Thực trạng: Tính đến ngày 31102008, Hà Nội có 104 doanh nghiệp với gần 9000 xe taxi hoạt động trong đó tổng số lượng xe taxi hoạt động tại Hà Tây cũ là 15 doanh nghiệp với 442 xe, chiếm khoảng 5,32% so với số lượng taxi đang hoạt động tại Hà Nội cũ. So với năm 2007, số lượng doanh nghiệp taxi tăng 14,8%, phương tiện tăng khoảng 35%. Đến năm 2012 tổng số doanh nghiệp tăng 9,62%, số phương tiện tăng 93,34% ( 17405 xe ). Mức tăng đến chóng mặt. Có tới 14000 taxi hoạt động trong nội thành. Theo số lượng thống kê hiện nay, ước tính Hà Nội có trên 17000 xe taxi, thuộc 114 công ty vận tải...
Trang 1Lời mở
đầu
Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển,với quyết tâm đến năm 2020 cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển,giao thông vận tải luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là ở các thành phố lớn và đông dân như thủ đô Hà Nội do nhu cầu đời sống người dân được nâng cao Nếu như trước đây, dịch vụ giao thông được mọi người ưa chuộng là xe
ôm và xe buýt thì ngày nay dịch vụ taxi ngày càng trở nên phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ giao thông chất lượng cao của người dân Không chỉ vậy dich vụ taxi còn đáp ứng nhu cầu đi lại cho khách du lịch trong và ngoài nước tại các sân bay lớn, bến xe,
Như vậy, hoạt động vận tải bằng taxi đã đáp ứng được nhu cầu đi lại riêng cho người dân và góp phần vào hoạt động vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Tuy nhiên hoạt động của dịch vụ taxi còn khá nhiều bất cập,tình trạng lộn xộn trong hoạt động vận tải này đang diễn ra nhiều , đồng thời Giá cả taxi trong những năm vừa qua cũng có nhiều biến động Thấy được tầm quan trọng của loại hình vận tải công cộng này và những vấn đề còn tồn tại xung quanh nó nên hôm nay nhóm 9 chúng em xin lựa chọn đề tài thảo luận: Phân tích thị trường taxi ở Hà Nội
Do thời gian thảo luận và thu thập dữ liệu còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em vẫn còn những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày Chúng
em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của cô cũng như các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn chỉnh
Trang 2Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG 1.1 Thị trường
1.1.1 Khái niệm
Thị trường ra đời và phát triển, gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá Từ khi xuất hiện thị trường đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế kỷ Nên khái niệm về thị trường được hiểu theo nhiều cách:
Thị trường theo cách cổ điển: là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và buôn bán.
Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thị trường còn bao gồm cả các hội chợ, cũng như các địa dư hoặc các khu vực tiêu thụ, theo mặt hàng hoặc ngành hàng
Thị trường theo quan điểm kinh tế: là lĩnh vực trao đổi mua bán, mà ở đó các
chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để, xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ và thị phần
Theo quan điểm của Marketing: Thị trường là tổng hợp nhu cầu hoặc tập hợp
nhu cầu về một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó, là nơi diễn ra các hành vi mua bán, trao đổi bằng tiền tệ
Như vậy thị trường có thể ở bất kỳ chỗ nào, khi có một hoặc nhiều người mua, người bán trở lên Thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá Hoạt động cơ bản của thị trường, được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau: nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, cung ứng hàng hoá và dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa cung và cầu, về hàng hoá dịch vụ, hiểu được phạm vi và qui mô của việc thực hiện cung cầu, dưới hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường Thấy rõ thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá dịch vụ và ngược lại hàng hoá dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường (thị trường chấp nhận) Do vậy các yếu tố liên quan đến hàng hoá dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường Với nội dung trên, điều quan tâm của doanh nghiệp là phải tìm ra thị trường, tìm ra nhu cầu
