1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 8 THCS

30 2,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 361 KB

Nội dung

Giáo dục thể chất cho học sinh là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng sức khoẻ, tinh thần, trí thôngminh thành một con người mới hoàn thiện của nền giáo dục toàn diện, là t

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây công tác TDTT ở nước ta đã có những bướcphát triển đáng kể: “Phong trào TDTT từng bước được mở rộng với nhiều hìnhthức, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển, mộpt số môn thểthao đạt thành tích khích lệ, cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT ở một số địa phương

và ngành được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới Đạt được những tiến bộ đó

là do sự quan tâm của nhà nước, của các đoàn thể, sự cố gắng của đội ngũ cán

bộ, huấn luyện viên, vận động viên và sự tham gia của nhân dân trong quá trìnhthực hiện đường lối đổi mới của Đảng”

Trong thời gian ngành giáo dục đã triển khai nhiều chủ trương, biện phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, từng bước cải tiến chấtlượng dạy học môn thể dục ở các cấp Giáo dục thể chất cho học sinh là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng sức khoẻ, tinh thần, trí thôngminh thành một con người mới hoàn thiện của nền giáo dục toàn diện, là tiền đềquan trọng trong hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh Thông qua đó rènluyện cho học sinh về đạo đức, ý thức tổ chức kỹ luật, tác phong và tinh thần tậpthể nhằm đào tạo con người vững vàng bước vào cuộc sống và thế kỷ của khoahọc hiện đại, với sức khoẻ tráng kiện để tồn tạo trong hoàn cảnh xã hội khắcnghiệt …, con người vượt qua được hoàn cảnh như vậy và phát triển thì đóchính là tiêu chuẩn hàng đầu của việc đánh giá trình độ sức khỏe

Vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu chăm lo sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ

là hết sức quan trọng và cần thiết, đồng thời phát triển các tố chất thể lực nângcao thành tích trong tập luyện cho học sinh là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự

nổ lực tập luyện của người học cũng từng bước góp phần nâng cao nâng caochất lượng giáo dục thể chất

Nhìn vào chương trình luyện tập kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” khối 8Trung học cơ sở, sự đam mê luyện tập của học sinh đã kích thích chúng tôi tìmtòi những biện pháp luyện tập nhằm phát triển sức nhanh tăng thêm sức mạnhcủa chân, sự phối hợp khéo léo trong chạy đà giậm nhảy, trên không, tiếp đấtcủa môn nhảy xa

Để tìm hiểu nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xacủa học sinh, tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc tạo ranhững cơ sở khoa học cho công tác giáo dục thể chất trong trường học Và đểnâng cao thành tích nhảy xa của học sinh THCS ở trường nơi tôi công tác Từnhững mong muốn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài:

Trang 2

“Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho Nam học sinh lớp 8 THCS”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm lựa chọn và ứng dụng các bài tập

bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8THCS Góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh, qua đó tuyển chọnđội tuyển nhảy xa tham gia Hội khỏe Phù Đổng

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu chúng tôi giải quyết những mục tiêusau:

Mục tiêu 1: Lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy

xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 THCS

Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng

cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 THCS

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT:

Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một di sản đánggiá của loài người là sự tổng hòa những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sángtạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất con người,nâng cao sức khỏe

Qua nhiều thời đại đã cho phép chúng ta rút ra được những kết luận ảnhhưởng của giáo dục thể chất đối với cơ thể con người

Nhà giáo dục Thụy Sĩ lôgan Pêxtatxi đã khẳng định : Các bài tập thể chấtlàm củng cố và tôi luyện cơ thể, xây dựng nền tảng để phát triển các tố chất vậnđộng, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống, tăng cường sức khỏe và phát triển trílực

Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh sứckhỏe của trẻ em và thanh niên là nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng đếnkhả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em

Giáo dục thể chất ( GDTC ) là một quá trình sư phạm với đầy đủ nhữngđặc trưng cơ bản của nó, là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng kỹ xảovận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái chức năng của

cơ thể, nó còn là sự tổng hoà những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và

sử dụng những biện pháp chuyên môn để nâng cao sức khoẻ và hoàn thiện thểchất con người, là một phần không thể thiếu của giáo dục con người toàn diện Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục conngười mới phát triển toàn diện Đối với lứa tuổi học sinh phổ thông, đây là giaiđoạn chuẩn bị và cũng là giai đoạn thử thách về sức khoẻ, trí tuệ, tinh thần…nhằm làm cho cơ thể phát triển các chức năng, bộ phận và các tố chất thể lựcnhư: Nhanh, Mạnh, Bền, Dẻo, Khéo léo Chuẩn bị thể lực tốt giúp học sinh bước

vào hoạt động học tập với tư thế “sẵn sàng”.

