Qua những ví dụ vừa nêu ở trên, rõ ràng chúng ta phải hiểu là trong ngôn ngữ, câu là một cấu trúc cú pháp nhất định, một sơ đồ bao gồm các thành phần C-V-B, còn trong lời nói thì cũng là
Trang 1ĐƠN VỊ TẠO CÂU VÀ THÀNH PHẦN CÂU
CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT (*)
1.2 Câu là một sơ đồ cấu trúc cú pháp nhất định hay nói một cách khác thì câu cũng chính là sơ đồ cấu trúc ấy nhưng đã được điền đầy đủ bằng những từ ngữ cụ thể : Em bé đọc sách, Kỹ sư thiết kế tên lửa, Thầy giáo giảng bài, Con chim mổ con sâu, Mặt trời sưởi ấm trái đất
1.3 Như vậy thì phân biêt câu với phát ngôn như thế nào cho thích hợp, cho hợp lý ? Qua những ví dụ vừa nêu ở trên, rõ ràng chúng ta phải hiểu là trong ngôn ngữ, câu là một cấu trúc cú pháp nhất định, một sơ đồ bao gồm các thành phần C-V-B, còn trong lời nói thì cũng là sơ đồ đó nhưng đã được hoàn thiện, được lấp đầy bằng những từ ngữ nhất định
Câu là một đơn vị của ngôn ngữ có tính tái sinh, nó được nhắc đi nhắc lại trong lời nói mà lời nói lại được hình thành nhờ luân phiên và hoàn bị về mặt từø vựng
Còn phát ngôn là đơn vị của lời nói không có khả năng tái sinh để thể hiện một nội dung mới vì những từ ngữ cụ thể hình thành nên nó đã cản trở điều này – những từ ngữ cụ thể ấy đã giúp hoàn chỉnh một cấu trúc cú pháp nhất định rồi
! Vì vậy phát ngôn chỉ nên quan niệm là một trong những biến thể lời nói của câu và câu thì hoạt động thực sự dưới dạng của phát ngôn
Câu là sự trừu tượng hóa từ nhiều phát ngôn, đó là một bộ khung ngữ pháp chung dùng để cấu tạo hàng loạt những phát ngôn mới(1)
1.4 Câu (và phát ngôn – một biến thể của câu) có sự thể hiện bản chất ngữ pháp của mình bằng những phạm trù cú pháp của tính giao tiếp, của tính hình thái và của tính vị từ Ba phạm trù này cũng chỉ phân biệt với nhau về mặt lý thuyết, còn trong những phát ngôn cụ thể, chúng thường dính với nhau, đan chéo vào nhau và thường không bao giờ tách được khỏi nhau Tính giao tiếp và tính hình thái là bắt buộc phải có đối với bất kỳ câu hay phát ngôn nào, còn tính vị từ thì không phải bắt buộc đối với những câu (hay phát ngôn) mà không thể hiện mối liên hệ của dấu hiệu tồn tại với đối tượng, chẳng hạn với những câu như : Thôi, chào nhé ! Vâng, đúng thế Quả như vậy !
II
2.1 Có 3 loại đơn vị tạo câu trong cấu trúc câu tiếng Việt được chia theo các cấp độ như sau căn cứ vào những đặc trưng ngữ pháp vốn có của chúng :
2.1.1 Cấp độ 1 : Từ tố (Morphe, ΜΟΡΦ)
Khi tạo câu, người ta bắt buộc phải lựa chọn các từ tố – những “đơn vị vật liệu” (đôi khi lấy trong từ điển) Và nghĩa chung mà câu cần truyền đạt lại được quyết định bởi việc lựa chọn các “đơn vị vật liệu” này Trong tiếng Việt hiện đại, từ tố – đơn vị cơ sở của câu – trùng lặp hoàn toàn với âm tiết, với tiếng một(2), với hình vị và với từ đơn tiết Có điều cần phân biệt với những đơn vị này ở chỗ là từ tố được xét ở địa hạt câu là xét trong mối quan hệ tạo ra phát ngôn, do đó
(*) In trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, Sđd, tr 90 – 106
(1) B.N Golovin : Dẫn luận ngôn ngữ học (tiếng Nga) Nxb Vưsaya scola, M., 1966
(2) Gần khái niệm hình tiết hay tiếng của Nguyễn Tài Cẩn X Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng, từ ghép, đoản ngữ) Nxb
ĐH và THCN, H., 1975, tr 13
Trang 2có khả năng khu biệt nghĩa, có thể mang nghĩa, nhưng vì là từ tố, một loại đơn vị vật liệu của câu, nên không thể có tính độc lập được : “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” : 12 từ tố được xếp đặt theo trât tự hình tuyến : yếu tố nọ nối tiếp yếu tố kia một cách liên tục xuôi chiều, theo thời gian trong chuỗi phát ngôn
Từ tố cần được hiểu là những đơn vị trừu tượng, đang hoạt động với tư cách là những yếu tố của hệ thống : mỗi từ tố là mỗi chỉnh thể, nguyên khối và là mỗi tế bào hoàn toàn chưa có một hình thức cú pháp cụ thể nào
2.1.2 Cấp độ 2 : Từ vị (Morphosème, ΜoρΦoceMa)
Khi đứng trong cấu trúc câu, những từ tố vừa nói đến đều bắt buộc phải được sắp xếp lại theo những liên hệ và quan hệ trực tiếp nhất định với nhau Sự sắp xếp đó là theo một trật tự cấu trúc nào đó : bởi vì bản thân mỗi từ tố được xếp đặt theo vị trí – chức năng của mình và mỗi quan hệ trong câu thường là những cấu trúc tầng bậc có hình tuyến với những mối liên hệ nhiều chiều :
a) Nâng ← cao → năng – lực → lãnh – đạo → và → sức ← chiến – đấu → của ← Đảng
b) Nâng ← cao ← năng – lực ← lãnh – đạo → và → sức ← chiến – đấu ← của ← Đảng
Có những từ vị trùng hoàn toàn với từ tố về mặt dạng thức, đó là những từ vị đơn Có những từ vị tương đương với từ ghép, từ đa tiết các loại, với tổ hợp liên hợp và với đoản ngữ các loại Ví dụ :
a) Nâng cao, năng lực, lãnh đạo, và, sức, chiến đấu, của, Đảng (8 từ vị)
b) Nâng cao, năng lực lãnh đạo, và, sức chiến đấu, của Đảng (5 từ vị)
Đó là những “Đơn vị từ” đã có vị trí của mình trong tuyến tính câu và như vậy là đã ở trong một cơ chế cú pháp nhất định Chúng cần được hiểu là những đơn vị cụ thể đang hoạt động với tư cách là những yếu tố của một thông báo nhất định Những “Đơn vị từ” được hình thành nên từ sự tổ hợp của các từ tố theo trật tự cấu trúc được gọi chung là từ
vị
Từ vị là đơn vị có tính độc lập trong từng ngữ cảnh cụ thể, kể cả trường hợp là từ vị đơn Đó là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Việt Nam, có “Đặc điểm là có khả năng tách khỏi chuỗi lời nói một cách dễ dàng và xác định, hơn nữa lại có tính hoàn chỉnh cao độ”(3) Có rất nhiều loại từ vị căn cứ theo các cách kết hợp khác nhau của chúng
c) Đáng lưu ý là những “Từ vị tự do” những “Từ vị lâm thời – ngẫu nhiên” (mot occasionnel,
đang có xu hướng ngày càng phát triển trong tiếng Việt hiện đại : “bà – đồng – nát – chai – chè – cốc – vỡ – ni – lông – đứt” trong “Đây đúng là một cái thiên đường bày sẵn cho tập đoàn các “bà – đồng – nát – chai – chè – cốc - vỡ – ni – lông – đứt” hoặc “vua giặc này” trong “Người thì bảo Đèo Văn Long 70 tuổi có người còn bảo rằng vua + giặc này tướng còn thọ lắm”, hoặc “cầu sắt bù nhìn Hiền Lương vắng quạnh” v.v 2.1.3 Cấp độ 3 : Cú vị (Syntagsème, )
Những từ vị (kể cả những từ vị đơn) khi hoạt động theo chức năng thông báo của mình trong cấu trúc câu có sự thể hiện mối liên hệ nhất định của dấu hiệu tồn tại với đối tượng thì nhất thiết “phải đảm nhận một chức vụ cú pháp(4) cụ thể nào đó (là chủ ngữ, là vị ngữ, là bổ ngữ v.v ) Đây cũng chính là những điều kiện cần và đủ của một cú vị, đồng thời cũng là những dấu hiệu phân biệt với từ vị Do đó chúng đã trở thành những đơn vị cú pháp cụ thể – những đơn vị định cú :
Nâng cao/ năng lực lãnh đạo/và sức chiến đấu của Đảng
V B1 B2
(câu này có 3 cú vị)
Có thể nói, cú vị là giai đoạn hoạt động cuối cùng của từ tố trên tuyến tính bậc câu đã được phân cấp độ
(Sơ đồ I)
(3) A.I Xmirnixhkiy : K voproxu o xlove trong Voproxưnteorii i ixtorii yazưka, M., 1952
(4) Lưu Vân Lăng, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân Ngôn ngữ, 1970,
số 3, tr 53
Trang 35
chúng ta sẽ có được những kết quả phân xuất từ vị và cú vị khác nhau tùy thuộc vào các giải thuyết về nghĩa như sau :
- Giải thuyết a) – người bạn / học / ở Matxcơva
1 + 2 3 4 + 5 Câu này có 3 từ vị đồng thời cũng là 3 cú vị có nghĩa là :
- Từ vị “người bạn” đồng thời là cú vị thứ nhất giữ vai trò chủ ngữ trong câu là tổng số (kết quả) của từ tố 1 cộng với từ tố 2
- Từ vị đơn “học” đồng thời là cú vị thứ hai giữ vai trò vị ngữ trong câu, là kết quả của sự chuyển hóa của từ tố 3
- Từ vị “ở Matxcơva” đồng thời là cú vị thứ ba giữ vai trò trạng ngữ nơi chốn trong câu, là kết quả của từ tố 4 cộng với từ tố 5
- Giải thuyết b) - người bạn học / ở / Matxcơva
1 + 2 + 3 4 5 cũng có 3 từ vị và cũng đồng thời là 3 cú vị theo giải thuyết này, có nghĩa là :
- Từ vị “người bạn học” đồng thời là cú vị thứ nhất trong giải thuyết này giữ vai trò chủ ngữ trong câu, là kết quả của từ tố 1 cộng với từ tố 2 cộng với từ tố 3
- Từ vị đơn “ở” đồng thời là cú vị thứ 2 trong giải thuyết này, là kết quả của sự chuyển hóa từ từ tố 4, là vị ngữ trong câu
- Từ vị “Mátxcơva” đồng thời là cú vị thứ ba trong giải thuyết này, là kết quả của sự chuyển hóa từ từ tố 5, là trạng ngữ nơi chốn trong câu nói
2.2.1 Sự thay đổi dạng thức từ vị và dạng thức cú vị trong hai giải pháp vừa nêu trên của cùng 5 từ tố hoàn toàn giống nhau, là do nhân tố về nghĩa chi phối Nói một cách khác thì sự thay đổi về nghĩa ở đây đã kéo theo sự thay đổi cả về cơ cấu tổ chức các đơn vị tạo câu và làm cho cả cấu trúc toàn câu cũng thay đổi luôn : chúng ta có được 2 câu đồng âm ngữ pháp Điều này dẫn đến một việc cần được hiểu là : dạng thức (hình thái) từ vị và dạng thức cú vị, thậm chí cả dạng thức câu trong tiếng Việt thực sự là đặc điểm của vấn đề cấu trúc, thể hiện thông qua các chức năng tổ hợp do các quan hệ cú pháp quyết định nên Từ vị, cú vị và ngay cả câu trong tiếng Việt cần được hiểu là những đơn vị cấu trúc – chức năng khác loại, khác bậc là vì vậy Hiện tượng chuyển đổi xảy ra ở đây (ít nhất về mặt hình thức) còn là một hiện tượng chuyển đổi phạm trù từ loại và chuyển đổi chức năng cú pháp của các lớp từ vị trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại III
(5) Yu X Xtepanov : Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương Nxb ĐH và THCN, H., 1984
Trang 43.1 Từ vị và cú vị đều là những đơn vị chức năng Từ vị là đơn vị chức năng định danh thuộc cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa, tức là chúng ta còn có khả năng xem xét và phân xuất cấu trúc của chúng theo mục đích thông tin và trên cơ sở của các mối liên hệ cú pháp giữa chúng trong từng trường hợp cụ thể Cú vị là đơn vị chức năng định cú, vừa thuộc cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa, vừa thuộc cấp độ cú pháp – chức năng nên chúng là những chỉnh thể không chia cắt được, không phân xuất được kể cả những trường hợp còn cảm nhận được nghĩa tố ở từng thành phần cấu tạo nên chúng 3.2 Từ tố là đơn vị phân loại Đây chính là những viên gạch, những vôi vữa, những gỗ, cát và nước v.v dùng để xây dựng nên cấu trúc của phát ngôn
3.3 Những đơn vị chức năng được thể hiện trong cấu trúc câu trên cơ sở của những mối liên hệ cú pháp giữa các đơn vị phân loại, tức là giữa các từ tố Phạm vi nghiên cứu của cú pháp cũng là ở đây Những mối liên hệ và quan hệ cú pháp này thường thường được biểu hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có những phương thức thuần túy cú pháp, có những phương thức hình thái học và có cả những phương thức ngữ âm Những khác nhau cơ bản của cơ cấu ngữ pháp trong ngôn ngữ chung như cơ cấu tổng hợp và cơ cấu phân tích cũng được nảy sinh từ đây
3.4 Quá trình hoạt động ngôn ngữ từ bậc từ tố đến bậc cú vị trong tuyến tính câu (xem sơ đồ 1) còn có thể mô tả như là một quá trình hoạt động phối hợp hợp lý giữa các ngành từ vựng – ngữ nghĩa, hình thái học – ngữ nghĩa và cú pháp học – ngữ nghĩa vốn trước đây được xem xét như là những ngành biệt lập, ít có quan hệ với nhau do chỗ chúng đều có những đối tượng nghiên cứu riêng của mình
IV
4.1 Thành phần câu xét theo quan niệm đang trình bày thì không phải là cái gì khác mà chính là những cú vị (syntagsème) – những từ vị thực thụ, đã đảm nhiệm một chức vụ cú pháp nhất định trong câu Chúng tôi tạm chia ra 4 thành phần câu tương ứng với 4 cú vị :
1 Cú vị giữ chức năng chủ ngữ, là thành phần chủ ngữ (C)
2 Cú vị giữ chức năng vị ngữ, là thành phần vị ngữ (V)
3 Cú vị giữ chức năng bổ ngữ là thành phần bổ ngữ đối tượng : (B) – trực tiếp và (GB) – gián tiếp
4 Cú vị giữ chức năng trạng ngữ, là thành phần trạng ngữ các loại trực tiếp và gián tiếp – (Tr), (trừ trạng ngữ của toàn câu – TR -)
4.2 Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính yếu của câu(6) Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là một mối quan hệ hữu cơ, mối quan hệ của hai trung tâm luôn luôn bổ trợ cho nhau, ràng buộc lẫn nhau Quan hệ giữa chúng là quan hệ tường thuật, biểu hiện sự phụ thuộc lẫn nhau, sự phụ thuộc hai chiều : C ⇔ V Cả C và V đều không có sự hơn cấp tuyệt đối : chúng có cùng một hạng trong cấp hệ cú pháp bậc câu (bậc I, sơ đồ 2)
4.2.1 Quan hệ giữa chúng còn là một quan hệ đặc biệt, tạo nên tính vị từ của đơn vị, được gọi là cấu trúc vị từ tính Khác với từ tổ (tổ hợp từ), cấu trúc vị từ tính luôn luôn thể hiện một tổng hợp các khái niệm : “đứa trẻ đang học” chỉ khái niệm người chủ của hành động và khái niệm hành động Song ngoài những khái niệm vừa được gọi tên trong cấu trúc ấy ra, nó còn truyền đạt cả những khái niệm thể hiện tính ngữ pháp như : mối quan hệ về thời gian như tính lâm thời (provisoire) và mối quan hệ hiện thực là tính hình thái Đôi khi nó còn truyền đạt cả tính cá thể (personnel), có nghĩa là truyền đạt cả mối quan hệ giữa người hành động với sự kiện, với đối tượng bằng đặc trưng của chính người nói là ngôi thứ nhất, của người đối thoại là ngôi thứ hai hay không phải của người nói hoặc người đối thoại là ngôi thứ ba 4.2.2 Tính lâm thời, tính hình thái và tính cá thể nảy sinh trong cấu trúc vị từ và đồng thời hình thành nên cái gọi là tính vị từ(7) mà nếu không có nó thì cũng không thể có một thông báo nào cả Cấu trúc vị từ là một khái niệm rộng hơn mệnh đề (không phải cấu trúc vị từ nào cũng sẽ là mệnh đề cả Mệnh đề là một đơn vị giao tiếp được đặc trưng bằng ngữ điệu cụ thể và bằng sự phân chia thực tại Cấu trúc vị từ là nền tảng của mệnh đề, không có nó không có mệnh đề (vì vậy tính vị từ là đặc trưng bắt buộc của mệnh đề) nhưng nó chưa phải là mệnh đề
