1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu tham khảo giảng dạy môn tiếng việt bổ sung cho giáo viên lớp 2 tại các trường tiểu học theo mô hình trường học mới (VNEN)

92 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 8,98 MB

Nội dung

Các lý do phổ biến nhất cho việc điều chỉnh những hoạt động trong Hướng dẫn Học tiếng Việt 2 gồm:  Hoạt động không gắn kết với mục tiêu bài học;  Hoạt động thiết kế không phù hợp cho

Trang 1

0

[Pick the date]

(Lý do tại sao chúng ta cần điều chỉnh các hoạt động trong sách hướng dẫn học môn tiếng Việt lớp 2 và cách thực hiện.)

Trang 2

1

Lời giới thiệu

Tập tài liệu tham khảo bổ sung này được xây dựng nhằm cung cấp cho giáo viên lớp2 tại các trường tiểu

học theo mô hình Trường Tiểu học Mới (VNEN) lý do tại sao một số hoạt động trong Hướng dẫn Học

tiếng Việt 2 cần chỉnh sửa và đưa ra những ví dụ về cách thực hiện

Các lý do phổ biến nhất cho việc điều chỉnh những hoạt động trong Hướng dẫn Học tiếng Việt 2 gồm:

Hoạt động không gắn kết với mục tiêu bài học;

Hoạt động thiết kế không phù hợp cho HĐ nhóm – ví dụ, phần lớn bài tập được thiết kế là

hoạt động cá nhân như đọc thông tin hoặc đọc bài đọc trong hoạt động đọc thành tiếng;

Hoạt động CƠ BẢN nhưng KHÔNG tạo động lực và hứng thú cho học sinh về chủ đề của bài học HOẶC giúp học sinh xác định và củng cố kiến thức hay kĩ năng mà học sinh đã có về một

chủ đề cụ thể HOẶC giúp học sinh học kiến thức và kĩ năng mới theo cách tạo hứng thú học

tập cho học sinh;

Hoạt động cơ bản không kết nối lô gic với hoạt động cơ bản kế tiếp và HĐ thực hành;

HĐ nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu cho HS còn hạn chế;

Các hoạt động còn mang tính thụ động nhiều;

Lặp lại cùng một kiểu hoạt động trong bài học;

Hoạt động nhóm lớn nhưng phù hợp cho hoạt động nhóm đôi hơn;

Tập trung nhiều vào thi đua hơn là phối hợp với nhau trong HĐ nhóm – đối với mô hình

VNEN, sự hợp tác quan trọng hơn thi đua giữa các cá nhân trong nhóm;

Câu hỏi thảo luận là dạng câu hỏi đóng với duy nhất câu trả lời, cơ hội cho học sinh thảo luận thực sự rất ít ỏi;

Câu hỏi cho hoạt động đọc hiểu không khuyến khích học sinh vận dụng kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơn;

Đặt câu hỏi là hoạt động duy nhất để hỗ trợ cho học sinh hiểu bài đọc trong sách – không

có hoạt động trải nghiệm;

Không sử dụng phương pháp dạy học là đọc to truyện tranh cho học sinh nghe; Trong hầu

hết các giờ học tiếng Việt, học sinh không có cơ hội được tham gia vào một câu chuyện hoàn chỉnh – các em chỉ được giới thiệu một phần của câu chuyện trong sách hướng dẫn, không

phải là toàn câu chuyện có tranh minh họa

Không sử dụng đồ dùng dạy – học để hỗ trợ cho bài học về kể lại câu chuyện nhằm tạo cho bài học thú vị hơn và tạo nên những trải nghiệm học tập tích cực;

Trong sách Hướng dẫn Học tiếng Việt, không có chi tiết nào nói đến việc sử dụng đồ dùng dạy – học mà điều này là sự mong đợi thiết yếu trong một lớp học vận dụng phương pháp dạy - học tích cực Việc sử dụng góc học tập tiếng Việt cũng không được đề cập Những điều chỉnh đối với các HĐ nêu rõ sự cần thiết của việc sử dụng đồ dùng dạy – học và HS có thể lấy từ góc học tập