Ngày nay nước ta ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam trở thànhmột nước có nền công nghiệp tiên tiến, nền văn hoá đặm đà bản sắc dân tộc với

cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

Trong mục tiêu từ nay đến năm 2020 của văn kiện đại biểu toàn quốc lần

thứ 8 có ghi “Trong vòng 30 năm đến khoảng 2020, ra sức phấn đấu để biến

Trang 4

nước ta thành nước công nghiệp” Muốn xây dựng một nước công nghiệp hóa,

hiện đại hóa chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực phát triển cao về trí tuệ,cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

Theo từng giai đoạn cách mạng, theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụthể Đảng luôn có những chỉ thị nghị quyết lãnh đạo kịp thời đề ra những chủtrương nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao của nước ta Hàng loạt cácchỉ thị về công tác thể dục thể thao được Đảng ban hành như chỉ thị 106/CT-TƯ,181/CT-TƯ, 180/CT-TƯ và chỉ thị 227/CT-TƯ đều nhấn mạnh đến vai trò thểdục thể thao như một công tác cách mạng, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là chămsóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, họcsinh sinh viên Như vậy, trong mỗi giai đoạn xã hội giáo dục thể chất không thểthiếu được trong hệ thống giáo dục chung, giáo dục toàn diện, song việc giáodục sức khỏe và giáo dục toàn diện, giáo dục thể chất góp phần cải tạo nòigiống, nhân tài thể thao và trường học là nơi các em luôn được tạo điều kiệnthuận lợi để phát triển

Hồ Chủ Tịch là người đầu tiên phát biểu những quan điểm TDTT cách

mạng : “Xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải

tạo nòi giống Việt Nam”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:“ Lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của thể

dục thể thao rất lớn Lợi ích trước mắt của thể dục thể thao góp phần trực tiếp vào việc đem lại sức khỏe tốt để phục vụ sự nghiệp sản xuất, chiến đấu và học tập Đồng thời phải thấy thể dục thể thao có ý nghĩa to lớn và lâu dài ở chỗ nó góp phần làm cho dân tộc Việt Nam ta trở nên một dân tộc khỏe mạnh, có thể lực tốt, có tinh thần kiên cường cao độ…”

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY NHẢY XA “KIỂU NGỒI” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Hoạt động thể lực là một trong những yếu tố quan trọng trong thể dục thểthao là nền tảng nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể đối với lượng vận động,

là cơ sở để người tập nắm bắt kỹ thuật, chiến thuật hiệu quả cao, tạo tâm lý ổnđịnh hơn Mỗi một môn thể thao muốn đạt thành tích cao bên cạnh rèn luyện kỹthuật, chiến thuật, ý chí …người tập còn phải rèn luyện những tố chất thể lựccần thiết cho môn thể thao đó

Huấn luyện các vận động viên nhảy xa là một quá trình thống nhất vàhoàn thiện các kỹ năng vận động, phát triển các khả năng, các chức phận của cơthể Huấn luyện nhảy xa cũng như các môn thể thao khác cũng bao gồm huấnluyện thể lực và huấn luyện kỹ thuật

Trang 5

1.2.1 Huấn luyện thể lực:

Huấn luyện thể lực là một quá trình huấn luyện bằng các phương tiện thểdục thể thao ( chủ yếu là các bài tập thể lực) để tác động có chủ đích đến sự pháttriển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực và sức khoẻ của vậnđộng viên Trong huấn luyện thể thao thường lấy việc phát triển các tố chất thểlực làm nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực cho các vận động viên Do vậy,