(6) Nguyễn Kim Thản : Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt tập II Nxb Khoa học, 1964, tr 176
(7) Xem thêm mục 1.4 trong phần I
Trang 5Đơn vị từ tính được tổ chức nên theo môt cách thức riêng Nó có thể gồm một từ, song theo qui luật thường gồm nhiều từ hoặc nhiều từ tổ Nhưng những yếu tố cấu thành của nó không phải là những từ hay những từ tổ mà là những yếu tố được gọi là những thành phần câu (trên thực tế là những thành phần của đơn vị vị từ tính)
4.3 Bổ ngữ và trạng ngữ về nguyên tắc là những thành phần thứ yếu của câu nhưng không thể lược bỏ tùy ý được Bổ ngữ là những thành phần cú pháp bổ sung những chi tiết về nghĩa chuyên môn hóa cho từng nhóm động từ nhất định làm vị ngữ trong câu Những nghĩa về đối tượng, về điểm đến, về người tiếp nhận chỉ kết hợp được với một hay một vài nhóm động từ nhất định và nghĩa của chúng đều bị ý nghĩa khái quát của các nhóm động từ này chi phối
Trạng ngữ trong khi đó là những thành phần cú pháp bổ sung những chi tiết về nghĩa chung nhất cho bất kỳ nhóm động từ nào tham gia làm vị ngữ trong câu Nghĩa của trạng ngữ không hề bị nghĩa của các nhóm động từ vị ngữ chi phối Đó là những ý nghĩa phụ chỉ điều kiện, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích v.v của hành động do các động từ làm vị ngữ thể hiện
4.3.1 Mối quan hệ giữa B và Tr với V là mối quan hệ chính phụ, mối quan hệ phụ thuộc một chiều, là mối quan hệ phụ thuộc giữa cấp hệ cú pháp bậc câu với cấp hệ cú pháp bậc thành phần Theo nguyên tắc, cả B lẫn Tr đều chịu sự chi phối về mặt quan hệ cú pháp của V (bậc 2, sơ đồ 2) Ta có thể biểu diễn tính chất tầng bậc trong hệ thống các cấp độ của các thành phần câu (của các cú vị) bằng sơ đồ khái quát như sau :
(Sơ đồ 2) C ⇔ V
1 B, Tr
2 4.3.2 Như vậy là về phần các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố thành phần thì phương pháp phân đoạn theo thành phần câu ở đây phổ biến nhất đã sử dụng hai kiểu liên hệ : liên hệ phụ thuộc hai chiều (phụ thuộc lẫn nhau) và liên hệ phụ thuộc một chiều (sơ đồ 2, B và Tr) là những thành phần chức năng phụ thuộc một chiều vào V, có nghĩa là những thành phần của thành phần Nói một cách khác thì V chi phối, làm chủ và đòi hỏi sự hiện diện hay không cần hiện diện của B và Tr
(Sơ đồ 3)
V B Tr
4.4 Bộ phận định ngữ (Đn) không được coi là thành phần câu thực thụ Đây chỉ là những thành phần phụ mở rộng của tất cả các thành phần câu, thậm chí của cả chính định ngữ (định ngữ của định ngữ) Định ngữ như vậy là thành phần chức năng không độc lập nhưng rất cần thiết khi muốn mở rộng câu Định ngữ cũng đồng thời là yếu tố hạn định tính khái quát của một trung tâm bất kỳ trong từng yếu tố thành phần câu Hạn định và khái quát trong khi mở rộng chính là nhiệm vụ chủ yếu của thành phần định ngữ đối với bất kỳ trung tâm nào trong các tổ hợp có chứa nó 4.4.1 Định ngữ nói chung có khi tồn tại như một yếu tố bắt buộc làm tăng thêm sắc thái ý nghĩa, tạo hình ảnh nghệ thuật, gợi ý bóng bẩy, uyển chuyển v.v cho câu văn Vì vậy có loại tuy về nguyên tắc chỉ là những thành phần phụ thực sự nhưng không thể lược bỏ được hoặc khi lược bỏ thì câu văn trở nên méo mó, nghèo nàn, mất hẳn tác dụng thẩm mỹ 4.4.2 Có loại định ngữ có tổ chức là từ, là ngữ và là mệnh đề, thậm chí có cả câu ghép cũng tham gia làm thành phần định ngữ Như trên đã nói, định ngữ có thể tham gia phụ nghĩa cho các dơn vị làm C, làm V, B hoặc làm Tr, tức là cho từng thành phần căn bản của câu, đồng thời nó còn có thể phụ nghĩa cho toàn câu
Về ý nghĩa, chúng ta có thể phân thành các loại định ngữ biểu trưng, so sánh, thuộc tính, bổ sung, số lượng, sở thuộc, định danh v.v
Một số ví dụ về bộ phận định ngữ :
Trang 64.4.2a Thành phần được mở rộng nhiều nhất với số định ngữ có thể đứng cạnh nhau hay thay thế cho nhau phong phú nhất là thành phần chủ ngữ Các sự vật, các hiện tượng được nêu lên làm chủ ngữ ngữ pháp hoặc chủ thể lôgic đều có thể có rất nhiều các yếu tố phụ nghĩa biểu hiện phẩm chất, đặc trưng của chúng
- Bỗng một con cánh cam to bằng hạt vải, đôi cánh xanh tươi màu lá cây, bụng và chân biêng biếc vù vù bay lại Trong ví dụ này, “con cánh cam” là chủ ngữ ngữ pháp và cũng chính là chủ thể lôgic Bộ phận định ngữ thuyết minh cho chủ ngữ đó là những từ và tổ hợp từ in nghiêng Những bộ phận định ngữ này hoàn toàn có thể lược bỏ hẳn hoặc ngược lại, có thể mở rộng hơn nữa Có thể nói “bỗng một con cánh cam to gần bằng hạt vải, đôi cánh xanh tươi màu lá cây, bụng và chân biêng biếc, đôi mắt đen lồi lóng lánh trên cái đầu cứng vù vù bay lại” Và chúng ta cũng có thể nói : “bỗng một con cánh cam vù vù bay lại”, câu vẫn đảm bảo một thông tin trọn vẹn Hoặc với một ví dụ khác :
- Mưa xuânnhẹ hạt như từ một bình tưới khổng lồ tỏa xuống chải mượt những ngọn lúa óng ả
Bộ phận định ngữ thường đứng ngay trước hoặc ngay sau trung tâm mà nó phụ nghĩa, nhưng có trường hợp không bắt buộc :
- Em chào mẹ rồi đi học, quần áo thơm mùi vải mới, túi sách đập nhẹ bên hông
Ta có thể đảo lại vi trí để dễ nhận diện bộ phận định ngữ ở câu này hơn : “Em, quần áo thơm mùi vải mới, túi sách đập nhẹ bên hông, chào mẹ rồi đi học”
4.4.2b Thành phần vị ngữ cũng có thể nhận thêm những định ngữ hạn định cho nó về đặc điểm, về tính chất, về mức độ v.v Các yếu tố phụ nghĩa cho vị ngữ có thể có nhiều loại tương ứng với hai tên gọi trước đây là định ngữ và trạng ngữ Các sách ngữ pháp trước đây đều coi định ngữ dùng để chỉ đặc trưng tính chất của sự vật, của hiện tượng, thường được biểu hiện bằng tính từ, cho các nhóm trung tâm là danh từ Định ngữ cũng khác với trạng ngữ – một yếu tố phụ nghĩa cho vị ngữ : bộ phận chỉ đặc trưng, tính chất của động từ, của tính từ làm trung tâm Như vậy là trước đây, hễ bộ phận nào hạn định thuyết minh cho danh từ thì được gọi là định ngữ còn bộ phận nào hạn định, thuyết minh cho động từ hoặc tính từ thì được gọi là trạng ngữ Ngày nay vì có chung một chức năng gọi là hạn định và thuyết minh cho một trung tâm bất kỳ (dù trung tâm đó là danh từ, là động từ hay tính từ v.v ) chúng tôi đều gọi một thuật ngữ chung là định ngữ Cũng theo chúng tôi thì trạng ngữ là một thành phần câu hẳn hoi Đó là bộ phận có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng, cần thiết đối với tổ chức cú pháp của câu (xem thêm các mục 4.1 và 4.3 của phần IV ở trên).Tuy là thành phần phụ thuộc, bậc hai của câu, nhưng nó vẫn được diễn đạt bằng những đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa từ vựng chân thực :
“Năm 1941, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở Việt Bắc, trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên đã được thành lập Bộ phận trạng ngữ (bộ phận in nghiêng) trong ví dụ này hoàn toàn là một thành phần quan trọng cho biết về thời gian và địa điểm trong thông báo của câu Nó thường là một bộ phận bao chứa một dung lượng nhất định nào đó trong thông tin giao tiếp, độc lập đối với ý nghĩa của trung tâm có chứa nó, và không thể nào lược bỏ được Sau đây là những ví dụ cho những định ngữ của vị ngữ :
- “Những con chim non, xinh đẹp và duyên dáng đang hót véo von, ríu rít trong những bụi cây bón mùa xanh tốt sum suê”
Có trường hợp định ngữ của vị ngữ là cả một bộ phận liệt kê :
-“Các thầy giáo cũng sốt sắng : thầy Thành ngồi đẵn tre, thầy Minh chẻ lạt nhanh gọn”
Nói chung, bộ phận vị ngữ có số lượng định ngữ ít hơn so với chủ ngữ và bổ ngữ Khả năng mở rộng cấu trúc câu đơn bằng cách thêm định ngữ cho thành phần vị ngữ cũng hạn chế hơn Định ngữ của vị ngữ thường kém đa dạng về nghĩa và kém phong phú về hình thức biểu hiện so với định ngữ của chủ ngữ hoặc của bổ ngữ
4.4.2c Thành phần bổ ngữ – thường được biểu hiện bằng danh từ, cũng như chủ ngữ, có một số lượng định ngữ rất
đa dạng về nghĩa và phong phú về hình thức biểu hiện Ví dụ :
- “Minh trông theo những con chim bụng trắng, mình thon, đuôi như đuôi cá”
Có thể nói khả năng mở rộng cấu trúc câu đơn tiếng Việt bằng cách thêm các định ngữ cho các thành phần trong câu là rất tiềm tàng
Trang 74.4.2d Ngay cả trạng ngữ, một trong những thành phần thứ yếu của câu, cũng có khả năng nhận thêm những định ngữ phụ của nó :
- “Thị xã Cao Bằng nằm trên một vùng đồi rộng và thấp”
- “Xuân rón rén bước trên con đường còn hơi lội”
4.4.2đ Ngoài ra theo chúng tôi thì những bộ phận được kê ra dưới đây cũng chính là những biểu hiện của một dạng định ngữ mà một số tác giả trước đây gọi là “đồng vị ngữ”
- “Thư gửi cụ Hà Văn Quân, một lão nông cốt cán trong phát động quần chúng ở Nghệ An”
Hoặc cũng là một dạng định ngữ khác nhưng với tên gọi trước đây lại là “phụ chú ngữ” :
- “Rồi bà cười ha hả, cái cười ích kỷ, vơ vào”
Chúng tôi gọi chung đây là những dạng định ngữ giải thích
4.4.3 Có khá nhiều câu đơn, ở tất cả các thành phần câu của nó đều có những thành phần mở rộng – những định ngữ các loại :
- “Những nhịp cầu xinh xắn lặng lẽ soi mình xuống dòng nước trong veo”
- “Phương Tây, mặt trời đỏ ối, tròn như cái đĩa đang từ từ lặn xuống sau rặng núi xa xa”
Như đã thấy, ở bất cứ thành phần nào trong câu cũng có thể có các định ngữ mở rộng Một thành phần câu bất kỳ cũng có thể có nhiều định ngữ ở các cấp độ khác nhau :
- “Ít lâu sau, bà đẻ được một cô gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ mun”
Định ngữ trong câu trên đây có thể có 2 bậc : định ngữ bậc 1 là dịnh ngữ cho “một cô gái” là thành phần bổ ngữ của câu : “da trắng như tuyết”, “môi đỏ như máu”, “và tóc đen như gỗ mun”, định ngữ bậc 2 là định ngữ cho định ngữ : “như tuyết”, “như máu”, “như gỗ mun” hạn định cho các định ngữ lõi : “da trắng, môi đỏ và tóc đen”
4.4.4 Mạêc dầu vậy, về thực chất, bộ phận định ngữ các loại cũng chỉ nên coi là những yếu tố mở rộng câu khi cần thiết Từ đó ta có thể hình dung đến dạng câu phát triển cực lớn là dạng câu có đầy đủ các bộ phận định ngữ của tất cả các thành phần của câu bằng một mô hình tượng trương như sau :
C ↔ V (thành phần bậc 1, sơ đồ 1)
5.2 Từ liên hệ phụ thuộc hai chiều giữa C ↔ V dẫn đến điều cần hiểu thêm là câu sẽ có hai trung tâm: trung tâm thứ nhất là trung tâm chủ đề của câu chuyện và trung tâm thứ hai là trung tâm thông báo, trung tâm tường thuật về đối tượng đã nêu ra ở trung tâm thứ nhất Trung tâm nêu chính là thành phần C và các đơn vị cú pháp phụ thuộc (các Đn)
đi kèm Trung tâm báo chính là thành phần V và các đơn vị cú pháp phụ thuộc (các B, Tr và Đn) đi kèm
5.3 Tổ hợp liên hệ hai chiều giữa C ↔ V là một tổ hợp của hai trung tâm, tổ hợp vị từ tính (xem các mục 4.2.1, 4.2.2 trong phần IV) Liên hệ vị từ tính là một liên hệ nền tảng của cấu trúc mệnh đề mà nếu không có nó sẽ cũng không có mệnh đề
Câu theo quan niệm này là câu có hai đỉnh, nếu muốn hiểu trung tâm là đỉnh
Trang 85.4 Từ liên hệ phụ thuộc một chiều giữa thành phần V với các thành phần thứ yếu B và Tr dẫn đến điều cần phải hiểu là : thành phần V là thành phần cốt lõi của trung tâm thông báo, là đỉnh thông báo của toàn trung tâm này Tất cả các đơn vị cú pháp, đứng sau đỉnh V theo nguyên tắc phải là những đơn vị phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào thành phần V (xem sơ đồ 3)
Trang 9VỀ VẤN ĐỀ THÀNH PHẦN CÂU(*)
HOÀNG TUỆ
Thành phần câu ở đây là thành phần câu đơn Sự phân biệt câu đơn, câu ghép (hoặc câu phức), tuy đã thành vấn đế tranh luận, vẫn còn được chấp nhận rộng rãi Đối tượng của sự “phân tích ngữ pháp” như thường tiến hành ở trường học vẫn là câu đơn(1) Nhưng trong công việc ấy, mà yêu cầu là xác định các thành phần của loại câu này, đang có những kiến giải khác nhau của các nhà nghiên cứu Vậy nhà sư phạm nên chọn kiến giải nào ?
1 CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
Câu phải có chủ ngữ và vị ngữ; đó là hai thành phần chủ chốt của câu Kiến giải này đã có từ Cổ đại
phương Tây Nó được đặc biệt đề cao trong cuốn “Ngữ pháp chung và luận lí” ở Pháp, thế kỉ XVII(2) Đó là ngữ pháp duy lí Nó dựa trên hai luận điểm chính:
- Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy
- Các ngôn ngữ khác nhau đều là những biến thể của cùng một hệ thống lôgic
Cho nên, trong ngôn ngữ nào, câu cũng là biểu hiện của một phán đoán Phần phán đoán, phải có hai
thành phần là subjet (= chủ thể) và prédicat (= vị điều), thì trong câu, cũng tất yếu phải có hai thành phần là subjet (= chủ ngữ) và prédicat (= vị ngữ) Hai thành phần ấy, trong phán đoán cũng như trong câu, gắn
bó với nhau, đều quan trọng như nhau
Ngữ pháp duy lí có ảnh hưởng lớn ở châu Âu những thế kỉ tiếp theo Và ở cả Việt Nam qua ngữ pháp tiếng Pháp
Đến thế kỉ XX này, các trường phái cấu trúc trong ngôn ngữ học mới bác bỏ những luận điểm nói trên Theo chủ nghĩa cấu trúc thì:
- Ngôn ngữ không phải là biểu hiện của tư duy; nó có sự tồn tại độc lập của nó
- Mỗi ngôn ngữ là một hệ thống riêng về mọi mặt
Cho nên, không phải trong bất kì ngôn ngữ nào, cấu trúc câu cũng phải bao gồm hai thành phần chủ
ngữ và vị ngữ Người Pháp phải nói “Il pleut” mới là câu (dùng đại từ vô nhân xưng “il” làm chủ ngữ), người
Việt Nam nói “mưa” (chỉ mỗi một từ) thì cũng là câu
Thế nhưng hiện nay, sách ngữ pháp tiếng Việt vẫn dùng kiến giải câu có hai thành phần chủ chốt là chủ ngữ và vị ngữ, và coi những câu chỉ có một thành phần là câu đặc biệt Vậy, phải chăng là đã dùng một kiến giải “lỗi thời”, mà đối với tiếng Việt là “gượng ép” ?