Trang 3

2

Trong lớp học mô hình VNEN, giáo viên cần cân nhắc cách tạo một môi trường lớp học năng động hơn Học sinh cần được tiếp cận dễ dàng hơn với các đồ dùng dạy và học làm từ các vật liệu có sẵn tại địa phương và có nhiều cơ hội trải nghiệm với hình thức học tập lấy trẻ làm trung tâm ở cả môi trường

trong và ngoài lớp học Hầu hết các bài học hiện hành trong sách hướng dẫn học tiếng Việt chỉ yêu cầu

học sinh đọc thông tin, nhắc lại thông tin, ghi nhớ thông tin, chỉ ra thông tin ở sách Hướng dẫn hoặc viết bài vào vở

Các hoạt động trải nghiệm còn thiếu – ví dụ như sử dụng mũ đội đầu hình nhân vật hoặc rối cây kể lại

câu chuyện; được nghe đọc truyện trong thư viện trường hoặc bên ngoài lớp học; hoặc chơi trò chơi ô lấy từ nội dung câu chuyện trong bài học

Cuốn sách tham khảo này còn cung cấp một số ví dụ về việc tại sao và cách thức giáo viên có thể thay

đổi các hoạt động trong Hướng dẫn học tiếng Việt 2 để phù hợp hơn và cũng cung cấp bản gốc đen trắng để phô tô, phát triển tài liệu dạy và học được đề xuất cho hoạt động thay thế Phần cuối của cuốn sách tham khảo có bản gốc đen trắng cho các tài liệu mà giáo viên có thể sử dụng để làm đồ dùng dạy và học với mục đích tạo cho việc học tiếng Việt trở nên hấp dẫn hơn

Trang 4

3

TẬP/BÀI HỌC Bài 11A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 1 (HĐ nhóm đôi) Đọc câu dưới mỗi tranh, Tr 16

Lý do điều chỉnh Xem tranh và đọc câu là HĐ dành cho cá nhân và không lôi cuốn HS tham gia

thảo luận một cách tích cực Nếu HS muốn chia sẻ một điều gì đó về ông/ bà mình thì có cách thực hiện ý nghĩa hơn là yêu cầu HS chia sẻ một điều ‘’đặc biệt” về ông/ bà mình với bạn Theo cách đó, HS có mục đích xác thực hơn cho cuộc thảo luận và phù hợp hơn đối với câu chuyện của bài học

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 1 Thảo luận nhóm đôi

Trong nhóm đôi, HS kể với bạn một điều gì đó về ông/ bà mình Sau đó, mỗi cặp chia sẻ câu chuyện của cặp mình với các cặp khác trong cùng bàn

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

Không

Chuẩn bị khác cho HĐ Không – GV cần giám sát HĐ này để đảm bảo mỗi HS có cơ hội chia sẻ với bạn

trong khi thảo luận HĐ này tập trung vào phát triển kĩ năng nghe cho HS

Trang 5

4

TẬP/BÀI HỌC Bài 11A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 2 Thảo luận nhóm đôi, Tr 16

Lý do điều chỉnh HĐ này cần thay đổi vì HĐ 1 được điều chỉnh và đã là HĐ thảo luận Các HĐ cơ

bản ban đầu cần cung cấp phần giới thiệu phù hợp với một bài đọc mới và HĐ định hướng phù hợp hơn cho bài học là đọc câu chuyện với một cuốn truyện tranh minh họa cho bài đọc

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 2 Đọc to chuyện “Bà cháu” với một cuốn truyện tranh khổ lớn

Đối với HĐ này, GV sẽ đọc to và cho HS xem tranh minh họa cho câu chuyện“Bà cháu” GV cần luyện đọc với giọng đọc khác nhau theo từng nhân vật trong câu chuyện – đó là những đối thoại giữa cô tiên và hai đứa trẻ GV cũng cần cân nhắc đến cách bày tỏ cảm xúc khi người bà qua đời và phản ứng của hai đứa cháu khi bà mất

