1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh THCS

35 924 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Trường THCS An Tiến qua các kỳ hội khoẻ phù đổng cấp huyện và thành phố tuy đạt nhiều thành tích cao ở các môn như : Bóng đá, đá cầu, ..v.v…nhờ nền tảng thể lực của học sinh. Tuy nhiên thành tích môn nhảy xa của học sinh còn thấp so với thành tích môn nhảy xa của các trường trong huyện và thành phố. Xuất phát từ những lý do trên, là giáo viên đang giảng dạy trực tiếp tại trường cần phải có những phương pháp giảng dạy và những bài tập phù hợp với sách giáo khoa cũng như phù hợp với lứa tuổi nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh THCS”

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC TRONG HỌC KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ, GIẬM NHẢY CỦA KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU NGỒI CHO HỌC SINH THCS”

SƠ YẾU LÍ LỊCH

Ngày tháng năm sinh : 25 - 06 - 1978

Năm vào ngành : 2004

Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Thể Dục Thể Thao

Chuyên nghành : Điền kinh

Đơn vị công tác : Trường THCS An Tiến – Mỹ Đức – TP Hà Nội

Trang 2

đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệtrẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp.

Hiện nay, việc tập luyện và tham gia thi đấu điền kinh đã trở thành truyềnthống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu Nộidung giảng dạy điền kinh trong nhà trường cũng rất đa dạng và phong phú

Trong các môn của điền kinh, nhảy xa là một trong số các môn có lịch sửphát triển lâu đời Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trongsăn bắn, hái lượm nhảy xa dần trở thành một phương tiện rèn luyện để pháttriển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linhhoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao Đặc biêt môn Điền kinh là mônthể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứatuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều nộidung) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe

Trong các kỹ thuật nhảy xa là nội dung thường được các vận động viên cótrình độ cao lựa chọn để thi đấu Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động khôngmang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồngthời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục

Như chúng ta đã biết thành tích của các môn phụ thuộc vào tốc độ bayban đầu và góc độ bay nhưng không thể bỏ qua hai yếu tố đó là kỹ thuật và thểlực Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạtthành tích cao Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của các huấn

Trang 3

luyện viên lâu năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao củacác tác giả trong nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục,chính xác thì càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năngdùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của mình Tuy nhiên trong quátrình học tập của học sinh hiện nay, học sinh thường mắc những sai lầm rất cơbản trong học kỹ thuật Chính yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tíchhọc tập và thi đấu của các em mà hai yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạnchạy đà, giậm nhảy tạo ra

Trường THCS An Tiến qua các kỳ hội khoẻ phù đổng cấp huyện và thànhphố tuy đạt nhiều thành tích cao ở các môn như : Bóng đá, đá cầu, v.v…nhờnền tảng thể lực của học sinh Tuy nhiên thành tích môn nhảy xa của học sinhcòn thấp so với thành tích môn nhảy xa của các trường trong huyện và thànhphố

Xuất phát từ những lý do trên, là giáo viên đang giảng dạy trực tiếp tạitrường cần phải có những phương pháp giảng dạy và những bài tập phù hợp vớisách giáo khoa cũng như phù hợp với lứa tuổi nhằm nâng cao thành tích môn

nhảy xa nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài :

“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh THCS”

Mục đích: Thông qua kết quả nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ hoàn

thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi có thể áp dụng cho học sinh khối THCS lứa tuổi

14, 15 ( khối 8, 9)

Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm:

* Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để tài “Xác định, lựa chọn một

số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xakiểu ngồi cho học sinh THCS”

* Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập

khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi chohọc sinh THCS

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I Cơ sở lý luận của Sáng kiến:

1 Tổng quan những vấn đề nghiên cứu:

1.1 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất.

Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng trong phong trào tập luyệnTDTT cho mọi người dân Việt Nam, Bác thường xuyên tập luyện võ thuật vànhiều môn thể thao khác nhằm tăng cường sức khỏe

Từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan

tâm chăm lo sức khỏe của toàn dân, Người thường nói: “ mỗi một người dân mạnh khỏe góp phần cho cả nước mạnh khỏe”, “ Dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào bào ta ai cũng gắng tập thể dục Tự tôi ngày nào cũng tập.”