để rỏ hơn khái niệm về thể lực, ta có thể khái quát mức độ phát triển các tố chấtthể lực gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và khả năng mềm dẻo …Các vận động viên dưới tác động của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu.Trong bộ môn nhảy xa thường thì các sức nhanh, sức mạnh của chân là ảnhhưởng lớn nhất đến thành tích nhảy xa, bên cạnh đó sức bền cũng không thểthiếu trong việc luyện tập của vận động viên

Sức nhanh: Là năng lực phản ứng của cơ thể đối với loại kích thích nhằm

hoàn thành một động tác hoặc di động một cự ly nào đó trong thời gian ngắnnhất Sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu: thời gian tiềm phục của phảnứng vận động, tốc độ từng cử động riêng lẻ, tầng số động tác

Sự phát triển tố chất nhanh sớm hơn sứ phát triển tố chất mạnh, khi đánhgiá tố chất nhanh, người ta thường xác định tốc độ chạy ở cự li ngắn Trong bộmôn nhảy xa sức nhanh ảnh hưởng rất lớn đến thành tích, vì giai đoạn chạy đà làrất quan trọng trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, theo nhiều nghiên cứu cho thấynhững vận động viên chạy tốc độ nhanh thường có thành tích nhảy xa hơn hẳnnhững vận động viên chạy chậm mà có cùng chiều cao

Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc bên trong

bằng sự nổ lực của cơ bắp trong quá trình vận động tố chất này cũng không kémphần quan trọng như sức nhanh vì trong mọi hoạt động như đi, chạy, nhảy đềucần đến sức mạnh

Theo các tài liệu lý luận khoa học về nhảy xa: kỹ thuật giậm nhảy thuộcnhóm sức mạnh tố độ, giậm nhảy phụ thuậc vào sức mạnh của cơ và tốc độ codãn của các sợi cơ Chính vì thế muốn giậm nhảy tốt trước hết phải đầu tư pháttriển cơ bắp

Riêng đối với các em lứa tuổi 14 mặc dù giai đoạn này là thời điểmthuận lợi nhất nhưng do sự phát triển chưa hoàn chỉnh, cơ thể đang là thời kỳphát triển mạnh đặc biệt là chiều cao nên phải sử dụng các bài tập như: khắcphục trọng lượng cơ thể, khắc phục lực cản của môi trường

Sức bền: Là khả năng của cơ thể khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt động

với thời gian dài, cường độ nhất định và hiệu quả, trong huấn luyện thể thao nếukhông tạo ra mệt mỏi thì chức năng của cơ thể không thể nâng cao được Do đó,

Trang 6

trong huấn luyện sức bền phải dùng nhiều cách để khắc phục mệt mỏi, kể cảphải dùng ý chí để khắc phục mệt mỏi Huấn luyện sức bền cho vận động viênnhằm khắc phục sự mệt mỏi trong thi đấu Đây là tố chất thể lực rất quan trọng,

nó tạo nền tảng để phát triển các tố chất thể lực khác Tuy một trận đấu nhảy xakhông sử dụng sức bền nhiều lắm nhưng cũng đòi hỏi phải có sức bền nhất định

để có thể tập luyện và thi đấu lâu hơn

1.2.2 Huấn luyện kỹ thuật:

Nhảy xa bao gồm nhiều động tác liên tục, nhưng người ta có thể chiathành 4 giai đoạn sau:

- Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy

- Giậm nhảy

- Bay trên không

- Rơi xuống đất

* Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy:

Cự ly chạy lấy đà khoảng 15m – 25m đối với nam, 10m – 20m đối với nữhoặc có thể ngắn hơn đối với người mới tập

Khoảng cách chạy lấy đà được xác định bằng nhiều cách như đo bằng bànchân, bằng bước đi (hai bước đi thường bằng một bước chạy) hoặc đo bằngthước dây Người ta thường đo ngược trở lại từ ván giậm tới vạch bắt đầu chạy

đà

Tư thế chạy lấy đà là một chân đặt phía trước, chân kia đặt phía sau cáchnhau khoảng 1 – 2 bàn chân Nếu chạy đà với số bước chẳn thì đặt chân giậmnhảy trên vạch xuất phát, còn chân kia đặt phía sau và ngược lại Ở vị trí nàythân trên hơi ngả về trước, trọng tâm cơ thể dồn về chân trước, khớp gối hơichùng, hai tay thả lỏng hoặc một tay đặt phía trước, tay kia đặt phía sau (gầngiống như xuất phát cao trong chạy cự ly trung bình)