Có một ý tưởng tốt là cho HS ngồi cạnh nhau trên chiếc chiếu được trải trên sàn lớp học hoặc thư viện trường hoặc các em ngồi trên chiếc ghế nhỏ trong khuôn viên trường để nghe GV đọc truyện Khi HS được ngồi gần với GV như vậy, chắc chắn rằng HS sẽ nhìn thấy rõ tranh minh họa và thưởng thức câu chuyện

Trang 6

5

TẬP/BÀI HỌC Bài 11A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 5 & 6 Luyện đọc thành tiếng, Tr.18

Lý do điều chỉnh HĐ đọc thành tiếng từ/ cụm từ là một HĐ vô nghĩa và không phải là một ví dụ

cho học tập tích cực HĐ này không được thiết để phát triển kĩ năng hiểu bài đọc cho HS

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 5 Đọc thành tiếng và sắp xếp câu theo đúng trình tự bài đọc

Vật liệu

Đối với bài tập này, bài đọc được chia thành những đoạn nhỏ Mỗi nhóm có một bộ gồm các băng giấy Ngoài ra, nhóm cần giấy và hồ dán

Bước 4 Sau khi nhóm thống nhất cách sắp xếp này thì dán các băng giấy trên

một tờ giấy lớn và viết ựa bài đọc

Trang 7

Chuẩn bị khác cho HĐ Giáo viên cần phô tô phiếu bài tập này trên khổ giấy A3 cho mỗi nhóm (xem

bản gốc trắng đen đính kèm.) GV cần cắt rời thành từng băng giấy, xếp các băng giấy không theo trình tự của bài đọc và để chúng vào một bì thư hoặc kẹp chúng lại với nhau Mỗi nhóm cần có một tờ giấy lớn, hồ dán và bút lông dầu

Trang 8

Bà mất Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà Hạt đào vừa gieo

xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc

Nhưng vàng bạc, châu báu không thay thế được tình thương ấm áp của bà Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã

Cô tiên lại hiện lên Hai anh em oà khóc xin cô hoá phép cho bà sống lại Cô tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.”

Cô tiên phất chiếc quạt mầu nhiệm Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng

Trang 9

8

TẬP/BÀI HỌC Bài 11A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu câu chuyện “Bà cháu”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 7 Câu hỏi đọc hiểu (HĐ nhóm), Tr.18

Lý do điều chỉnh Trong số 5 câu hỏi thì có 4 câu hỏi yêu cầu HS nhắc/ gợi nhớ lại thông tin trong

bài đọc Chúng không phù hợp cho thảo luận nhóm vì hầu như không có gì để thảo luận khi chỉ có một đáp án đúng cho câu hỏi Các câu hỏi này cần được thay thế để giúp cho HS có cơ hội chia sẻ ý kiến và ý tưởng của mình

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 7 Câu hỏi thảo luận nhóm

(Câu hỏi 1 & 2 tập trung vào cách hiểu của HS về lý do tại sao hai người cháu

đem gieo hạt và nếu trong tình huống như vậy thì các em sẽ nghĩ gì.)

Câu hỏi 1 Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?

Câu hỏi 2 Nếu là em, em có làm như hai người cháu không? Vì sao?

(Câu hỏi 3 & 4 tập trung vào cách HS khám phá những điều trong cuộc sống

thực sự đem lại hạnh phúc cho mình.)

Câu hỏi 3 Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp

và thức ăn ngon?

Câu hỏi 4 Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

GV cần viết các câu hỏi trên giấy cho mỗi nhóm Các nhóm cần có giấy khổ lớn, bút lông, kéo và băng dính

Nhóm đọc từng câu hỏi và các thành viên trong nhóm lần lượt nêu câu trả lời

Cả nhóm cùng nghe ý kiến của bạn Nhóm cần cử một bạn viết vào giấy lớn

Sau khi hoàn thành thảo luận và ghi đầy đủ các câu trả lời, các nhóm dán tờ giấy ghi câu trả lời trên tường lớp

Giáo viên cho các nhóm một khoảng thời gian nhất định để thảo luận Giáo viên đi xung quanh lớp quan sát khi học sinh thảo luận để bảo đảm TẤT CẢ học sinh đều có cơ hội phát biểu

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

Không

Chuẩn bị khác cho HĐ GV cần chuẩn bị phiếu bài tập cho mỗi nhóm – gồm có 4 câu hỏi thảo luận

(Xem bản gốc đính kèm), giấy khổ lớn và bút lông Nhóm cần có kéo, băng dính

giấy và để trưng bày kết quả thảo luận

Trang 10

9

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B

Câu hỏi 1 Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?