và khả năng tính toán của hàng hoá dịch vụ, mà nhà sản xuất định cung ứng Ngược lại đối với người tiêu dùng họ lại phải quan tâm đến việc so sánh những sản phẩm mà
Trang 4nhà sản xuất cung ứng ra trên thị trường, có thoả mãn với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ đến đâu
1.1.2 Phân loại thị trường
Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường
Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ trao đổi hàng hóa diễn ra: Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương Thật ra, khi nói đến các thị trường theo cách phân loại này, người ta vẫn thường kết hợp với cách phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường lúa, gạo, cà phê hay chung hơn, thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là nói đến một thị trường thế giới, hay Việt Nam chung chung
Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối thấp so với giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính chất thế giới Giá cả các hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau trên thế giới không có sự sai biệt lớn (chẳng hạn thị trường vàng) Ngược lại, khi chi phí vận chuyển hàng hóa là tương đối lớn và do một số lư do khác, thị trường của một số hàng hóa lại thường mang tính chất địa phương (ví dụ, thị trường vật liệu xây dựng)
Theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị trường khác nhau Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa) và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường dạng này, người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá)
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng thị trường như: thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua hay bán trên từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối bởi những điểm đặc thù của từng thị trường
Trang 51.1.3 Chức năng của thị trường
Thị trường được coi là một phạm trù trung tâm, thị trường có vai trò cực kì quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá Thị trường tồn tại khách quan, từng doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động khi nó thích ứng với một thị trường mỗi doanh nghiệp trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường, xã hội cũng như thế mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh để có chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường và xã hội Thị trường có những chức năng sau: chức năng thừa nhận của thị trường, chức năng thực hiện của thị trường, chức năng điều tiết và kích thích của thị trường, chức năng thông tin của thị trường (chức năng quan trọng nhất)
1.2 Cơ chế hoạt động của thị trường
1.2.1 Trạng thái cân bằng cung cầu
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa dịch vụ được mua và bán trên thị trường Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng
Trang 61.2.2 Dư thừa, thiếu hụt và sự quay trở lại trạng thái cân bằng
1.2.2.1 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt
Bất kỳ một yếu tố nào tác động đến cung và cầu cũng có thể gây ra sự thay đổi trong giá cân bằng Khi thị trường chưa kịp điều tiết hoặc không thể điểu tiết được (do có sự can thiệp của chính phủ) thì trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ xảy ra
1.2.2.1.1 Trạng thái dư thừa (dư cung)
Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P1 lớn hơn giá cân bằng P E Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn hơn lượng cầu ( S D
Q
Q >
) gây nên trạng thái dư thừa
Dư thừa còn gọi là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu, tại một mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng
1.2.2.1.2 Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)
Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P2nhỏ hơn giá cân bằng P E
Trang 7Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng cung ( D S
Q
Q >
) gây nên trạng thái thiếu hụt
Thiếu hụt còn gọi là thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại một mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng
1.2.2.2 Sự quay trở lại trạng thái cân bằng
Bất cứ khi nào xuất hiện hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt thì cả người mua và người bán sẽ tự điều chỉnh hành vi đi theo lợi ích riêng của mình và kết quả là thị trường đạt trạng thái cân bằng Đây chính là cơ chế “bàn tay vô hình”- cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường Xu hướng chung của thị trường là dư thừa kéo giá xuống, thiếu hụt đẩy giá lên
Khi dư thừa, người bán tự động giảm giá để giải phóng số hàng ế thừa, ngược lại, khi thiếu hụt người bán tự động tăng giá
1.2.3Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Cân bằng được hiểu là trạng thái ổn định Nhưng điểm cân bằng cầu cung không phải là bất biến Khi có một nhân tố trong hàm cầu hoặc hàm cung thay đổi khiến đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển hoặc khi cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển thì ta có điểm cân bằng mới
Trang 8• Cung cố định, cầu dịch chuyển điểm cân bằng di chuyển trên đường cung
o Khi cầu dịch chuyển sang phải P E ↑Q E ↑
o Khi cầu dịch chuyển sang trái P E ↓Q E ↓
• Cầu cố định, cung dịch chuyển điểm cân bằng di chuyển trên đường cầu
o Khi cung di chuyển sang phải P E ↓Q E ↑
o Khi cung di chuyển sang trái P E ↑Q E ↓
• Cả cung và cầu đều dịch chuyển (có 12 tình huống)
o Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang phải
Tốc độ thay đổi của cung lớn hơn tốc độ thay đổi của cầu
↑
↓> E
E Q
P
Tốc độ thay đổi của cầu lớn hơn tốc độ thay đổi của cung
↑
↑< E
E Q
P
Tốc độ thay đổi của cung bằng tốc độ thay đổi của cầu
o Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)
o Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang phải (3 tình huống tương tự)
o Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)
Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển, sự thay đổi giá và lượng cân bằng phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của cung và cầu
1.3 Độ co dãn của cung và cầu
Luật cầu và cung chỉ ra rằng bất kỳ sựt hay đổi giá cả đều ảnh hưởng đến lượng cầu và lượng cung Vấn đề đặt ra là: khi nào thì doanh nghiệp nên tăng giá và khi nào thì nên giảm giá; làm thếnào nhận biết đặc tính các hàng hóa khác nhau và xác định mô hình chi tiêu cá nhân Để giải quyết vấn đề trên, các nhà phân tích tập trung vào việc đo lường độ nhạy cảm của lượng cầu theo các biến số
1.3.1 Khái niệm độ co dãn
Trang 9Là chỉ số đo lường sự biến động tính bằng % của một biến số kinh tế khi biến
số kinh tế khác có liên quan hay đổi
1.3.2 Co giãn của cầu theo giá hàng hóa
D P
E
Khái niệm:
cầu của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của mặt hàng đó(giả định tất
cả các yêu tố khác không đổi)
thay đổi về giá cả
lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu phần trăm và ngược lại
Công thức tính
Công thức tổng quát:
* :
%
%
P
Q P
P Q
Q P
Q
D
D D
P
∆
∆
=
∆
∆
=
∆
∆
=
D
Q P
Độ co dãn điểm: D
P D
D P
Q
P Q
Các trường hợp độ co dãn:
• 0< < 1: Cầu không co giãn, đường cầu dốc: % thay đổi trong lượng cầu ít hơn % thay đổi trong lượng giá
• > 1: Cầu co giãn, đường cầu thoải: % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay đổi trong giá
• = 1: Cầu co giãn đơn vị (% thay đổi của giá và % thay đổi của lượng cầu bằng nhau): sự thay đổi % trong lượng cầu bằng % thay đổi trong lượng giá (Tử
số và mẫu số bằng nhau)
• = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng: lượng cầu không thay đổi khi giá thay đổi
Trang 10• = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang: Khi lượng cầu thay đổi rất lớn mà giá không thay đổi
1.3.3 Độ co dãn của cầu theo giá và tổng doanh thu
Các doanh nghiệp vận dụng khái niệm và đo lường độ co giãn của cầu theo giá
để nghiên cứu các ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa Tổng doanh thu được xác định bằng:
Tổng doanh thu = Giá ×Lượng
Hàm doanh thu:
TR = P ×Q
Doanh thu biên được xác định:
1.3.4 Các nhân tố tác động đến độ co giãn
Một hàng hóa sẽ có độ co giãn của cầu theo giá sẽ cao hơn nếu:
- Hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế
- Hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của người tiêu dùng
- Hàng hóa được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn
Chúng ta hãy xem xét theo từng nhân tố cụ thể
Khi có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng sẽ rất nhạy cảm khi giá hàng hóa tăng lên.Khi đó, người tiêu dùng có khuynh hướng và dễ dàng thay thế bằng các hàng hóa rẻ hơn
Trang 11Do đó, hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là co giãn khi có nhiều hàng hóa thay thế hơn
Nếu hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách tiêu dùng, thì sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ ít tác động lên năng lực mua sắm của cá nhân.Trong trường hợp này, sựthay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động rất ít đến lượng tiêu dùng.Chẳng hạn, nếu giá muối tăng lên gấp đôi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tiêu dùng.Trong khi đó, nếu như một hàng hóa chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu và giá cả tăng lên gấp đôi, khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc quyết định lượng tiêu dùng đối với hàng hóa này
Người tiêu dùng có khả năng thay đổi hàng hóa thay thế nếu như hàng hóa đó được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn
1.3.5 Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ nhạy cảm của cầu theo sự thay đổi của thu nhập Công thức độ co giãn của cầu theo thu nhập được đo lường bởi:
Chúng ta lưu ý từ công thức trên là không có dấu trị tuyệt đối và vì vậy đo lường độ co giãn của cầu theo thu nhập có thểcho giá trịdương hoặc âm Nếu độ co giãn cho giá trị dương thì thu nhập tăng làm tăng cầu hàng hóa Trong trường hợp này thì hàng hóa được gọi là hàng hóa thông thường Thực tế, hầu hết các hàng hóa là hàng hóa thông thường (và vì vậy có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương)
Một hàng hóa được gọi là hàng hóa thứ cấp nếu như thu nhập tăng lên thì cầu hàng hóa giảm Trong trường hợp của các hàng hóa thứ cấp thì độco giãn của cầu theo thu nhập là âm
Mỳ ăn liền, xe máy cũ và hàng hóa tương tự khác là hàng hóa thứ cấp đối với nhiều người tiêu dùng
1.3.6 Độ co dãn của cung theo giá
Khái niệm
Trang 12Là tỉ lệ thay đổi phần trăm trong lượng cung của một mặt hàng với phần trăm thay đổi giá cả của mặt hàng đó ( giả định các yếu tố khác là không thay đổi)
Nó cho biết khi giá cả của hàng hóa đó thay đổi 1% thì lương cung của hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu %
Công thức tính độ co dãn của cung theo giá EPS
Công thức tổng quát:
EPS ==
Độ co dãn điểm
- Co giãn điểm: Là sự co giãn tại một điểm trên đường
cung Áp dụng phương pháp tính co giãn điểm khi có sự
thay đổi vô cùng nhỏ của lượng cung và các yếu tố ảnhhưởng
EPS =
Độ co dãn kông có đơn vị tính và luôn là một số không âm
Công thức tính độ co dãn khoảng (EPS )
- Co giãn khoảng: Là sự co dãn trên một khoảng hữu hạn
của đường cung Áp dụng phương pháp tính co giãn khoảng
khi có sự thay đổi lớn và rời rạc của lượng cung và các yếu
tố ảnh hưởng
E
PS ===
Các trường hợp độ co dãn:
Khi ES
P >1Cung ít co giãn Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung thay đổi nhỏ hơn 1%
- Người sản xuất ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá;
- Đường cung dốc
Khi EPS =1Cung co giãn đơn vị Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm
lượng cung thay đổi đúng 1% Trường hợp này chỉ có trên
lý thuyết
Khi EPS =0Cung hoàn toàn không co giãn Tức là khi giá thay đổi,
lượng cung vẫn giữ nguyên
- Người sản xuất luôn bán tại một lượng Q1
cố định ở mọi
mức giá;
- Đường cung là đường thẳng đứng song song với trục tung
Khi EPS=Cung co giãn hoàn toàn Tức là khi giá không đổi, lượng
cung vẫn thay đổi Và khi giá thay đổi rất nhỏ thì lượng
cung sẽ giảm tới 0
- Người tiêu dùng chỉ mua ở mức giá P1 duy nhất;
- Đường cung là đường thẳng song song với trục hoành
Khi 0 < EPS<1Cung kém co dãn
Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cung