Những cách đánh giá như thế, thiết tưởng là chưa thấu đáo
Trong ngôn ngữ học hiện đại, ngoài các trường phái cấu trúc, còn có trường phái tạo sinh Trường phái
này trở lại với những luận điểm của “Ngữ pháp chung” Nó muốn giải thích quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, và nó thừa nhận những phổ quát trong các ngôn ngữ Đổi mới quan trọng là ở phương pháp Nếu chủ nghĩa cấu trúc chủ trương quy nạp thì chủ nghĩa tạo sinh, ngược lại, chủ trương diễn dịch Theo “Ngữ pháp
tạo sinh”, cấu trúc câu có chủ ngữ và vị ngữ là một phổ quát; nó tồn tại trong chiều sâu của tư duy
(*) In trong “Ngôn ngữ và đời sống xã hội – văn hóa” của Hoàng Tuệ (1996), Nxb Giáo dục, tr 201 –211
(1) Theo truyền thống của Pháp thì “phân tích ngữ pháp” (analyse grammaticale) là xác định các thành phần của câu đơn; “phân tích lôgic” (analyse logique) là xác định các “mệnh đề” của câu ghép Sự phân biệt này, tuy về tên gọi thì thành vấn đề, nhưng vẫn có lí do, và còn được chấp nhận ở trường học của nhiều nước
(2) Tức là “Grammaire générale et raisonnée” của Lancelot và Arnault viết năm 1660 Còn gọi là Ngữ pháp Royal theo nơi ở và làm việc của các học giả tán thành triết học duy lí của Descartes
Trang 10Port-Nên thấy rằng trong khoa học ngôn ngữ, cho tới nay, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, sự tồn tại của những cái riêng đặc thù của mỗi ngôn ngữ và đồng thời những cái chung phổ quát trong ngôn ngữ loài người, sự cần thiết phải từ thực tiễn mà quy nạp thành ngữ pháp hay phải từ lí thuyết mà diễn dịch ra ngữ pháp đều đang còn là những vấn đề lớn, với tất cả tính chất nghiêm chỉnh về phương pháp luận
Cho nên, kiến giải truyền thống coi chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chủ chốt trong câu chẳng phải đã “lỗi thời” Nhà sư phạm vẫn có thể, vẫn nên chấp nhận nó Như thế có “gượng ép” đối với tiếng Việt hay không thì lại tùy ở sự vận dụng nó vào thực tiễn Cái phổ quát không phải là cái tồn tại hoàn toàn đồng đều như nhau trong các ngôn ngữ
2 CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ VÀ BỔ NGỮ
Trong “Ngữ pháp chung”, chưa nói gì đến thành phần nào khác, ngoài chủ ngữ và vị ngữ Cho nên, trong một câu tiếng Việt như: “Các bạn tôi đã mua được nhiều sách cũ với giá rẻ” thì chủ ngữ là “các bạn
tôi”, vị ngữ là phần còn lại
Về sau, người ta mới phân biệt một thành phần khác nữa Thành phần này được gọi chung là
“complément” Nghĩa của tên gọi là “thành phần bổ túc” Đây là thành phần có chức năng bổ túc cho những
từ khác nhau trong câu, những từ mà nhằm yêu cầu thông báo, cần làm rõ nghĩa hơn Như trong thí dụ trên
“bạn” là bạn của ai, bạn thế nào; “mua” thì mua gì, đắc rẻ ra sao, ở đâu Sự phân biệt này đã được đưa vào
ngữ pháp tiếng Việt, bằng những tên gọi tương ứng với tên gọi các loại “complément”; “định ngữ” tương
ứng với “Complément déterminatif” (bổ túc cho danh từ và nói rõ tính chất của sự vật, như: bạn tôi, sách
cũ ); “tân ngữ” tương ứng với “complément d’objet” (bổ túc cho động từ và nói rõ đối tượng của hoạt động,
như: mua sách ); “trạng ngữ” tương ứng với “comple1ment circonstenciel” (bổ túc cho động từ và nói rõ
“trạng thái”, tức nơi chốn, thời gian, mục đích, phương tiện, cách thức của hoạt động, như : mua với giá rẻ
) Có những nhà nghiên cứu và nhà sư phạm nhất thiết muốn điều chỉnh những tên gọi ấy Thiết nghĩ có
thể gọi chung thành phần ấy là bổ ngữ Mà nếu giữ lại ba tên gọi khác nhau như trên cũng chẳng sao !
Quan trọng hơn, đặc biệt ở trường học, là xét xem sự phân biệt thành phần ấy có lợi gì không
Rõ ràng là có lợi, một cái lợi không nhỏ, ở chỗ nó giúp vào sự nhận thức các quan hệ khác nhau trong cái chuỗi liên tục những từ, những thành phần tiếp nối nhau trong câu Quả nhiên, trong những ngôn ngữ như tiếng Pháp, qua những hình thức ngữ pháp và những giới từ, liên từ, các thành phần với các quan hệ được nhận thức rõ hơn; còn trong tiếng Việt, do phương thức ngữ pháp là chủ yếu trật tự, nên thành phần và quan hệ dẽ bị lẫn lộn Nhưng chính vì thế mà câu văn xuôi tiếng Việt, lại càng phải tránh lẫn lộn Trước tiên
bằng một trật tự sắp đặt các từ, các thành phần, sao cho không gây lẫn lộn và chọn một trật tự tốt nhất trong
các trật tự có thể chấp nhận được Và bằng cách dùng những qun hệ từ khi cần Trong tiếng Việt, những từ công cụ này, tuy có khác với các giới từ, liên từ của những ngôn ngữ như tiếng Pháp, vẫn có vai trò chỉ ra các quan hệ ngữ pháp
Ở trường học, nhà sư phạm nên giải thích cho học sinh thấy rằng câu không phải là một hỗn thể, mà là
một tổ chức, một cấu trúc; như thế có nghĩa là các thành phần đảm nhiệm những chức năng khác nhau, và
các quan hệ không thể lại là giống nhau
Với quan niệm ấy, các trường phái cấu trúc nhận thấy ở sự phân biệt chức năng “bổ ngữ” một nhược điểm lớn
Nhược điểm là đã hầu như coi chức năng chủ ngữ, vị ngữ là cùng loại với chức năng “bổ ngữ” Mà sự thật, chủ ngữ cũng như vị ngữ là những thành phần, những chức năng khác loại, khác tầng bậc, với chức năng “bổ ngữ”
Trang 11Theo trường phái phân bố (3), câu thí dụ trên là một kiểu trong các kiểu câu Đó là kiểu có đủ chủ ngữ và
vị ngữ Nó có thể được phân tích thành hai “thành phần trực tiếp” (gọi tắt là các IC, theo thuật ngữ tiếng Anh là “immediate constituents”); các IC này lại được phân tích thành những IC nhỏ hơn Làm vậy thì phát hiện các yếu tố được phân bố như thế nào trong mỗi IC và các IC khác nhau như thế nào về mặt tầng bậc, về chức năng
Sơ đồ hình cây vẽ theo trường phái phân bố cho thấy cấu trúc của câu thí dụ đó như sau:
Theo sự phân tích này, “bổ ngữ” chỉ là yếu tố phụ trong một IC; nó cũng có thể là phụ của một yếu tố phụ Nói cách khác, “bổ ngữ” không phải là thành phần trực tiếp tạo ra câu
Trường phái chức năng lại phân tích câu một cách khác Thành phần chủ chốt của câu là vị ngữ Ngoài
vị ngữ còn có các bổ ngữ mà chức năng là bổ túc cho vị ngữ Chủ ngữ cũng chỉ là một loại bổ ngữ
Sơ đồ hình cây của câu thí dụ trên là như sau:
HÌNH
Đó là sơ đồ vẽ theo Tesnière(4) Ông ví câu với một “tiểu phẩm kịch” mà hoạt động chính được biểu hiện
ở vị ngữ (thường là động từ) Các yếu tố phụ của hoạt động kịch là các bổ ngữ Có hai loại bổ ngữ:
- Loại biểu hiện các tác tố (actants): vai chủ động, vai đối tượng, vai tiếp nhận kết quả của hoạt động; đối
đa là ba
- Loại biểu hiện các điều kiện (circonstants): nơi chốn, thời gian, mục đích, phương tiện , số lượng không hạn chế
Theo Martinet (5), thì chủ ngữ thuộc loại bổ ngữ tác tố (biểu hiện vai chủ động), nhưng nó đảm nhiệm chức năng quan trọng hơn cả trong các bổ ngữ Nó cùng với vị ngữ làm thành
Trang 12một “phát ngôn tối thiểu” hay “hạt nhân” của phát ngôn Kiến giải này của Martinetcó thể dung hòa được với kiến giải truyền thống, với cả kiến giải phân bố
Mấy chục năm qua, nói chung, các nhà sư phạm đã ít nhiều có tiếp nhận những kiến giải tương đối mới nói trên về câu Có thời kì những “bài tập cấu trúc”, trong đó có sơ đồ hình cây, rất được hoan nghênh Nhưng để tránh lạm dụng nhưng đã thấy có, nên đánh giá đúng tác dụng của loại bài tập ấy
Thiết tưởng tác dụng ấy là giúp cho học sinh có được một nhận thức khái quát về câu, về tính chất tổ chức, tính chất cấu trúc của nó, như đã nói trên
Tất nhiên, quá trình nhận thức ấy diễn ra từng bước Phải chăng có thể bắt đầu bằng sự giới thiệu cấu trúc của câu bình thường với các thành phần chủ ngữ + vị ngữ (+ bổ ngữ), theo kiến giải truyền thống
Nhưng cuối cùng nên cho học sinh nhận thức đúng cương vị cấu trúc của chủ ngữ, vị ngữ và các “bổ ngữ”
theo kiến giải phân bố và kiến giải chức năng
3 SỰ PHÂN ĐOẠN THỰC TẠI
Về câu, lại có một cách nhìn khác, với phương pháp phân tích khác gọi là “phân đoạn thực tại” Đây là
cách nhìn vốn của các nhà ngữ pháp chức năng ở Tiệp Khắc, như Mathesius, thuộc nhóm Praha(6) Nó dựa
trên khái niệm “thực tại hóa” (actualisation)
Nói chung, thực tại hóa một đơn vị ngôn ngữ là đưa nó từ hệ thống vào lời nói, vào một câu, một phát ngôn, một ngôn bản nhất định trong điều kiện thời gian, không gian nhất định, và trong quan hệ nhất định giữa người nói với người nghe
Có những phương thức và phương tiện thực tại hóa khác nhau
Bạn đã được thực tại hóa trong “các bạn của tôi”, một sự thực tại hóa về lượng, về tính chất, của một sự
vật; đến đã được thực tại hóa trong “đã đến rồi”, một sự thực tại hóa về tình thái của một hoạt động Với
chức năng thông báo, câu là một sự thực tại hóa của những đơn vị ngôn ngữ được dùng vào câu trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
Cho nên nói “Mưa !” là đã thành một phát ngôn, một câu Đây là câu một thành phần Nhưng, có những câu hai thành phần, như: “Các bạn của tôi đã đến rồi” Loại câu này gồm có “chủ đề” (thème) là cái đề tài của phát ngôn, và “vị điều” (rhème) là điều nói về chủ đề(7) Phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp mới xác định được những thành phần ấy Theo “phân tích ngữ pháp”, câu ví dụ trên bao gồm chủ ngữ, vị ngữ, và ở hoàn cảnh nào, kết quả phân tích cũng như nhau Nhưng theo “phân đoạn thực tại”, thì tùy hoàn cảnh, mà sự bố trí các thành phần chủ đề và vị điều có thể khác nhau Thực ra, từ Mathesius tới nay, phương pháp
“phân đoạn thực tại” đã có những thay đổi Sau đây là tóm tắt một số điểm đáng chú ý, qua thí dụ
Có thể nghĩ tới một ngôn bản(8)đối thoại như sau:
A : Ai đến rồi ?
B: Các bạn của tôi đã đến rồi
Ở câu trả lời của B, “Các bạn của tôi” là chủ ngữ, cũng là chủ đề; “đã đến rồi” là vị ngữ, cũng là vị điều
Nếu ngôn bản là:
A : Bây giờ mà chưa ai đến cả
B : Đã đến rồi các bạn của tôi
(6) Nhóm Praha là tập hợp của các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái chức năng, bao gồm những người Nga như: Troubeizkoy, Jakobson…, những người Pháp như Martinet, Tesnière…, những người Tiệp Khắc như Mashesius, Havranek… vào những năm 30-40
(7) “Chủ đề” còn được coi là “topique” (Pháp) hoặc “topic” (Anh) ; “vị điều” là “commentaire” hoặc “comment”
(8) “Ngôn bản”, tương ứng với “discours” là thuật ngữ đề nghị dùng để chỉ đơn vị phát ngôn bằng câu hay lớn hơn
câu; “ngôn bản” được khảo sát trong quan hệ với người nói, người nghe, với tình huống cụ thể
Trang 13thì ở câu trả lời của B, chủ đề là “đã đến rồi”; vị điều là “các bạn của tôi” Trong trường hợp này, mới
thấy sự khác nhau giữa “phân tích ngữ pháp” với “phân đoạn thực tại” Câu trả lời của B bao hàm sự cải chính, sự phủ định đối với câu nhận xét của A Chủ đề ở câu B chính là đề tài của ngôn bản
Sự khác nhau giữa “phân tích ngữ pháp” với “phân đoạn thực tại” lại càng rõ ở trường hợp sau:
A : Tôi muốn gặp Lan bây giờ
B : Bây giờ Lan đang ngủ
Nếu “phân tích ngữ pháp” thì ở câu của A cũng như ở câu của B, “bây giờ” là bổ ngữ, hay yếu tố phụ, bổ
túc cho động từ “gặp”, theo các kiến giải truyền thống hay phân bố, hay chức năng Sự khác nhau, cũng theo những kiến giải ấy, là ở chỗ: trong câu của B, “bây giờ” được chuyển vị trí lên đầu câu
Nhưng nếu “phân đoạn thực tại” thì ở câu của B, chủ đề là “bây giờ”, và vị điều là “Lan đang ngủ”
Trong ngôn bản này, câu của A là một yêu cầu có liên quan đến thời gian “bây giờ”; nhưng ở câu này, vị trí
của “bây giờ” có thể khác nhau : “Tôi muốn gặp Lan bây giờ”; “Tôi muốn bây giờ gặp Lan”; “Bây giờ tôi
muốn gặp Lan”; câu của B là một từ chối liên quan trực tiếp đến “bây giờ”, và ở câu này, vị trí của “bây giờ”,
của chủ đề, biểu hiện đề tài của ngôn bản, là ở đầu câu và chỉ có thể ở đầu câu Lại còn có thể dùng phương tiện khác để làm nổi bật chủ đề, như:
Bây giờ thì Lan đang ngủ
Chính bây giờ Lan đang ngủ
Trường phái tạo sinh(9)cũng đã quan tâm đến hiện tượng câu có “chủ đề” như vừa nói đến ở trên Theo
trường phái này, đó là một cải biến, “cải biến cường điệu hóa” (emphase) Nó được giải thích như sau (trên
Sách ấy, tôi đọc rồi
(“Sách ấy” vốn là yếu tố phụ hay bổ ngữ, đã trở thành chủ đề trong câu khẳng định này)
Tiền, có còn đồng nào không ?
(“Tiền”vốn là yếu tố phụ hay bổ ngữ đã trở thành chủ đề trong câu hỏi này)
Cô thì về đi !
(“Cô”vốn là chủ ngữ đã thành chủ đề trong câu mệnh lệnh này)
Như vậy “cường điệu hóa” cũng tức là “chủ đề hóa” (topicalisation) ở “cấu trúc bề mặt” của câu
Có thể có hai, ba yếu tố hay thành phần được chủ đề hóa
Thí dụ:
Giỏi, nó mà giỏi ?