Câu hỏi 2 Nếu là em, em có làm như hai người cháu không? Vì sao?

Câu hỏi 3 Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?

Câu hỏi 4 Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B

Câu hỏi 1 Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?

Câu hỏi 2 Nếu là em, em có làm như hai người cháu không? Vì sao?

Câu hỏi 3 Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?

Câu hỏi 4 Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B

Câu hỏi 1 Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?

Câu hỏi 2 Nếu là em, em có làm như hai người cháu không? Vì sao?

Câu hỏi 3 Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?

Câu hỏi 4 Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Phiếu bài tập HĐ cơ bản 7, Bài 11A - Tập 1B

Câu hỏi 1 Tại sao hai người cháu đem gieo hạt đào bên mộ bà khi bà mất?

Câu hỏi 2 Nếu là em, em có làm như hai người cháu không? Vì sao?

Câu hỏi 3 Tại sao hai người cháu vẫn không thấy hạnh phúc khi có nhà đẹp và thức ăn ngon?

Câu hỏi 4 Điều gì trong cuộc sống làm cho em cảm thấy hạnh phúc?

Trang 11

10

TẬP/BÀI HỌC Bài 11A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Kể lại câu chuyện “Bà cháu”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 1, 2 và 3, Tr 21

Lý do điều chỉnh Nghe GV đọc lại câu chuyện KHÔNG PHẢI là HĐ nhóm Đây là HĐ cá nhân vì HS

phải nhìn vào tranh trong sách hướng dẫn để kể lại câu chuyện Một vấn đề nữa là trong sách hướng dẫn chỉ có 4 tranh, điều đó nghĩa là chỉ có 4 HS được tham gia kể chuyện Trong trường hợp nhóm có hơn 4 HS thì những em này phải lặp lại lời kể của bạn mình hoặc ngồi nghe một cách thụ động Với 4 tranh trong sách sẽ không cung cấp đủ thông tin cho HS kể lại câu chuyện – cần ít nhất là 6 tranh

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 1 HS đọc thầm bài đọc (HĐ cá nhân)

HS đọc thầm lại bài đọc để nhớ lại những sự kiện chính trong câu chuyện

HĐ cơ bản 2 HS kể lại câu chuyện với thẻ tranh Vật liệu: Một bộ tranh – 6 tranh, vở viết

Trang 12

11

Cách thực hiện Bước 1 Nhóm đặt các thẻ tranh trên bàn và cùng phối hợp với nhau để sắp xếp theo đúng thứ tự

Bước 2 Mỗi HS trong nhóm lấy một thẻ tranh và viết ngắn gọn lời kể của

mình trên vở

Bước 3 Tiếp theo, mỗi HS thực hành, cầm thẻ tranh lên và kể lại phần câu

chuyện dựa vào tranh đó

Bước 4 Nhóm tự sắp xếp đúng thứ tự người kể chuyện theo các tranh Bạn

nào có thẻ tranh diễn tả đoạn đầu tiên trong truyện sẽ kể đầu tiên

Bước 5 Nhóm diễn tập kể lại câu chuyện thêm một lần nữa trước khi GV yêu

cầu một nhóm trình diễn trước lớp

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

GV cần chuẩn bị bộ thẻ tranh cho mỗi nhóm (xem bản trắng đen gốc đính

kèm) Cần phô tô trên giấy bìa khổ A4 và tô màu bộ thẻ tranh

Chuẩn bị khác cho HĐ Mỗi HS cần có vở để viết lời kể của mình theo thẻ tranh đó

Trang 13

12

Trang 14

13

Trang 15

14

Trang 16

15

Trang 17

16

Trang 18

17

Trang 19

18

TẬP/BÀI HỌC Bài 17A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 1 Câu hỏi thảo luận nhóm, Tr 100

