầu các doanh nghiệp cương quyết thực hiện 3 không: “Không bỏ giá thầu thấp bất hợp lý gây thua lỗ - Không nhận công trình chưa rõ nguồn vốn hoặc chưa có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Không đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tràn lan kém hiệu quả”.
* Tình hình vận chuyển:
Từ sau đổi mới, cả khối lượng vận chuyển, luân chuyển đều tăng. Vận chuyển hành khách tăng đều qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nếu như vào năm 1985(trước đổi mới), khối lượng hành khách vận chuyển là 387,5 triệu lượt người, thì đến năm 2002 tăng lên 853,7 triệu lượt người (tăng khoảng 2,2 lần), năm 2005 là 1.287,6 triệu lượt người (tăng 3,4 lần) so với năm 1985. Hành khách luân chuyển cũng tăng tương ứng là (13.486,9 triệu người/km và 39.388,6 triệu người/km, tăng 2,9 lần), năm 2005 là 54.629,6 triệu người/km(tăng 4,1 lần) so với năm 1985.
Về hàng hóa: Vận chuyển hàng hóa tăng nhanh, năm 1985 là 53,68 triệu tấn thì đến năm 2002 là 241 triệu tấn, năm 2005 là 317,30 triệu tấn (tăng 5,9 lần so với năm 1985). Tương tự như vậy, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng tương ứng là 12.710,2 triệu tấn/km(1985) và 56.431,7 triệu tấn/km (2002), năm 2005 là 79.992,1 triệu tấn/km (tăng 6,3 lần) so với năm 1985.
* Cơ cấu vận tải:
Vận tải hành khách: Đường bộ chiếm ưu thế cả về hành khách và hàng hóa, tiếp theo là đường sông.
Vận tải hàng hóa: Xếp theo thứ tự là đường bộ, sông, biển, sắt, hàng không.
Về hàng hóa luân chuyển, trong thời gian trên cũng có sự thay đổi, đường biển chiếm ưu thế và tăng về tỉ trọng.