1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu tham khảo bổ sung cho giáo viên lớp 2 tại các trường tiểu học mô hình trường học mới

61 682 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách tham khảo này được xây dựng nhằm cung cấp cho giáo viên lớp 2 tại các trường tiểu học VNEN lý do tại sao một số hoạt động trong Hướng dẫn Học Toán 2 cần chỉnh sửa v

Trang 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO BỔ SUNG CHO

(VNEN)

Lý do tại sao chúng ta cần điều chỉnh các hoạt động trong

sách hướng dẫn học môn Toán lớp 2 và cách thực hiện.)

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách tham khảo này được xây dựng nhằm cung cấp cho giáo viên lớp 2 tại các trường tiểu học

VNEN lý do tại sao một số hoạt động trong Hướng dẫn Học Toán 2 cần chỉnh sửa và đưa ra những ví dụ

về cách thực hiện

Các lý do phổ biến nhất cho việc điều chỉnh những hoạt động trong Hướng Dẫn Học Toán 2 bao gồm:

Một hoạt động không liên quan đến mục tiêu của bài học;

Hoạt động thiết kế không phù hợp cho hoạt động nhóm – ví dụ, phần lớn bài tập được thiết kế

là hoạt động cá nhân như đọc thông tin; HOẶC học sinh phải làm các bài tập trong sách, nhưng chỉ có khoảng 3-4 câu cho nhóm 6 học sinh, do vậy một số học sinh sẽ không thể tham gia hoạt động; HOẶC hoạt động nhóm chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại thông tin với bạn;

Hoạt động nhóm nhưng phù hợp cho hoạt động cặp đôi hơn;

Hoạt động CƠ BẢN nhưng KHÔNG tạo động lực và hứng thú cho học sinh về chủ đề của bài học

HOẶC giúp học sinh xác định và củng cố kiến thức hay kĩ năng mà học sinh đã có về một chủ đề

cụ thể HOẶC giúp học sinh học kiến thức và kĩ năng mới theo cách tạo hứng thú học tập cho học

sinh;

Hoạt động có hướng dẫn khó hiểu với học sinh;

 Hoạt động dưới dạng trò chơi, nhưng không thực sự là một trò chơi – vì nó tập trung vào tốc độ

và sự thi đua giữa các học sinh;

 Hoạt động không phù hợp theo phương pháp tiếp cận của mô hình VNEN - học sinh cùng hợp tác và được tự học với tốc độ/khả năng tiếp thu của mình;

 Hoạt động đưa ra ví dụ học tập thụ động chứ không phải là hoạt động học tập trải nghiệm theo

mô hình VNEN;

 Ít hoạt động trong đó học sinh có thể sử dụng đồ dùng hỗ trợ học tập được lấy từ góc học tập;

Trong một số bài tập ở sách Hướng Dẫn Học Toán, tác giả có mặc định là giáo viên sẽ chuẩn bị tài liệu

cho tiết học nhưng không nói rõ rằng học sinh cần lấy tài liệu đó từ Góc Học Tập

Nếu học sinh không có tài liệu để thực hiện hoạt động như trong sách Hướng dẫn thì học sinh sẽ chỉ thu

được trải nghiệm một cách thụ động là nhìn vào hoạt động trong sách Mô hình VNEN là mô hình thúc đẩy HỌC TẬP TÍCH CỰC và học sinh được khuyến khích chuyển tiếp sang các hoạt động khác theo mức

độ tiếp thu của bản thân Sách Hướng Dẫn chỉ đưa ra một số ví dụ các hoạt động tốt nhằm giúp học sinh

có thể tích cực tham gia vào bài học

Trong lớp học mô hình VNEN, giáo viên cần cân nhắc cách tạo một môi trường lớp học năng động hơn Học sinh cần được tiếp cận dễ dàng hơn tới các đồ dùng dạy và học làm từ các vật liệu có sẵn tại địa

phương và có nhiều cơ hội trải nghiệm với hình thức học tập lấy trẻ làm trung tâm ở cả môi trường

trong và ngoài lớp học

Điều quan trọng là giáo viên phải xem xét thật kĩ mục tiêu của bài học và giai đoạn thu nhận kiến thức của học sinh để cân nhấc xem hoạt động ở giai đoạn này có giúp học sinh đạt được mục tiêu hay không Hoạt động không liên quan đến mục tiêu nên được chỉnh sửa Hoạt động quá khó cho học sinh ở trình