(“Giỏi”và “nó” đều là chủ đề)
Bây giờ thì Lan, cô ấy đang ngủ
(“Bây giờ”, “Lan”, “cô ấy” đều là chủ đề)
“Sự cường điệu hóa” còn được thể hiện bằng một trọng âm cường điệu ở yếu tố hay thành phần chủ đề hóa
(9) Trường phái tạo sinh hình thành ở Mĩ, do Chomsky mở đường bằng lí thuyết về “ngữ pháp tạo sinh” hoặc “ngữ
pháp cải biến”
Trang 14Kiến giải “phân đoạn thực tại” và kiến giải cải biến của ngữ pháp tạo sinh, nói chung, còn ít được giới thiệu ở trường học Nhưng thiết tưởng có thể và/nên làm cho học sinh tiếp cận với những kiến giải này Bởi lẽ:
- Kiến giải truyền thống và các kiến giải phân bố hay chức năng có tính chất phân tích, và phi ngôn bản
- Kiến giải “phân đoạn thực tại” và kiến giải cải biến có tính chất tâm lí và hiệu dụng; cần được đặt vào một ngôn ngữ bản nhất định, vào một ý đồ nhất định của người nói trong thông báo, trong tác động muốn có đối với người nghe
Kiến giải phân tích có tác dụng quan trọng là tạo nên ở học sinh nhận thức về hệ thống Kiến giải tâm lí và hiệu dụng(10) cũng có tác dụng không kém quan trọng: đó là tác dụng tạo nên ở học sinh nhận thức về mối quan hệ giữa hệ thống và ngôn bản, tức cũng là tác dụng rèn luyện cho học sinh năng lực thực tiễn trong hoạt động ngôn ngữ, bao gồm trong đó năng lực phân tích và phán đoán các ngôn bản văn học Kiến giải phân tích làm cho học sinh nhận thức được tính chất đơn vị ngôn ngữ của câu Kiến giải tâm lí và hiệu dụng lại làm cho học sinh nhận thức được, mặt khác, tính chất rất sinh động của câu trong thực tiễn cá nhân, thực tiễn những “hành vi của ý chí và trí tuệ”, như Saussure(11) đã nói
Sự đa dạng của các kiến giải về ngữ pháp, về ngôn ngữ, là một thực tế trong ngôn ngữ học Đó là điều tất yếu (và tích cực, nói chung !) trong sự phát triển của một khoa học cơ bản Bảo “các nhà nghiên cứu hãy đừng tranh cãi nữa !” là thái độ rõ ràng không hợp lí
Không thể nào khác, nhà sư phạm phải chủ động chọn lấy kiến giải thích hợp Nhà sư phạm ấy trước tiên là tác giả sách giáo khoa, người đạo diễn cho sự thành công của người dạy
(10) “Hiệu dụng học” (Pragmatique) là một hướng nghiên cứu, một bộ môn trong ngôn ngữ học hiện đại
(11) Saussure với cuốn”Cours de linguistique générale” (1916), được coi là người mở đường cho chủ nghĩa cấu trúc
Trang 15CÁC KIỂU LOẠI CẤU TRÚC CHỦ VỊ
TRONG TIẾNG VIỆT (*)
LÊ XUÂN THẠI
Đối với nhiều nhà ngôn ngữ học quen theo quan điểm phân tích, quá trình nghiên cứu của họ chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả những loại từ và những loại nhóm từ có thể đảm nhiệm chức năng chủ ngữ và vị ngữ Vì vậy, vấn đề các kiểu loại cấu trúc chủ vị không được đặt ra Đó là nhược điểm trong các công trình của Trần Trọng Kim, Nguyễn Lân, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, v.v Nhưng nếu không nghiên cứu vấn đề này thì không thể thấy được sự vật ở dạng chỉnh thể của nó, không biết được các qui luật chi phối sự cấu tạo các chỉnh thể cấu trúc và do đó không giúp ích được nhiều cho thực tiễn sử dụng Quá trình phân tích, theo chúng tôi là không thể thiếu được trong nghiên cứu khoa học, nhưng sau quá trình phân tích, cần phải tiến hành một quá trình tổng hợp bởi vì có nhiều qui luật chỉ thể hiện ra trong quá trình tổng hợp mà không thể hiện ra trong quá trình phân tích
Trước đây, một số nhà ngôn ngữ học cũng đã có ý kiến về vấn đề này Đáng chú ý là ý kiến của Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, tập thể tác giả I X Bư – xtơ – rốp, Nguyễn Tài Cẩn và N V Xtan – kê – vích, v.v (1) mà ở đây chúng tôi không có điều kiện phân tích về giá trị của mỗi ý kiến cũng như những điều chưa được hợp lý trong các ý kiến đó
Trước hết, chúng tôi muốn xác định quan điểm, phương pháp và nguyên tắc giải quyết vấn đề này Vấn đề chúng ta đang bàn không phải là vấn đề phân loại các kiểu câu tiếng Việt nói chung Vấn đề các kiểu câu tiếng Việt rộng hơn vấn đề này và cũng phức tạp hơn Tuy nhiên, giải quyết tốt vấn đề này cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề các kiểu câu tiếng Việt Sự phân loại mà chúng tôi nhằm tới là sư phân loại về cấu trúc chứ không phải là một sự phân loại nào khác Không khẳng định điều này thì dễ bị mất phương hướng bởi vì câu là một hiện tượng nhiều mặt và người ta hoàn toàn có thể đứng về nhiều mặt khác nhau để phân loại
Quan điểm của chúng tôi lựa chọn ở đây là quan điểm tổng hợp nghĩa là khi phân loại kiểu loại có tính đến mọi yếu tố cơ bản tham gia tạo thành cấu trúc Mỗi kiểu cấu trúc là tổng hòa các yếu tố tạo thành trong đó có những yếu tố đồng nhất với các kiểu khác và những yếu tố khu biệt (khác với các kiểu khác) Về quan điểm này, chúng tôi nghĩ rằng Viện sĩ V V Vinogradov đã hoàn toàn đúng, khi ông viết : “Các qui tắc sử dụng từ trong chức năng của câu và các qui tắc tổ hợp từ và từ tổ trong câu – là hạt nhân cú pháp một ngôn
ngữ Trên cơ sở các qui tắc này, xác lập các loại hay các kiểu câu khác nhau, vốn có của một ngôn ngữ” (2) (Chúng tôi nhấn mạnh L X T)
Vậy, trong cấu trúc chủ vị của tiếng Việt, những yếu tố nào là những yếu tố cơ bản tham gia vào cấu trúc, hay nói một cách khác, những loại qui tắc nào là qui tắc cơ bản cần phải tính đến Theo chúng tôi, có mấy loại qui tắc sau đây ;
1 Qui tắc về từ loại của các từ làm thành tố và qui tắc về cấu trúc của các thành tố (chủ ngữ và vị ngữ)
2 Qui tắc về trật tự biểu thị mối quan hệ chủ vị
3 Qui tắc về ngữ điệu biểu thị mối quan hệ chủ vị
(*) In trong tạp chí “Ngôn ngữ”, số 2 năm 1978, tr 23 – 30
(1) Xem : Hoàng Tuệ, Giáo trình về Việt ngữ, Hà Nội, 1962, tr 294 Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II, Hà Nội, 1964, tr 187 ; Một số vấn đề về việc biên soạn một quyển ngữ pháp phổ thông, “Ngôn ngữ”,
Trang 164 Qui tắc về từ nối trong cấu trúc chủ vị
Trong 4 yếu tố cơ bản trên đây, có hai yếu tố được xem như là yếu tố bất biến (hằng tố) : yếu tố về trật tự và yếu tố về ngữ điệu Sở dĩ gọi nó là yếu tố bất biến vì nó tồn tại trong các kiểu loại cấu trúc với một giá trị và biểu hiện như nhau : các kiểu cấu trúc chủ vị đều giống nhau về trật tự và về ngữ điệu biểu thị quan hệ chủ vị Dây là một nét đồng nhất của các kiểu cấu trúc chủ vị tiếng Việt, do đó, chúng không phải là những tiêu chí để khu biệât các kiểu loại (Tất nhiên, có trường hợp chủ ngữ đứng sau, vị ngữ đứng trước, đây là hiện tượng biến thể của cấu trúc, chúng tôi sẽ bàn sau) Còn lại hai yếu tố 1 và 4 là những yếu tố biến Các yếu tố biến này là những tiêu chí khu biệt các kiểu loại Trong tiếng Việt, các loại từ có thể gánh vác chức năng chủ
ngữ và vị ngữ là : danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
Tham gia vào chức năng chủ ngữ và vị ngữ còn có các loại nhóm từ : nhóm danh, nhóm động, nhóm
tính, nhóm số (và một số rất nhỏ các nhóm từ do đại từ làm trung tâm như những gì, những ai, v.v ) Ngoài
ra còn có các loại cấu trúc khác như cấu trúc chủ vị, hoặc là cấu trúc cao hơn cấu trúc chủ vị (cấu trúc ghép) cũng có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ
Về yếu tố thứ nhất này, ý kiến của các nhà ngôn ngữ học nói chung là nhất trí Chỉ có yếu tố thứ tư, tức là qui tắc về từ nối thì ý kiến còn chưa nhất trí cho nên cần phải biện luận thêm Các nhà nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt trước đây như Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn v.v đã lấy qui tắc về từ nối làm một tiêu chí phân loại các kiểu cấu trúc chủ vị Tuy nhiên các tác giả này chỉ mới thấy được vai trò của
từ nối là trong cấu trúc chủ vị chứ không nhìn thấy được vai trò của các từ nối khác, hơn nữa đã đối lập từ nối là với các từ nối khác bằng cách cho rằng từ nối là chuyên giữ chức năng biểu thị quan hệ chủ vị còn các từ nối khác như để, bằng, với, vì, của, v.v thì chuyên giữ chức năng biểu thị quan hệ chính phụ
Theo chúng tôi thì mối quan hệ chủ vị không phải chỉ có vai trò của từ nối là mà còn có vai trò của các từ nối khác Từ nối là không phải là từ nối chuyên biểu thị mối quan hệ chủ vị mà là từ nối biểu thị ý nghĩa
đồng nhất Nó có thể xuất hiện trong cấu trúc chủ vị cũng có thể xuất hiện trong cấu trúc chính phụ Điều này chúng tôi đã chứng minh trong bài “ Một số vấn đề về mối quan hệ chủ vị trong tiếng Việt” (3) Đây là chỗ khác nhau căn bản giữa chúng tôi với những người đi trước
Có thể người dùng quan điểm rút gọn để phản đối quan điểm trên đây của chúng tôi Theo họ thì :
Nhà này // của tôi là rút gọn của câu Nhà này là nhà của tôi
Cái tủ ấy // bằng gỗ là rút gọn của câu Cái tủ ấy làm bằng gỗ
Lỗi này // do tôi là rút gọn của câu Lỗi này là lỗi do tôi
Cuốn sách này // để làm quà là rút gọn của câu Cuốn sách này là cuốn sách để làm quà
Cuộc chiến đấu ấy // chỉ với hai bàn tay trắng là rút gọn của câu Cuộc chiến đấu ấy là cuộc chiến đấu chỉ với hai bàn tay trắng
Do đó của, bằng, do, để, với, v.v luôn luôn gắn với mối quan hệ chính phụ Nhưng nếu lập luận như
vậy thì ít ra cũng có hai điểm phi lý :
1 Cách lập luận đó không thấy được đặc điểm của tiếng Việt (trong đó có đặc điểm của từ nối tiếng Việt)
2 Lập luận như thế tức là không thấy rõ sự khác nhau tế nhị về ý nghĩa giữa các kiểu câu Câu Nhà này
của tôi là câu khẳng định ý nghĩa sở thuộc, còn câu Nhà này là nhà của tôi là câu biểu thị ý nghĩa đồng
nhất Cũng vậy, câu Cuốn sách này để làm quà là câu khẳng định mục đích, còn câu Cuốn sách này là
cuốn sách để làm quà là câu biểu thị ý nghĩa đồng nhất
(3) Lê Xuân Thại, Một số vấn đề về mối quan hệ chủ vị trong tiếng Việt “Ngôn ngữ”, 1977, số 4, tr 22 – 28
Trang 17Nếu không thấy rõ sự khác nhau tế nhị giữa các kiểu câu, lại dùng quan điểm rút gọn để chứng minh như trên thì thậm chí những câu mà vị ngữ là động từ, tính từ cũng có thể chứng minh đó là câu rút gọn vì
có thể chuyển thành hai loại câu có từ nối là Chẳng hạn :
Ngôi nhà ấy rất đẹp → Ngôi nhà ấy là một ngôi nhà rất đẹp
Nó đang ăn cơm → Nó là người đang ăn cơm
Cô giáo Nam đang giảng bài → Cô giáo Nam là cô giáo đang giảng bài
Tất nhiên chưa ai cực đoan như vậy, nhưng chúng tôi nêu lên cái hậu quả cực đoan của lập luận cốt là để bác bỏ lập luận đó Để bênh vực cho quan điểm trên của chúng tôi, chúng tôi thấy cần thiết phải giải quyết
thêm một vấn đề nữa : trong trường hợp vị ngữ có từ nối như của, để, bằng, cho, với, v.v giữa chủ ngữ và
vị ngữ, có thể xem yếu tố là như :
Nhà này (là) của chúng tôi Cuốn sách này (là) để làm quà
Lỗi này (là) do tôi Cái làn ấy (là) bằng nhựa
thì nên xem là một loại từ gì, có phải là từ nối hay không ? Nếu xem yếu tố là ở đây là từ nối thì chúng tôi sẽ tự mâu thuẫn Mà thực tế là ở đây cũng không phải là từ nối Loại là này không biểu thị ý nghĩa đồng nhất mà chỉ là một từ tình thái cốt để tăng thêm sự khẳng định, nó là một trợ từ, cũng giống như là trong các câu
như :
- Do đó, chúng ta sẽ chiến thắng đế quốc thực dân vì chúng ta là dân chủ, đế quốc thực dân là phản động, chúng ta là chính nghĩa, chúng là phi nghĩa chúng ta là chính, chúng là tà, chúng ta là tốt, chúng là xấu (Phạm Văn Đồng)
- Các đồng chí là hay lãng phí lắm, đi bắn tập, vỏ đạn văng tung tóe, bảo mãi không chịu nhặt đủ về,
thỉnh thoảng lại đến xin
(Sự chuyển đổi chức năng từ từ nối là sang trợ từ là là một vấn đề rất thú vị mà ở đây chúng tôi không đủ
điều kiện để thuyết minh)
Tóm lại, chúng tôi vẫn tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, giữ sự đối lập giữa các kiểu cấu trúc chủ vị trên tiêu chí qui tắc từ nối Chỗ khác nhau giữa chúng tôi và các tác giả đó là ở chỗ chúng tôi cho rằng :
- Xuất hiện trong cấu trúc chủ vị không phải chỉ có từ nối là mà còn có các từ nối khác nữa
- Các từ nối đó không phải là dấu hiệu của mối quan hệ chủ vị mà là công cụ để biểu thị một ý nghĩa quan hệ nhất định
- Không đối lập 3 loại (loại không thể có là, loại bắt buộc có là và loại hoặc có là hoặc không có là đều
được) mà chỉ đối lập hai loại (loại cấu trúc chủ vị không thể có từ nối và loại cấu trúc chủ vị có từ nối) Một quan điểm nữa mà chúng tôi tuân theo khi nghiên cứu các kiểu loại cấu trúc chủ vị là quan điểm mô hình hóa Thuật ngữ “mô hình” hiện nay trong khoa học được dùng với những quan niệm không thống nhất Trong toán học, mô hình là cái thể hiện, cái chứng minh, giải thích của một lý thuyết tiền đề Và mô hình cụ thể hơn “cái gốc” Nhưng trong các khoa học khác, mô hình lại trừu tượng hơn cái gốc Chẳng hạn, trong ngôn ngữ học mô hình cấu trúc bao giờ cũng trừu tượng hơn câu cụ thể Nhưng dù ở giác độ nào đi nữa thì mô hình cũng chỉ gần đúng cái gốc, là hình ảnh sơ lược về một số nét nào đó chứ không phải là toàn bộ cái gốc Điều này rất quan trong bởi vì trong nhận thức bao giờ cũng cần tước bỏ đi những cái ngẫu nhiên và nắm lấy những thuộc tính tất nhiên, bản chất của sự vật mới làm nổi bật được qui luật của sự vật
Đứng trên quan điểm mô hình hóa, khi nghiên cứu các kiểu loại cấu trúc chủ vị, chúng ta phải biết “đơn giản hóa” hiện tượng, nghĩa là phải biết cách xử lý các sự kiện sau đây :
1 Trong số các loại từ có thể làm chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt, chúng ta nên khái quát lại làm hai loại chính : thể từ và trạng từ Thể từ bao gồm : danh từ, số từ và đại danh từ (đại từ có thể thay thế cho danh từ) Trạng từ bao gồm : động từ, tính từ và đại trạng từ (tức là đại từ có thể thay thế cho động từ và
Trang 18tính từ) Sở dĩ như vậy là vì các loại từ được qui chung vào một loại có những đặc tính cú pháp cơ bản giống nhau (tất nhiên cũng có chỗ khác nhau nhưng không phải là cơ bản)
Các nhóm từ cũng được qui về loại từ tương ứng với loại từ trung tâm Nhóm thể (lấy thể từ làm trung tâm) được qui về cùng loại với thể từ ; nhóm trạng (lấy trạng từ làm trung tâm) được qui về cùng loại với trạng từ Sở dĩ như vậy là vì một trong những đặc điểm của nhóm từ là chức năng cú pháp của nhóm từ trùng với chức năng cú pháp của từ trung tâm
Cái mà chúng ta thường gọi là câu đơn mở rộng và câu ghép được qui chung vào cùng loại với cấu tạo chủ vị