Lý do điều chỉnh Các câu hỏi đều có câu trả lời rõ ràng và hầu như không tạo cơ hội cho HS thảo

luận thực sự HS khó có thể chia sẻ ý kiến và ý tưởng với bạn vì các câu hỏi đều thuộc dạng câu hỏi đóng và chỉ có một đáp án trả lời đúng Mặc dù tranh có liên quan đến câu chuyện nhưng đây không phải là HĐ được thiết kế để kích thích sự phấn khích của HS về câu chuyện cũng như bài học

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 1 GV đọc to câu chuyên cho HS nghe với sách lớn “Tìm ngọc”

Cuốn sách khổ lớn minh họa cho câu chuyện này là một cách hay để giới thiệu bài đọc cho cả lớp HS có cơ hội được xem những hình ảnh minh họa trực quan

và do đó giúp HS hiểu được những gì diễn tiến trong câu chuyện Có rất nhiều

sự kiên diễn ra trước khi viên ngọc được tìm thấy và trao lại cho chủ nhân là chàng trai tốt bụng

Một điều quan trọng khi giới thiệu cuốn sách lớn là HS cần được ngồi ở vị trí thoải mái và tất cả các em đều quan sát được cuốn sách khi GV lật giở từng trang Trước khi đọc bài đọc lần đầu tiên GV cần che tựa đề của câu chuyện

Giới thiệu bài đọc Bước 1 Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào phần minh họa của trang bìa và

thử đoán xem câu chuyện này nói về điều gì Sau khi một vài em đoán thì giáo viên lật phần bị che ra và học sinh kiểm tra sự dự đoán của mình có chính xác không

j

Trang 20

19

Bước 2 Giáo viên đọc bài đọc cho học sinh nghe

Bước 3 Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ cảm nghĩ về câu chuyện

Em thích nhất điều gì trong câu chuyện? Em thích nhân vật nào? Em nghĩ rằng

chó và mèo là những con vật dũng cảm không?

Bước 4 Bây giờ, giáo viên mời học sinh theo dõi trong sách hướng dẫn khi GV

GV thực hiện một cuốn sách lớn (Xem bản gốc trong trang phụ lục đính kèm –

Bản gốc đơn giản hơn cho GV tô màu.)

GV cần phóng to lên khổ A3 và phô tô trên giấy bìa Tô màu các hình ảnh minh họa Ép nhựa trang bìa đầu và cuối để bảo quản sách tốt hơn

Chuẩn bị khác cho HĐ GV cần sắp xếp chỗ ngồi thoải mái cho HS và sao cho tất cả HS đều có thể nhìn

thấy trang sách dễ dàng khi GV đọc

Trang 21

20

Trang 22

21

TẬP/BÀI HỌC Bài 17A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 5 Câu hỏi nhóm, Tr 102

Lý do điều chỉnh Câu hỏi này yêu cầu HS chọn một trong số ba đáp án cho sẵn và điều này có

nghĩa là HS không có cơ hội để diễn đạt ý kiến của mình về các nhân vật Đây không phải là một ví dụ cho học tâp tích cực hay một hoạt động phù hợp cho nhóm

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 5 Phân loại nhân vật

Đối với hoạt động này, giáo viên phát cho học sinh một phiếu bài tập có đầy đủ các nhân vật trong câu chuyện và yêu cầu các em phân loại thành NHÂN VẬT

TỐT và NHÂN VẬT XẤU (Xem bản gốc đính kèm – các nhân vật trong truyện.)