Tốc độ chạy lấy đà trong nhảy xa được tăng dần tới 4 – 6 bước cuối cùngđạt tốc độ cao Người ta duy trì tốc độ cao đó tới lúc giậm nhảy

Trong khi chạy lấy đà vận động viên không nên nhìn vào vạch kiểm trahay nhìn vào ván giậm nhảy để điều chỉnh Các bước chạy lấy đà phải ổn định

và trở thành thói quen để đạt được sự phối hợp tốt nhất giữa chạy lấy đà nhanhvới giậm nhảy nhanh, mạnh, chính xác Sau mỗi lần nhảy, người ta xem nhữngdấu vết chân để lại ở vạch kiểm tra và ở ván giậm nhảy để điều chỉnh cự ly chạylấy đà chính xác

Những bước cuối cùng của chạy lấy đà (4 bước) cần có ý thức để chuẩn bịgiậm nhảy, lúc này trọng tâm hơi hạ thấp xuống bằng cách tăng độ dài bướctrước bước cuối cùng

Trang 7

Việc đặt chân vào ván rất quan trọng Chân giậm phải đặt bằng cả bàntheo hướng từ trên xuống dưới và ra sau, điểm đặt phải gần với điểm dọi củatổng trọng tâm thân thể.

Trong chạy lấy đà thân trên hơi ngả về phía trước, đến khi giậm nhảy thìthân giữ gần như thẳng đứng

* Giai đoạn giậm nhảy:

Lực giậm nhảy trong nhảy xa rất lớn (700 – 800kg đối với vận động viêncấp cao) vì vậy giậm nhảy nhất thiết là phải chân mạnh Đối với thiếu niên hoặcngười mới tập, việc lựa chọn chân giậm nhảy bằng cách cho họ nhảy xa mộtcách tự nhiên bằng đà ngắn

Khi tiếp xúc với ván giậm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chângiậm nhảy, do vậy chân giậm nhảy hơi khụy để giảm chấn động Khi giậmnhảy cần nhanh chóng duỗi hết các khớp chân giậm nhảy Kết thúc giậm nhảygóc giữa thân trên và đùi chân lăng khoảng 95 độ, bàn chân, cẳng chân, đùi củachân giậm gần như nằm trên một đường thẳng hơi ngả về trước với góc độgiậm nhảy khoảng 68 – 72 độ Động tác kết thúc giậm nhảy như vậy gọi là

“bước bộ trên không” khi chân bắt đầu rời khỏi ván giậm.

Các cánh tay đều kết thúc bằng động tác dừng lại đột ngột khi khuỷu tay

ở mức ngang vai để nâng trọng tâm thân thể lên và giữ thăng bằng

* Giai đoạn bay trên không:

Kết thúc giậm nhảy ở tư thế “bước bộ”, sau đó đưa đùi chân giậm ra trước, lên trên ngang với đùi chân đá lăng, hình thành tư thế “ngồi” trên không Lúc

này thân hơi ngả về thước, đùi hơi nâng lên và cẳng chân hơi duỗi ra Ở tư thếnày người nhảy chuẩn bị vào giai đoạn rơi xuống đất

* Giai đoạn rơi xuống đất:

Sau khi hoàn thành các động tác trong giai đoạn bay, người nhảy chuyểnsang tư thế rơi xuống đất Ở tư thế này thân trên hơi ngả về trước, hai chân nângđùi lên cao, cẳng chân duỗi giữ cho gót chân, chỉ thấp hơn gót chân một chút,hai tay đưa ra phía trước Khi chân chạm cát (nệm) thực hiện ngồi sâu xuống,khuỵu gối lao người về trước, hai tay đánh mạnh xuống dưới, ra sau Cuối cùngngười có thể đổ về trước hoặc ngã sang một bên, sao cho không một bộ phậnnào của cơ thể chạm xuống hố cát ở vị trí phía sau vị trí của gót chân

1.2.3 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi

* Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:

Trang 8

- Giới thiệu, phân tích, làm mẫu, xem phim, ảnh kỹ thuật các kiểu nhảy vàlàm quen.