Tóm lại, bằng cách “đơn giản hóa” như vậy, còn lại mấy yếu tố sau đây tham gia xây dựng mô hình các kiểu loại :
Chủ ngữ – vị ngữ – tân ngữ (có người gọi là bổ ngữ)
và Chủ ngữ – vị ngữ
Khác với truyền thống của ngữ pháp học Tây Âu, ngữ pháp học Nga thường có sự phân biệt từ tổ và câu, và do đó, tân ngữ được bao gồm trong thành phần vị ngữ Để bảo vệ cho lập trường của quyển “Ngữ pháp tiếng Nga văn học” năm 1970, N Yu Sơ-vết-đô-va nói đại ý: những câu như ya vxtrêti; ya ochutilxya; liniya A parallna; Puskin – Xovrêmênik v.v đều đòi hỏi những yếu tố mở rộng để được đầy đủ về mặt thông báo Nhưng đó là yếu tố mở rộng của cái gì? Mọi cuốn từ điển đều chỉ rõ các từ vxtrêtit, ochutilxya, v.v đều phải có những yếu tố mở rộng Đó là những mối liên hệ theo từ (prixlovưê xvyazi) xuất phát từ mỗi từ trong bất cứ vị trí nào của câu Nếu bao gồm cả các mối liên hệ theo từ vào sơ đồ cấu trúc câu thì không những phạm phải sai lầm về bản chất (vì các tiềm năng cú pháp của từ thuộc về một cấp độ cú pháp khác so với cơ cấu của câu), mà số lương các sơ đồ cấu trúc câu cũng tăng lên gấp bội
Sự miêu tả như thế đã làm lẫn lộn và xuyên tạc bức tranh thực tế mối quan hệ giữa tiềm năng cú pháp của từ và các phương thức trừu tượng của câu Do đó :
+ Sự miêu tả mất đối tượng riêng của nó
+ Sự miêu tả sẽ trùng lặp vô số các kiểu yếu tố mở rộng được xem như là thành phần cơ bản của bản thân các sơ đồ
+ Về nguyên tắc không thể quán triệt được vì khả năng ngữ trị của từ là một lĩnh vực mở (4)
Về điểm này chúng tôi đồng tình với N Yu Sơ-vêt-đô-va Và xin nói thêm là việc phân loại các kiểu cấu trúc, cũng như bất cứ một sự phân loại nào khác, đều có tính chất tầng bậc Bởi thế ở bước thứ nhất bao giờ cũng nên phân ra các loại khái quát nhất, dựa trên những đặc điểm chung nhất, cơ bản nhất rồi từ đó mỗi kiểu loại lại được chia ra làm nhiều loại nhỏ, dựa trên những đăc điểm khác riêng biệt hơn Cho nên, theo chúng tôi, các yếu tố cần yếu cho câu trọn ý không phải là không xét đến mà là xét đến ở các bước sau, sau khi các kiểu cấu trúc cơ bản đã được xác lập Biện pháp
(4) Xem : N Yu Sơ-vêt-đô-va Những vấn đề tranh luận về việc miêu tả các sơ đồ cấu trúc câu đơn và hệ dọc của nó (bằng tiếng Nga), tạp chí V.ya, số 4, 1973, tr 29
Trang 19này không mâu thuẫn gì với phương pháp mà chúng tôi đã nêu ra bởi vì trong vị ngữ không phải chỉ có một từ mà có thể là một nhóm từ Vấn đề là ở bước đầu chưa xét đến trường hợp vị ngữ bắt buộc phải là một nhóm từ (để cho ý câu trọn vẹn)
Một khái niệm nữa cần phải đề cập đến khi xây dựng một hệ dọc các kiểu cấu trúc là khái niệm về biến thể cấu trúc Biến thể là các dạng biểu hiện của một hằng thể Hằng thể chính là giá trị của cấu trúc Trong các biến thể thì có một biến thể tiêu biểu, có tính ổn định, xác suất xuất hiẹân tương đối cao Chẳng hạn cấu trúc chủ vị có từ nối có hai biến thể :
1 Chủ ngữ + vị ngữ có từ nối Ví dụ : Anh Nam là người Hà Nội
2 Chủ ngữ + vị ngữ vắng từ nối Ví dụ : Anh Nam người Hà Nội
Hoặc : Cấu trúc chủ vị có biến thể tiêu biểu về trật tự là : chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau, nhưng cũng có trường hợp có biến thể : vị ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau
Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy rằng trong hai qui tắc mà chúng ta xét đến khi biệt loại cấu trúc thì qui tắc về từ nối quan trọng hơn vì nó quyết định quan hệ ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ, hơn nữa nó còn chi phối cả qui tắc từ loại trong cấu trúc, vì vậy qui tắc này phải để lên hàng đầu
Trên cơ sở những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi lập được một hệ thống các kiểu loại cấu trúc chủ vị tiếng Việt như sau :
Loại I :
Chủ ngữ + vị ngữ có từ nối Mô hình : C V n+ (C : chủ ngữ, V : vị ngữ, n : từ nối + : dấu hiệu có)
1 Thể + từ nối + thể : Cha tôi là công nhân
Nhà này của tôi
Cái tủ này bằng gỗ
2 Thể + từ nối + trạng : Nguyện vọng của tôi là đi học
Quyển sách này để làm kỷ niệm
3 Trạng + từ nối + thể : Không tiếp thu phê bình là thái độ khinh miệt quần chúng
4 Trạng + từ nối + trạng : Thi đua là yêu nước
5 CV + từ nối + thể : Anh không đi là một điều hay
Nước nhà độc lập là mong ước của chúng tôi
6 CV + từ nối + trạng : Nó đi là theo đuôi quần chúng
7 Thể + từ nối + CV : Điều quan trọng là anh phải thật thà
8 Trạng + từ nối + CV : Hợp tác là mọi người chung sức lại mà làm
9 CV + từ nối + CV : Chúng ta thi đua là chúng ta yêu nước
Loại II :
Chủ ngữ + vị ngữ không thể có từ nối Mô hình : CVn-
(- : dấu hiệu biểu thị “không thể có”)
1 Thể + Thể : Anh Ất 30 tuổi
Nhà này mái cong
Tây Bắc đang mùa hoa nở
2 Thể + Trạng : Nhân dân ta rất anh hùng
Trang 20Thầy giáo đang giảng bài
3 Trạng + Trạng : Hy vọng về quê đã trở thành hiện thực
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
4 CV + Trạng : Anh không đến khiến tôi buồn
Châu Á thức tỉnh làm đế quốc Mỹ run sợ
5 Thể + CV : Anh Nam tính rất tốt
Như vậy trong tiếng Việt còn 4 kiểu tiềm tàng sau đây không có trong hiện thực : 1 Trạng + Thể
Ở trên đã chỉ thị cho chúng ta
Ở đầu giường là một cái phích
Của thầy không còn một con nào cả
Thật ra thì hiện tượng này rất khác hiện tượng từ nối ở bộ phận vị ngữ Từ nối ở bộ phận vị ngữ có tác dụng biểu thị
ý nghĩa quan hệ của vị ngữ đối với chủ ngữ Nó không phải là công cụ biểu thị mối quan hệ chủ vị như trên chúng tôi đã nói, nhưng nó là “chất xúc tác” không thể thiếu được của mối quan hệ chủ vị trong trường hợp cụ thể đó Còn từ nối trong bộ phận chủ ngữ thì không có vai trò như thế, nghĩa là nó không có một vai trò gì trong quan hệ đối với vị ngữ Tất nhiên, nó cũng có vai trò của nó, là vai trò biểu thị ý nghĩa quan hệ bộ phận phụ đứng sau nó với bộ phận chính đứng trước nó đã bị ẩn hoặc rút gọn Cho nên, trong những trường hợp này, chủ ngữ chính là một nhóm từ bị rút gọn hoặc ẩn bộ phận chính và tính chất của nó là tính chất của nhóm từ Do đó, trên quan điểm mô hình như trên đã nói, không cần thiết phải liệt thành một kiểu loại riêng biệt Điều này càng rõ rệt nếu chúng ta chú ý đến nghĩa chủ ngữ Trong các ví dụ dẫn ra, chủ ngữ ở câu thứ nhất (ở trên) bao hàm ý nghĩa nhân vật, ở câu thứ hai (ở đầu giường) bao hàm ý nghĩa đồ vật, ở câu thứ ba bao hàm ý nghĩa loài vật.Thậm chí, có khi có thể bỏ các từ nối đó đi mà không tổn hại gì đến ý nghĩa
Ở trên đã chỉ thị cho chúng ta = Trên đã chỉ thị cho chúng ta
Ở đầu giường là một cái phích = Đầu giường là một cái phích
Trên đây, chúng tôi đã nêu ra một bức tranh khái quát về các kiểu loại cấu trúc chủ vị tiếng Việt Tuy nhiên, đây mới chỉ là một bức tranh khái quát Về các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của mỗi kiểu loại chúng tôi sẽ trình bày tường tận ở một dịp khác(**)
(**) Xem : Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ vị tiếng Việt, Nxb KHXH, H., [T.H.]
Trang 21PHÂN BIỆT ĐỊNH NGỮ VÀ VỊ NGỮ
TRONG TIẾNG VIỆT(*)
TRẦN HOÁN
Định ngữ và vị ngữ là hai thành phần chức năng trong kết cấu cú pháp tiếng Việt Định ngữ có mặt bên cạnh bị hạn định ngữ trong cụm danh từ, với tư cách là thành phần phụ Vị ngữ có mặt bên cạnh chủ ngữ trong câu, hay nói đúng hơn trong tổ hợp chủ vị với tư cách là một thành phần chính
Khi phân tích cú pháp tiếng Việt, chúng ta luôn luôn gặp hai thành phần ấy Bình thường, việc phân biệt chúng không có gì khó Một người có ít nhiều kiến thức ngữ pháp có thể nhận diện chính xác trong các ví dụ sau đây, đâu là định ngữ, đâu là vị ngữ :
1 Bàn gỗ
2 Quyển sách tham khảo
3 Học sinh tiên tiến
4 Cô gái hai mươi tuổi ấy
5 Cái bàn này còn mới
6 Quyển sách của tôi đã mất rồi
7 Em học sinh ấy chăm học
8 Cô gái kia hai mươi tuổi
Điều đó xác nhận sự tồn tại khách quan, hiển nhiên của chúng, đồng thời khiến cho chúng ta tưởng rằng không có thể có sự lầm lẫn giữa chúng được Vì vậy trước đây chưa mấy ai nghĩ đến việc tìm kiếm những căn cứ khách quan để phân biệt chúng Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào ranh giới giữa chúng cũng hiện ra rõ ràng, dễ thấy
Thử xem xét một vài ví dụ :
9 Những học sinh chăm chỉ học tập là những học sinh đáng được khen ngợi
10 Chị Ba gánh hai thùng đầy nước
11 Khi mới đến, ông Nguyễn còn cảm thấy tiếng vang của một việc xảy ra ở Quảng Châu
12 Tục truyền, một hôm ông say rượu, thấy bóng trăng ở dưới sông đẹp, muốn ôm lấy
Bộ phận in nghiêng trong những ví dụ trên là định ngữ hay vị ngữ ?
Đã có hai cách lý giải khác nhau
Sách ngữ pháp có nêu các ví dụ nói trên cho rằng : chăm chỉ học tập, đầy nước, xảy ra ở Quảng Châu là vị ngữ, còn đẹp là định ngữ (1) Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều nhà ngữ pháp khác sẽ lý giải ngược lại Cách lý giải không nhất trí này càng thấy phổ biến trong kết quả phân tích câu của những người đang tiếp thu hệ thống kiến thức ngữ pháp tiếng Việt ở nhà trường (kể cả ở bậc đại học)
Tại sao có hiện tượng không nhất trí đó ?
Theo chúng tôi có mấy nguyên nhân sau :
(*) In trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, Sđd, tr 108 – 118
(1) - Ngữ pháp tiếng Việt, Lớp 6, Hà Nội, 1962, tr 7
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, 1963, tr 225 và 250
- Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Hà Nội, 1964, tr 125
Trang 22Trước hết, cái chức năng ngữ nghĩa mà các nhà ngữ pháp đã khái quát được từ định ngữ và vị ngữ chưa đủ sức vạch một đường ranh giới đậm nét giữa chúng Giữa ý nghĩa hạn định (hay bổ sung) của định ngữ và
ý nghĩa thuyết minh (hay thông báo) của vị ngữ còn có một nét nghĩa chung, đó là nghĩa thuyết định : lấy
một thuộc tính nào đó (hoạt động, trạng thái, tính chất ) của bản thân sự vật được biểu thị ở thành phần đứng trước (bị hạn định ngữ, chủ ngữ) để nói rõ sự vật ấy Chính nét nghĩa này nhiều khi làm nhòa đi cái ranh giới ngữ nghĩa vốn có giữa định ngữ và vị ngữ, dẫn đến sự nhận diện nhầm mà không tự ý thức được Thứ hai, vị trí cấu tạo của định ngữ và vị ngũ hầu như không phân biệt Định ngữ và vị ngữ cùng đứng hàng thứ hai trên tuyến hình cấu trúc hai thành phần : định ngữ đứng sau bị hạn định ngữ, vị ngữ đứng sau chủ ngữ
Định ngữ và vị ngữ có hầu hết các cấu tạo như nhau : động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), có khi là cụm danh từ, v.v
Như vậy, trong tiếng Việt, định ngữ và vị ngữ không có những dấu hiệu hình thức để tự phân biệt Trong các ngôn ngữ khác, dựa vào vị trí khác nhau (như tiếng Hán) và dựa vào cấu tạo khác nhau (như các ngôn ngữ biến tố), người ta có thể phân biệt dễ dàng định ngữ và vị ngữ
Cần nói thêm, sự giống nhau về cấu tạo của bị hạn định ngữ (chúng đều là danh từ) cũng đã làm cho sự phân biệt định ngữ và vị ngữ càng thêm khó khăn
Từ những điểm giống nhau vừa phân tích ở trên, cho phép chúng ta lập một mô hình khái quát A/B chung cho cả hai cấu trúc chứa đựng định ngữ và vị ngữ là A/Đ và A/V Mô hình chung này cho thấy định ngữ và vị ngữ cùng nằm trong cấu trúc đồng dạng Mô hình này còn giải thích tại sao sự nhầm lẫn giữa định ngữ và vị ngữ lại có thể xảy ra
Như trên đã nói, định ngữ và vị ngữ tồn tại khách quan trong cấu trúc cú pháp tiếng Việt, nói chung sự nhận diện chúng không khó khăn Điều đó chứng tỏ chúng có những đặc trưng khu biệt Xưa nay, những đặc trưng khu biệt đó chỉ chủ yếu được xem xét trên bình diện chức năng – ngữ nghĩa (đây cũng là khuynh hướng phổ biến của truyền thống trong việc nghiên cứu ngôn ngữ) Trong điều kiện bình thường chức năng – ngữ nghĩa của định ngữ và vị ngữ hiện ra rất rõ trong cấu trúc A/B Khi ấy sự nhận diện chúng dễ tránh nhầm lẫn (xem các ví dụ từ 1 – 8 nêu ở trên) Nhưng trong khá nhiều trường hợp do bị nhiễu bởi nét nghĩa chung (nghĩa thuyết minh) mà chức năng – ngữ nghĩa của chúng không thể hiện rõ ranh giới dẫn đến sự nhận diện nhầm Sự nhầm lẫn này thường xảy ra theo hướng : định ngữ ↔ vị ngữ (định ngữ bị nhầm là vị ngữ) (xem các ví dụ 9, 10, 11 nêu ở trên) Có khi xảy ra theo hướng : vị ngữ ↔ định ngữ (vị ngữ bị nhầm là định ngữ) (xem ví dụ 12 ở trên) Như vậy chỉ dựa vào chức năng – ngữ nghĩa thì chưa đủ sức để phân biệt định ngữ và vị ngữ trong mọi trường hợp
Những năm gần đây, nhiều nhà nhiên pháp ngữ pháp tiếng Việt đã tìm thấy một số dấu hiệu phân biệt định ngữ và vị ngữ trong cấu trúc A/B : ngữ điệu, tính xác định, tính đơn chất của thành tố A, sự có mặt của
chỉ định từ (ấy, kia, này ) và của số lớn các phụ từ, trợ từ (những, đều, lắm, cứ, quá, thật, nhỉ ) Đây là
một sự cố gắng đã đưa lại những kết quả nhất định trong việc nhận diện, phân biệt định ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt
Tuy vậy, những dấu hiệu này vẫn còn những hạn chế nhất định, vì không phải lúc nào chúng cũng hiện
ra trong cấu trúc A/B (xem các ví dụ 9 – 12) và cũng tỏ ra có hiệu lực
Như đã biết, định ngữ và vị ngữ là hai thành phần chức năng, chúng chỉ tồn tại trong cấu trúc A/B, vả lại trong nhiều trường hợp, giữa chúng không có ranh giới thật xác định trong mặt chức năng – ngữ nghĩa, và cũng không có sự khác nhau về hình thức (vị trí, cấu tạo) Cho nên, muốn phân biệt chúng, không thể chỉ xét riêng bản thân chúng
Theo chúng tôi, muốn phân biệt định ngữ và vị ngữ tiếng Việt, phải xét đến cả cấu trúc chứa đựng chúng, tức cấu trúc A/Đ (A/định ngữ) và cấu trúc A/V (A/vị ngữ) Nếu hai cấu trúc này có những đặc trưng
Trang 23khu biệt thật sự thì đó là chỗ dựa chắc chắn để chúng ta xác định cấu trúc A/B nào là A/Đ, cấu trúc A/B nào là A/V Làm như vậy nghĩa là chúng ta xác định được trong cấu trúc A/B, B là định ngữ hay là vị ngữ
Đặc trưng khu biệt của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V có thể tìm thấy trên hai mặt : mặt ngữ nghĩa (cũng tức là mặt chức năng - ngữ nghĩa) và mặt hình thức
Về mặt ngữ nghĩa
Cấu trúc A/Đ là cấu trúc biểu thị sự vật, nó cùng tính chất với A (biểu thị sự vật) Nhờ nó, cấu trúc A/Đ hoàn toàn có thể thay thế cho A ở bất cứ vị trí nào mà nó chiếm giữ
Tính sự vật của cấu trúc A/Đ cho phép ta lập một đẳng thức : A/Đ A Đẳng thức này xác nhận vai trò chi phối của A đối với toàn bộ cấu trúc A/Đ
