1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN VỀ CÂU,THÀNH PHẦN CÂU

11 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức 1 cách toàn diện cho học sinh . Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4.5, qua 1 thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Thực tế khi học đến câu.thành phần của câu thì nhiều em còn lúng túng các em thường nhầm trạng là câu,trạng ngữ với chủ ngữ. Nhầm vị ngữ với định ngữ.nhầm bổ ngữ với trạng ngữ,nhầm định ngữ với trạng ngữ.Với suy nghĩ: làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập ? nên tôi đã quyết định chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh ôn tập thực hành về câu, thành phần của câu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC &DDT CƯ KUIN

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM CHÂU

TRẦN THỊ NHỊ

VIẾT VÀ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VỀ CÂU,THÀNH PHẦN CÂU.

CÁCH NHẬN DIỆN TRẠNG NGỮ TRONG CÂU

Dray Bhăng,ngày tháng năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

I /Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)

II /Giải quyết vấn đề

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề.

2.2 Thực trạng của vấn đề.

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.4 Kết quả thực hiện

III/ Kết luận.

Trang 3

I - Lý do chọn đề tài:

Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức 1 cách toàn diện cho học sinh Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao Được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4.5, qua 1 thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt Thực tế khi học đến câu.thành phần của câu thì nhiều em còn lúng túng các em thường nhầm trạng là câu,trạng ngữ với chủ ngữ Nhầm vị ngữ với định ngữ.nhầm bổ ngữ với trạng ngữ,nhầm định ngữ với trạng ngữ.Với suy nghĩ: " làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập ?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh ôn tập thực hành về câu, thành phần của câu"

Trang 4

II /Giải quyết vấn đề:

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn:

 Do không nắm được khái niệm vế câu ranh giới các thành phần câu nên không xác định được các thành phần của câu

 Nhiều em không nắm được sự tương hợp ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ tương hợp ý nghĩa giữa động từ với bổ ngữ …nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập

 Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về câu,các thành phần của câu còn chưa được nhiều

Để giúp học sinh nắm chắc kiến thức về câu,thành phần của câu

 Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng 1 cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về câu ,thành phần của câu,giải được các bài tập về thành phần của câu một cách dễ dàng

* Qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy phân môn và khảo sát thực tế

để tìm ra cách giải quyết vấn đề nêu trên

2.2 Thực trang của vấn đề:

2.3 Các biện phápđẵ tiến hành để giải quyết vấn đề:

Biện pháp giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về câu, thành phần của câu:

Câu được phân tích ra nhiều thành phần,trong đo có những thành phần chính và những thành phần phụ.Câu là một đoạn lời diễn đạt một ý trọn vẹn.Để diễn đạt một ý trọn vẹn,câu thường nêu ra một người một vật hoặc một việc nào đó rồi thông báo điều gì về người,vật vừa nêu.Vì vậy câu thường có hai bộ phận chính:Chủ ngữ (phần nêu) và vị ngữ ( phần báo),Chủ ngữ nêu sự vật làm chủ sự việc nói đến trong câu,Vị ngữ chỉ hoạt động hoặc trạng thái.tính chất,vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.Trong câu chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ,Có câu chỉ có một chủ ngữ ,một vị ngữ.Cũng có câu có nhiều chủ ngữ , nhiều vị ngữ

Ngoài hai bộ phận chính, câu còn có một thành phần phụ thường đừng ở đầu câu,bổ sung thêm nghĩa về tình huống câu gọi là trạng ngữ

Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tình huống trong câu(chỉ thời gian, địa điểm, mục đích,nguyên nhân ) câu có thể có hoặc không có trạng ngữ Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách chủ ngữ,vị ngữ bằng dấu phẩy.Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ.Các trạng ngữ có thể có cùng một ý nghĩa hoặc có những ý nghĩa khác nhau

Trong câu có những danh từ.Những danh từ này có những từ ngữ phụ thêm nghĩa cho nó gọi là định ngữ

Định ngữ tăng thêm ý nghĩa cụ thể cho ngươi hoặc sự vật mà danh từ gọi tên,danh từ nào trong câu cũng có thể có định ngữ.Các định ngữ có thể đứng trước hoặc đứng sau danh từ.Đinh ngữ đứng trước chỉ khối lượng,số lượng.Định ngữ đứng sau chỉ đặc điểm,sở hửu