Từ khi giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc Năm 1975 đến năm

1985 c«ng tác TDTT đã được Đảng và nhà nước quan tâm một cách thườngxuyên để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấphành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phươngchâm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng conngười mới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa Tiếp sau đó đầu năm 1979 BộChính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đãyêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phongtrào “Thể dục - Vệ sinh - Yêu nước” trong các nhà trường để củng cố và tăngcường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên Trong những năm 1975 - 1985 cácNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luônluôn xác định vai trị, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng conngười có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hóa để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh

tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên

là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao Chính vì vậy, năm

1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợpvới cáàn thể Thanh - thiếu niên - nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốclần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao củahọc sinh cả nước Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm 1985 các đoàn thểthao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích cao, nhiều họcsinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc, giữ nhiều kỷ lục quốc gia

Trang 5

Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ VI (1986) trong công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dụcthể chất trong các trường học luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan tâm đầu tư

và chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là một yêu cầu cấp bách đểbồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế an ninh quốc phòngtrong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước trên con đường đổi mới

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện chothế hệ trẻ Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằmgiáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương laicủa đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thểchất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

“Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế

hệ trẻ Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VII nêu rõ “Giáo dục đào tạo cùng vớikhoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốthành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ 21” và khẳng định: “Sự cường tráng về thểchất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ

và vật chất cho xã hội”

Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư TW Đảng: “Thực hiện GDTC trong tất

cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngàycho hầu hết học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”

Điều 41 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992cũng nêu rõ: “Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường” Định hướng

về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới Nghị

quyết Trung ương khóa VII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển

về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng

về thể chất Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”

* Tóm lại: Qua những chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, nhà nướcchứng tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất củahọc sinh nói riêng, và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất đểcác em phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể – Mĩ, góp phần cải tạo nòi giống,đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2 Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan

Trang 6

Rất nhiều đề tài nghiên cứu trong những năm qua ở nước ta cũng đã đề cậpđến sự phát triển thể lực ở học sinh như:

- Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh phổ thông ở cácTỉnh phía bắc (Vụ TDTT – Bộ giáo dục năm 1968 – 1670)

- Điều tra thể chất của học sinh phổ thông (Lê Bửu, Lê Văn Lẩm, Bùi ThịHiếu và cộng sự năm 1975)

- Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của người Việt Nam từ 7-17 tuổi(Phan Hồng Minh năm 1980)

- Những đề tài nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung,phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là côngtrình nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục của Trần Đình Lâm, TrịnhTrung Hiếu, Vũ Huyến năm 1978-1985)

1.3 Mục tiêu TDTT trong trường phổ thông:

- Mục tiêu TDTT trong trường phổ thông giúp học sinh biết được một sốkiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực

- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật,thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh

- Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiệnkhả năng của bản thân về thể dục thể thao

- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học và nếp sinh hoạt ởtrường và ngoài nhà trường

Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phongkhỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiếtchính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp Gópphần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội,chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 14 -15

Học sinh các trường THCS thường ở lứa tuổi 14 -15 Để có cơ sở khoahọc cho việc lựa chọn các bài tập phát triển Sức nhanh - mạnh tốc độ chúng tacần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 14 -15 có liên

Trang 7

quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển Sức nhanh mạnh tốc độ nói riêng

-2.1 Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 14 -15

* Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh

Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ởlứa tuổi 14 -15 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1460 gam đến 1470gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành Chức năng củacác trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vậnđộng tương đối hoàn thiện Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nângcao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thểthao Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứatuổi 14 -15 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lô gíc Quátrình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn Tuy vậy cường độ quá trình hưngphấn vẫn cao hơn Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất làsức mạnh, sức bền Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó,tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao

* Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động

Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp, xương khớp và dây chằng

- Về hệ xương: Do quá trình cốc hóa của cơ thể thường kéo dài tới 20tuổi Vì vậy ở tuổi 14 -15 vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển của xương Tuy vậythành phần hữu cơ trong xương giảm dần và thành phần vơ cơ tăng dần làm choxương cứng và chịu tải tốt hơn