Mặt khác, định ngữ (Đ) vẫn có vai trò nhất định của nó đối với cấu trúc A/Đ Đó là vai trò thu hẹp phạm
vi ý nghĩa của A, làm cho sự vật biểu thị ở A cụ thể hơn, rõ ràng hơn
Cấu trúc A/V thì ngược lại, là cấu trúc biểu thị sự kiện (hoạt động, tính chất, trạng thái ), nó cùng tính chất với V (biểu thị sự kiện : hoạt động, tính chất, trạng thái ) Trên ý nghia ấy ta có thể lập một đẳng thức : A/V V Đẳng thức này xác nhận vai trò chi phối của V đối với toàn bộ cấu trúc A/V
Mặt khác, cấu trúc A/V là cấu trúc biểu thị sự kiện đã hiện thực hóa, vì nó gắn liền với một tình huống giao tiếp, đó là sự có mặt của thành tố A Cho nên, cấu trúc A/V thường diễn đạt một thông báo tương đối hoàn chỉnh, có thể đứng một mình thành câu được Còn vị ngữ (hay nói đúng hơn, thành tố B) diễn đạt một sự kiện chưa hiện thực hóa, vì nó chưa gắn với một tình huống cụ thể Cho nên, trong đại đa số trường hợp, nó chưa diễn đạt một thông báo hoàn chỉnh, chưa trở thành câu
Sự khác biệt nói trên giữa A/V và V xác nhận vai trò hiện thực hóa A/V, cũng tức là hiện thực hóa V, biến cấu trúc chưa thành câu thành cấu trúc câu (tức cấu trúc chủ vị) Đây là lý do mà các nhà ngữ pháp xưa nay coi chủ ngữ là thành phần không thể thiếu được của câu nói bình thường, là một trong hai thành phần chính của câu
Về mặt hình thức
Đặc điểm ngữ nghĩa nói trên của cấu trúc A/Đ và A/V tạo cơ sở cho việc xác lập những đặc điểm hình thức của nó (Hình thức nói ở đây là những “nhân chứng” khách quan của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V, được tạo ra trong khả năng kết hợp và thay thế)
Đối với cấu trúc A/Đ :
a) Cấu trúc A/Đ hoàn toàn có thể kết hợp được theo quan hệ đẳng lập (có liên từ) với danh từ hoặc cụm từ khác (kí hiệu là D)
Ví dụ : Đứa con ngoan ấy và người mẹ (+)
- Cấu trúc A/Đ không kết hợp được theo quan hệ đẳng lập hoặc quan hệ qua lại (có liên từ) với cấu trúc chủ vị hay mệnh đề (kí hiệu là M)
Ví dụ : Khu phố mới xây ấy và con đường kia mới làm (-)
Quyển sách rất hay ấy nên tôi thích đọc (-)
b) Cấu trúc A/Đ hoàn toàn có thể thay thế được bằng danh từ hoặc cụm danh từ khi nó đứng trước trong cấu trúc lớn hơn
Ví dụ : Tôi đi ngang qua cánh đồng rộng mênh mông ấy
Ta có thể thay thế “cánh đồng rộng mênh mông ấy” bằng “cánh đồng” chẳng hạn và nói : “Tôi đi ngang
qua cánh đồng” (+)
- Cấu trúc A/Đ nói chung không thể thay thế được bằng mệnh đề hoặc cấu trúc chủ vị, khi nó đứng trong cấu trúc lớn hơn
Chẳng hạn, cũng câu trên, ta không thể nói : “Tôi đi ngang qua cánh đồng ấy rộng mênh mông”
Trang 24Đối với cấu trúc A/V :
a) Cấu trúc A/V hoàn toàn có thể kết hợp được theo quan hệ đẳng lập và theo quan hệ qua lại (có liên từ) với cấu trúc chủ vị hoặc mệnh đề
Ví dụ : Bài hát này hay và bản nhạc kia cũng hay (+)
- Cấu trúc A/V không kết hợp được theo quan hệ đẳng lập và theo quan hệ qua lại (có liên từ) với danh từ hoặc cụm danh từ
Ví dụ : Người cha ấy bốn mươi tuổi và đứa con (-)
- Nếu cuốn phim đó hay thì mọi người (-)
b) Cấu trúc A/V hoàn toàn có thể thay thế được bằng cấu trúc chủ vị hoặc mệnh đề, khi nó đứng trong cấu trúc lớn hơn
Ví dụ : Vấn đề mà tác giả nêu ra vô cùng phức tạp
Ta có thể thay thế “tác giả nêu ra” bằng “họ đặt ra” chẳng hạn và nói : Vấn đề mà họ đặt ra vô cùng phức tạp (+)
- Cấu trúc A/V nói chung không thể thay thế bằng danh từ hoặc cụm danh từ khi nó đứng trong cấu trúc lớn hơn Chẳng hạn cũng câu trên, ta không thể nói :
Vấn đề mà tác giả vô cùng phức tạp (-)
Hai đặc trưng ngữ nghĩa và hình thức nói trên thống nhất với nhau tạo nên những bản chất đối lập nhau của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V Ta có thể biểu thị sự đối lập ấy bằng sơ đồ sau :
(tính sự kiện) ±M (+)
(A/V) ±D (-) Chú ý : Dấu + : kết hợp Dấu : - thay thế Dấu (+) : kết hợp và thay thế được Dấu (-) : không kết hợp và thay thế được
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cùng một cấu trúc A/B lại tiềm tàng hai loại cấu trúc A/Đ và A/V nói ở trên Đó là cấu trúc A/B có tính nước đôi Cấu trúc A/B loại này vừa có đặc trưng ngữ nghĩa và hình thức của A/Đ và A/V
Ví dụ : Ngôi nhà rộng
Ngôi nhà rộng, ngôi nhà : biểu thị sự vật
Ngôi nhà rộng, ngôi nhà : biểu thị sự kiện
Ta có thể nói : Ngôi nhà rộng và cái vườn
Ta cũng có thể nói : Ngôi nhà rộng còn cái vườn thì hẹp
Tính nước đôi thường xuất hiện ngoài ngữ cảnh Trong ngữ cảnh, trong đối thoại, trong cấu trúc lớn hơn, cấu trúc A/B thường chỉ có một khả năng : A/D hoặc A/V
Từ những đặc trưng cơ bản về ngữ nghĩa và hình thức đã tìm được ở trên, ta có đầy đủ cơ sở khách quan để xác định cấu trúc A/B nào là A/Đ, cấu trúc A/B nào là A/V và cấu trúc A/B nào có tính nước đôi Do đó,
Trang 25cũng tức là ta đã xác định được trong cấu trúc A/B, đâu B là Đ (định ngữ), đâu B là V (vị ngữ), và đâu là B có hai khả năng (có thể là D và cũng có thể là V)
Đến đây, ta có thể lập một sơ đồ tổng quát về đặc trưng ngữ nghĩa – hình thức để xác định ngữ và vị ngữ trong cấu trúc A/B như sau :
Ở trên ta chỉ mới xét đến cấu trúc A/B trong dạng đơn giản của thành tố B Trên thực tế, có nhiều trường hợp thành tố B ở dạng phức tạp hơn, nghĩa là có nhiều thành tố B kế tiếp nhau như B1, B2 tạo thành cấu trúc mở rộng A/ B1, B2, Ở đây, xin xét đến một trường hợp trong những trường hợp phức tạp ấy là A/ B1, B2,
chẳng hạn như : “Ngôi nhà dột nát sắp đổ”
Trong ngữ cảnh, muốn xác định B1 (dột nát) B2 (sắp đổ) là định ngữ hay vị ngữ thì căn bản ta vẫn sử dụng sơ đồ trên
1) Nếu A/B1,B2 phù hợp với đặc trưng A/Đ thì B1, B2 đều là định ngữ, tức là A/Đ1, Đ2
Ví dụ : Bên cạnh ngôi nhà dột nát sắp đổ là một cây đa lớn
2) Nếu A/B1,B2 phù hợp với đặc trưng A/V thì có thể xảy ra hai trường hợp :
- B2 là vị ngữ, B1 là định ngữ, tức A/Đ/V
- B2 là vị ngữ, B1 cũng là vị ngữ tức A/V1, V2
Ví dụ : Ngôi nhà dột nát sắp đổ nhưng họ vẫn ở
Việc tìm ra những đặc trưng cơ bản về hình thức và ngữ nghĩa nói trên của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V có một nghĩa lớn Về lí luận nhờ đó ta xác lập được một cơ sở khoa học khách quan cho việc phân biệt vị ngữ và định ngữ là hai thành phần chức năng thường xuyên có mặt trong lời nói và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cấu tạo câu Về thực tiễn, nhờ đó ta có một phương tiện hữu hiệu để nhận diện chính xác định ngữ và vị ngữ trong những trường hợp dễ nhầm lẫn, góp phần tích cực trong việc giảng dạy ngữ pháp ở trường
Phương tiện ấy có khi dùng tổng hợp, cũng có khi dùng riêng lẻ Dùng tổng hợp khi nào ta muốn chứng minh đầy đủ cái cơ sở phân biệt định ngữ và vị ngữ Dùng riêng lẻ khi nào ta thấy một đặc trưng nào đó cũng đủ phân biệt định ngữ và vị ngữ Thường ta chỉ dùng phương tiện hình thức vì đấy là phương tiện khách quan, dễ nhìn thấy, ít dùng phương tiện ngữ nghĩa, vì nó trừu tượng, khó nắm bắt Trong phương tiện hình thức, thường người ta chỉ dùng phương tiện thay thế, vì nó dễ sử dụng, đem lại kết quả tương đối nhanh
(+) (A/B)HÌNH THỨC
AB NGỮ NGHĨA
± M(+)
(A/B)
Trang 26VỀ CÂU CHỦ VỊ
có từ nối là trong tiếng Việt(*)
LÊ XUÂN THẠI
Câu chủ vị có từ nối là là một kiểu câu rất thông thường, rất phổ biến trong tiếng Việt, mang những giá
trị ngữ nghĩa nhất định và có những đặc điểm ngữ pháp riêng
Giá trị ngữ nghĩa cơ bản của kiểu câu này là khẳng định tính đồng nhất Đồng nhất ở đây có thể là đồng
nhất giữa những tên gọi khác nhau của một đối tượng như: Tố Như là Nguyễn Du, Vi-ta-min là sinh tố; có thể đồng nhất giữa tên gọi và bản thân khái niệm như : Thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của
một nước; có thể là đồng nhất giữa cái riêng và cái chung: Cha tôi là công nhân; cũng có thể là đồng nhất
giữa các diện, các quan hệ, các tính chất khác nhau của một đối tượng như: Cha anh Nam là thầy giáo của
con tôi Cha anh Nam là một thầy giáo rất tận tâm (1)
Ngoài ý nghĩa đồng nhất ra, kiểu câu này còn dùng để diễn đạt ý so sánh một sự vật này với một sự vật khác có một đặc điểm nào đó tương tự Vì vậy, sự so sánh ở đây là so sánh trên
cơ sở tính đồng nhất Hay nói một cách khác, đây là sự diễn đạt tính đồng nhất thông qua lối
so sánh Nó mang tính hình tượng và tính hàm súc Ví dụ :
– Người là cha, là bác, là anh (Tố Hữu)
– Thầy thuốc là mẹ hiền
Ở loại câu này có thể dùng như để thay thế là nhưng dùng là thì ý nghĩa khẳng định mạnh mẽ hơn,
đúng như Nguyễn Thanh đã nhận xét khi nghiên cứu về lối so sánh của Hồ Chủ tịch (2)
Vì là có khi biểu thị ý nghĩa đồng nhất, có khi biểu thị sự tương tự trong so sánh, cho nên trong trường hợp cho phép cả hai cách hiểu thì việc dùng từ như để phân biệt với nghĩa đồng nhất là điều cần thiết Ví dụ: Nó là một thằng điên, ăn nói huyên thiên
Nó như một thằng điên, ăn nói huyên thiên
Ở câu đầu nó là một thằng điên thật sự, còn ở câu thứ hai, nó không phải là một thằng điên mà chỉ là một người ăn nói huyên thiên như một thằng điên mà thôi
Kiểu câu này, có khi còn dùng để diễn đạt ý nghĩa nhân quả, gây khiến như :
– Khó khăn của anh ấy là nỗi lo lắng của chúng tôi
– Bác Hồ là niềm tự hào của chúng ta
– Đoàn kết là sức mạnh
Kiểu câu này có diễn đạt ý nghĩa tồn tại hay không, vấn đề này còn đang tranh luận Đối với những câu
như :Phía bắc là núi; Ở đầu giường là cái phích; Trước mắt chúng tôi là những hố bom, v.v có người cho
đây là kiểu câu chỉ sự tồn tại của sự vật ở một vị trí nào đó Lập luận của họ có thể là:
(*) In trong tạp chí “Ngôn ngữ”, số 3 năm 1980, tr 61–67
(1) Khuôn khổ của bài báo không cho phép chúng tôi trình bày các ý kiến của các tác giả đi trước về ý nghĩa của kiểu câu này Xin tham khảo ý kiến của một số tác giả sau đây: Hoàng Tuệ, Giáo trình về Việt ngữ, tập I, H., 1962, tr 304; Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II,H., 1964, tr 203; Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, S., 1963, tr 505; Nguyễn Đức Dân, Về cấu trúc Danh + là +Danh, “Ngôn ngữ”,
1977, số 1; I.X Bư-xtơ-rôp, Nguyễn Tài Cẩn, N.V Xtankêvich, Ngữ pháp tiếng Việt (bằng tiếng Nga), L., 1975, tr.191, Về tính đồng nhất, xin tham khảo thêm ý kiến của N.D Arulyunova, Câu và ý nghĩa của câu, M., 1976, tr 300 - 307
(2) Nguyễn Thanh, Bước đầu tìm hiểu lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ Chủ tịch, “Ngôn ngữ”, 1974, số 2
Trang 271 Đứng về mặt ý nghĩa của các thành phần trong câu mà xét : thành phần chủ ngữ biểu thị nơi chốn và thành phần vị ngữ biểu thị sự vật tồn tại ở nơi chốn đó
2 Những câu này có thể chuyển đổi thành loại câu mà vị ngữ có từ ở:
Núi ở phía bắc
Cái phích ở đầu giường
Những hố bom ở trước mắt chúng tôi
3 Có thể thay là bằng có :
Phía bắc có núi
Ở đầu giường có cái phích
Trước mắt chúng tôi có những hố bom
Ý kiến chúng tôi khác với ý kiến trên Thoạt nhìn, chúng ta tưởng các cặp câu sau đây có ý nghĩa giống nhau :
Ở đầu giường là cái phích
Ở đầu giường có cái phích
Trước mắt chúng tôi là những hố bom
Trước mắt chúng tôi có những hố bom
Nhưng nếu đi sâu phân tích, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của chúng khác nhau Trước hết, nếu đổi các câu trên sang hình thức phủ định thì sự khác biệt sẽ lộ rõ :
Ở đầu giường không phải là cái phích
Ở đầu giường không có cái phích
Trước mắt chúng tôi không phải là những hố bom
Trước mắt chúng tôi không có những hố bom
Câu “Ở đầu giường không phải là cái phích” về ý nghĩa khác câu “Ở đầu giường không có cái phích” Trong câu thứ nhất không phải là phủ định sự tồn tại của cái phích ở vị trí đó mà là phủ định sự đồng nhất : cái tồn tại ở đầu giường không phải là cái phích Câu “Ở đầu giường không có cái phích” mới là câu phủ định sự tồn tại của cái phích ở đầu giường Cũng vậy, câu “Trước mắt chúng tôi không phải là những hố bom” là câu phủ định sự đồng nhất Còn câu “Trước mắt chúng tôi không có những hố bom” là câu phủ nhận sự tồn tại Từ đó, chúng ta có thể suy ra, loại câu “Ở đầu giường là cái phích” là câu chỉ ý nghĩa đồng nhất Còn câu “Ở đầu giường có cái phích” là câu chỉ sự tồn tại Nghĩa của hai loại câu trên có thể mô hình hoá như sau :
Đồng nhất Sự tồn tại ở vị trí đó // là sự vật gì đó
Tồn tại Ở vị trí đó // tồn tại sự vật gì đó
Vì là chỉ ý nghĩa đồng nhất chứ không chỉ ý nghĩa tồn tại cho nên trong nhiều trường hợp không thể thay thế có bằng là được Thí dụ :
– Ở đồn điền Đỗ Văn Nhân, nay là ấp Khải Xuân, thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, có một ông lão
chăn bò tên là ông lão Cộc
Và cũng chính có sự phân biệt đó mà câu sau đây không thể thay là bằng có được (nếu thay thì ý nghĩa
đổi khác hẳn) :
– Ra đi, tất nhiên chúng tôi ai cũng luyến tiếc quê hương của mình Nhưng chúng tôi nghĩ, đi làm giàu
cho đất nứơc thì ở đâu cũng là làng, là xóm, ở đâu cũng là quê hương của mình cả
Trang 28Trong tiếng Việt, kiểu câu này còn một cách dùng khá đặc biệt như các câu ví dụ sau đây:
Nghệ thuật là nghệ thuật
Sự thực vẫn là sự thật
Vay là vay, xin là xin
Đây là một lối nói có tính chất nhấn mạnh, với nghĩa là: cái đối tượng đó chính là nó chứ không phải là cái gì khác, không được hiểu thành một cái gì khác, phải hiểu đối tượng đúng với bản chất của nó Nói
“Nghệ thuật là nghệ thuật” có ý nghĩa là nghệ thuật có những đặc điểm riêng của nó, khác với các hình thái
ý thức khác của xã hội như khoa học, pháp luật, đạo đức v.v Nói “Sự thực vẫn là sự thực” nghĩa là “Sự thật là điều không thể phủ nhận được” Còn câu “Vay là vay, xin là xin” là dùng cho những ai thường lẫn lộn khái
niệm vay và xin Vay thì phải trả, còn xin thì không phải trả
Về ngữ pháp kiểu câu chủ vị có từ nối là có những đặc điểm nổi bật sau đây :
a Đứng về quy tắc từ loại mà xét, ở bộ phận chủ ngữ và vị ngữ đều có thể có nhiều loại từ, nhiều loại cấu trúc đảm nhiệm Nhận thức về điều này không phải là khó và trước đây cũng đã có nhiều tác giả nêu ra(3) Tuy nhiên, trong cái đa dạng về từ loại và cấu trúc của các thành phần, ở loại câu này, cơ bản nhất, điển
