1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn trâu quỳ-gia lâm- hà nội

62 5,4K 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 436 KB

Nội dung

Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn trâu quỳ-gia lâm- hà nội

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ v

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.3 CÁCH TIẾP CẬN 4

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

2.1.1 Nhu cầu là gì? 6

2.1.2 Phân loại nhu cầu 6

2.1.3 Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng 8

2.1.4 Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn 11

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 15

2.2.1 Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới 15

2.2.2 Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam 16

2.2.3.Các công trình nghiên cứu liên quan 17

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Gia Lâm 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 25

3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 26

Trang 2

3.2.2 Tình hình dân số và phân bố lao động trên địa bàn 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 33

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 33

3.3.3 Phương pháp phân tích 34

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 35

4.1.1 Độ tuổi trung bình của chủ hộ điều tra 35

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra 35

4.1.3 Tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân của chủ hộ điều tra 36

4.2 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG CÁC SẢN PHẨM RAU HÀNG NGÀY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH 38

4.3 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN 39

4.3.1 Thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình điều tra.39 4.3.2 Các yếu tố ảnh tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ điều tra 39

4.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa mức thu nhập và nhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn 46

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 51

5.1 KẾT LUẬN 51

5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tôi ngoài

sự nỗ lực, phấn đấu bản thân chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡcủa nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường

Nhân dịp này xin cho nhóm nghiên cứu chúng tôi gửi lời cảm ơn chânthành nhất tới các thầy cô trong nhà trường nói chung và các thầy cô trongkhoa Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyềnđạt cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu Chúng tôi xin chân thành cảm

ơn Chương trình hợp tác Đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Hộiđồng liên Đại học pháp ngữ - Bỉ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoànthành đề tài này Đặc biệt nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThầyNguyễn Viết Đăng, Cô Lê Thị Thanh Loan và Thầy Nguyễn Quốc Oánhnhững người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình nhóm chúng tôi trongsuốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài để nhóm chúng tôi có thểhoàn thành đề tài này một cách tốt nhất

Nhóm chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các

hộ gia đình thuộc các khu vực thôn Đào Nguyên, Kiên Thành, tổ dân phốVườn Dâu, Nông Lâm, thôn An Đào, Chính Trung, Bình Minh thuộc địa bànThị trấn Trâu Quỳ đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất chochúng tôi để chúng tôi hoàn thành đề tài này

Cuối cùng nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới giađình, bạn bè và người thân của chúng tôi, những người đã tạo điều kiện chochúng tôi học tập, nghiên cứu và luôn động viên chúng tôi trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài vừa qua

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày …Tháng…Năm 2011 Nhóm 2

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RAT : Rau an toàn

WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Foodand Agriculture Organization)

CIRAD : Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông học vì sự phát triển

BVTV : Bảo vệ thực vật

NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

EU : Liên minh các nước Châu Âu (European Union)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Biểu 1 : Cơ cấu hộ của thị trấn Trâu Quỳ năm 2008

Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau( Theo qui định của WHO)

Bảng 2.2 : Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)

Bảng 3.1 : Phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh của thị trấn Trâu Quỳ

Bảng 4.1 : Thông tin về chủ hộ gia đình

Bảng 4.2 : Bảng thông tin thu nhập bình quân của các hộ

Bảng 4.3 : loại rau mà gia đình hay ăn nhất

Bảng 4.4 : Bảng tiêu chí quan trọng để quyết định chọn mua rau

Bảng 4.5 : Tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn cửa hàng, quầy hàngbán rau

Bảng 4.6 : Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn

so với rau thường

Bảng 4.7 : Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ

so với rau thường

Bảng 4.8 : Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau an toàn Bảng 4.9 : Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵnsàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau hữu cơ

Trang 6

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế được trong đờisống hàng ngày của con người trên khắp hành tinh, cây rau cung cấp rất nhiềuchất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như các loạivitamin, chất khoáng…

Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu lương thực và cácthức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không chỉđơn thuần là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng

Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báođộng, hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng,thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy,các vụ ngộ độc thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là 217 vụvới 5.230 người mắc và 142 người chết; Ngộ độc do cá nóc là 125 vụ với 726người mắc và 120 người chết Đặc biệt tỷ lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ

lệ cao nguyên nhân do hóa chất bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của ngườidân hay ăn các thức ăn rau tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thựcvật tồn dư trong các loại rau là nguyên nhân gây ra ngộ độc Ngộ độc thựcphẩm do rau củ quả là 168 vụ với 3.082 người mắc và 16 người chết; ngộ độc

do nấm độc là 99 vụ với 473 người mắc phải và 81 người chết Số liệu củaCục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cho thấy 86,6% việcchế biến thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình, cá thể, trong đó chiếm 86,7%không đạt yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ( chủ yếu về điềukiện cơ sở và con người )

Trang 7

Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau hoa quả của người dân làngày càng tăng, các sản phẩm rau, hoa quả được bán tràn lan trên thị trường

mà không có sự quản lý và kiểm định chất lượng của các nhà khoa học Các

cơ sở sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã xuất hiện nhưng còn mang tính nhỏ lẻ

và chưa phổ biến một cách rộng rãi vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩmvới mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quantâm