Ở lứa tuổi 14 -15 chiều cao trung bình hàng năm của nam chỉ khoảng 1,7

cm còn ở nữ thấp hơn

- Hệ cơ: Nhìn chung ở giai đoạn 14 -15 sự phát triển của hệ cơ ở nam và

nữ đều có xu hướng phát triển hoàn thiện các nhóm cơ nhỏ, tăng thiết diện cácnhóm cơ lớn làm cho sức mạnh tăng lên rõ rệt

Riêng giây chằng và khớp của VĐV ở lứa tuổi này nếu không duy trì tậpmềm dẻo thường xuyên hợp lý có thể làm cho linh hoạt khớp bị giảm xuống Từ

đó làm giảm biên độ động tác

* Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch

Ở tuổi 14 -15 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim pháttriển tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn làm cho cung lượng tim lớn hơn

* Đặc điểm phát triển hệ thống hơ hấp

Ở tuổi 14 -15 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của ngườitrưởng thành

2.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Trang 8

Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của

cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài

* Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểubiết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT Vì vậyTDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em

Ở tuổi 14 -15 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn"nên mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn Chính điều này đã tạo

ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìmhiểu thế giới xung quanh

Ở tuổi 14 -15 do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng bằnghơn nên đã kéo dài được thời gian tập trung chú ý

Ở tuổi 14 -15 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt.Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai củamột vấn đề một cách bản chất hơn Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệchuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành

* Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đếntâm lý của các em 14 -15 tuổi

Thứ nhất là do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt biểuhiện rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng Chính tác động của các hoạtđộng thi đấu đã tạo cho các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng; Từ đótạo thành một thứ tình yêu nghề nghiệp, lòng hăng say tập luyện

Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũngnhư khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được 1thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó thường làmcho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân, tin vào huấn luyện viên Vàcũng chính từ đó dám dấn thân vào tập luyện thể thao

Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làmcho tâm lý của các em được hoàn thiện Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lýcủa các em có tính giai đoạn Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi củacác em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sựnâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viênthể thao

3 Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.

Về mặt lý thuyết, trong điều kiện không có sức cản của môi trường khôngkhí, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của một vậnthể được phóng ra tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin2 lần gócbay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do

Trang 9

Trong đó S là độ bay xa của quỹ đạo bay trọng tâm cơ thể

V0 là tốc độ bay ban đầu

 là góc độ bay ban đầu

g là gia tốc rơi tự do = 9,8m/giây 2

Qua phân tích công thức trên ta thấy sự ảnh hưởng của g (là hằng sốkhông đổi luôn bằng 9,8m/giây), nên V0 và  là 2 yếu tố quyết định đến độ bay

xa Trong thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho cơ thể

có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế nó là hai giai đoạn cóảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy

Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy

có thể phân thành các giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy, bay trên không

và rơi xuống cát

4 Nguyên tắc lựa chọn bài tập.

Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn đượccác bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu Qua tham khảo các tài liệuchuyên môn, chúng tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau:

- Thứ nhất là phải dựa vào mục đích yêu cầu môn học

Trang 10

- Thứ hai là phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật môn học Cụ thể là kỹ thuậtnhảy xa Kiểu ngồi, tăng cường tập luyện các khâu khó như chạy đà, giậm nhảy,bay trên không

- Thứ ba là phải dựa vào nguyên tắc dạy học vận động là từ dễ đến khó, từđơn giản đến phức tạp cố gắng rút ngắn thời gian lan toả để nhanh chóng hìnhthành kỹ năng vận động

- Thứ tư là khi lựa chọn bài tập phải phù hợp với khả năng, trình độ, thểlực của học sinh mặt khác phải phù hợp với điều kiện tập luyện như sân bãidụng cụ

- Thứ năm là khi lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương pháp,phương tiện giảng dạy cơ bản, tiên tiến …

5 Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông

Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh

lí, tâm lí học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tácdụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không ngừng đem lại sức khỏe cho họcsinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện

Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơquan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi Sự tăngtrưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì Giai đoạn lứa tuổikhác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thểlực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau

Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổn địnhtheo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chấtbền và tố chất mạnh