Vật liệu cho mỗi nhóm: Phiếu bài tập; Một tờ báo; Thước kẻ, bút chì, keo dán,

kéo, bút chì màu hoặc sáp màu và bút lông màu

Cách thực hiện Bước 1 Học sinh cắt rời từng hình nhân vật và chia cho các thành viên trong

nhóm Tiếp theo, mỗi em sẽ tô màu và cắt đường viền xung quanh nhân vật

Bước 2 Học sinh dùng thước kẻ và kẻ một đường thẳng giữa tờ báo để chai

thành hai cột và vẽ một đường đường viền xung quanh tờ báo

Bước 3 Viết NHÂN VẬT TỐT vào một cột và NHÂN VẬT XẤU vào một cột Bước 4 Tiếp theo, các em cùng thảo luận trong nhóm và quyết định để nhân vật nào vào trong mỗi cột Dán hình nhân vật vào tờ báo

Bước 5 Mỗi nhóm sẽ trưng bày bài tập hoàn thành của nhóm mình Các nhóm

cùng đi xung quanh lớp để xem nhóm bạn có kết quả giống với nhóm mình

không

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

Không

Chuẩn bị khác cho HĐ GV cần phô tô các nhân vật cho mỗi nhóm Nhóm cần có một tờ báo, thước

kẻ, keo dán, kéo, bút chì màu hoặc sáp màu

Trang 23

22

Trang 24

23

TẬP/BÀI HỌC Bài 17A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ thực hành 1 & 2 HĐ nhóm, Tr 102 - 103

Lý do điều chỉnh Hầu hết bài học trong sách hướng dẫn, các câu hỏi thảo luận cho phần đọc

hiểu rất hạn chế Đa số câu hỏi chỉ có một câu trả lời Trong câu chuyện này, có nhiều sự kiện diễn ra theo một trình tự nhất định Tuy nhiên, không có hoạt động nào tạo cơ hội cho HS chia sẻ việc hiểu biết của mình về trình tự sự kiện trong câu chuyện

Hoạt động thay thế HĐ thực hành 1 Trình tự câu chuyện – Điều gì xảy ra tiếp theo? (HĐ nhóm)

Điều gì xảy ra tiếp theo – Học sinh nhìn tranh và câu mô tả một sự kiện trong

câu chuyện và sau đó quyết định sự kiện nào xảy ra tiếp theo

Vật liệu: Phiếu bài tập gồm có 8 ô trống - 4 ô có hình ảnh và lời mô tả một sự

kiện trong câu chuyện Học sinh cần vẽ/ viết điều gì xảy ra tiếp theo vào 4 ô

trống bên cạnh

Bài tập nhóm: Để đảm bảo tất cả học sinh trong nhóm đều thực hiện bài tập,

cần cắt phiếu bài tập thành 4 phần và giao cho nhóm thực hiện

Sau đó, khi tất cả học sinh hoàn thành trong phiếu bài tập nhỏ, các em cần sắp xếp lại theo đúng trật tự trên tờ báo/miếng bìa/ tờ lịch cũ

Cách thực hiện Bước 1 Mỗi HS có một thẻ và em cần đọc to cho cả nhóm cùng nghe Nhóm

cùng thảo luận xem điều gì xảy ra tiếp theo

Bước 2 Khi tất cả các thành viên trong nhóm thống nhất ý kiến, một em sẽ

viết hoặc vẽ vào ô có câu hỏi “Điều gì xảy ra tiếp theo?”

Bước 3 Tiếp tục thực hiện với những ô còn lại

Bước 4 Khi hoàn thành tất cả các câu hỏi trong ô trống, nhóm cùng xem và

Chuẩn bị khác cho HĐ GV cần phô tô phiếu bài tập cho mỗi nhóm (xem bản gốc trắng đen đính kèm)

Cắt rời thành từng ô và ghim lại với nhau để giúp cho HS trong nhóm dễ dàng

thực hiện bài tập

Trang 25

24

Trang 26

25

Đến nhà người thợ kim hoàn, Mèo bắt

Chuột đi tìm ngọc

Ra về, Chó tranh ngậm ngọc Lúc qua

sông, nó đánh rơi viên ngọc xuống nước

Mèo quyếtđịnh đội viên ngọc lên đầu

Quạ van lạy Mèo tha cho và xin trả lại

ngọc

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Trang 27

26

TẬP/BÀI HỌC Bài 17A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Đọc và hiểu bài đọc “Tìm ngọc”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ thực hành 3 Câu hỏi thảo luận nhóm, Tr 103