Trước tình hình trên, các địa phương sản xuất rau an toàn cũng khá phổbiến, đã có rất nhiều vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap,nhưng có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng sản phẩmnày của người dân, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn trong sảnphẩm tiêu dùng của họ và quá trình bán hàng của các cơ sở sản xuất rau antoàn

Tuy nhu cầu tiêu dùng rau an toàn ngày càng tăng nhưng có đến 74%lượng rau an toàn sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ24% bán trong các của hàng siêu thị rau an toàn

Thị trấn Trâu Quỳ là một thị trấn nhỏ nằm phía đông thành phố Hà Nộithuộc huyện ngoài thành Hà Nội, huyện Gia Lâm Với dân số khoảng 21053người (nguồn: ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ), nhu cầu tiêu dùng rau, củ,quả hàng ngày là rất lớn Hiện nay có khá nhiều các tầng lớp dân cư sống trênđịa bàn do đó nhu cầu tiêu dùng rau là rất đa dạng và phức tạp, bên cạnh đóvới hệ thống cung ứng các loại rau, củ, quả chưa thành một hệ thống cho việcquản lý đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng đang là một mối lo ngại vềvấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Vì vậy, trước tình hình trên

nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội” nhằm nghiên

cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu rau an toàn của người dân

Trang 8

trong khu vực và từ đó đưa ra một số các khuyến nghị, giải pháp cho các bênliên quan tới vấn đề.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu xác định nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêudùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội, từ đó giúpchúng tôi đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp người dân, chính quyền địaphương và các doanh nghiệp đưa ra những phương án tiêu dùng và tiêu thụsản phẩm rau an toàn

- Đưa ra các giải pháp giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địabàn nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và chất lượng chủng loại sảnphẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng với rau antoàn Vậy vấn đề mà chúng ta quan tâm chính là tại sao người tiêu dùng khôngthể tiếp cận được với rau an toàn và những gì ảnh hưởng tới quá trình tiếp cậncủa họ để người dân biết đến sản phẩm rau an toàn, và tiêu dùng là một vấn

đề còn nhiều điều để cho các nhà sản xuất và các cơ quan chức năng quan tâm

từ đó dẫn tới thành lập đề tài nghiên cứu của chúng tôi

Trang 9

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳnhững người đang trực tiếp sử dụng các loại rau trên thị trường Qua đónghiên cứu hành vi tiêu dùng của họ và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêudùng rau của họ trên địa bàn nghiên cứu

Trang 10

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng nhu cầu tiêudùng rau an toàn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau antoàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho cácđơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoàn thành quy trình sản xuất và chấtlượng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngườitiêu dùng đối với rau an toàn

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thị trấnTrâu Quỳ, trọng điểm là một số các thôn như Đào Nguyên, An Đào, Cửa Việt,Chính Trung, Kiên Thành, Vườn Dâu, Nông Lâm Việc chọn địa bàn nghiêncứu như vậy đảm bảo có cách nhìn tương đối tổng thể về việc chọn mẫu

- Phạm vi thời gian: đề tài của chúng tôi được thực hiện trong khoảngthời gian từ tháng 1/2010- tháng 10/2010

Trang 11

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Theo philip kotler, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới: nhu cầu làcảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được nhu cầu con người

đa dạng và phức tạp Nhu cầu ăn uống, nhu cầu sự ấm áp và an toàn, nhu cầu

về tài sản, thế lực tình cảm… khi nhận thức được nhu cầu con người sẽ tìmcách tìm vật gì đó để thỏa mãn nó Từ đó hình thành lên ước muốn (NguyễnNguyên Cự- 2005)

- Nhu cầu con người được hình thành trong quá trình đấu tranh với tựnhiên và đấu tranh giai cấp, nên mang tính chất xã hội và có giai cấp Nhu cầucủa con người trong xã hội: một mặt phản ánh những điều kiện vật chất vàtinh thần có trong xã hội, mặt khác phản ánh nguyện vọng của người tiêudùng, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu gắn liền với tiêu dùng bởi vì mỗi nhucầu cụ thể nào đó của con người đều đồng thời phán ánh khả năng tiêu dùng,vừa phản ánh nguyện vọng tiêu dùng

2.1.2 Phân loại nhu cầu

2.1.2.1 Phân loại theo chủ thể bao gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cánhân

Trang 12

- Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về mở rộng sản xuất, xây dựng cơbản, công trình văn hóa xã hội,dự trữ và bảo hiểm xã hội Đó là nhu cầu vềtích lũy.