* Tố chất sức nhanh:

Tố chất nhanh phát triển sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, thời kì phát triển

tố chất nhanh quan trọng nhất ở tuổi học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở

* Tố chất sức mạnh:

Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờnhững nỗ lực của cơ bắp

Đối với môn nhảy xa chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển sức mạnh tốc

độ của người tập Để phát triển sức mạnh tốc độ cần xen kẽ tập luyện đúng mứcvới phương pháp dùng sức lớn nhất Như vậy, trong quá trình cho học sinh tậpluyện các môn nhảy xa chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức mạnh bộtphát của các nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác giậm nhảy thậtnhanh, mạnh, để đưa cơ thể bay xa hơn

* Tố chất khéo léo:

Trang 11

Khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác ứng phó kịp thời vớinhững thay đổi bất ngờ Xác định và đánh giá tố chất khéo léo là việc khó Có thểtính bằng khoảng thời gian tiếp thu động tác Để rèn luyện khéo léo cần phải tậpnhiều các loại hình động tác, nhờ quá trình tập để tiếp thu các động tác đó các tốchất khác cũng phát triển theo

Tóm lại, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung vànhảy xa nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thờidùng các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chấtthể lực của người tập nói chung và học sinh nói riêng

II Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm:

1 Tổ chức nghiên cứu

1.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thực hiện:

* Sau khi xác định được nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian vàchương trình học tập của Bộ GD& ĐT Tôi chọn đối tượng là 20 em học sinh ởkhối 8 tại Trường THSC An Tiến – Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội chia làm hainhóm

- Nhóm thực nghiệm: gồm 10 em học sinh 5 nam , 5 nữ lớp 8 thời gian tập

luyện mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 1 tiết nội dung tập luyện do chúng tôi đưa ratheo các bài tập đã xác định

- Nhóm đối chứng: Tôi đã chọn ngẫu nhiên 10 em học sinh 5 nam, 5 nữ

lớp 8 thời gian tập luyện giống như nhóm thực nghiệm mỗi tuần 1 buổi, mỗibuổi 1 tiết nội dung tập luyện theo phân phối chương trình hiện hành

- Thời gian tổ chức thực hiện 4 tuần

* Ph¹m vi thùc hiÖn: Häc sinh Trêng THSC An Tiến – Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội

1.2 Địa điểm nghiên cứu:

- Trêng THSC An Tiến – Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội

1.3 Về cơ sở vật chất:

Trêng THSC An Tiến – Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội với đội ngũ cán bộ giáoviên, nhân viên là 48 và giáo viên dạy thể dục 02 người Là một trường còn gặprất nhiều khó khăn nhưng luôn phấn đấu là trường có phong trào thi đua dạy tốt– học tốt, phong trào cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất phục

vụ giảng dạy, học tập ngày cáng được áp dụng đầy đủ hơn

Đặc biệt trong lĩnh vực thể dục thể thao : Đây là một mặt rất quan trọngcủa giáo dục toàn diện của nhà trường Trong nhiều năm gần đây thành tích thiđấu các giải thể thao Hội khỏe Phù đổng cấp Huyện, nhà trường luôn có học

Trang 12

sinh đạt giải Có được điều đó là do nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất khangtrang cho việc giảng dạy và huấn luyện thể dục thể thao Cụ thể nhà trường cómột sân tập khoảng 1000m2 giành cho giảng dạy thể dục bao gồm: Đệm nhảy(hố cát )dành cho nhảy xa và nhảy cao, 1 nhà đa năng 1 sân cầu lông

Trang thiết bị sử dụng trong chuyên môn Thể Dục:

Dụng cụ phục vụ cho việc kiểm tra lấy số liệu như:

2 Về phương pháp giảng dạy nhảy xa của giáo viên nhà trường:

Với số lượng 02 giáo viên thể dục nhưng vẫn cố gắng đáp ứng đủ yêu cầu

và tiêu chuẩn giáo viên giáo dục thể chất của nhà trường cấp THCS Nhà trường

có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn rất năng động, dày dạn kinhnghiệm Qua nghiên cứu và tự tìm hiểu dự giờ dạy của giáo viên và một số giáo

