44
Tập/Bài học Tập 1A Bài 16
Mục tiêu bài học Biết về đơn vị ki-lô-gram ; ki-lô-gram viết tắt là kg; thực hành cân đồ vật với đơn vị ki-lô-gram
Hoạt động chỉnh sửa /trang
Hoạt động cơ bản 1. Hoạt động nhóm “Trò chơi”/ trang 57
Lí do điều chỉnh Hoạt động này không thực sự là một trò chơi. Hướng dẫn cho thấy, dường như học sinh chỉ so sánh giữa hai vật xem chúng nặng hay nhẹ. Nếu chỉ có hai vật thì làm sao có thể trở thành một hoạt động nhóm được? Nếu chỉ có một số học sinh trong nhóm tham gia vào hoạt động thì một số học sinh khác sẽ chỉ được nhìn một cách thụ động. Do vậy đây không thể là một hoạt động nhóm. Một hoạt động nhóm đòi hỏi tất cả các thành viên nhóm tham gia, không đơn thuần chỉ khẳng định bạn mình làm đã chính xác chưa.
Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 1 Nặng hơn/Nhẹ hơn Hoạt động cân đo – HĐ nhóm Vật liệu cần thiết
Mỗi nhóm cần một bộ cân giỏ (xem hình đính kèm) và một số thứ khác học sinh mua từ nhà hoặc tìm thấy ở trường. Ví dụ: một gói đường hoặc muối, vài loại trái cây, gói mì tôm,rau, bao gạo nhỏ, trà,thước kẻ, bút chì, kéo, giấy…
45
Hướng dẫn
Bước 1. Học sinh có giấy khổ lớn ở trên bàn với hai cột Nặng và Nhẹ. Học sinh lần lượt cầm hai vật lên một lúc, mỗi vật cầm ở một tay, xem vật nào nặng hơn. Vật nặng hơn để ở cột nặng, và vật nhẹ hơn để ở cột nhẹ.
Cần có đủ đồ vật trên bàn để mỗi học sinh trong nhóm đều thực hiện được hoạt động này.
Học sinh sau đó sẽ kiểm chứng phỏng đoán của mình về vật nhẹ hơn và nặng hơn sử dụng Cân giỏ (Khi sử dụng cân giỏ, một vật sẽ khiến giỏ chúc xuống, thể hiện nặng hơn) Giáo viên cần làm mẫu trước khi học sinh làm phần này của hoạt động.
Bước 2. Học sinh sử dụng cân giỏ để xem mình đã xác định được chính xác vật nào nặng hơn chưa. Học sinh lần lượt chọn một vật nặng và một vật nhẹ đặt vào giỏ. Sau đó, học sinh cầm cân lên để kiểm tra xem vật nào nặng hơn.
Bước 3. Một học sinh trong mỗi nhóm sẽ báo cáo với cả lớp cách nhóm đã làm và những kết quả nhóm tìm ra.
Đồ dùng dạy - học cần cho HĐ thay thế
Giáo viên cần chuẩn bị bảng phân loại Nặng/Nhẹ cho mỗi nhóm.
Giáo viên cũng cần tìm giỏ để làm được mô hình cân giỏ đơn giản – cân giỏ có thể được làm từ hai giỏ có kích thước giống nhau. Buộc dây dù vào giỏ, treo mỗi giỏ ở một đầu của đòn gánh. Giáo viên có thể nhờ phụ huynh giúp làm cân giỏ cho bài học. Các đồ dùng này có sẵn ở chợ địa phương.
Chuẩn bị khác cho hoạt động
Giáo viên và học sinh đều mang đồ vật đến lớp để mỗi nhóm có đủ các vật để cân.
46
Tập/Bài học Tập 1A Bài 16
Mục tiêu bài học Biết về đơn vị ki-lô-gram ; ki-lô-gram viết tắt là kg; thực hành cân đồ vật với đơn vị ki-lô-gram
Hoạt động chỉnh sửa /trang
Hoạt động cơ bản 2 và 3 Hoạt động chung cả lớp Giáo viên hướng dẫn và Đọc và viết / trang 57-58
Lí do điều chỉnh Không phải tất cả học sinh đều có thể nhìn thấy vạch chỉ 1 kg trên cân đĩa, không phải trường nào cũng có loại đồ dùng này. Có nhiều cách khác để học sinh hiểu 1kg là gì và cảm nhận được nó. Đọc từ ‘ki-lô-gram’ không phải là cách để học sinh thực sự hiểu về 1kg. Trong hoạt động cơ bản 3, điều học sinh làm chỉ đơn giản là viết vào vở. Ở hoạt động cơ bản, học sinh phải được thực sự cân đo các đồ vật, bao hàm các đồ nặng 1kg.
Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 2 a) Tìm hiểu về Ki-lô-gram
Vật liệu: Giáo viên cần một chiếc cân, túi gạo hoặc đường nặng 1 ki-lô-gram. Mỗi nhóm cần có ít nhất 2 chiếc cân, mỗi chiếc cho 3 học sinh. Mỗi nhóm cũng cần có nhiều đồ vật khác nhau để đặt lên cân.
Cách thực hiện
Bước 1. Giáo viên giới thiệu về chiếc cân cho học sinh và yêu cầu học sinh nhìn vào các số trên cân. Các số viết to trên cân chỉ số cân được tính bằng đơn vị ki- lô-gram. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số 1, thể hiện vật nặng 1 ki-lô-gram.