- Nhu cầu cá nhân: là nhu cầu về bồi dưỡng sức lao động và bồidưỡng tài năng Đó chính là nhu cầu tiêu dùng

→ Như vậy, mỗi quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân vềthực chất là mỗi quan hệ tích lũy để mở rộng và cải tiến sản xuất với tiêu dùng

để duy trì và phát triển sức lao động Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này sẽtạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển, trên cơ sở đó mà ngày càng cảithiện đời sống người dân

2.1.2.2 Phân loại theo khách thể: bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầutinh thần

- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu bảo tồn con người về mặt sinh học, đó lànhu cầu có tính chất bẩm sinh tạo thành bản năng tự nhiên vốn có của conngười với bất kỳ xã hội nào thì nhu cầu vật chất và nhu cầu trước nhất và quantrọng nhất của con người

- Nhu cầu tinh thần: nhu cầu tinh thần không phải là bẩm sinh của conngười, nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển tiến bộ của loàingười Nhu cầu tinh thần không có giới hạn được tăng lên nhanh chóng vàngày càng phong phú đặc biệt là nhu cầu về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật

2.1.2.3 Phân theo trình độ phát triển của xã hội: bao gồm nhu cầu lýtưởng, nhu cầu đã đạt được và nhu cầu cần thực hiện

- Nhu cầu lý tưởng: là nhu cầu hợp lý mang tính chất lý thuyết được xácđịnh căn cứ vào yêu cầu về sinh lý của các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôngiáo nhu cầu lý tưởng chỉ là một bộ phận hợp lý trong tổng thể những mongmuốn và đòi hỏi không bời bến của con người Trong đời sống xã hội sự ratăng nhu cầu và tư liệu để thỏa mãn nó đồng thời đẻ ra sự thiếu thốn nhu cầu

Trang 13

sẽ có nhu cầu mới, sự xuất hiện thường xuyên của những nhu cầu mới thúcđẩy con người hoạt động Con người sẽ ngừng hoạt động khi không có nhucầu nữa Hay nói cách khác, thể hiện mong muốn về mặt lý thuyết của nhucầu được xác định trên cơ sở nghiên cứu khoa học về mặt sinh lý của conngười Nhu cầu này không bị giới hạn bởi khả năng thực hiện của xã hội.

- Nhu cầu đã đạt được: là nhu cầu hình thành trên thực tế, là nhu cầu bịgiới hạn bởi khả năng sản xuất và các điều kiện xã hội nhu thu nhập, giá cả…trong từng thời kỳ nhất định

- Nhu cầu thực hiện: là nhu cầu thỏa mãn trên thực tế, nó được quyếtđịnh bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng và khả năng cung ứng hànghóa Khi cung không cân bằng thì khối lượng và cơ cấu nhu cầu thực tế vànhu cầu thực hiện không trùng nhau Nếu cung một loại hàng hóa nào đó thấphơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ lớn hơn cầu thực hiện và tạo ra nhucầu không được thoả mãn, ngược lại nếu cung một loại hàng hóa nào đó caohơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ nhỏ hơn cầu thực hiện và tạo ranhu cầu được thỏa mãn

2.1.3 Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng

2.1.3.1 Hành vi của người tiêu dùng là gì?

Hành vi người tiêu dùng là khoa học nghiên cứu động cơ thái độ hành

vi mua hàng hoặc không mua hàng của một người tiêu dùng Hành vi ngườitiêu dùng bắt dễ và ăn sâu trong tâm lý phô trương của con người trong xã hội,mỗi cá nhân trong xã hội không ai giống ai vì thế hình thành lên những quyếtđịnh tiêu dùng khác nhau

2.1.3.2 Một số quy luật tâm lý của người tiêu dùng

- Quy luật tâm lý thứ nhất: nhu cầu và các hoạt động nói chung và các

hoạt động sản xuất nói riêng có mối quan hệ mật thiết tương tác qua lại và ảnhhưởng lẫn nhau Sản xuất tốt thì đáp ứng được nhu cầu tốt và ngược lại Đây

Trang 14

còn thể hiện mối tương quan giữa hành động và nhu cầu, không chỉ thỏa mãnnhu cầu tiêu dùng, hoạt động còn làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng mới.Một khi trình độ tiêu dùng này được thỏa mãn làm nảy sinh những ham muốn

ở trình độ cao hơn, có chất lượng, có văn hóa hơn

- Quy luật tâm lý thứ hai: đó là tính kích thích của nhu cầu đối với hoạt

động nói chung, sản xuất nói riêng, không phải bao giờ cũng như nhau và baogiờ cũng giống nhau Nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng gần mức mãn nguyệnthì tính kích thích của nó cũng yếu dần người ta chỉ và chỉ khát khao tiêu dùngkhi đối tượng thỏa mãn còn mới, chưa thật đầy đủ lòng ham muốn của ngườitiêu dùng còn cao Nghệ thuật thỏa mãn tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ trình tựđưa ra các mặt hàng đối với số lượng và chất lượng như thế nào, theo thứ tựnào để người mua không bị nhàm chán, và nhu cầu với cái mới, cái tốt, cáiđẹp bao giờ cũng có tác động kích thích đối với hoạt động để làm ra nhữngvật phẩm tốt hơn bao giờ cũng có kích thích làm ra những vật phẩm tốt hơn

- Quy luật tâm lý thứ ba: hoạt dộng nói chung, hoạt động sản xuất nói

riêng của con người là không cùng và nhu cầu của con người cũng bất tận.Con người có thể phát triển gắn liền với sự gia tăng hoạt động và tăng cườngnhu cầu Tiết chế nhu cầu, không nâng cao chất lượng cuộc sống là kìm hãmphát triển của xã hội do không khai thác và sử dụng hết tiềm năng sáng tạocòn rất phong phú trong mỗi con người

- Quy luật tâm lý thứ tư: vấn đề nêu bật ở đây là xã hội càng đóng kín

thì nhu cầu càng trì trệ và cứ lặp đi lặp lại mãi Sự tiến bộ của một quốc giacần có sự giao lưu trao đổi

* Tóm lại, tâm lý tiêu dùng bao hàm có nhu cầu, thị hiếu, thói quen,hứng thú và truyền thống tiêu dùng Tâm lý tiêu dùng thể hiện cả chất lượngsống, mức sống và nếp sống Tâm lý tiêu dùng đã và đang hình thành pháttriển trong xã hội Nó thúc đẩy sản xuất phát triển

Trang 15

Việc tiêu dùng hàng hóa- dịch vụ còn chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tốtâm lý: động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.