án giảng dạy thể dục bộ môn Thể dục, tôi nhận thấy các giáo viên đã tuân thủtheo đúng chương trình và phương pháp giảng dạy của THCS Tuy nhiên giáoviên còn thiên về giảng dạy cơ bản, còn ít sử dụng các bài tập sửa chữa sai sót

kỹ thuật chuyên môn trong giảng dạy và huấn luyện nhảy xa, vì nhảy xa kiểungồi là kỹ thuật khó đối với học sinh THCS Nên việc nghiên cứu đề tài

:“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh THCS”, mà cụ thể là giảng dạy kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy là hai

giai đoạn quan trọng, rất cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao hơn nữathành tích nhảy xa cho học sinh nhà trường

Tóm lại, cơ sở vật chất dành cho giảng dạy giáo dục thể chất của nhà trường làcòn nhiều hạn chế( về cả cơ sở vật chất lẫn cả về sân bãi) Tuy nhiên phương pháp sửdụng trong giảng dạy và huấn luyện giáo dục thể chất của giáo viên còn ít sử dụngcác bài tập sửa chữa kỹ thuật, đặc biệt là với nội dung nhảy xa kiểu ngồi

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi sử dụng các phương pháp sau:

3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo các tài liệu có liên quan

đến đề tài nghiên cứu (Phần Mục lục có nêu)

Trang 13

Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức cóliên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lí luận, xác định các nhiệm vụ,lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứutrong khi thực hiện đề tài cũng như tìm chọn các bài tập phát triển sức mạnh trongnhảy cao làm cơ sở cho việc phỏng vấn và thực nghiệm

3.2 Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phiếu điều tra.

Phương pháp này nhằm tìm hiểu và xác định các bài tập được sử dụngtrong thực tiễn huấn luyện - giảng dạy nhảy xa

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Phương pháp này nhằm mục đích đưa các bài tập mới vào thực tiễn, quathực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố thựcnghiệm) tới kết quả tập luyện của đối tượng nghiên cứu

3.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm: các test đánh giá:

- Kiểm tra thành tích bật cao tại chỗ

- Kiểm tra thành tích nhảy xa kiểu bước ngồi

3.5 Phương pháp thống kê toán học:

Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu thu được theo các công thứctoán học thống kê với sự hổ trợ của chương trình Excel

* Số trung bình cộng ( X ):

Trung bình cộng là tỉ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các

cá thể của đối tượng quan sát, được tính theo công thức:

n

X X

Độ lệch chuẩn nói lên mức độ phân tán hay tập trung của các trị số X i

xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức: (khi n 30)

1

) (

n i i x

Trong đó: x là độ lệch chuẩn

* Hệ số biến thiên ( V c%):

Hệ số biến thiên là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng,được tính theo công thức :

Trang 14

%100

Trong đó: V c% : hệ số biến thiên

* Sai số tương đối () : chỉ số là chỉ số đánh giá về tính đại diện của

số trung bình mẫu đối với số trung bình tổng thể.

X

  05 Trong đó: x là sai số chuẩn của số trung bình được tính theo công thức:

n

x x

100 ) (

5 , 0

) (

%

2 1

1 2

V V

V V W

Trong đó: - W : là nhịp độ tăng trưởng (%)

- V1 : là mức ban đầu của chỉ tiêu quan sát.

- V2: là mức lần sau của chỉ tiêu quan sát

n d t

2 2

i i

i i

i i i

i

Y Y

n X X

n

Y X Y

X n r

V V

Trang 15

III PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC VIẾT SÁNG KIẾN:

1 Phương pháp:

1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Để thực hiện mục đích và nhiiệm vụ của sáng kiến, khi sử dụng phươngpháp này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồntài liệu về giảng dạy và huấn luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là côngtrình nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các

kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, cũng như các tài liệu mang tính lýluận phục vụ mục đích của sáng kiến

1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Trong sáng này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra vàđánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹthuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS

1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập sửa chữa những sai lầm thườngmắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS

Tổ chức thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm trong 1 tháng được phântheo chu kỳ 4 tuần, mỗi tuần gồm 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút Tôi tiếnhành tổ chức thực nghiệm vào các giờ học chính khóa¸ theo chương trình quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh tự đốichiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn

2 Đối tượng của sáng kiến:

- Là một số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuậtchạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh trường khốiTHCS( Học sinh trường THCS An Tiến)

3 Kết quả của sáng kiến:

3.1 Một số sai lầm thường mắc của học sinh khối THCS trong giai đoạn chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.