Lý do điều chỉnh Hai câu hỏi là những câu hỏi hay cho thảo luận nhóm tuy nhiên thay vì cung

cấp ba đáp án lựa chọn cho câu hỏi 3 thì tốt hơn là cho HS có cơ hội chia sẻ ý kiến của mình và nên để thành câu hỏi mở và HS sẽ nêu ra các câu trả lời Câu hỏi 4 cần được viết lại để giúp cho HS hiểu lý do tại sao chuột đồng ý giúp mèo và chó

Hoạt động thay thế HĐ thực hành 3 HĐ nhóm – Câu hỏi thảo luận, HS trả lời câu hỏi 3

Câu hỏi 3 Nếu là chàng trai, em sẽ chon cách nói nào để tỏ thái độ ngạc nhiên,

vui mừng khi tìm được ngọc? Em hãy nêu ý kiến của mình

HĐ thực hành 4 HĐ nhóm – HS chia sẻ ý kiến về câu hỏi 4 và viết câu trả lời trên giấy lớn

Câu hỏi 4 Em nghĩ Mèo đã nói gì với Chuột để thuyết phục Chuột đi tìm viên

ngọc? Chia sẻ ý kiến của em với bạn

*Nhóm trưng bày câu trả lời Các nhóm có thời gian đi quanh phòng học và đọc câu trả lời của nhóm khác

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

Không

Chuẩn bị khác cho HĐ GV cần đảm bảo mỗi nhóm có giấy lớn, bút lông và băng dính để viết câu trả lời

và trưng bày trong lớp học

Trang 28

27

TẬP/BÀI HỌC Bài 17A - Tập 1B

Mục tiêu bài học Kể lại câu chuyện “Tìm ngọc”

Hoạt động điều

chỉnh/ Trang

HĐ cơ bản 1 & 2, Tr 105 & 106

Lý do điều chỉnh Các HĐ trong sách hướng dẫn không được thiết kế để khơi gợi sự quan tâm

của HS về câu chuyện và không đủ hỗ trợ cho HS kể lại câu chuyện HĐ cơ bản

2 không phù hợp cho HĐ nhóm vì HS thực hiện HĐ cá nhân trong sách của mình

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 1 GV đọc lại sách lớn câu chuyện “Tìm ngọc” (Hướng dẫn cách

thực hiện như HĐ cơ bản 1) Đọc lại cuốn sách lớn có minh họa tranh giúp HS

nhớ lại các sự kiện trong câu chuyện Những hình ảnh minh họa trực quan cũng giúp cho HS nhớ lại các nhân vật và trình tự sự kiện xảy ra trong câu chuyện

HĐ cơ bản 2 HS kể lại câu chuyện qua hình thức sắm vai nhân vật với thẻ hình nhân vật đeo trước ngực

HS kể lại câu chuyện thông qua sắm vai vào các nhân vật Nhóm sắp xếp thành viên nào trong nhóm vào vai nhân vật nào và có một người làm người dẫn chuyện Một số đoạn trong câu chuyện, HS cần thể hiện hành động của nhân vật vì không có đối thoại nào trong phần đó

Sau khi mỗi nhóm có thời gian thực hành sắm vai, GV mời một nhóm trình diễn trước lớp HS đeo hình nhân vật trước ngực khi thực hiện sắm vai

Nên dành thời gian cho nhiều nhóm HS trình diễn và có lời khen tặng cho các

em sau mỗi khi thực hiện Tập trung vào sự hợp tác của các thành viên trong nhóm hơn là tính thi đua

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

GV cần có cuốn sách lớn từ HĐ 1

GV cần thực hiện một bộ thẻ hình nhân vật cho HS thực hiện sắm vai (Xem

bản trắng đen hình các nhân vật đính kèm) Phô tô hình trên giấy bìa khổ A4, tô

màu và ép nhựa Bấm lỗ vào hai bên thẻ hình và buộc dây ở hai đầu

Chuẩn bị khác cho HĐ Không

Trang 29

28

Trang 30

29

Trang 31

30

Trang 32

31

Trang 33

32

Trang 34

33

Trang 35

34

Trang 36

Lý do điều chỉnh HĐ này được thực hiện một cách hiệu quả hơn khi dùng tranh hội thoại cho cả

lớp thay vì cho thảo luận nhóm đôi Chỉ có một vài điểm để quan sát tranh nhưng nếu cả lớp cùng thảo luận thì GV có thể đặt các câu hỏi dự đoán về bài đọc