- Động cơ: tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có

nhu cầu Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học Chúng nảy sinh từ nhữngtrạng thái căng thẳng về tâm lý như nhu cầu được thừa nhận được kính trọnghay được gần gũi về tinh thần Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc từ tâm lýđều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lậptức, một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức đủ mạnh.Một động cơ hay một sự thôi thúc là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôithúc người ta hành động, việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giáccăng thẳng

- Nhận thức: của một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động Vấn

đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnhhưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó Có sự nhận thứckhác nhau về một tình huống bởi mỗi người chúng ta soi xét, tổ chức và giảithích thông tin đó theo cách riêng của mình Nhân thức là quá trình thông qua

đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giả định thông tin tạo ra một bức tranh có ýnghĩa về thế giới xung quanh

- Tri thức: khi người ta hành động, họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri

thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinhnghiệm Hầu hết các hành vi của con người đều được lĩnh hội

- Niềm tin và thái độ: thông qua hành động và tri thức con người sẽ tạo

nên niềm tin và thái độ về hàng hóa tiêu dùng Niềm tin sẽ giúp con ngườiquyết định tiêu dùng hàng hóa dịch vụ Ví dụ hiện nay vấn đề chăm sóc sứckhỏe được quan tâm, đồng thời xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm chonhu cầu về rau sạch tăng lên Tuy nhiên người dân còn chưa có niềm tin vềnguồn cung ứng rau an toàn

Trang 16

2.1.4 Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn

2.1.4.1 Khái niệm về “Nông nghiệp sạch”

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hai quan niệm về nôngnghiệp sạch, đó là nông nghiệp sạch tương đối và Nông nghiệp sạch tuyệt đối

- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp sinhhọc, ở nền nông nghiệp này người ta áp dụng các biện pháp hữu cơ và sinhhọc, trở lại chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hóa họchay thuốc bảo vệ thực vật Các loại cây trồng được sản xuất trong nhà kính, vàcách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài Hầu như nền nôngnghiệp này chỉ áp dụng được ở các nước phát triển, vì họ có điều kiện về tàichính để đâu tư vốn cũng như cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp

- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp cácbiện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học,

kỹ thuật cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấpnhất việc sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tối

đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường, đồng thời các sản phẩm sản xuất

ra có dư lượng chất hóa học, kim loại nặng và độc tố ở mức cho phép Nềnnông nghiệp này hầu hết được áp dụng ở các nước đang phát triển

2.1.4.2 Khái niệm rau an toàn

Rau an toàn ( RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời giangần đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thịtrường đã gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng

Theo tổ chức y tế thế giới WHO tổ chức nông lương và lương thực củaliên hợp quốc FAO thì rau an toàn phải đảm bảo các yếu tố sau:

 Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, vàkhông ủ bằng hóa chất độc hại

 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặngdưới mức cho phép

Trang 17

 Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại cho con người vàgia súc.

 Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và của Việt Nam

 Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trêncác sản phẩm rau như hàm lượng Nitrat kim loại nặng hóa chất bảo

vệ thực vật, vi sinh vật có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụngtùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, do đó sản phẩm rau được coi là antoàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của cơ quangiám định chất lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêuphù hợp

Tiêu chuẩn RAT thế giới và Việt Nam

Theo các nhà nghiên cứu hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trêncác sản phẩm rau như hàm lượng nitơ rát, kim loại nặng, hóa chất BVTV, visinh vật có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng tùy thuộc vàomức độ ô nhiễm Do đó, sản phẩm rau đươc xem là an toàn khi đáp ứng đượccác thông số kỹ thuât cho phép của các cơ quan giám định và ở mỗi quốc giađều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp Theo tổ chức Y tế thế giới, dư lượng chophép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô nhiễm như sau:

Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau( Theo qui định của WHO)

ĐVT: mg/kg sản phẩm

Trang 18

Súp lơ 500 Xà lách 1500

( nguồn: FAO, 1993)

Bảng 2.2: Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)

Loại kim loại Dư lượng Loại kim loại Dư lượng

Rau an toàn ( RAT) là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau

được canh tác trên các diện tích dất có thành phần hóa - thổ nhưỡng đượckiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại cónguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạtcòn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định ( đặcbiệt là quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rauđảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhànước đặt ra

Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau người ta vẫn sử dụngphân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượnghạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thựcvật trong danh mục cho phép Trong rau an toàn tồn tại một dư lượng nhấtđịnh các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của conngười

Theo tổ chức y tế thới giới rau an toàn là rau cần phải đạt được các tiêuchuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, kim loại nặng, và visinh vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép Nếu vi phạm mộttrong bốn tiêu chuẩn trên thì không được gọi là rau an toàn

Trang 19

Rau an toàn của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rauđược canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ vệsinh an toàn thực phẩm Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sảnxuất rau chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đềrau an toàn về cơ bản đã được giải quyết.

