54
Phiếu bài tập Bài 27 - Hoạt động thực hành
55
Phiếu bài tập Bài 27 - Hoạt động thực hành
56
Tập/Bài học Tập 1 B Bài 35 Mục tiêu bài
học
Biết cách thực hiện các phép trừ 13 – 4 ; 13 – 5 ; … ; 13 – 9; em lập và thuộc bảng “13 trừ đi một số”
Hoạt động chỉnh sửa /trang
Hoạt động cơ bản 1 và 2 và 3 – Hoạt động nhóm / trang 38-39
Lí do điều chỉnh
Những hoạt động này yêu cầu học sinh thực hiện phép tính trừ đơn giản sử dụng que tính. Đây không phù hợp là hoạt động nhóm vì mỗi học sinh cần có một bộ thẻ riêng để giải bài tập. Đây chỉ phù hợp là hoạt động cá nhân. Hoạt động 3 yêu cầu học sinh học thuộc mà không có đồ dùng hỗ trợ. Phương pháp này cũng không phù hợp trong mô hình lớp học VNEN.
Hoạt động thay thế
Hoạt động cơ bản 1. Hoạt động chung cả lớp – Giáo viên giảng bài Bước 1. Giáo viên gọi 13 học sinh lên đứng trước lớp
Bước 2. Giáo viên viết lên bảng phép tính 13 – 5 =
Bước 3. Giáo viên yêu cầu học sinh đếm số học sinh đứng trước lớp để khẳng định rằng có 13 em.
Bước 4. Giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng để chọn 5 bạn về chỗ ngồi.
Bước 5. Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đếm số học sinh còn lại.
Bước 6. Giáo viên khẳng định lại điều lớp vừa nêu với phép tính trên bảng “Chúng ta có 13 học sinh, 5 học sinh về chỗ. Vậy còn lại 8 học sinh”
Bước 7. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lấy que tính từ bộ đồ dùng học toán của mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh đếm 13 que tính. Sau đó bỏ ra 5 que. Vậy còn lại bao nhiêu que tính?
13 – 5 = 8.
Bước 8. Giáo viên yêu cầu học sinh dùng băng số 1-20 để thực hiện phép tính theo một cách khác. Học sinh có một băng số và một kẹp giấy.
Bước 9. Giáo viên đặt sẵn kẹp giấy cho học sinh ở số 13. Sau đó học sinh lùi kẹp giấy lại 5 ô số rồi đặt kẹp giấy ở ô số đó.
13 lùi lại 5 ô và được số 8.
Hoạt động cơ bản 2. Học sinh làm việc cá nhân sử dụng que tính để thực hiện phép tính trừ
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép tính trừ ở Hoạt động cơ bản 2 sử dụng que tính và băng số. Học sinh viết câu trả lời vào vở, so sánh kết quả với bạn bên cạnh.
Hoạt động cơ bản 3a) Học sinh sinh làm việc cá nhân sử dụng băng số và kẹp giấy để thực hiện phép tính trừ
Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 13 – 4 = 9 13 – 4 = 9
57
Hoạt động cơ bản 3 b) Trò chơi câu cá – Hoạt động nhóm
Đây là một cách học thú vị để học sinh chứng tỏ mình đã có kĩ năng trừ nhẩm
trong phạm vi 20.
Đồ dùng cần thiết: Mỗi nhóm cần một bộ thẻ hình cá với phép tính trừ (cần ít nhất 6 thẻ), một chiếc cần câu.
Cách thực hiện
Bước 1. Học sinh đặt úp thẻ hình cá trên bàn để không ai có thể nhìn thấy phép tính trừ trên đó.
Bước 2. Học sinh lần lượt sử dụng cần câu để câu thẻ cá lên. Học sinh đọc to phép tính và đưa ra kết quả. Nếu nhóm khẳng định là học sinh tính chính xác thì học sinh có thể giữ lại thẻ hình cá, nếu không học sinh phải trả lại thẻ hình cá trên bàn.
Bước 3. Trò chơi tiếp diễn cho đến khi tất cả các thẻ hình cá đã được câu hết.
Đồ dùng dạy - học cần cho HĐ thay thế
Giáo viên cần làm băng số cho học sinh – mỗi học sinh một băng số, rồi đặt kẹp giấy trên mỗi băng số. Giáo viên cần làm một bộ mô hình để giải thích cho học sinh. Giáo viên cũng cần làm bộ gồm 6 thẻ hình cá cho mỗi nhóm và 6 thẻ tính trừ đính trên mỗi con cá. Giáo viên cũng cần làm cần câu cho mỗi nhóm. (Xem bản gốc đính kèm).
Chuẩn bị khác cho hoạt động
Giáo viên cần đảm bảo rằng tất cả học sinh có bó que tính sẵn sàng ở bộ đồ dùng thực hành toán cho bài học. Ngoài ra, kẹp giấy cũng là đồ dùng cần chuẩn bị.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20