Trong câu có những động từ, tính từ Những động từ, tính từ này có những từ ngữ phụ thêm ý nghĩa cho nó gọi là bổ ngữ

Bổ ngữ phụ cho động từ thêm các ý nghĩa về đối tượng,mức độ,…của tính chất

Động từ, tính từ nào trong câu cũng có thể có bỗ ngữ.Các bỗ ngữ có thể đứngtrước hoặc sau động từ Trạng ngữ phụ cho cả khối của câu còn định ngữ ,bổ ngữ chỉ phụ cho một từ trong câu

Ngoài trạng ngữ còn có thành phần phụ khác của câu đó là hô ngữ.Hô ngữ là những từ,ngữ dùng để làm lời hô gọi,gây chú ý đến người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc.Hô ngữ thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu.Cần lưu ý là lời gọi, lời hô,lời bộc lộ cảm xúc Nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập,không phải là thành phần câu.Khi đó lời gọi,lời hô không phải là hô ngữ

Ví dụ: Ôi !Đẹp quá! Như vậy “ôi”!là một câu độc lập.,nên không phải là hô ngữ “Ôi” trong câu

“ôi,đẹp quá”!mới là hô ngữ

Để học sinh khắc sâu hơn phần lý thuyết tôi kẻ bảng hệ thống lại phần lý thuyết trong sơ đồ sau:

Trang 5

Nhìn vào bảng tòm tắt lý thuyết ở trên thì câu gồm có 2 phần đó là:các bộ phận chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ),các bộ phận phụ trong câu:bộ phận phụ của câu(trạng ngữ,hô ngữ), bộ phận phụ của từ trong câu( định ngữ, bổ ngữ)

II/ Hướng dẫn học sinh thực hành.Các dạng bài tập cơ bản và nâng cao về thành phần trạng ngữ ở tiểu học

a các dạng bài tập cơ bản

Nội dung chương trình SGK lớp 4 đã đưa ra nhiều bài tập với nội dung rất đa dạng và phong phú nhưng có thể nêu ra 3 dạng bài tập chính sau đây

Dạng 1: Bài tập về nhận dạng các thành phần trạng ngữ trong câu

- Khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết các dấu hiệu hình thước để phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác trong câu Ở loại bài tập này, giáo viên cần chú ý học sinh về vị trí của trạng ngữ ở trong câu dù đứng trước, đứng sau hay đứng ở giữa nòng cốt của câu thì dấu hiệu cơ bản để nhận ra vẫn là dấu phẩy Đặc biệt cần lưu ý học sinh, khi trạng ngữ đứng giữa nòng cốt của câu thì phải có 2 dấu phẩy để ngăn cách chúng

Ví dụ 1 : Xác định trạng ngữ trong các câu sau đây

- Hôm qua, lớp em đi lao động

- Học sinh từ trong các lớp, ùa ra sân như một bầy chim vỡ tổ

- Huy đã trở thành một học sinh giỏi, nhờ chăm học

- Để học giỏi hơn, Huy đã học tập rất chăm chỉ

Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý học sinh, đối với các câu có trạng ngữ chỉ mục đích phương tiện thì chỉ khi nào trạng ngữ được đưa lên đầu câu thì mới có dấu hiệu ngăn cách là dấu phẩy, còn khi trạng ngữ đứng cuối câu thì không có dấu phẩy ngăn cách

Ví dụ 2 : Tìm trạng ngữ trong những câu sau

- Chiều mai, lớp em phải đi lao động để quét sân trường

- Bố em đi công tác bằng máy bay

- Với những khả năng của mình, các bạn đã giúp Lan tiến bộ hơn

- Lớp em quyên góp tiền nhằm ủng hộ đồng bào bị bão lụt

Dạng 2: Bài tập về ý nghĩa bổ sung của trạng ngữ với nòng cốt câu

Câu

Các bộ phận chính của câu

( nòng cốt câu)

Các bộ phận phụ

trongcâu Bộ phận phụ của câu

Chủ ngữ Vị ngữ Bộ phận phụ của

từ trong câu Trạng ngữ Hô ngữ Định ngữ Bổ ngữ

Trang 6

Với dạng bài tập này, khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh muốn xác định một trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho nòng cốt của câu thì các em phải đặt các câu hỏi: Khi nào ? Vì sao ? Ở đâu ? Làm gì ? Bằng gì ? … đối với các nòng cốt câu

Ví dụ 1 Hãy cho thành phần trạng ngữ trong các câu sau đây bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?

- Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa rất vui vẻ

- Đã lâu lắm rồi, mình không viêt thư cho cậu

- Huy đã tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ đồng bào bị bão lụt

- Nhờ các bạn giúp đỡ, Lan đã học tập tiến bộ hơn

Cũng với nội dung trên, bài tập có thể đưa ra với hình thức khác như:

Ví dụ 2 Hãy viết thêm các trạng ngữ thích hợp vào các nòng cốt câu sau và cho biết các thành phần

đó bổ sung ý ngĩ gì cho câu ?

- Những con chim hót líu lo

- Hoa cúc nở vàng rộ

- Huy đã trở thành học sinh tiên tiến

Ở dạng bài tập này, ngoài việc giúp các em lựa chọn được thành phần trạng ngữ thích hợp giáo viên cần phải chú ý các em về dấu hiệu hình thức ( kết hợp với dạng 1 ) để viết thành câu đúng ngữ pháp

Dạng 3 : Bài tập vận dụng thành phần trạng ngữ để viết câu

Đây là bài tập khó đối với học sinh, tuy nhiên ở các phân môn khác như Tập làm văn hay Tập đọc, các em đã làm quen với các câu chứa thành phần trạng ngữ Do đó giáo viên cần kết hợp với các phân môn đó để hướng dẫn học sinh viết câu Đối với dạng bài này cũng có 2 cách ra đề đó là: Viết các câu riêng lẻ có trạng ngữ chỉ một ý nghĩa nào đó hay cũng có thể viết một đoạn văn theo chủ để trong đó các câu có thành phần trạng ngữ như:

Ví dụ 1 : Hãy viết 5 câu, mỗi câu có 1 thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân , mục đích, nơi

chốn,thời gian và phương tiện

Ví dụ 2 : Hãy viết 5 câu, mỗi câu có 1 hoặc nhiều thành phần trạng ngữ , nêu rõ các thành phần trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu ( kết hợp với dạng 2)

Dù ở dạng bài nào, giáo viên khi hướng dẫn học sinh cũng cần cho các em nắm được cấu trúc của một câu khi có thành phần trạng ngữ và đặc biệt là dấu hiệu để nhận biết đó là trạng ngữ trong câu Tránh những tình trạng viết ý câu thì đúng nhưng do sử dụng dấu câu ( dấu phẩy là chính ) sai làm câu bị sai

Dạng 4: Phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ

Ví dụ Trong các câu sau, câu nào có thành phần trạng ngữ, chỉ rõ thành phần trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?

Ở Vinh, tôi được nghỉ hè

Tôi nghỉ hè ở Vinh

Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cần chú ý học sinh phân biệt được trạng ngữ với bổ ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu Trong khi đó định ngữ và bổ ngữ chỉ là thành phần

Học sinh cũng rất hay nhầm bổ ngữ ( của động từ làm vị ngữ ) và trạng ngữ, nên chúng ta cần lưu ý

giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa chúng Về ý nghĩa, trạng ngữ phụ cho cả khối câu, bổ ngữ chỉ phụ cho 1 động từ ( làm vị ngữ) ví dụ trong hai câu: “ Ở Vinh, tôi được nghỉ hè “ và “ Tôi nghỉ hè ở Vinh” “ Ở Vinh” trong câu trước là trạng ngữ, nó chỉ phạm vi, địa điểm mà sự kiện “tôi nghỉ hè” có hiệu lực, nghĩa là ở một nơi nào khác ( ví dụ: ở Hà Nội, Hải Phòng,…) tôi không được nghỉ

Trang 7

hè, chỉ địa điểm nghỉ hè Nghĩa là tôi có thể ở đâu đó ( Hà Nội, Nam Định…) nhưng tôi sẽ được nghỉ hè ở Vinh

Dựa vào hình thức thì chức năng của ở Vinh trong 2 câu trên cũng được xác định rõ ràng Trạng ngữ đứng ở đầu câu và có dấu phẩy ngăn cách với khối chủ – vị, Bổ ngữ đứng sau động từ và không có dấu phẩy tách ra Ở tiểu học, theo chúng tôi nếu trạng ngữ được đưa ra sau động từ ( làm vị ngữ) thì dứt khoát phải dùng dấu phẩy để ngăn cách nó ra khỏi khối câu.Trong trường hợp không có dấu phẩy thì sẽ được xác định đó là bổ ngữ, dẫu cho về ý nghĩa, bộ phận này có khả năng phụ cho cả khối câu như trạng ngữ Trong nhiều trường hợp dẫu xác định bộ phận phụ đó là bổ ngữ hay trạng ngữ thì ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi

Ví dụ: Hôm qua, tôi đã về nhà và Tôi đã về nhà hôm qua có nội dung như nhau

Dạng 5: Bài tập yêu cầu học sinh kết hợp các thành phần câu, thêm các thành phần câu.