Trang 3

độ lớp 2 cũng cần phải thay đổi Khá nhiều hoạt động trong Sách Hướng dẫn lớp 2 vượt quá kiến thức và

kĩ năng của phần lớn học sinh lớp 2, đặc biệt khi sử dụng các thuật ngữ toán học Giáo viên nên tìm cách dùng ngôn ngữ đơn giản để học sinh có thể hiểu rõ hơn về kĩ năng thực sự cần phải rèn luyện Ví dụ, trong Tập 1B Bài 27, học sinh được dạy tên gọi của 3 số hạng trong phép trừ, tuy nhiên biết tên gọi của các số không phải là mục tiêu chính trong giai đoạn này Đây là lúc giáo viên cần chỉnh sửa các hoạt động

để đảm bảo học sinh đạt được mục tiêu bài học

Cuốn sách tham khảo này còn cung cấp một số ví dụ về việc tại sao và cách thức giáo viên có thể thay

đổi các hoạt động trong Hướng dẫn Học Toán 2 để phù hợp hơn Ngoài ra, sách cũng đưa ra bản gốc đen trắng tài liệu dạy và học giúp giáo viên thực hiện các hoạt động thay thế Phần cuối cuốn sách tham khảo cũng có bản tài liệu gốc đen trắng để giáo viên có thể sử dụng làm đồ dùng dạy và học khiến việc học toán trở nên hấp dẫn hơn

Trang 4

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 1

Mục tiêu bài học Ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100

Hoạt động điều chỉnh

/trang

Hoạt động thực hành 1 Hoạt động nhóm / trang 3

Lí do điều chỉnh Hướng dẫn không đề cập đến vị trí để học sinh có thể lấy thẻ số Hoạt động

này thích hợp cho nhóm đôi Học sinh chỉ học trong phạm vi từ 0 - 9 và bài tập quá dễ

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 1 HĐ nhóm đôi - Học sinh sắp xếp thẻ số từ 0 - 9 theo

thứ tự từ: 1) bé nhất đến lớn nhất và 2) lớn nhất đến bé nhất

Bước 1 Học sinh lấy bộ thẻ số, xáo trộn lên và đặt ngửa trên mặt bàn

Bước 2 Học sinh lần lượt sắp xếp thẻ số theo thứ tự từ bé nhất đến lớn nhất Bước 3 Học sinh lặp lại bước 1 rồi bước 2, lấy thẻ và sắp xếp các thẻ theo thứ

tự từ lớn nhất đến bé nhất

** Học sinh so sánh với cặp đôi khác để kiểm tra xem mình làm đã đúng chưa

Đồ dùng dạy - học cần

cho HĐ thay thế

Học sinh cần một bộ thẻ số từ 0 - 9 trong bộ đồ dùng học toán thực hành lớp

2 để thực hiện hoạt động này

Chuẩn bị khác cho

hoạt động

Giáo viên cần kiểm tra xem mỗi cặp học sinh đã có đủ thẻ số bộ đồ dùng học

toán thực hành lớp 2 để thực hiện hoạt động này chưa

Trang 5

Lí do điều chỉnh Hoạt động thực hành 2 và 3 cần có phiếu bài tập vì đây là hoạt động cá nhân,

không phải hoạt động nhóm lớn hay nhóm đôi Hai hoạt động này về cơ bản chỉ là hoạt động đánh giá Học sinh kiểm tra bài làm lẫn nhau, không phải là một ví dụ về hoạt động nhóm mà là ví dụ về đánh giá từ bạn học

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 2 và 3 Phiếu bài tập cá nhân (Xem phiếu gốc đen trắng