Bộ NN&PTNT của Việt Nam đưa ra các quy định về sản xuất rau antoàn như sau:

Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ hoa

và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng hóa chất và mức

độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm antoàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm củasản phẩm rau đặt ra như sau

Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu củatừng loại rau, đúng độ chín kỹ thuât ( hay thương phẩm), không dập nát , hưthối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp

Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép

+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau

+ Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau

+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì, thủyngân, asen, cadimin, đồng

+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh ( ecoli, sanmollela,trứng giun, sán v.v)

Sản phẩm rau an toàn chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm, khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quyđịnh

Trang 20

Tóm lại, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn

là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sau:

- Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị gây hại,dập nát, héo úa

- Dư lượng thuốc trừ sâu, BVTV hàm lượng NO3 và hàm lượng kimloại nặng dưới mức cho phép

- Không bị sâu bênh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới

Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối vớingười tiêu dùng Tùy theo phong tục tập quán của từng nước nó được sử dùngvới nhiều phương thức khác nhau Ở các nước đang phát triển, rau thường nấuchín và ăn như các món ăn thêm hoặc ăn lẫn với thịt, cá hay các thức ăn khác.Tại các nước phát triển, nhu cầu rau tươi rất cao Riêng đối với một số nước

có mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh nhưng sở thích của

họ vẫn là rau tươi Mội số loại rau có thể để đông lạnh như đậu các loại v.v.đối với các nước châu phi lại có kiểu sử dụng rau khác, so với tình hình sửdụng chung, ví dụ như trồng sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cả lá

Mức tiêu thụ rau khác nhau cũng tùy theo mỗi quốc gia và còn phụthuộc vào mức thu nhập, tuy nhiên một số nước còn phụ thuộc vào tập quán

ăn uống của người dân ở đó

*EU

Theo euromonitor (2004), tổng mức tiêu thụ rau bào gồm cả khoai tây ởthị trường EU đạt khoảng 29 triệu tấn, trong đó tiêu thụ khoai tây chiếm >50% lượng rau tiêu thụ và cà chua chiếm khoảng 10% Đức là thị trường tiêuthụ rau tươi lớn nhất EU với lượng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp đó làAnh , Italia và Hà lan

Trang 21

Với thị hiếu tiêu dừng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, anh có thịtrường rau quả chế biến lớn nhất EU, chiếm 20% tổng giá trị toàn EU và đứngthứ 3 EU về sản lượng tiêu thụ với 16% chỉ sau đức 21% và italy 17% Năm

2006, tiêu thụ rau quả chế biến của anh có sản lượng 4,7 triệu tấn đạt 6 tỷ ero

Italia là nước tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản đứng thức 3 trong

EU Từ năm 2001 đến năm 2005 trị giá rau quả chế biến và bảo quản tăng 4%.Tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản bình quân đạt 84kg/ 1 người, cao hơnmức bình quân của EU 62kg/ 1 người

* Thái Lan

Là một đất nước trồng rau nhiệt đới và ôn đới, nên chủng loại rau củathái lan rất phong phú Hiện nay có khoảng trên 100 loại rau được trồng ởnước này trong đó có 45 loại được trồng phổ biến

Mức tiêu dùng rau bình quan tại thái lan là 53 kg/ người/ năm với cáckênh tiêu thụ chủ yếu trên thị trường

Loại kênh thứ nhất: người sản xuất Nhóm nông dân tự thành lập người bán buôn ( tại băng cốc/ người chế biến/ người xuất khẩu - người bánbuôn - người bán lẻ - người tiêu dùng)

-Loại kênh thứ 2 : người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng rau

thị trường bán buôn trung tâm/người bán buôn tại băng cốc – người bán lẻ người tiêu dùng

-2.2.2 Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam

Đối với người Việt Nam rau là một loại thực phẩm không thể thiếutrong mỗi bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và không thểthiếu Rau an toàn là một sản phẩm mới, hiểu theo một cách nào đó với ngườiViệt Nam rau an toàn thường mang tính hiện đại và tính thương mại cao vì giácủa nó

Trang 22

Người tiêu dùng đã ý thức được các sản phẩm rau an toàn và tính quantrọng của sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau khôngđảm bảo nhất là dân cư ở các khu vực thành thị.