- Tập chạy tăng tốc độ 20 m – 40m

* Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ:

- Tại chỗ tập đặt chân giậm và giậm nhảy

- Chạy 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy

- Tập bước bộ liên tục

- Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ

- Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ qua xà thấp 40 – 50 cm đặt cách vángiậm một nữa đường bay

* Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ:

- Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ

- Chạy đà 7 – 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát(nệm) bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố cát (nệm)

- Chạy đà 13 – 15 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát(nệm) bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm đúng ván giậm nhảy)

* Dạy kỹ thuật bay trên không và rơi xuống đất:

- Nhảy xa tại chỗ, rơi xuống nệm bằng hai chân

- Nhảy xa với đà ngắn, thu chân giậm về trước cùng với duỗi chân lăng

- Nhảy xa với đà ngắn và trung bình

* Hoàn thiện kiểu nhảy:

- Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy, xác định cự lychạy đà chính thức

- Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định

- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả

1.3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3.1 Về sinh lý:

Với học sinh trung học cơ sở, tuổi dậy thì bắt đầu, đặc trưng của lứa tuổinày là quá trình phát dục mạnh mẽ, cơ thể hình thành một số hình thái và chứcnăng, các tuyến nôi tiết (tuyến hạ não, tuyến giáp trạng) tăng cường hoạt động,

Trang 9

kích thích cơ thể lớn lên nhanh mà chủ yếu do chân tay dài ra, đồng thời kíchthích tuyến sinh dục (buồng trứng ở con gái, tinh hoàn ở con trai) bắt đầu hoạtđộng mạnh theo kiểu cách của sinh lý người trưởng thành

Hệ thần kinh: Đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào nhưng chức năng sinh lý vẫn

đang phát triển mạnh Hưng phấn vẫn chiếm ưu thế, khả năng phân tích tổnghợp mặc dù còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng Dễ dàng lập phản xạsong cũng dễ phai mờ, cho nên tiếp thu nhanh nhưng cũng chống quên Thầnkinh thực vật yếu ớt ở mức độ nhất định, các dấu hiệu kích thích cảm giác tănglên, các biểu hiện chủ quan lo lắng rất hay gặp, 14% trai và 26% gái xuất hiệntrạng thái đau đầu vô cớ, chống mệt, hồi hộp đội khi còn biểu hiện đau ở vùng

dạ dày, dễ bị chấn thương tinh thần rấi loạn giấc ngủ

Hệ tim mạch: Kích thước của tim tăng, mạch đập chậm đi, huyết áp tăng

lên Mạch trung bình khoảng 80 lần / phút, huyết áp tối đa có thể lên đến150mmHg do hoạt động mạnh của tuyến nội tiết và huyết áp tối thiểu khoảng80mmHg Người ta thường gặp loạn nhịp tim do thở Khi vận động trong một sốtrường hợp huyết áp tối đa có thể tăng lên tới 200mmHg và mach đập tăng lên200lần /phút, phổi cũng phát triển mạnh, tầng số thở giảm chỉ còn 16-20 lần/phút, hô hấp được sâu hơn, dung tích sống tăng Cần phải chú ý phát triển các

cơ hô hấp bằng cách thực hiện các động tác phối hợp với thơ

Hệ tuần hoàn: Đang trên đà phát triển mạnh nhịp độ phát triển của tim

vượt nhịp độ phát triển của toàn thân, công suất hoạt đông của tim vượt khảnăng chịu đựng của các khoan động mạch vì vậy khi hoạt động với động vậnđộng lớn thì huyết áp tăng lên rõ rệt Hoạt động của tim chưa được vững vàng,

cơ năng điều tiết hoạt động của tim chưa được ổn định, sức co bóp còn yếu.Hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ mau chóng mệt mỏi, cần lưu ý nguyêntắc tăng tiến rtong vận động, tránh tăng đột ngột gây nguy hiểm đến chức năng

và sự phát triển của hệ tuần hoàn

Hệ hô hấp: Phổi các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngăn buồn túi

phổi đang còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng khí mỗi lần thởnhỏ, sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương đối với việc thở chưa được bềnvững và nhịp nhàng Do đó khi hoạt động nhịp thở nhanh, không giữ được nhịpthở tự nhiên, không kết hợp được với động tác nên làm cho cơ thể mau chóngmệt mỏi