Trang 7

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 1

Mục tiêu bài học Ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100

Hoạt động điều chỉnh

/trang

Hoạt động thực hành 4 a) Hoạt động nhóm / trang 4

Lí do điều chỉnh Hoạt động này phù hợp hơn cho nhóm đôi

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 4 a) Hoạt động nhóm đôi – sử dụng bộ thẻ 0 - 9 cho mỗi

cặp: tạo số có hai chữ số và xem ai có số lớn hơn

Bước 1 Học sinh 1 tạo số có 2 chữ số có thể từ bộ thẻ số Sau đó, học sinh 2

cũng làm hoạt động tương tự – số lớn hơn

Bước 2 Hai học sinh cùng xem ai tạo được số lớn hơn và kiểm tra với một cặp

Trang 8

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 1

Mục tiêu bài học Ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100

Hoạt động điều chỉnh

/trang

Hoạt động thực hành 4 b) Hoạt động nhóm viết số vào vở / trang 4

Lí do điều chỉnh Hoạt động này phù hợp hơn cho nhóm đôi, đặc biệt khi học sinh sử dụng bộ

thẻ số từ bộ đồ dùng học toán lớp 2 Các thẻ số trong đó khá nhỏ để tất cả học

sinh trong nhóm có thể nhìn thấy rõ

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 4 b) Phiếu bài tập cho nhóm đôi

Tô màu số bé nhất trên băng số (Phiếu bài tập cho cặp đôi)

Học sinh thực hiện theo nhóm đôi để tìm ra số bé nhất trên mỗi băng số và tô

màu vào ô chứa số đó (Xem phiếu bài tập gốc đính kèm.)

Hoạt động thực hành 4c) Hoạt độngnhóm đôi – sắp xếp các số từ bé nhất đến lớn nhất

Học sinh được phát các thẻ số sau và sắp xếp chúng từ nhỏ nhất đến lớn nhất

Giáo viên cần copy phiếu bài tập cho mỗi cặp học sinh trong hoạt động 4b

Mỗi bàn cũng cần có bút chì màu cho hoạt động này

Trang 10

Lí do điều chỉnh Đây không phải là một trò chơi – học sinh làm việc theo nhóm đôi và trọng tâm

phải đặt ở việc học sinh có thể hiểu và hoàn thành được bài tập hay không, không phải ở tốc độ nhanh hay chậm của học sinh – nguyên tắc quan trọng của

mô hình VNEN là học sinh tự tiếp thu theo khả năng của mình

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 5a - Sử dụng bảng số 1-100, học sinh tìm số LIỀN

TRƯỚC/LIỀN SAU (hoạt động nhóm đôi) (xem bảng số đính kèm)

Sử dụng bảng số, học sinh lần lượt nói một số có hai chữ số, sau đó yêu cầu

bạn mình nói số liền trước hoặc liền sau số đó

Trang 12

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 3

Mục tiêu bài học Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài; đề-xi-mét viết tắt là dm Ghi nhớ 1dm = 10

cm; ước lượng và vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm

Hoạt động điều chỉnh

/trang

Hoạt động cơ bản 1 a và b, và 2 / trang 10 - 11

Lí do điều chỉnh Hoạt động 1 a và b là hoạt động cá nhân vì mỗi học sinh sử dụng sách của riêng

mình để đo các băng giấy – đây không phải là hoạt động nhóm vì mỗi học sinh

đều thực hiện các hoạt động giống nhau Đây cũng không phải là hoạt động

trải nghiệm; hơn nữa, trong Hoạt động 2, tất cả học sinh chỉ phải nhìn vào sách và đọc thông tin

Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 1.a) Đo băng giấy (Hoạt động nhóm)

Hoạt động này tạo cho học sinh cơ hội được đo và sau đó so sánh các độ dài

Vật liệu

Mỗi nhóm có 6 băng giấy được cắt ra với độ dài khác nhau, không hơn 15 cm

Độ dài mỗi băng giấy lần lượt là: a) 5 cm b) 8 cm c) 10 cm d) 12 cm e)

6 cm ê) 9 cm ; mỗi học sinh cần có 1 thước kẻ 15 cm và một bút chì (cách làm thước kẻ 15 cm đính kèm), giấy khổ lớn hoặc giấy báo, hồ dán, thước kẻ và bút chì

Trang 13

Cách thực hiện Bước 1 Mỗi học sinh lấy một băng giấy

Bước 2 HS đo độ dài băng giấy và viết lên băng giấy đó độ dài tính bằng cm

Bước 3 Học sinh so kết quả với nhau trong nhóm, sau đó sắp xếp các băng

giấy từ ngắn nhất đến dài nhất

Bước 4 Nhóm dán băng giấy lên giấy khổ lớn hoặc giấy báo từ ngắn nhất đến

dài nhất Trưng bày kết quả hoàn thiện

Hoạt động cơ bản 1 b thay thế Hoạt động 1b và 2 trong sách Hướng dẫn – Hoạt động cá nhân