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 1 HĐ cả lớp – Trò chuyện với tranh

Vật liệu

Phóng to hai tranh trong sách hướng dẫn (Xem bản trắng đen đính kèm)

Nam châm để gắn tranh trên bảng lớp

Cách thực hiện

Bước 1 GV đính tranh 1 trên bảng và đặt câu hỏi:

 “Các em nhìn thấy gì trong tranh?” HS trả lời câu hỏi

 “Em nghĩ vì sao gà mẹ ấp trứng?” HS trả lời câu hỏi

GV cần khẳng định tầm quan trọng của gà mẹ ấp trứng là để giữ cho các quả trứng được ủ ấm đến khi gà con nở ra Trước khi gà con ra đời thì gà mẹ chăm sóc ổ trứng rất kĩ càng

Bước 2 GV đính tranh 2 trên bảng và giải thích rằng gà con nở ra từ những quả

trứng GV đặt câu hỏi: “Nhìn vào tranh và em nghĩ điều gì đang xảy ra?” HS

trả lời câu hỏi

Bước 3 GV đính thẻ tựa đề câu chuyện và nói với HS: “Câu chuyện của chúng

ta hôm nay nói về gà mẹ và bầy gà con Câu chuyện này có tên là ‘Gà tỉ tê với

gà’ Em nghĩ điều gì có thể xảy ra trong câu chuyện này? ” HS trả lời câu hỏi

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

GV cần phóng to hai tranh trên giấy bìa A3 và tô màu (Xem bảng gốc đen

trắng đính kèm) Nên ép nhưạ tranh để bảo quản và sử dụng lâu dài GV cần

làm thẻ tên câu chuyện, chú ý cỡ chữ đủ to cho HS có thể nhìn thấy rõ trên bảng

Chuẩn bị khác cho HĐ Không

Trang 37

36

Trang 38

37

Trang 39

Lý do điều chỉnh Khi HS theo dõi phần đọc của GV sách hướng dẫn, GV không thể biết chắc HS

có thực sự theo dõi mình đọc hay không Một cách tốt hơn để đảm bảo HS tập trung vào từng từ trong bài đọc là viết bài đọc trên giấy lớn – bài đọc lớn GV cũng có thể sử dụng bài đọc lớn này để hướng HS tập trung vào những từ khó hoặc thông tin chính trong bài đọc

Hoạt động thay thế HĐ cơ bản 2 Bài đọc lớn

Vật liệu: Bài đọc lớn, tờ báo để che bài đọc, que chỉ để chỉ vào các từ trong bài đọc lớn

Cách thực hiện Bước 1 Khi giáo viên treo bài đọc lớn trên bảng, dùng tờ báo che nội dung và

chỉ để lại tên bài đọc Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tên bài và hình ảnh minh họa cho bài đọc Giáo viên đọc tên bài cho học sinh

Bước 2 Giáo viên hỏi học sinh xem các em có thể cho biết điều gì có thể xảy ra

trong câu chuyện Giáo viên có thể hỏi học sinh xem ở nhà các em có nuôi gà không và chia sẻ với học sinh vài điều về gà

Trang 40

39

Bước 3 Tiếp theo, giáo viên giở tờ báo che bài đọc và đọc cho học sinh, dùng

que chỉ để chỉ vào những từ mình đang đọc

Bước 4 Giáo viên đọc lại một lần nữa và sau đó mời cả lớp cùng đọc theo

Sau phần này, giáo viên có thể đính các chính trong bài đọc và kiểm tra học sinh biết đọc và hiểu nghĩa các từ này không

Đồ dùng dạy – học

cho HĐ thay thế

GV phóng to bài đọc trên giấy khổ A1 và dán vào giấy bìa (Xem bản gốc đính

kèm) Dùng thanh tre nẹp hai đầu và buộc dây vào một đầu để treo

Chuẩn bị khác cho HĐ Không

Ngày đăng: 04/03/2016, 16:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w