hình nhất, phổ biến nhất vẫn là loại câu có cấu trúc danh + là + danh Nói nó cơ bản nhất vì nó có trước các cấu trúc khác như động (tính) + là + danh hoặc danh + là + động (tính) v.v Các cấu trúc kể sau
cũng suy từ nó mà ra Những cứ liệu về lịch sử ngôn ngữ cũng như về quy luật nhận thức, quy luật tư duy có thể chứng minh cho điều này Nói nó điển hình nhất bởi vì nó thể hiện một cách thuần tuý và đầy đủ nhất các đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của kiểu câu này Nói nó phổ biến nhất vì nó chiếm số lượng nhiều nhất so với các biến thể cấu trúc khác
b Nhưng đằng sau cái đa đạng về cấu trúc từ loại chúng ta thấy có sự chi phối của một đặc điểm khác: đó là tính chất đồng loại về ngữ nghĩa – ngữ pháp của chủ ngữ và vị ngữ Chủ ngữ và vị ngữ ở đây đều có nét nghĩa tính đối tượng (hoặc tính sự vật, tính thực thể) Nét nghĩa tính đối tượng không những tồn tại trong trường hợp chủ ngữ và vị ngữ đều là danh từ (hoặc từ tổ danh từ), mà cả ở trường hợp chủ ngữ và vị ngữ là động từ, tính từ, hoặc cả chỉnh thể cấu trúc chủ vị Chính vì vậy mà có thể biến các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ là động từ, tính từ (hoặc từ tổ động từ, từ tổ tính từ) và cả cấu trúc chủ vị thành từ tổ danh từ Ví dụ:
– Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ cấp bách, thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta → Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ cấp bách, thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
– (Nhưng phải nói rằng), gã vớ bẩm nhất vẫn là tổ chức những buổi lễ “canh hồn sứ giả nhỏ bé của Nhà trời” (Món nợ truyền kiếp) → (nhưng phải nói rằng) việc gã vớ bẩm nhất vẫn là việc tổ chức những buổi lễ “canh hồn sứ giả nhỏ bé của Nhà trời”
c Một đặc điểm nữa của kiểu câu này là đặc điểm về hình thức phủ định vị ngữ Các nhà ngữ pháp trước
đây thường nói rằng hình thức phủ định vị ngữ của loại câu này là không phải là khác với hình thức phủ định vị ngữ của loại câu chủ vị danh+động (tính) được biểu thị bằng không Nhưng nói như thế cũng chưa được trọn vẹn bởi vì loại câu sau cũng có thể dùng không phải là để phủ định vị ngữ với ý nghĩa riêng mà
Nguyễn Kim Thản đã vạch ra(4) Chẳng hạn:
Nó không phải là thương anh (mà nó làm hại anh đấy)
Vậy sự đối lập giữa hai loại câu này về mặt hình thức phủ định vị ngữ là ở chỗ một bên thì chỉ có một hình thức phủ định, còn một bên thì có cả hai hình thức phủ định
(3) Xem, ví dụ: Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II, H., 1964, tr 187
(4) Nguyễn Kim Thản, tác phẩm đã dẫn, tr 180
Trang 29d Nhiều tác giả trước đây cũng nói đến khả năng hoán vị của các bộ phận vốn làm chủ ngữ và vị ngữ
trong kiểu câu này mà không làm thay đổi về ý nghĩa lô gích như Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam – Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội
Tuy nhiên khả năng này không phải phổ biến đối với tất cả các câu thuộc kiểu này Thuộc kiểu này, một số loại câu không có khả năng đó Chẳng hạn loại câu mà chủ ngữ là danh từ chỉ vị trí như “Đằng trước là núi”; loại câu biểu thị sự đồng nhất giữa cái chung và cái riêng như “Ngồi bên cạnh tôi là chị Ba” v.v Ngoài ra, khả năng hoán vị còn tuỳ thuộc vào tình huống thông báo, vào mạch lạc của câu văn Do đó, có những câu nếu đem cô lập ra khỏi tình huống thông báo thì có thể hoán vị được nhưng trong lời nói thì khả năng đó không còn nữa
Trên đây là những đặc điểm ngữ pháp nổi bật của câu chủ vị có từ nối là Việc nhận dạng kiểu câu này
trong nhiều trường hợp không đến nỗi khó khăn Nhưng cũng có những câu mà việc quy loại không phải dễ dàng nhất trí
Tranh luận sôi nổi nhất là loại câu có mô hình động (tính) +là+danh có thể chuyển đổi thành danh +
động (tính) như “Đi đầu là công nhân đường sắt” Nguyễn Kim Thản cho đây vẫn là loại câu đồng nhất, bộ
phận trước là là chủ ngữ, bộ phận sau là là vị ngữ Lập luận của tác giả là bộ phận chủ ngữ ở đây có phần
chính là danh từ bị rút gọn(4) I.X Bư-xtơ-rôp, Nguyễn Tài Cẩn, N.V Xtan-kê-vich lại cho rằng đây không phải là câu có ý nghĩa đồng nhất mà là một biến thể của một kiểu câu khác, trong đó có sự đảo trật tự : vị ngữ
đứng trước, chủ ngữ đứng sau, từ là là một công cụ để đảo trật tự, cốt để nhấn mạnh(5)
Theo chúng tôi thì những hiện tượng mà Nguyễn Kim Thản và I.X Bư-xtơ-rôp v.v căn cứ để lập luận là có thật, do đó mà cả hai bên đều không thuyết phục được nhau Vấn đề là phải xét xem loại câu này chịu sự chi phối của kiểu cấu trúc nào Chúng tôi cho rằng loại câu này chịu sự chi phối của các qui tắc cấu tạo câu đồng nhất
a Đứng về đặc điểm của các thành phần câu mà xét Vấn đề mấu chốt ở đây là xét xem bộ phận đứng
trước là ở đây là chủ ngữ hay là vị ngữ đảo ngược Chúng tôi nhận thấy bộ phận này đòi hỏi điều kiện của
chủ ngữ Một trong những đòi hỏi đó là tính xác định Những câu nào mà bộ phận đầu mang tính xác định thì có thể đứng vững, nghĩa là hợp chuẩn Còn những câu mà bộ phận đầu không xác định thì không thể
đứng vững Chẳng hạn câu: Rất sáng là trăng đêm nay Nếu xem bộ phận đứng trước là là vị ngữ đảo ngược thì một câu như: Hát hay lắm là cô này đáng lẽ rất chuẩn vì nó có yếu tố lắm luôn luôn gắn bó với vị ngữ Ấy thế mà câu này lại không chuẩn vì lắm không thể xuất hiện ở vị trí chủ ngữ được
b Vì loại câu này là câu đồng nhất nên nó có hình thức phủ định vị ngữ riêng, không giống với hình
thức phủ định vị ngữ của câu chủ vị danh + động (tính)
Câu Ngồi bên cạnh tôi là một chiến sĩ trẻ có hình thức phủ định vị ngữ là: Ngồi bên cạnh tôi không
phải là một chiến sĩ trẻ
Nếu xem Ngồi bên cạnh tôi là một chiến sĩ trẻ là một câu chủ vị đảo ngược thì hình thức phủ định vị ngữ của nó sẽ là: Không ngồi bên cạnh tôi là một chiến sĩ trẻ Nhưng câu này phải chăng là một câu chuẩn,
phải chăng là một câu phủ định vị ngữ ?
c Vì đây là câu đồng nhất nên nó không được dung nạp trong một số cấu trúc nhất định Chúng ta có
thể nói “Đoàn đại biểu do đồng chí Nguyễn Văn A đứng đầu ” thì được, nhưng không thể nói: “Đoàn đại biểu do đứng đầu là đồng chí Nguyễn Văn A ”
(4) Nguyễn Kim Thản, tác phẩm đã dẫn, tr.180
(5) I.X Bư-xtơ-rôp, Nguyễn Tài Cẩn, N.V Xtan-kê-vich, tác phẩm đã dẫn, tr.191
Trang 30Nói: “Để cứu em bé, nó đã lái con thuyền này ra sông” thì được, nhưng không thể nói: “Để cứu em bé, lái con thuyền này ra sông là nó” Trong câu mục đích, ở vế chính, nếu muốn dùng cấu trúc chủ vị có từ nối
là phải thêm từ phải như: Để xứng đáng là thủ đô, Hà Nội phải là nơi văn minh nhất(6)
d Ở câu đồng nhất có thể đặt các từ phụ trợ trước từ là Nếu là chỉ là một công cụ để đảo trật tự thì không thể có những từ phụ trợ đứng trước nó Ví dụ: (Đứng đầu môn toán là Nam) Đứng đầu môn Sử cũng là Nam
e Đứng về mục đích thông báo, so sánh ý nghĩa của hai kiểu câu, chúng ta thấy ý nghĩa của chúng cũng có chỗ khác nhau Lấy một số câu sau đây trong một bài thơ của Trần Đăng Khoa làm ví dụ:
Mục đích thông báo ở đây là phán đoán sự vật có đặc điểm nào đó là sự vật gì chứ không phải là miêu tả sự vật gì đó có tính chất gì hoặc có hoạt động như thế nào Bằng tất cả những lý do trên đây, chúng tôi đi đến kết luận : loại câu “Đi đầu là công nhân đường sắt” là câu đồng nhất chứ không phải là kiểu câu chủ vị
danh+ độâng (tính) đảo ngược
Nói như vậy không có nghĩa là trong tiếng Việt không có những câu chủ vị đảo ngược có yếu tố là Nhưng loại câu này đảo được trật tự chủ vị không phải do là mà do nhân tố khác, như ở vị ngữ có từ than
chẳng hạn:
– Một tâm hồn tế nhị ngọt ngào Nhưng yếu đuối thay là tâm hồn ấy Một tâm hồn làm bằng cảm xúc
nhiều hơn là bằng tình cảm có sức lực, và lý trí thì lại ít hơn (Xuân Diệu)
– Bản thân tôi biết bao xúc cảm và suy nghĩ, lớn thay là hạnh phúc của tôi (Xuân Diệu)
– Đến oái ăm là cuộc sống đời này (Thép Mới)
– Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo vô duyên bấy là mình với ta (Truyện Kiều)
Đối với loại câu “Cụ Hồ thương nhất là các cháu thiếu nhi” ý kiến phân tích cũng chưa nhất trí, có người cho đây là câu đồng nhất vì có thể nói:
Người mà cụ Hồ thương nhất là các cháu thiếu nhi
Nhưng cũng có người cho là ở đây chỉ là một từ đệm, có thể lược bỏ: các cháu thiếu nhi là bổ ngữ của động từ thương chứ không phải là vị ngữ của câu đồng nhất
Chúng tôi cho rằng đây cũng là câu đồng nhất Có thể dùng một số phương pháp đã dùng ở trên vào việc
chứng minh cho trường hợp này Ngoài ra, còn một lý do đáng chú ý là sự có mặt của là khiến cho từ nhất mất khả năng đặt ở cuối câu, Nếu không có từ là thì câu “Cụ Hồ thương nhất các cháu thiếu nhi” có thể chuyển thành “Cụ Hồ thương các cháu thiếu nhi nhất” Nhưng nếu có là thì từ nhất buộc phải đứng trước từ
là (không thể nói: “Cụ Hồ thương là các cháu thiếu nhi nhất”) Vì sao vậy? Vì đây là loại câu đồng nhất: Bộ
phận trước là là chủ ngữ, bộ phận sau là vị ngữ Nhất vốn đi với thương mà thương đã thuộc bộ phận chủ ngữ thì nhất không thể ở vị trí vị ngữ được Trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp là đứng trước động từ và tính từ chỉ hoạt động, tính chất của đối tượng được biểu thị ở chủ ngữ như: Cụ Hồ là thương các
(6) Trịnh Xuân Thành, Phân tích ngữ nghĩa của trạng ngữ mục đích trong tiếng Việt, “Ngôn ngữ”, 1977, số 2
Trang 31cháu thiếu nhi nhất Là ở đây không phải là từ nối mà chỉ là từ đệm biểu thị sự nhấn mạnh Có thể có người
hỏi: tại sao không xem câu này là câu đồng nhất, câu này có thể đổi thành: Cụ Hồ là người thương các cháu
thiếu nhi nhất cơ mà? Nhưng ở đây, một quy luật khác của cú pháp tiếng Việt chi phối: động từ và tính từ
biểu thị hoạt động, tính chất của đối tượng được biểu thị ở chủ ngữ có quyền trực tiếp làm vị ngữ Chính vì
vậy mà là đứng ở vị trí này chỉ còn là một yếu tố tình thái mà thôi
Về câu chủ vị có từ nối là còn nhiều vấn đề khác đáng bàn, nhất là mặt ngữ nghĩa và mặt thông báo của
nó Càng đi sâu vào mặt ngữ nghĩa học và thông báo học, càng phát hiện được ở nó nhiều điều thú vị Chúng tôi xin dành những vấn đề đó cho một bài viết khác
Trang 32Bàn về cấu trúc
«DANH + LÀ +DANH»
VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ(*)
LÊ XUÂN THẠI
Khi nghiên cứu cú pháp có thể trước hết xác định mối quan hệ chức năng của các thành tố và sau đó, tìm hiểu các từ loại có khả năng đảm nhiệm các chức năng đó, đồng thời xây dựng các mô hình về từ loại của một cấu trúc Cũng có thể đi theo một trình tự ngược lại: xuất phát từ một mô hình về từ loại và đi tìm các mối quan hệ chức năng của nó Thực chất của con đường này là đi tìm những sự khác biệt về quan hệ cú pháp của một đồng dạng từ loại
Trong bài này, chúng tôi muốn theo con đường thứ hai, tìm hiểu những mối quan hệ cú pháp có mô
hình về từ loại danh + là + danh (1)(viết tắt là D1 + là +D2) trong tiếng Việt
1 Nói đến danh + là + danh, trước tiên, chúng tôi nghĩ đến những trường hợp sau đây:
a Danh + là + danh làm nòng cốt của một câu đơn giản Ví dụ:
– Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng
– Đối với tôi, bà là một ân nhân
b Danh + là + danh là một bộ phận của nhóm từ Ví dụ:
– Anh đã viết một cuốn tiểu thuyết mà nhân vật chính là bản thân tác giả
– Chúng tôi nghĩ rằng anh Ba là một người tốt
c Danh + là + danh là một vế của câu ghép Ví dụ:
– Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân (Nguyễn Du)
– Vì bà là một nhạc sĩ nên các con đều rất yêu thích âm nhạc
Những trường hợp trên đây được hầu hết các nhà ngữ pháp công nhận có quan hệ chủ – vị (có khi còn gọi là quan hệ hai chiều) Đặc điểm của chúng là:
a.Trong câu, D1 và D2 làm tiền đề tồn tại cho nhau Có D1 làm chủ ngữ thì mới có D2 làm vị ngữ và
ngược lại (trừ trường hợp rút gọn)
b Nói chung, là là một yếu tố cần thiết
c.Về nội dung, chúng đều biểu thị một phán đoán
Riêng Hồ Lê không công nhận đây là mối quan hệ chủ – vị và cho đây là mối quan hệ đẳng thức Lập
luận của Hồ Lê là : mối quan hệ đẳng thời có một hình thức riêng (có từ là đứng giữa hai phần) và có một
giá trị thông báo riêng (chuyên dùng để thông báo về sự tương đương giữa hai đối tương, hai sự việc, hai hiện tượng)(2) Còn quan hệ chủ – vị thì có phần nêu và phần báo, tường thuật hoặc miêu tả về một sự vật hay hiện tượng Ví dụ : “Mẹ về”, “Nó khoẻ”, “Trời đẹp”(3) Nhưng như vậy là Hồ Lê chỉ nhìn thấy cái riêng về hình thức và nội dung của hai sự vật mà không nhìn thấy cái chung giữa chúng Đương nhiên, cho đến ngày nay, trong ngôn ngữ học vẫn chưa tìm được định nghĩa hoàn toàn thoả đáng về chủ ngữ và vị ngữ, nhưng bằng vào những thành quả khái quát đã đạt được (chẳng hạn : chủ ngữ là thành phần nêu lên sự vật, hiện tượng được thuyết minh và vị ngữ là thành phần thuyết minh về sự vật, hiện tượng đó) cũng đủ cơ sở để
(*) In trong tạp chí “Ngôn ngữ”, số 1 năm 1975, tr.12–20 +25
(1) Danh ở đây chúng tôi dùng với quan điểm mô hình hóa, bao gồm trường hợp một danh từ và cả trường hợp nhóm danh (tức là nhóm từ do danh từ làm yếu tố trung tâm)
(2) Xem Hồ Lê, Về vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt hiện đại, tạp chí “Ngôn ngữ”, 1973, số 3, tr.42
(3) Xem Hồ Lê, tài liệu đã dẫn, tr.41–42
Trang 33nhập trường hợp D1 + là + D2 mà chúng ta đã nêu ra trên đây vào cùng một loại quan hệ với những câu
như “Mẹ về”, “Nó khoẻ”, “Trới đẹp” và gọi chung đó là mối quan hệ chủ – vị
2.Nhưng danh + là + danh không phải bao giờ cũng thuộc cấu trúc chủ – vị Có khi nó thuộc mối quan
hệ chính phụ Chẳng hạn:
– Những công nhân là chiến sĩ thi đua đều được khen thưởng (a)
– Tôi muốn gặp những học sinh là đảng viên (b)
Trong các sách ngữ pháp tiếng Việt, loại danh + là + danh có quan hệ chính phụ này ít được để ý đến
Thậm chí có người phủ định sự tồn tại của nó Nguyễn Kim Thản, khi so sánh vị ngữ vị từ và vị ngữ danh từ, đã gián tiếp bộc lộ ý nghĩ đó: “ vị ngữ vị từ có khả năng trở thành định ngữ của danh từ làm chủ ngữ, nếu chủ ngữ là danh từ và nếu thêm đại từ chỉ định ở cuối bộ phận vị ngữ, ví dụ :
mây vẩn đám mây vẩn ấy (bay đi)
hổ dữ con hổ dữ ấy (đã chết)
Vị ngữ thể từ thì không có khả năng này Không thể đổi câu em tôi là công nhân thành “em tôi là công