Đo 10 cm Vật liệu

Giáo viên đưa mỗi học sinh một băng giấy, mỗi học sinh cần có thước kẻ, bút chì và kéo

Cách thực hiện Bước 1 Học sinh đo 10 cm và cắt băng giấy ở mốc 10 cm

Bước 2 Sau đó, học sinh so với nhau xem mình cắt đã chính xác chưa

Trang 14

cho HĐ thay thế tô trên giấy A4, cắt rời và ép plastic – những đồ dùng này có thể được sử

dụng trong suốt năm học và các năm tiếp theo

Chuẩn bị khác cho

hoạt động

Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm 6 băng giấy có độ dài khác nhau ở hoạt động

cơ bản 1a và 1 băng giấy cho mỗi học sinh ở hoạt động 1b Giáo viên cần đảm bảo mỗi bàn có đủ kéo, hồ dán, bút chì Nếu giáo viên không tự làm thước kẻ

15 cm thì phải đảm bảo học sinh có thước kẻ 15 cm

Trang 15

Bài 3 Hoạt động cơ bản 2 trang 11 Giáo viên cắt băng giấy và đưa cho mỗi học sinh

Trang 16

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 3

Mục tiêu bài học Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài; đề-xi-mét viết tắt là dm Ghi nhớ 1dm = 10

cm; ước lượng và vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm

Hoạt động điều chỉnh

/trang

Hoạt động cơ bản 3 Hoạt động nhóm / trang 11

Lí do điều chỉnh Hoạt động này không phù hợp là hoạt động nhóm vì học sinh chỉ tự học từ

sách hướng dẫn Hơn nữa, chỉ có 3 ví dụ trong hoạt động này, như vậy không phải tất cả học sinh đều có thể tham gia Khi một học sinh thực hiện đo rồi học sinh khác đồng ý là bạn mình làm đúng thì không có ý nghĩa gì của hoạt động nhóm Đây không phải là ví dụ về học tập trải nghiệm Học sinh không thực sự được đo đạc mà chỉ đọc số đo trên thước kẻ dưới mỗi hình

Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 3 Những chiếc đuôi chuột dài bao nhiêu?

Trong hoạt động này, tất cả học sinh có cơ hội được đo và ghi lại số đo

Vật liệu cần thiết: Mỗi học sinh được phát một hộp có một thẻ hình chuột,

thước kẻ, bút chì, kéo, giấy khổ lớn và hồ dán

Bước 3 Sau đó học sinh sắp xếp các con chuột theo thứ tự từ con có đuôi

ngắn nhất đến con có đuôi dài nhất

Bước 4 Nhóm sắp xếp các con chuột chuột theo thứ tự từ con có đuôi ngắn

nhất đến con có đuôi dài nhất trên giấy khổ lớn

Giáo viên sau đó hỏi mỗi nhóm: Có con chuột nào có đuôi dài 1 đề-xi-mét

không? – Nhóm cần tìm được con chuột đó và giải thích 10 cm = 1 dm

Giáo viên cần copy các phiếu có hình con chuột và cắt thành các thẻ Mỗi

nhóm có một bộ gồm các thẻ hình chuột Mỗi bàn có kéo, hồ dán, thước kẻ và bút chì

Trang 19

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 3

Mục tiêu bài học Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài; đề-xi-mét viết tắt là dm Ghi nhớ 1dm = 10

cm; ước lượng và vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm

Hoạt động chỉnh sửa

/trang

Hoạt động thực hành 2 Hoạt động cá nhân / trang 12

Lí do chỉnh sửa Đây là hoạt động đọc thông tin, không phải là hoạt động thực hành đo để học

sinh áp dụng kiến thức hay kĩ năng mới được giới thiệu ở Hoạt động cơ bản Hoạt động này cần phải là hoạt động trải nghiệm để học sinh có thể thực hành trực tiếp về đo lường

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 2 Phiếu bài tập cá nhân có hình để đo với thước kẻ 15

cm (xem phiếu bài tập gốc đính kèm.)