Bước 2. Giáo viên viết lên bảng: 1 ki-lô-gram.
Bước 3. Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một đồ vật trên bàn mà học sinh cho là nặng 1kg. Học sinh đưa đồ vật đó cho giáo viên và đặt lên cân. Học sinh kiểm tra xem kim trên cân chỉ vào số mấy. Nếu chỉ vào số 1 thì vật đó nặng 1kg.
47
Hoạt động cơ bản 2 b ) Hoạt động nhóm - Kiểm nghiệm 1kg Bước 1. Mỗi nhóm đặt các đồ vật lên cân đến khi cân chỉ 1kg.
Bước 2. Nhóm viết và vẽ lên giấy những đồ vừa cân để có 1kg.
Bước 3. Các nhóm có thể trình bày kết quả, nhóm phải đặt những đồ gì lên cân để được 1kg.
Hoạt động cơ bản 2 c) Hoạt động chung cả lớp ‘Giải bài toán’ Cần bao nhiêu quyển vở để có 1kg
Vật liệu: Một chiếc cân, vở, giấy, bút chì
Cách thực hiện
Bước 1. Tất cả học sinh viết lên một tờ giấy tên mình và dự đoán về số vở cần thiết để có 1kg.
Bước 2. Giáo viên lần lượt gọi học sinh lên bảng và đặt các quyển vở lên cân – sau mỗi quyển, học sinh lại kiểm tra số đo trên cân.
Bước 3. Khi kim trên cân chỉ 1kg, tất cả dừng lại, sau đó một học sinh đếm số vở trên cân. Giáo viên viết lên bảng số vở đếm được và tất cả các nhóm kiểm tra xem ai có dự đoán gần nhất với số vở thực tế cần thiết để có 1kg.
Đồ dùng dạy - học cần cho HĐ thay thế
Giáo viên cần đảm bảo rằng mỗi cặp học sinh có một chiếc cân. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị thẻ có chữ ki-lô-gram.
Giáo viên có thể yêu cầu phụ huynh và học sinh mang các đồ vật đến lớp học cho hoạt động cân đo này.
Chuẩn bị khác cho hoạt động
Tất cả các nhóm sẽ cần giấy và bút dạ để viết số dự đoán của mình cho Hoạt động cơ bản 2c, giấy và bút chì cho Hoạt động cơ bản 2b.
48
Tập/Bài học Tập 1B Bài 27
Mục tiêu bài học Nhận biết đường thẳng, biết vẽ đường thẳng qua hai điểm.
Hoạt động chỉnh sửa /trang
Hoạt động cơ bản 1. Hoạt động nhóm – Trò chơi / trang 7
Lí do điều chỉnh Yêu cầu học sinh vẽ một đoạn thẳng, sau đó xem đoạn thẳng của ai đẹp nhất không phải là một trò chơi và cũng không phải hoạt động nhóm, đó là hoạt động cá nhân.
Giáo viên chưa đến giai đoạn xác định được học sinh đã biết những gì về sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng, do vậy hoạt động này không phù hợp ở giai đoạn này của bài học.
Hoạt động thay thế Hoạt động cơ bản 1. Giáo viên minh họa
Giáo viên vẽ một đường thẳng lên bảng, sau đó vẽ một đoạn thẳng. Giáo viên giải thích sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng – đoạn thẳng chỉ là một phần của đường thẳng.
Giáo viên đặt một bảng với các ô có chứa đoạn thẳng và đường thẳng lên bảng. Giáo viên cầm thẻ có dòng chữ đoạn thẳng hoặc đường thẳng và yêu cầu học sinh chỉ vào ô tương ứng trên bảng nhỏ. Hoạt động tiếp diễn cho đến khi tất cả các ô đã được xác đinh chính xác là chứa đoạn thẳng hay đường thẳng. Giáo viên cần có ít nhất 6 ví dụ (3 đoạn thẳng, 3 đường thẳng) trên bảng nhỏ.
Hoạt động cơ bản 2. Phiếu bài tập cho nhóm đôi - “Xác định đường thẳng hay đoạn thẳng”
Học sinh làm việc theo cặp đôi để hoàn thành bài tập trong phiếu bài tập, tô đường thẳng bằng bút chì màu đỏ và tô đoạn thẳng bằng bút chì màu xanh.
Hoạt động cơ bản 3. Phiếu bài tập cho nhóm đôi – “Xác định đường thẳng hay đường cong.”
Học sinh làm việc theo cặp đôi để phân loại các ô có chứa đường thẳng hay đường cong. Mỗi nhóm cần một giấy khổ lớn có hai ô.
A B
A B
A B
49
Đồ dùng dạy - học cần cho HĐ thay thế
Giáo viên cần chuẩn bị bảng nhỏ có các ô chứa đường thẳng và đoạn thẳng, hai thẻ có chữ: đường thẳng và đoạn thẳng – chữ nên được in trên giấy khổ lớn, rõ ràng để học sinh có thể đọc được dễ dàng.
Chuẩn bị khác cho hoạt động
Giáo viên cần phiếu bài tập cho mỗi cặp học sinh và đảm bảo có bút chì màu trên mỗi bàn.
50