Trang 16

Bằng phương pháp quan sát sư phạm học nhảy xa kiểu ngồi của học sinh,đồng thời lấy ý kiến về những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xakiểu ngồi, tôi đã tổng hợp được một số sai lầm thường mắc của học sinh nhưsau: Vì đây là 2 giai đoạn rất quan trọng trong tập luyện kỹ thuật nhảy xa nó liênquan đến cả sức nhanh – sức mạnh – khéo léo, muốn giậm nhảy tốt thì chínhgiai đoạn chạy đà lại quyết định kỹ thuật giậm nhảy và nó quyết định đếnthành tích của lần nhảy

1 Chạy đà đặt chân giậm không chính xác

( điểm giậm nhảy và chân giậm nhảy)

2 Tốc độ chạy đà không tốt (dẫn đến giậm nhảy hiệu quả thấp)

3 Không tạo được tư thế chuẩn bị cho giậm nhảy

4 Giậm nhảy không hết

5 Giậm nhảy bị lao (góc độ giậm nhảy nhỏ quá)

6 Giậm nhảy bước bộ không chuẩn, không thuận lợi cho giai đoạn trên không

3.2 Nghiên cứu lựa chọn số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:

Nhằm mục đích nghiên cứu lựa chọn để ứng dụng một số bài tập sửa chữasai lầm thường mắc học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy trong trong kỹ thuật nhảy

xa kiểu ngồi cho học sinh Tôi đã nghiên cứu các tài liệu chuyên môn về giảngdạy và huấn luyện nhảy xa đã tổng hợp được một số bài tập như sau:

1 Sử dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định( tư thế xuất phát)

2 Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy

3 Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạytiếp qua hố cát (cự ly 25 - 35m)

4 Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng

5 Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại

6 Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treotrên cao

7 Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh

8 Chủ động giữ thăng bằng thân trên khi kết thúc giậm nhảy

9 Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh

10 Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy bước bộ lặp lại liên tục

* Kết quả chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập như sau:

1 Sử dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định

Trang 17

Mục đích: sửa tư thế bắt đầu chạy đà (xuất phát đà) không ổn định

2 Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy

Mục đích: nâng cao tốc độ chạy đà, tăng hiệu quả giậm nhảy

3 Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạytiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m)

Mục đích: nâng cao hiệu quả giậm nhảy

Ngày đăng: 20/03/2015, 11:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao, NXBTDTT Hà Nội 1991 Khác
2/ Thể dục của Đỗ Ngọc Mạch - Trần Yến Hoa Khác
3/ Điền kinh (tập 2) của Phan Đình Cường, Hoàng Mạnh Cường 4/ Lý luận TDTT chủ biên Phạm Danh Tốn Khác
5/ Các yếu tố vận động của môn điền kinh chủ biên giáo sư Kim Minh Khác
6/ Sinh lý học TDTT - Chủ biên Lưu Quang Hiệp 7/ Tâm lý học TDTT của Du Đích Khác
8/ Tâm lý lứa tuổi của Nguyễn Nhiệt Tình - Lê Minh Hạc Khác
9/ PGS Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân – Chạy tiếp sức, cự ly trung bình, cự ly dài, việt dã, NXB GD 1998 Khác
10/ PTS Dương Nghiệp Chí – Vũ Đức Phùng – Phạm Khắc Thụ – Tuyển tập điền kinh tập I, II, NXB TDTT 1996 Khác
11/ Tuyển tập: Điền kinh Tập 1&2 do Vụ các trường Sư phạm biên soạn năm 1972 Khác
12/ Giáo trình Điền Kinh trường CĐSPTDTTTWI biên soạn Khác
13/ Sách GV thể dục lớp 8 - 9, tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trong trường THCS Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w