Học sinh cần đo được độ dài của những đồ vật khác nhau ở trường hoặc trường học và viết được số đo độ dài bằng cm hoặc dm nếu độ dài bằng 10 cm

Giáo viên cần copy phiếu bài tập cho mỗi học sinh và đảm bảo rằng học sinh có

đủ bút chì, tẩy và thước kẻ trên bàn

Trang 21

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 4

Mục tiêu bài học Biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ

Hoạt động chỉnh sửa

/trang

Hoạt động cơ bản 1 Trò chơi (Hoạt động nhóm) / trang 15

Lí do chỉnh sửa Đây không phải là một trò chơi Hoạt động này chỉ có một mục đích duy nhất là

làm phép tính trừ sử dụng thẻ số và thẻ dấu cho sẵn Hoạt động cũng không có

đủ bài tập cho nhóm 6 học sinh làm, do vậy không phải tất cả học sinh sẽ được tham gia vào hoạt động này Sách Hướng dẫn cũng không chỉ ra lí do tại sao học sinh cần phải làm nhanh – trong lớp học VNEN, học sinh nên được tự học theo khả năng tiếp thu của bản thân Do đó, không nên có những hoạt động

mà “nhanh” là mục đích của hoạt động

Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 1 Thực hiện phép tính với số có 2 chữ số sử dụng phép

Ví dụ:

Trang 22

Đồ dùng dạy - học cần

cho HĐ thay thế

Giáo viên cần chuẩn bị 3 bộ thẻ cho mỗi nhóm

Giáo viên có thể tạo các bộ thẻ khác nhau cho mỗi nhóm – học sinh không nhất thiết phải làm cùng một hoạt động vì mục tiêu của bài học là khai thác những kĩ năng sẵn có của học sinh về phép tính trừ với số có 2 chữ số

Chuẩn bị khác cho

hoạt động

Nhóm cần giấy A3 hoặc giấy bìa và bút dạ để viết phép tính với các bộ thẻ số khác nhau

Trang 23

Lí do chỉnh sửa Đây là một kĩ năng mới và do đó nên được giới thiệu ở phần Hoạt động cơ bản

của bài học Giáo viên cần trình bày kĩ năng này trước khi học sinh thực hành

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 2: Hoạt động chung cả lớp – Trình bày của giáo viên

Giáo viên nên tiến hành hoạt động này trước Hoạt động thực hành 1 – sau hoạt động này, học sinh có thể làm được bài tập cá nhân từ sách hướng dẫn – trang 16

***Tất cả học sinh nên có một bảng số (1-100) khi giáo viên trình bày

Bước 1 Giáo viên đặt thẻ phép tính đầu tiên lên bảng

Bước 2 Giáo viên đọc to phép tính cho học sinh

“Sử dụng bảng số của mình, 60 bỏ đi 10 được số bao nhiêu?” Học sinh trả lời –

50, giáo viên khẳng định ‘60 bỏ đi 10 còn 50 là chính xác.’

Giáo viên sau đó nói, “Giờ 50 bỏ đi 30 được số bao nhiêu? ” Giáo viên khẳng định câu trả lời của học sinh, “Đúng rồi, 50 – 30 = 20”

Giáo viên đọc lại phép tính trên bảng: “60 – 10 – 30 =” và yêu cầu học sinh trả lời “Đúng rồi, 60 – 10-30 = 20.”

Bước 3 Giáo viên đặt thẻ phép tính tiếp theo lên bảng

Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng bảng số để tìm ra kết quả 60 bỏ đi 40 bằng bao nhiêu?

Giáo viên khẳng định câu trả lời của học sinh “Đúng rồi, 60 – 40 = 20”

Giáo viên nói với học sinh “À, vậy kết quả của phép tính này trùng với kết quả của phép tính trước 60- 10 – 30 = 20.” Giáo viên hỏi học sinh “Vậy tại sao hai

Trang 24

Bước 5 Giáo viên đặt hai thẻ sau lên bảng, và đặt câu hỏi

“Hai phép tính này có kết quả giống hay khác nhau?” Tại sao? Học sinh có thời gian để chia sẻ cách làm và đưa ra câu trả lời

Bước 6 Giáo viên viết lên bảng số 50 và hỏi học sinh có cách nào để tạo được

số 50 nữa?