Hệ vận động: Phát triển đáng chú ý cả về số lượng lẫn chất lượng Xương

đang cốt hoá mạnh mẽ, dài ra rất nhanh Các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân đãthành xương nhưng chưa vững vàng nên khi lao động, luyện tập nặng dễ gâyđau kéo dài ở các khớp đó Do sự phát triển cơ bắp không nhịp nhàng, thiếu cân

Trang 10

đối đó khiến các em không phát huy được khả năng sức mạnh của mình, đồngthời mau xuất hiện mệt mỏi Vì vậy việc tập luyện cho các em phải mang tínhphong phú, hấp dẫn và đảm bảo sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực, chú ýtăng cường phát triển sức mạnh cơ bắp bằng những bài tập có cường độ trungbình

1.3.2 Về tâm lý:

Ở lứa tuổi này các em xuất hiện biểu tượng hình như mình không còn bé

nữa Đó là sự báo trước một thời kỳ mới “ Cảm giác trưởng thành”, thời kỳ này

đem lại cho các em nhiều cảm xúc, ý nghĩ hứng thú và tính cách mới mẻ màthường bản thân các em không ý thức được

Do ảnh hưởng của hệ thống giáo dục và học tập cũng như sự phát triểncủa hệ thần kinh vai trò của hệ thống tính hiệu được nâng cao rõ rệt dẫn đến khảnăng tư duy trù tượng và tập luyện phát triển mạnh Bên cạnh đó sự thay đổi độtngột và không đồng đều của các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể là nguyênnhân làm cho các em dễ có cảm xúc mệt mỏi, hoạt động phản xạ ức chế không

ổn định – có lúc hưng phấn mạnh hơn ức chế - khiến cho các em không tự chủđược, thiếu sự kiềm chế, hung hăng, mất thăng bằng Trong hoạt động vận độngthường có những động tác thừa, lóng ngóng vụn về, khả năng phối hợp hoạtđộng kém Do vậy nếu chúng ta nắm bắt được tâm lý này thì chúng ta có thểkhắc phục được những biểu hiện tích cực và có thể khơi dậy những yếu tố tíchcực trong hoạt động thể chất và tâm hồn của các em giúp các em giải quyết đượcnhững mâu thuẩn trong cuộc sống

Trí nhớ có của các em có nhiều biến đổi căn bản năng lực ghi nhớ chủđịnh tăng lên rõ rệt, hiệu quả ghi nhớ được nâng cao Ngoài ra sự thay đổi trongmối quan hệ dần dần được hình thành: Quan hệ với người lớn các em được tincậy hơn, có khhuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết và cách cư xử,thích hoạt động và sống tập thể, chú trọng danh dự và tự hào về tập thể, đồngthời tính độc đoán phát triển mạnh

Tuy vậy các em cũng dễ bị môi trường bên ngoài tác động, đôi khi dẫnđến những xúc động mạnh như: Vui quá trớn, buồn tuổi đột ngột, và đa số cáctrường hợp ở tuổi thiếu niên thường đánh giá cao và tốt về mình

Từ những cơ sở tâm lý trên nên trong quá trình giảng dạy các bài tập thểchất cần phải hình thành động tác chính xác bởi các em tiếp thu kỹ thuật rấtnhanh, song giáo viên cũng phải theo dõi không cho các em luyện tập vượt quámức lượng vận động đã qui định, nội dung giảng dạy cần phong phú để duy trì

sự hưng phấn của các em, khơi dậy tinh thần tập thể thông qua các trò chơi haythi đấu

Trang 11

Tóm lại: Các em có sự ổn định về tâm lý, vững vàng về tinh thần, luôn tỏ

ra mình là người lớn và muốn được mọi người tôn trọng mình, có một trình độhiểu biết nhất định, có khả năng phân tích, tổng hợp, muốn hiểu nhiều, biết rộng,

ưa hoạt động, có nhiều hoài bảo nhưng cũng có nhiều nhược điểm và thiếu kinhnghiệm

Tóm lại, đặc điểm chức năng của các hệ thống trong cơ thể của các cầuthủ thanh thiếu niên gần giống với người trưởng thành Tuy các chức năng thựcvật và hệ vận động chưa được hoàn thiện lắm nhưng vẫn có thể đảm bảo cho cơthể vận động được tốt, sức bền tăng lên, sự phối hợp động tác đạt mức tương đốicao