Trong những năm gần đây nhu cầu về sản phẩm rau an toàn trong nướcngày càng gia tăng, tuy nhiên có một thực trạng và cho rằng đó cũng là mộtnghịch lý đã tồn tại từ rất lâu trong tâm trí người tiêu dùng hiện nay đó là rausản xuất không theo qui trình, không được kiểm soát lại bán được nhiều hơn

so với rau sạch, rau an toàn do giá thành rẻ hơn Người tiêu dùng trong nướchoàn toàn ý thức được mức độ nguy hại từ sản phẩm rau không an toàn, và họđánh giá cao việc sản xuất các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn bằng việcsẵn sàng chấp nhận các sản phẩm này Tuy nhiên có hai lý do khiến cho thịtrường rau an toàn hiện nay ở Việt Nam đang là một dấu hỏi lớn:

+ Tôi không mua rau an toàn vì không biết địa chỉ bán rau antoàn

+ Tôi không mua rau an toàn vì tôi nghĩ rau an toàn cũng chưa

chắc đảm bảo an toàn ( O2tv.vn)

Hiện nay ở Việt Nam nhiều người sản xuất rau đã ý thức được tầm quantrọng của chất lượng sảm phẩm đối với người tiêu dùng nên họ cũng tự giáctuân thủ chặt chẽ các qui định trong sản xuất rau an toàn Nhưng làm cách nào

để tất cả người tiêu dùng đều được tiếp cận với rau an toàn đang là một điều

mà nhiều nhà sản xuất và các chuyên gia đầu ngành đau đầu suy nghĩ

2.2.3.Các công trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rauquả quận Đống Đa, 2001

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên thực trạng thị trường rau quảcủa quận phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới quá trình hìnhthành và phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ rau an quả của quận đồng đề

Trang 23

xuất một số biện pháp về sản xuất và tiêu thụ rau quả góp phần hoàn thiện vàphát triển thị trường.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, các kênh tiêu thụ của thị trường rauquả quận Đống Đa rất phong phú và đa dạng Mạng lưới chợ của quận tươngđối nhiều nhưng quy mô nhỏ và cơ sở hạ tầng kém nên chưa đáp ứng đượcnhu cầu của người mua và người bán Số lượng người bán rong đông gây cảntrở giao thông, mất vệ sinh môi trường và mất công bằng đối với những quầybán lẻ Hoạt động cả kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, mang tính thời vụ Có nhiềuyếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin thị trường nhất là vấn

đề chất lượng sản phẩm

Chính vì vậy, nghiên cứu cho rằng quận Đống Đa cần quan tâm hơnnữa đối với hệ thống thông tin thị trường tiêu thụ rau quả, có chính sách hỗ trợkhuyến khích các thành viên tham gia hệ thống thị trường, phát triển cơ sở hạtầng và tăng cương công tác quản lý, giám sát chất lượng, tổ chức kinh doanh.Ban quản lý các chợ cần bố trí hợp lý vị trí quầy hàng cho phù hợp, tăngcường công tác bảo vệ, quản lý và giữ gìn vệ sinh Các thành phần tham giathị trường cần có phương pháp cần có phương hướng kinh doanh lâu dài, nângcao trình độ hiểu biết về thị trường, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh

CIRAD, nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua và raumuống) consumer perception of vegatable (tomatoes and water morningglories) quality in Ha Noi, 2003

Năm 2003, dự án SUSPER đã tiến hành điều trau 500 người tiêu thụ tại

Hà Nội về những đánh giá (nhận thức) của họ về rau quả vùng ven đô (chủyếu về cà chua và rua muống) Nghiên cứu tập trung vào đánh giá của ngườitiêu thụ về chất lượng sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Đà Lạt từ vùng ven đô,sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn (rau quả sạch) và các sản phẩm bán tạicác siêu thị Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mặt nổi lên khi đưa ra những nhậnxét về chất lượng các sản phẩm là liên quan tới sức khỏe con người và mẫu

Trang 24

mà hình thức về ngoài của sản phẩm Các sản phẩm của Trung Quốc luôn bịđánh giá thấp trong mọi trường hợp Các sản phẩm bán tại siêu thị được đánhgiá cao nhưng được xem là đắt Rau hữu cơ và rau sạch thì có hình thức khôngđẹp và không tạo được sự tin cậy Ngược lại rau của vùng ven đô có hình thứctốt và tạo được cho là có chất lượng nhưng lại không được xem là tốt cho sứckhỏe Niềm tin vào chất lượng sản phẩm được tạo nên hình ảnh người báncũng như địa điểm bán sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số đềxuất nâng cao khả năng marketing sản phẩm.

Bùi Thị Gia- 2001: Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuấtrau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học nôngnghiệp Hà Nội

+ Tóm tắt nội dung

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày Rau còn

có giá trị kinh tế như để xuất khẩu, làm nguyên liệu cho chế biến, cung cấpthức ăn cho chăn nuôi Phát triển sản xuất rau còn là tác dụng tạo công ăn việclàm và tăng thu nhập cho hộ gia đình

Tuy nhiên sản xuất rau có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng, kinh tế, xãhội nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành sản xuất rau bị thảnổi từ khâu sản xuất đến tâm lý mở rộng và thu nhập của người trồng rau

Về thực hiện các biện pháp kĩ thuật và thiếu sự chỉ đạo của các cấp cácngành nên dẫn đến hiện tượng lạm dụng các chế phẩm và ô nhiễm môi trường,đất và nước đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải

có những giải pháp trong thời gian tới để sản phẩm rau của nước ta sánh vớithực phẩm của các nước tiên tiến và đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càngcao của người tiêu dùng

Gia lâm là một huyện thuộc vành đai thực phẩm của Hà Nội, cung ứnglượng rau lớn cho thành phố, nhưng sản xuất rau còn nhiều vấn đề cần nghiên

Trang 25

Chất lượng rau chưa cao, phẩm chất và độ an toàn kém xa tiêu chuẩnquốc tế Vậy gia lâm giải quyết những vấn đề gì để nâng cao chất lượng rau?