Giáo viên khẳng định: Đúng rồi, 50 cũng bằng 20 + 30 Giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lại bằng cách sử dụng bảng số - tìm 30, cộng thêm 20 nữa – được số bao nhiêu? 50

Bước 7 Giáo viên đặt câu hỏi mới: Làm thế nào để có được số 40, từ 30?

Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng bảng tính để tìm ra câu trả lời

Giáo viên viết lên bảng đen câu trả lời của học sinh và khẳng định:

Đúng rồi, 40 bằng 30 + 10

Đồ dùng dạy và học

cần cho hoạt động

thay thế

Giáo viên cần làm thẻ phép tính – (thẻ mẫu đính kèm – các thẻ phải được viết

và in ra rõ ràng để học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy số và dấu) Giáo viên cần copy thẻ gốc và tạo bộ thẻ của riêng mình Các số và dấu nên được viết bằng mực đen

Chuẩn bị khác cho

hoạt động

Giáo viên cần đảm bảo tất cả học sinh có bảng số 1-100 Giáo viên nên làm

bảng số này cho mỗi học sinh vào đầu năm học mới

80 – 20 – 30 =

80 – 50 =

Trang 25

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 4

Mục tiêu bài học Biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ

Hoạt động chỉnh sửa

/trang

Hoạt động thực hành 4 a và b Hoạt động cá nhân – Giải bài toán / trang 17

Lí do chỉnh sửa Bài toán và hướng dẫn cho học sinh rất khó hiểu Bài học này được tiến hành

sớm vào kì học đầu tiên của lớp 2, nhiều học sinh vẫn còn gặp khó khăn với kĩ năng đọc Những hoạt động như thế này cần được chỉnh sửa cho đơn giản và

dễ hiểu hơn với học sinh

Hoạt động thay thế Hoạt động thực hành 4 a và b Phiếu bài tập – Giải bài toán (Hoạt động cặp

đôi)

Phiếu bài tập có bài toán với ngôn ngữ đơn giản và cả hình minh họa để diễn giải bài tập rõ ràng

Phiếu bài tập đầu tiên cũng tập trung vào đơn vị đo phổ biến nhất là cm, sau

đó, khi giải xong bài tập, học sinh mới được yêu cầu quy đổi cm ra dm Việc sử dụng cm thay cho dm giúp bài toán gần gũi hơn với đời sống thường ngày của học sinh

Bài toán thứ 2 diễn giải tình huống một cách trực tiếp, rõ ràng để học sinh dễ dàng tìm ra lời giải

Trang 27

Phiếu bài tập Bài 4 - Hoạt động thực hành 5

Trang 28

Tập/Bài học Tập 1 A Bài 10

Mục tiêu bài học Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 ; 29 + 5

Hoạt động chỉnh sửa

/trang

Hoạt động cơ bản 1 Trò chơi / trang 35 ( Hoạt động cặp đôi )

Lí do chỉnh sửa Hoạt động cơ bản nên tìm kiếm những hiểu biết của học sinh về một chủ đề

hoặc kĩ năng mới trong bài học Hoạt động này hơi khó hiểu với học sinh vì nó không nêu rõ, để cắm được hoa vào lọ đúng, học sinh phải tự làm phép tính trong bông hoa, được kết quả sẽ nối với lọ có kết quả tương ứng

Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 1 Đặt cá vào bể (Hoạt động nhóm)

Vật liệu: Mỗi nhóm cần 12 thẻ hình cá có phép cộng và 2 hình bể cá;

Cách thực hiện Bước 1 Học sinh đặt hai thẻ hình bể cá lên bàn

Bước 2 Học sinh đặt úp thẻ hình cá trên bàn

Bước 3 Học sinh lần lượt lật một thẻ hình cá lên Đọc phép tính cộng và đặt

thẻ đó vào 1 trong 2 bể

Trang 29

Bước 4 Nếu học sinh đặt đúng thì để thẻ hình cá DƯỚI thẻ hình bể

Bước 5 Học sinh lặp lại hoạt động đến khi tất cả thẻ hình cá được đặt chính

Trang 30

9 + 4 7 + 7

Ngày đăng: 04/03/2016, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w