Ví dụ: Tìm những từ ngữ làm trạng ngữ thêm vào cho các câu sau

- …, xe cộ đi lại như mắc cửi

- …, em gái của của Việt học lớp 3

- …, bà con xã viên đang gặt lúa

- …, mặt trời mọc

- …, trời mưa to

Ở dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi ở đâu ? thời gian nào? học sinh sẻ trả lời một cách dễ dàng

Dạng 6 : Là dạng bài tập chưã các câu viết sai thành phần câu.

Ví dụ 1 Viết lại các câu sai trong đoạn văn sau đây:

Đêm mùa đông Trời mưa phùn Trong nhà Hồng đang nằm lắng nghe tiếng mưa rơi Lúc này Hồng nghĩ mà thương đàn gà Hồi chiều nghe tin có gió mùa đông bắc tràn về, hồng đã đi cắt là chuối khô che kín chuồng gà rồi

Ví dụ 2 Hãy chữa các câu sai dưới đây thành câu đúng bằng hai cách khác nhau:

- Trong truyện Cây tre trăm đốt cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác

- Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến thương yêu của Bác

- Trên cánh đồng phì nhiêu chạy dài theo con sông máng

Những câu trong ví dụ 1 sai vì đã dùng dấu chấm câu để tách trạng ngữ ra khỏi chủ – vị

Những câu ở ví dụ 2 chữa lại bằng hai cách: hoặc bỏ quan hệ từ trong ở câu 1 và danh từ khi ở câu 2, hoặc thêm cả bộ phận vị ngữ mới cho câu

Ví dụ Trong các câu sau, câu nào có thành phần trạng ngữ, chỉ rõ thành phần trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?

- Trên cành cây, chim kêu ríu rít

- Chim trên cành cây kêu ríu rít

Chim kêu ríu rít trên cành cây

Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cần chú ý học sinh phân biệt được trạng ngữ với bổ ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu Trong khi đó định ngữ và bổ ngữ chỉ là thành phần tố phụ của cụm từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ , tính từ ( bổ ngữ )

Như vậy trong 3 câu trên, về mặt hình thức rất giống nhau nhưng nếu phân tích cụ thể ta sẽ thấy :

Ở câu thứ nhất “ Trên cành cây” bổ sung ý nghĩa được cho nòng cốt câu nó chỉ ra được vị trí địa điểm của “ Chim kêu ríu rit “ Hơn nữa giữa “ Trên cành cây” và “ Chim kêu ríu rit “ lại có dấu phẩy ngăn cách đây là dấu hiệu để nhận ra trong câu có thành phần trạng ngữ Do đó hầu hết học sinh đều xác định được “ Trên cành cây” trong câu này là trạng ngữ

Trang 8

Ở câu thứ hai: “ Trên cành cây” chỉ có tác dụng hạn định ý nghĩa cho danh từ “ Chim “ và giúp ta hiểu được chỉ có những con chim trên cành cây mới kêu ríu rít và như vây “ Trên cành cây” trong câu này chỉ được coi là định ngữ sau của cụm danh từ “ Chim trên cành cây “

Ở câu thứ ba: “ Trên cành cây” lại bổ sung ý nghĩa về địa điểm cho động từ trung tâm “ kêu”và ta

sẽ hiểu những tiếng kêu ríu rít đó ở trên cành cây Do đó “ Trên cành cây” trong câu này lại được coi là bổ ngữ sau cụm động từ

“ kêu ríu rít trên cành cây”

Một điều dễ nhận ra “ Trên cành cây” ở câu thứ hai bà ba không phải là thành phần trạng ngữ đó là dấu phẩy không có ở 2 câu này Ở đây chỉ cần cho học sinh phát hiện ra dấu hiệu này là có thể phân biệt được câu nào là câu có thành phần trạng ngữ Giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm rằng : Nếu thêm các dấu phẩy vào câu thứ 2 và thứ 3 để ngăn cách “ Trên cành cây” với nòng cốt câu như sau