Việc tiêu thụ rau của nông dân còn nhiều khó khăn, ách tắc, gây nhiềuthiệt thòi cho người trồng rau

Việc sử dụng quá mức khuyến cáo các loại pân bón hóa học và thuốcbảo vệ thực vật

Kết quả nghiên cứu của đề tài

Thực trạng phát triển sản xuất rau của huyện

+ Diện tích, năng suất và sản lượng rau của huyện Gia Lâm

Diện tích trồng rau của huyện gia lâm trong vòng 8 năm trở lại đây có

xu hướng tăng liên tục, bình quân mỗi năm 7% So với toàn thành phó, gialâm có diện tích gieo trồng đứng thứ 2 sau đông anh Năng suất đạt 120ta/ha,năm cao nhất đạt 153,3 tạ/ha Năng suất rau của gia lâm chưa cao và không ổnđịnh

+ Chất lượng rau và các yếu tố ảnh hưởng

Phẩm cấp rau loại A còn thấp, chiếm 60- 70%, loại C chiếm 14,3% tùy theo loại rau Rau sản xuất chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm nguyên nhân là do tác động nhiều yếu tố đặc biệt là lạm dụng thuốcsâu, phân hóa học và không đảm bảo thời gian cách ly

13,5%-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau huyện gialâm

Mức sử dụng phân đạm/ đơn vị diện tích là khá cao nhưng thiếu cânđối, trong đó kali chưa được coi trọng việc sử dụng đầu vào không hiệu quả,ảnh hưởng đến chất lượng rau

Yếu tố con người: trình độ hiểu biết của người nông dân thấp, tuy nhiên

họ có hiểu biết nhiều biểu hiện sử dụng đúng liều lượng, cân đối và tiết kiệmgiống và tận dụng lao động để đầu tư chăm sóc năng suất cao hơn nhóm hộ íthiểu biết

Trang 26

Tiêu thụ sản phẩm

Có nhiều hình thức tiêu thụ rau, mỗi hình thức có ưu và nhược điểmnhất định Trong các hình thức bán rau hiện nay, bán buôn tại chợ là hình thứcphổ biến nhất

Sự biến động giá rau: giá thấp và không ôn định, giá rau đầu vụ cao gấphai- ba lần so với chính vụ

Vấn đề sản xuất rau an toàn

Sản xuất rau an toàn trong thời gian qua tiến triển chậm nhưng bướcđầu đã đem đến cho người nông dân những hiểu biết mới về kỹ thuật canh tác,môi trường, sức khỏe cộng đồng… là sự khởi đầu cho nền nông nghiệp sinhthái

Những khó khăn, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trongphát triển sản xuất rau ở Gia Lâm

Tìm hiểu những khó khăn của người sản xuất rau cho thấy: 51% số hộthiếu vốn sản xuất, 46% số hộ cho rằng sản xuất rau đòi hỏi quá nhiều cônglao động

+ Khó khăn và hạn chế

- Sản xuất rau nhỏ lẻ, sức ép và đô thị hóa ngày một mạnh mẽ hơn đòihỏi nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thì trường

- Mặt bằng hiểu biết về kỹ thuật và ý thức của nông dân còn hạn chế

- An toàn thực phẩm chưa bảo đảm

- Cơ sở vật chất còn thiếu

- Tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn

+ Hướng giải quyết

- Sản xuất tập trung

- Nâng cao giá trị chất lượng và an toàn thực phẩm

- Giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trang 27

Tóm lại: tình hình sản xuất rau ở huyện gia lâm phát triển mạnh, nhưngphát triển theo hình thức sản xuất rau an toàn còn nhiều hạn chế Rau về chấtlượng và độ an toàn thực phẩm chưa cao Vì vậy, cần có phương thức sản xuấtrau theo đúng quy trình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đảm bảo sứckhỏe cho người tiêu dùng.

Trang 28

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Gia Lâm nằm ở của ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội nơitập trung nhiều mối giao thông quan trọng: Đường thủy có sông Hồng, sôngĐuống, đường sắt, đường bộ có quốc lộ 5 và quốc lộ 1 để nối các tỉnh khác vàđường hàng không (sân bay Gia Lâm) và được giới hạn bởi

Phía đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên

Phía Bắc giáp huyện Đông Anh Hà Nội

Phía tây giáp quận Long Biên – Hà Nội

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý chính trị quan trọng của thủ đô HàNội, có lợi thế về mặt đối ngoại là trung tâm tam giác của tăng trưởng kinh tế

Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Gia Lâm là trung tâm cảu nhiều đầu mốigiao thông quan trọng nằm dọc tuyến giao thông này Quan hệ giao lưu vớicác quận huyện trong và ngoài thủ đô rất thuận lợi thông qua các cây cầu lớn.Đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy giao lưu liên kết mạnh mẽ giữa các tỉnh

và các địa phương khác trong nước Do Gia Lâm là một huyện ngoại thànhnên có thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau an toànnói riêng của huyện Gia Lâm gặp rất nhiều thuận lợi cũng như không thiếunhững khó khăn thách thức