1.4 KHÁI QUÁT CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG THCS HIỆN NAY.

Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của Bộ Giáo Dục – ĐàoTạo, đặc biệt là sự quan tâm sâu sát của Sở Giáo Dục – Đào Tạo các tỉnh đã cónhững chuyển biến đáng kể về vai trò ý nghĩa của môn thể dục trong công tácgiáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông Như ở bậc tiểu học học sinh đã họcmôn thể dục nhưng với mức độ rèn luyện thể chất chưa cao Lên đến bậc trunghọc cơ sở, học sinh bắt đầu tập luyện làm quen với những yếu cầu cao hơn về kỹthuật động tác cũng như đòi hỏi về thể lực

Hàng năm nhiều hoạt động thể dục thể thao dành cho học sinh được tổchức, đặc biệt là Hội Khỏe Phù Đổng nhằm đánh gía công tác dạy - học trongnhà trường và công tác tổ chức quản lí các hoạt động ngoại khóa trong trườnghọc Qua nhiều năm tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cho thấy chất lượng chuyênmôn và thành tích thi đấu các môn thể thao của học sinh đều tiến bộ rõ rệt thànhtích năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ rằng công tác giáo dục thểchất học đường có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của học sinh, nhu cầuđược tham gia luyện tập, được vui chơi, được thi đấu là một hoạt động khôngthể thiếu được trong nhà trường phổ thông hiện nay

1.5 CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG NƠI TÔI CÔNG TÁC

Tại trường của tôi việc giảng dạy thể dục thể thao cũng diễn ra bìnhthường như các trường khác, nhưng việc đánh giá trình độ luyện tập của các emhọc sinh thông qua các lần thi Hội Khoẻ Phù Đổng thành tích chưa cao lắm.Riêng môn nhảy xa chưa bao giờ có thành tích cao trong các kỳ thi Hội KhỏePhù Đổng mặc dù các em học sinh cũng cố gắng khổ luyện Nhằm để cải tạo và

Trang 12

nâng cao thành tích thi đấu của các em học sinh trường chúng tôi, chúng tôi tựtìm tòi và hỏi ý kiến các đồng nghiệp để tìm ra một số bài tập có thể áp dụng lâudài trong luyện tập cho các em Nên chúng tôi mạnh dạng chọn đề tài trên đểnghiên cứu.

Trang 13

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các mục tiêu trên chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Vận dụng phương pháp này và những kiến thức học được ở trường ĐạiHọc, tôi còn tham khảo các tài liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu như :Phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy và huấn luyện điềnkinh, sách giáo khoa dùng trong chương trình phổ thông lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp

9 của nhà xuất bản giáo dục; các tài liệu về tâm lý, sinh lý của đối tượng nghiêncứu … Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiêncứu khoa học, Phương pháp này cho phép hệ thống hoá các kiến thức có liênquan đến lĩnh vực nghiên cứu

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp này giúp tôi tập hợp các bài tập bổ trợ có liên quan ảnhhưởng đến thành tích nhảy xa “kiểu ngồi” từ các đồng nghiệp và các huấn luyệnviên chuyên môn Hình thức phỏng vấn được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn giántiếp thông qua bảng câu hỏi (phụ lục 1)

2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tôi tiến hành thực nghiệm so sánh song song trên cả hai nhóm nghiên cứu(nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) trong thời gian 1 học kỳ

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm tra thành tích nhảy xa “Kiểungồi” của nhóm nghiên cứu trước và sau thực nghiệm

+ Thành tích nhảy xa kiểu ngồi:

- Mục đích: Nhằm đánh giá thành tích của các em học sinh thực trạngban đầu và sau 5 tháng luyện tập

- Ý nghĩa: Bất kỳ công tác huấn luyện nào cũng vậy dù chuyện tập luyện

là đơn giản đến mấy chúng ta cũng trong chờ kết quả dù kết quả đó có tiến bộhay không tiến bộ cũng được Trong công tác nghiên cứu tập luyện của chúngcũng trong chờ vào kết quả luyện tập của các em, vì thế việc kiểm tra thành tíchnhảy xa trước vào sau khi tập là rất cần thiết