- Chim, trên cành cây kêu ríu rít

- Chim kêu ríu rít, trên cành cây

Khi đó nghĩa hai câu đó hoàn toàn giống nhau với nghĩa của câu thứ nhất và “ Trên cành cây” cũng

sẽ là thành phần trạng ngữ chỉ đia điểm như đối với câu thứ nhất

Tuy nhiên, giáo viên cũng cần cho học sinh năm được ở câu thứ hai và thứ ba, nếu không có dấu phẩy thì các câu đó có ý nghĩa khác đi Nhưng ở câu thứ nhât, nếu không có dấu phẩy thì đây lại là một câu sai ngữ pháp và lưu ý học sinh khi viết câu có thành phần trạng ngữ phải chú ý viết dấu phẩy để ngăn cách chúng với nòng cốt của câu ( trừ những câu có trạng ngữ nguyên nhân, mục đích, phương tiện đứng ở cuối câu )

Dạng 7Phân biệt câu có thành phần trạng ngữ với câu ghép có từ chỉ quan hệ.

Ví dụ: trong các câu sau, câu nào là câu có thành phần trạng ngữ:

- Không những học giỏi, Huy còn rất chăm chỉ lao động

- Nếu Huy học giỏi, Huy sẽ được bố thưởng cho chiếc đồng hồ

- Tuy gặp nhiều khó khăn, Huy vẫn học rất giỏi

- Nhờ Huy cả lớp được tuyên dương

Cũng như ở dạng 1, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập dạng 2 này, giáo viên cần cho học sinh phân biệt được thế nào là câu có thành phần trạng ngữ Mặc dù về hình thức, cả câu có thành phần trạng ngữ và câu ghép đều có dấu phẩy ngăn cách Tuy nhiên giáo viên cần chú ý học sinh, câu có thành phần trạng ngữ thì trạng ngữ không thể là một nòng cốt câu

Như vậy trong các câu trên chỉ có 3 câu có thành phần trạng ngữ Ở đây giáo viên cũng cần lưu ý, đối với tất cả những câu ghép có từ chỉ quan hệ, khi ta lược bỏ bộ phận chủ ngữ hoặc bộ phận vị ngữ ở vế thứ nhất của câu ta sẽ được 1 câu đơn có thành phận trạng ngữ là vế câu đã bị lược chủ ngữ hay vị ngữ.Như ở ví dụ trên thì câu 1 và câu 3( đã bị lược chủ ngữ ) câu 4 đã bị lược vị ngữ Đây chính là cơ sở cho việc ra đề cho học sinh khá giỏi

Dạng 8 :Phân biệt câu có thành phần trạng ngữ với câu ghép không có từ chỉ quan hệ

Ví dụ: Thêm hoặc bớt từ thích hợp để các câu sau trở thành câu có thành phần trạng ngữ

- Ông mặt trời thức dậy, mẹ lên lớp, em đến trường

- Trời chưa sáng rõ, bà con nông dân đã ra đồng làm việc

- Lan càng học, Lan lại càng thấy kiến thức bị rỗng nhiều

- Căn phòng rộng rãi, Huy say sưa học bài

- Mặt nước phẳng lặng như gương, nhưng con chim lăn dài trên cát

Khi dạy những bài tập dạng này, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nắm được có nhiều câu khi thêm một tiếng ở đầu câu thì câu đó sẽ trở thành câu có thành phần trạng ngữ Trong khi đó, có nhiều câu nếu bỏ đi tiếng ở đầu câu thì câu đó lại trở thành phần trạng ngữ

Trang 9

Như vậy đối với các câu 1, 4 và 5 ở vị dụ trên ta chỉ cần thêm các tiếng “khi”.”trong” và “trên”vào đầu mỗi câu ta sẽ được 3 câu có thành phần trạng ngữ đó là:

- Khi ông mặt trời thức dậy, mẹ lên lớp, em đến trường

- Trong căn phòng rộng rãi, Huy say xưa học bài

- Trên mặt nước phẳng lặng như gương, nhưng con chim lăn dài trên cát

Còn ở câu thứ hai và ba ta chỉ cần bỏ đi các tiếng” trời’, ‘Lan’ ở đầu mỗi câu ta sẽ được 2 câu có thành phần trạng ngữ đó là:

- chưa sáng rõ, bà con nông dân đã ra đồng làm việc

- càng học, Lan lại càng thấy kiến thức bị rỗng nhiều

Cũng cần lưu ý học sinh khi thêm các tiếng “trong”, “trên”, “khi”… vào một câu nào đó ta có thể sẽ được một thành phần trạng ngữ tương ứng chỉ thời gian, địa điểm còn khi bộ phận chủ ngữ ở đầu một câu ta cũng sẽ có thể được một thành phận trạng ngữ tương ứng chỉ thời gian, địa điểm, tình huống

Dạng 9: mở rộng câu bằng cách thêm các thánh phần trạng ngữ vào một nòng cốt câu

Ví dụ: Hãy viết thêm thành phần trạng ngữ vào mỗi nòng cốt câu sau đây để trở thành những câu khác nhau

- Chúng em hăng hái phát biểu

- Em đến trường sớm

Đây là một dạng bài tập mở nên tùy theo khả năng cảu từng em có thể thêm được một hay nhiều trạng ngữ để trở thành một hay nhiều câu khác nhau.Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt các câu hỏi: Vì sao? Ở đâu? Khi nào?

Để làm gì? Bằng gì? … cho nòng cốt câu Từ đó xác dịnhđược thành phần trạng ngữ cần thêm vào

Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau do đó có nhiều cách để thêm vào tạo nhiều câu khác nhau chẳng hạn: để trả lời cho câu hỏi” Chúng em hăng hái phát biểu khi nào? Có thể có các cách trả lời:

“Trong giờ học tiếng Việt, trong giờ học ngoại khóa, trong đại hội liên đội…’ tất cả các cụm từ đó đều chỉ thời gian, với cách làm đó , giáo viên có thể thu được nhiều kết quả khác nhau Cũng cần khuyến khích học sinh viết các câu có nhiều thành phần trạng ngữ như

- Hôm qua trong giờ học toán, vì hiểu bài, chúng em hăng hái phát biểu

Tuy nhiên, cần chú ý học sinh về nghĩa của câu viết được chẳng hạn không ai viết : “ Với cách giơ tay nhẹ nhàng, chúng em hăng hái phát biểu để hiểu bài”

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy cũng như ngiên cứu tài liệu Qua đây tôi cũng nghĩ răng: Để khai thác và phát triển thêm thành phần trạng ngữ trong câu cho học sinh, mỗi giáo viên cần nắm được nội dung chương trình SGK và khai thác triệt để nội dung các bài tập phù hợp với nội dung bài cũng như khả năng của học sinh

Trạng ngữ là một thành phần phụ nhưng rất quan trọng trong câu do đó mỗi giáo viên và học sinh cần phải có thói quen sử dụng nó Để làm tốt điều đó, giáo viên cần giúp học sinh nắm được hình thức của một câu khi có thành phần trạng ngữ, hơn thế nữa phải giúp học sinh hiểu được ý nghĩa bổ sung của thành phần trạng ngữ đó ở trong câu.Với những vấn đề nêu trên , tôi rất mong muốn nhận được sự trao đổi của các đồng nghiệp để mỗi chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm trong dạy học về trạng ngữ cho học sinh Xin chân thành cảm ơn!

III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về câu và thành phần của câu học sinh thực hành các dạng bài tập về xác định thành phần của câu đối với họ sinh lớp giỏi lớp 4 và 5 , tôi nhận thấy:

1 Học sinh đã nắm vững về thành phần câu

Trang 10

1 Phân biệt trạng ngữ với với câu, trạng ngữ với bổ ngữ.trạng ngữ với định ngữ nhanh , chính xác

2 Biết sử dụng câu văn đúng chỗ

3 Tự tin , hào hứng khi học đến phần này

4. Kết quả môn học được nâng cao

III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Thông qua những việc làm trên dần dần tôi đã giúp cho các em học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức và giải được các dạng bài tập nhận diện trạng ngữ ở trong câu một cấch dễ dàng Kết quả cho thấy :

T.S.H.S.G

LỚP 5

Như vậy đại đa số các em đã nắm được nội dung của bài học, đặc biệt là các em học sinh lớp

5 bậc Tiểu học, nó tạo tiền đề vững chắc cho các em học tốt hơn môn tiếng việt ở các lớp trên Giúp các em hoàn thiện tốt hơn kiến thức tiếng việt

IV : KẾT LUẬN :

Ngày đăng: 04/03/2016, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w