3.1.1.2 Địa hình

Trang 29

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp và vùngphụ cận là đồng bằng, thấp dần từ tây xuống đông nam theo hướng chung củađịa hình thành phố và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng

Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng được bồi tụ cảu phù sacủa sông Hồng bề dày phù sa trung bình 90 – 120 cm Từ đó huyện có rấtnhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như cho phát triển hạtầng, dân dụng và công nghiệp

144 ngày mưa

Đặc điểm khí hậu huyện Gia Lâm rõ nét nhất là sự thay đổi khí hậu củahai mùa, mùa hè và mùa đông trong năm Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 cóđặc điểm nắng và mưa nhiều, gây ngập úng khó khăn cho sản xuất nôngnghiệp Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh khôhanh ít mưa với gió thịnh hành là gió đông bắc, tháng 1 là tháng có nhiệt độtrung bình thấp nhất trong năm 17,20C và lượng mưa trung bình thấp nhất là6,1 mm

Hai tháng 4 và tháng 10 hàng năm được coi là tháng chuyển tiếp sựbiến động thường khí hậu ở huyện Gia Lâm chủ yếu là do sự tranh chấp ảnhhưởng của hai mùa gió và quá trình thời tiết đặc biệt của mỗi mùa Vì thế ởđịa bàn có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, có năm nhiệt

Trang 30

độ cao nhất lên tới 42,80C ( tháng 5 năm 1926) lại có năm nhiệt độ thấp xuốngtới 2,70C ( tháng 1 năm 1995)

3.1.1.4 Đặc điểm thủy văn

Huyện Gia Lâm thuộc khu vực thành phố Hà Nội có mạng lưới sôngngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn chảy qua thuộc lưu vực Sông Hồng ởphía nam thành phố, với các sông Đuống và Sông Nhuệ và lưu vực sông Cầu

ở phía bắc thành phố, với sông Cà Lồ và nhiều sông đài, kênh mương thoátnước Thành phố Hà Nội có nhiều đầm hồ tự nhiên và hệ thống kênh đê tiêu

và tưới nước như hồ bảy mẫu, hoàn kiếm, Thiền quang, thành công , thủ lệ,văn chương giảng võ, ngọc khánh, hồ tây v.v

Với điều kiện này thuận lợi cho tưới tiêu phản triển sản xuất nôngnghiệp Mặt khác nếu được tận dụng tốt thì sẽ có tiềm năng cho phát triển dulịch

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm.

Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi đểphát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội Tuy vậy huyện Gia Lâm hiệnnay không cần thiết đặt vấn đề an toàn lương thực lên hàng đầu mà càn tậptrung vào phát triển công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch và nôngnghiệp Gia Lâm phải chuyển sang đa dạng hoá sản xuất theo cơ chế thịtrường, phục vụ cho nhu cầu thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm có nhiều tiềmnăng cần được khai thác, lại nằm trong khu vực công nghiệp Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh, đây là đầu mối giao thông thuận lợi, lao động dồi dào,

có trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và từng bước được hoànthiện Vốn trong dân của huyện Gia Lâm để đầu tư cho sản xuất lớn Đồngthời ở huyện Gia Lâm có các khu công nghiệp địa phương và trung ương với

kỹ thuật và trình độ tổ chức cao được đầu tư mở rộng Với những điầu kiện

đõ, huyện Gia lâm có những thuận lợi trong chuển dịch cơ cấu kinh tế nông

Trang 31

thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp , thương mại ,dịch vụ Giốngnhư tất cả các nơi khác trên miền Bắc, nông thôn Gia lâm, ngoại thành HàNội, cũng đã trải qua những biến đổi sâu sắc dưới tác động của đường lối hợptác hoá nông nghiệp so Đảng và nhà nước chủ trương và tiến hành trong thời

kỳ quá độ tiến lên CNXH, với những thành công và những thất bại trong quátrình từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể Với những điều kiện hiện tạihuyện Gia Lâm đang là một trong những huyện ngoài thành Hà Nội có tốc độphát triển kinh tế xã hội nhanh chóng trong những năm tới

3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRÂU QUỲ

Trâu Quỳ: Phía Đông giáp xã Phú Thị, Dương Xá

Phía Tây giáp xã Đông Dư và quận Long Biên

Phía Nam giáp xã Đa Tốn

Phía Bắc giáp các xã Cổ Bi, Đặng Xá và quận Long Biên

Cách trung tâm Hà Nội không xa, lại nằm cạnh các vùng sản xuất nôngnghiệp lớn, Trâu Quỳ là nơi có vị trí địa lý thuận lợi, đầu mối cung cấp nhữngsản phẩm nông nghiệp có chất lượng trên địa bàn và vào nội đô Mặt khác,Trâu Quỳ cũng là một trong những địa bàn sản xuất rau lớn bên cạnh những

xã bạn xunh quanh Do đó, việc hình thành nhu cầu được sử dụng các sản

Ngày đăng: 09/03/2016, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w