- Phương tiện: Thước dây, hố nhảy xa, ván giậm, vôi, xẻng…

- Cách thức thực hiện: Học sinh chạy đà cự ly tự do, chạy với tốc độnhanh thực hiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, được công nhận thành tích khi

Trang 14

không phạm quy Thành tích được tính từ điểm chạm dất gần nhất so với vángiậm

- Yêu cầu: Mỗi học sinh thực hiện 3 lần, lấy thành tích lần nào cao nhất.Học sinh thực hiện xong đi thẳng về trước ra khỏi hố cát

- Đơn vị đo: mét (m)

2.1.5 Phương pháp thống kê toán:

Dùng để tính toán, tổng hợp và xử lý các số liệu liên quan đến đề tàinghiên cứu

- Cụ thể là các công thức sau đây:

+ Giá trị trung bình : Là tỉ số giữa tổng lượng trị số các tập thể với tổng số

x n

X : Là giá trị trung bình của tập hợp mẫu

+ Độ lệch chuẩn : Là một chỉ số nói lên sự phân tán của các trị số mẫu xi

chung quanh giá trị trung bình

Trong đó : xi là giá trị của từng cá thể

X là giá trị trung bình của tập hợp mẫu

n là tổng số các cá thể

+ Hệ số biến thiên: Là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình

cộng để đánh giá tính đồng nhất của mẫu

Cv = 100 %

X S

S

t05

Trong đó: S là độ lệch chuẩn trung bình

X là gí trị trung bình của tập hợp mẫu

Trang 15

t05 là giá trị giới hạn ứng với công suất P =0,05

+ Tính nhịp tăng trưởng :

W = 100 (%)

) (

5 ,

A B

X X

X X

Trong đó: W là nhịp độ phát triển (%)

V1 là mức ban đầu của các chỉ tiêu

V2 là mức cuối giai đoạn của các chỉ tiêu

+Chỉ số t- student : So sánh giá trị trung bình của hai mẫu độc lập

t =

B

B A

A

B A

n

S n

S

X X

2 2

Việc tổ chức thực hiện, nghiên cứu được tiến hành như sau:

2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian: từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015

- Địa điểm: Tại trường THCS nơi tôi công tác

2.2.2 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao

thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 THCS

* Khách thể nghiên cứu: 20 nam học sinh lớp 8A và và 20 nam học sinh

lớp 8B, được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm thực nghiệm: 20 nam học sinh lớp 8A, được tập luyện theo

chương trình thực nghiệm

- Nhóm đối chứng: 20 nam học sinh lớp 8B, được tập luyện theo chương

trình chính khóa tại trường

Ngày đăng: 06/03/2016, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao, NXBTDTT Hà Nội 1991 Khác
2/ Thể dục của Đỗ Ngọc Mạch - Trần Yến Hoa Khác
3/ Điền kinh (tập 2) của Phan Đình Cường, Hoàng Mạnh Cường 4/ Lý luận TDTT chủ biên Phạm Danh Tốn Khác
5/ Các yếu tố vận động của môn điền kinh chủ biên giáo sư Kim Minh Khác
6/ Sinh lý học TDTT - Chủ biên Lưu Quang Hiệp 7/ Tâm lý học TDTT của Du Đích Khác
8/ Tâm lý lứa tuổi của Nguyễn Nhiệt Tình - Lê Minh Hạc Khác
9/ PGS Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân – Chạy tiếp sức, cự ly trung bình, cự ly dài, việt dã, NXB GD 1998 Khác
10/ PTS Dương Nghiệp Chí – Vũ Đức Phùng – Phạm Khắc Thụ – Tuyển tập điền kinh tập I, II, NXB TDTT 1996 Khác
11/ Tuyển tập: Điền kinh Tập 1&2 do Vụ các trường Sư phạm biên soạn năm 1972 Khác
12/ Giáo trình Điền Kinh trường CĐSPTDTTTWI biên soạn Khác
13/ Sách GV thể dục lớp 8 - 9, tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trong trường THCS Khác
14. Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền - Lý luận và phương pháp thể thao trẻ Khác
15. P.N.GôiKhơMan – Ô.N.TơRôPhimMôp - Điền kinh trong trường phổ thông-Nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w