nhân ấy(4) Đúng, trong tiếng Việt do sự hạn chế của ngữ nghĩa không thể nói “em tôi là công nhân ấy ”, nhưng không thể từ đó rút ra kết luận là về nguyên tắc, yếu tố làm vị ngữ thể từ không thể trở thành định ngữ của danh từ được Trong những điều kiện khác khả năng chuyển đổi ấy hoàn toàn có khả năng thực hiện được Chẳng hạn:
Người bí thư Đảng là phụ nữ → Người bí thư Đảng là phụ nữ ấy
Tuy vậy, sự phản ứng về việc thím Nhương làm bí thư chi bộ cứ nguội dần vì người ta biết rất chắc chắn
rằng uy tín của người bí thư Đảng là phụ nữ ấy còn cao hơn khi thím phụ trách chính quyền (Mai Ngữ) (c)
D1 + là + D2 thuộc quan hệ chính – phụ có mấy đặc điểm sau đây :
a Về ý nghĩa : D1 + là + D2 ở đây chỉ có tác dụng biểu thị sự vật chứ không biểu thị một phán đoán như trường hợp D1 + là + D2 là một cấu trúc chủ – vị Trong các nhóm danh này, là + D2 có tác dụng hạn
định phạm vi ý nghĩa cụ thể hóa ý nghĩa của bộ phận chính đứng trước nó Ở câu (a), không phải nói đến cái đối tượng là công nhân nói chung mà chỉ nói về một bộ phận nhỏ hơn tức là những công nhân là chiến sĩ thi đua Ở câu (b), không phải nói về học sinh nói chung mà chỉ nói về những học sinh là đảng viên, Còn ở câu (c) thì nói về một người bí thư Đảng cụ thể: người bí thư Đảng là phụ nữ
b Tiếp theo bộ phận là + D2 có thể bổ sung thêm các bộ phận khác kể cả các đại từ chỉ định phụ nghĩa
cho bộ phận trung tâm Chẳng hạn:
– Tôi muốn gặp những học sinh là đảng viên của lớp này
c Ở đây, yếu tố là có khi cần thiết, có khi không cần thiết (có cũng được và không có cũng được) Yếu tố
là cần thiết khi nếu vắng nó thì nghĩa của D1 + D2 không xác định (tức là có thể hiểu theo nhiều nghĩa)
Chẳng hạn:
– Ở đây có một cán bộ là phụ nữ Yếu tố là trong câu này cần thiết bởi vì nếu lược bỏ là thì “cán bộ phụ
nữ” có thể hiểu là “cán bộ làm công tác phụ nữ”
Khi do ngữ cảnh hoặc do thói quen, D1 +là + D2 có nghĩa tương đương với nghĩa của D1 + D2 thì là có
cũng được, không có cũng được Thí dụ:
Nhà bác học là phụ nữ = Nhà bác học phụ nữ
Đào tạo cán bộ là người dân tộc = Đào tạo cán bộ dân tộc
d Nói chung, trong câu, là + D2 có thể lược bỏ hoặc có thể thay thế bằng một phụ ngữ khác (ví dụ: ấy,
này) mà câu vẫn đứng vững Nói tóm lại, ở trường hợp này D1 +là + D2 có đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp
về cấu tạo của một nhóm danh (có người gọi là từ tổ danh từ hoặc cụm danh từ )
(4) Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II, NXB Khoa học Hà Nội, 1964, tr 182–183
Trang 343 Trong tiếng Việt, còn có trường hợp D1 + là + D2 mang những đặc điểm ngữ pháp khác hai trường
hợp trên Trường hợp này cũng khá phổ biến và có khả năng xuất hiện ở rất nhiều vị trí cú pháp khác nhau
của D1
a Khi D1 ở vị trí chủ ngữ, như:
– Nhưng gia phả họ Nguyễn tôi, ngay từ năm 1918, bác tôi là cụ Nguyễn Đạo Quán đã dịch và viết thêm
bằng quốc ngữ.(Nguyễn Công Hoan)
– Bảy năm trước đây, người con trai duy nhất của thím là anh Cảnh đi bộ đội (Mai Ngữ)
b.Khi D1 ở vị trí vị ngữ, như:
– Năm ấy, anh Thanh hai mươi tuổi, là tuổi đầy sức sống
– Gà này giống Đông Cảo là giống gà quí
c Khi D1 ở vị trí thành phần phụ của câu (trạng ngữ) như:
– Đối với nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, thì sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa là không thể thiếu được, là một nhân tố quan
trọng (Lê Duẩn)
– Với anh Ba là con trai của mẹ, mẹ đã nói hết
d Khi D1 ở vị trí bộ phận phụ của nhóm danh (trước đây thường gọi là định ngữ), như :
– Một mặt thì đi thi công lương là phải va chạm đến quyền lợi của giai cấp quý tộc, của nhà thờ là
những địa chủ to nhất và cũng là những thành phần không bao giờ chịu nạp thuế cho sòng phẳng (Đặng
Thai Mai)
– Một số đảng viên ở chi bộ Bắc Hòa xúi gia đình đồng chí thiếu uý nên mời cô Bảy về ở bên này, vừa
hợp theo lẽ thuyền theo lái gái theo chồng, vừa tăng cường được cán bộ có năng lực cho phong trào ở Bắc
Hòa, vốn là nơi yếu nhất của xã (Nguyễn Khải)
e Khi D1 ở vị trí bộ phận phụ của nhóm động như:
– Để đi vào con đường sống, cần giải quyết mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong xã hội miền Bắc là
mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa (Lê Duẩn)
– Ngay khi còn ở bên Nhật Bản, cậu du học sinh đã tham gia vào Hội Quang Phục là tổ chức cách mạng
tiến bộ hơn hết của Trung Hoa thời đó (Đặng Thai Mai)
Trường hợp này giống trường hợp 2 ở một điểm: là + D2 có thể lược bỏ mà câu vẫn đứng vững Nhưng không thể xem D2 ở đây là định ngữ được bởi vì nó không có tác dụng hạn chế phạm vi ý nghĩa của D1 Hơn nữa nếu D2 là định ngữ thì ở vị trí D1 không thể thay thế bằng một đại từ (5) Trái lại, ở trường hợp này, có
khi ở vị trí D1 có thể thay thế bằng một đại từ mà quan hệ ý nghĩa vẫn không thay đổi Chẳng hạn : Đối với
anh Ba nhà ta, là một thương binh, chính quyền xã đã hết lòng chăm sóc, giúp đỡ
Câu này có thể cải biến thành:
– Đối với tôi là một thương binh, chính quyền xã đã hết lòng chăm sóc, giúp đỡ
Nguyễn Kim Thản cho D2 trong trường hợp đang xét là một loại đồng vị ngữ Theo tác giả thì “đồng vị
ngữ khác định ngữ đồng vị ở chỗ nó đứng biệt lập, không nhập vào từ tổ mà nó giải thích Đồng vị ngữ trong tiếng Việt bao giờ cũng là danh từ đứng sau từ mà nó giải thích và có thể xen vào bất kì thành phần nào [ ] Hiện nay, trong khẩu ngữ (và có khi trong ngôn ngữ viết nữa) chỗ ngắt giữa từ chính và đồng vị ngữ được
thay bằng trợ từ là:
– Tôi không bằng chị Hàn là quần chúng (VHT, 64)
Trang 35– Dám xin nhà vua là đức sáng suốt trên trần phán xử cho tôi được nhờ (NVN, 159)”(6)
Thoạt nhìn, chúng ta rất dễ đồng tình với ý kiến của Nguyễn Kim Thản bởi vì ở đây có hai đặc điểm
khiến chúng ta nghĩ đến khả năng D2 là đồng vị ngữ Hai đặc điểm đó là:
a Nói chung, yếu tố là trở nên không bắt buộc Nếu bỏ là quan hệ ý nghĩa giữa D1 và D2 vẫn không
thay đổi
b D1 và D2 cùng chỉ chung một sự vật
Nhưng nếu cho D2 là đồng vị ngữ thì còn có chỗ vướng khi D2 không mang hình thức khẳng định mà lại mang hình thức phủ định Nếu xem là đoàn viên trong câu tôi không bằng chị X là đoàn viên là đồng vị
ngữ thì trong câu “tôi là đoàn viên mà không bằng chị X không phải là đoàn viên”, nên xem bộ phận “không phải là đoàn viên” là thành phần gì? Tất nhiên, theo lô-gich, cũng phải xem nó là đồng vị ngữ bởi vì hình thức phủ định không bao giờ làm thay đổi chức năng ngữ pháp của một bộ phận nào đó ở hình thức khẳng định Chẳng hạn:
Tôi là học sinh và Tôi không là học sinh (là học sinh và không là học sinh đều là vị ngữ)
Nhưng nếu xem “không phải là đoàn viên” là đồng vị ngữ thì lại mâu thuẫn với quan niệm thônng thường về đồng vị ngữ
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê thì cho trường hợp đang xét là giải từ Hai ông viết: “Giải từ là tiếng dùng để giải thích một tiếng khác chứ không thêm nghĩa Tỉ dụ:
A– Em về dọn quán bán hàng,
Để anh là khách qua đàng trú chân (cd)
B– Hiện nay ta chỉ có một cách tự vệ là thuật ngoại giao và chính sách đối ngoại ”(7)
Quan niệm về giải từ của Trương Văn Chính và Nguyễn Hiến Lê có chỗ giống và chỗ khác với quan niệm đồng vị ngữ của Nguyễn Kim Thản Đồng vị ngữ theo quan niệm của Nguyễn KimThản và giải từ của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đều là thành phần phụ thuộc để giải thích cho một từ mà không phải là thành phần của từ tổ (hay ngữ – theo quan niêm của TVC và NHL) Nhưng qua ví dụ, chúng tôi thấy phạm vi khái niệm giải từ rộng hơn khái niệm đồng vị ngữ vì khái niệm giải từ bao gồm cả các trường hợp giải từ của động từ như “Hà Nội ngon là ngon từ quả dưa, quả cà, trách mắm”(ví dụ của hai tác giả TCV và NHL) Đáng tiếc là Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê giải thích về đặc điểm của giải từ quá ít, nhất là chưa nêu ra các đặc điểm ngữ pháp của giải từ để người đọc thấy được rõ ràng hơn quan niệm về giải từ và để tăng thêm sức thuyết phục
Để làm rõ thực chất mối quan hệ giữa D1 và D2 ở trường hợp này, chúng ta tạm thời chưa xét đến vai
trò của mối quan hệ này trong câu và quan hệ của nó đối với các thành phần khác của câu, mà chỉ phân tích cấu tạo nội bộ của nó
Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, cấu tạo D1 +là + D2 cũng là một cấu tạo có quan hệ chủ –
vị Bởi vì:
(6) Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II, NXB Khoa học, Hà Nội, 1964, tr 222 - 223
(7) Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, Sài Gòn, 1963, tr.252
Trang 36a Đứng về mặt ý nghĩa mà xét, D1 + là +D2 ở đây biểu thị một phán đoán lô-gich chứ không biểu thị sự vật như ở trường hợp 2 Chính vì cấu tạo này biểu thị một phán đoán cho nên về nội dung, D1 và D2 tuân theo yêu cầu của chủ từ và vị từ của cấu tạo phán đoán, như : nói chung, phạm vi ý nghĩa của D1 hoặc là nhỏ hơn hoặc là bằng D2 chứ không lớn hơn D2 Trường hợp phạm vi ý nghĩa của D1 nhỏ hơn D2 như: – Đối với anh Ba nhà ta, là thương binh, chính quyền xã đã hết lòng chăm sóc, giúp đỡ
– Chúng ta phải bảo vệ tê giác là loài động vật quí
Trường hợp phạm vi ý nghĩa của D1 và D2 bằng nhau như:
– Chỗ dựa ấy nhất định phải là bần nông và trung nông lớp dưới là những người ít tư liệu sản xuất nhất
ở nông thôn, thiết tha và kiên quyết nhất đi vào con đường xã hội chủ nghĩa (Lê Duẩn)
Có khi chúng ta thấy hầu như phạm vi ý nghĩa của D1 rộng hơn D2, nhưng thực tế là ở trường hợp đó
phạm vi ý nghĩa của D1 đã được hạn định nhờ ngữ cảnh Chẳng hạn: Chị Hồng đã cùng với chồng là anh Bảy lên dạy học ở miền núi
b Ở trường hợp này D1 + là + D2 tuân theo qui tắc chuyển đổi trật tự của các yếu tố như ở trường hợp
1 Những quy tắc đó đại thể như sau :
Khi D1 và D2 có phạm vi ý nghĩa trùng nhau thì có thể chuyển đổi trật tự của D1 cà D2 mà không sai
lô-gich Ví dụ:
– Để đi vào con đường sống, cần giải quyết mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong xã hội miền Bắc là
mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa
Câu này có thể chuyển thành:
– Để đi vào con đường sống, cần giải quyết mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường
tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn cơ bản giữa đang tồn tại trong xã hội miền Bắc
So sánh với trường hợp 1 : Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà – Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Hà Nội
Cũng có trường hợp D1 và D2 có phạm vi ý nghĩa trùng nhau nhưng không thể chuyển đổi được vì sự
ràng buộc của những yếu tố khác trong câu Chẳng hạn :
Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản thì đang ở trong quá trình
rẫy chết không gì cứu vãn được (Lê Duẩn)
Câu này không chuyển đổi trật tự của D1 và D2 được bởi vì nếu chuyển thì bộ phận “giai đoạn phát
triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản”, sẽ trở thành chủ ngữ của câu, chủ ngữ này không tương hợp về nghĩa với vị ngữ “đang ở trong quá trình rẫy chết ” Nhưng, trong một câu đơn như “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản ” thì lại có thể chuyển đổi được :“Giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc”
Khi phạm vi ý nghĩa của D1 hẹp hơn phạm vi ý nghĩa của D2 thì nói chung không chuyển đổi được (trừ
trường hợp ngữ cảnh cho phép )
Ví dụ: “Đối với nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu ” không thể chuyển thành “Đối với một nước nông nghiệp lạc hậu là nước ta ” (mà chỉ có thể chuyển thành: “đối với một nước nông nghiệp lạc hậu như
c.Trường hợp này tuân theo qui tắc về từ loại của cấu tạo chủ –vị Vì đây là một cấu tạo chủ-vị cho nên
D1 có thể thay bằng một đại từ mà quan hệ ý nghĩa không thay đổi (tiêu chí này là một trong những tiêu
chí phân biệt cấu tạo của nhóm danh với cấu tạo chủ-vị ) Ví dụ :
- Việc này do anh Thanh là thủ trưởng chịu trách nhiệm
- Việc này do tôi là thủ trưởng chịu trách nhiệm
(8) Về vấn đề này, xem thêm : Hoàng Tuệ, Giáo trình về Việt ngữ (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1962, tr 305; Nguyễn Kim Thản, Sđd., tr 203
Trang 37Trên đây , chúng tôi đã chứng minh D1 + là + D2 ở trường hợp này thực chất là một cấu tạo có quan
hệ chủ –vị Nhưng mặt khác cũng thấy những đặc điểm riêng biệt trong cấu tạo của trường hợp này so với trường hợp 1
Trước hết chúng ta chú ý đến D1.D1 ở đây bao giờ cũng có ít ra là hai chức năng cú pháp (trong đó một chức năng là chủ ngữ ) Đặc điểm này làm nẩy sinh ra một đặc điểm thứ hai: trong câu, không có D2, D1 vẫn tồn tại (chúng tôi muốn nhấn mạnh: D1 vẫn tồn tại chứ không phải là chủ ngữ vẫn tồn tại ) Một đặc điểm khác nữa là ở trường hợp này yếu tố là trở nên không bắt buộc, trong lúc đó ở trường hợp 1, yếu tố là
nói chung là bắt buộc
Sau khi đã chứng minh D1 + là + D2 ở trường hợp này là mối quan hệ chủ vị với các đặc điểm riêng
biệt của nó (so với trường hợp 1), chúng ta hãy tìm hiểu về vai trò của cấu tạo này trong câu Như đã nói ở
trên, trong trường hợp này, D2 tồn tại nhờ có D1 nhưng D1 tồn tại không cần thiết phải có D2 D1 bao giờ
cũng có hai chức năng cú pháp: chức năng chủ ngữ (ký hiệu là c) và một chức năng khác (ký hiệu là x )
Trong hai chức năng đó của D1 thì chức năng x là chức năng chính yếu, còn chức năng c là chức năng thứ yếu Bởi vì, ở trong câu, D1 nhận chức năng x rồi mới nhận chức năng c, hay nói một cách khác, lẽ tồn tại của D1 trước hết là chức năng x rồi thứ đến mới là chức năng c nếu cần D1 có thể giữ chức năng x mà không giữ chức năng c, nhưng không bao giờ chỉ giữ chức năng c mà không giữ chức năng x Điều này chứng tỏ
rằng mối quan hệ chủ - vị giữa D1 và D2 trong trường hợp này chỉ đóng một vai trò thứ yếu
Nhưng vai trò thứ yếu đó là vai trò gì, muốn làm rõ điều này, cần phải xem xét cái cấu tạo chủ – vị này có quan hệ với yếu tố nào trong câu và quan hệ như thế nào Ở trường hợp 1, chúng ta rất dễ thấy cả chỉnh thể cấu tạo chủ vị có quan hệ với một yếu tố nào đó cũng như chức năng của nó ở trong câu, nhưng ở trường
hợp 3, vấn đề này khó nhận thấy hơn Sở dĩ như vậy là do hiện tượng kiêm ngữ (hiện tượng D1 đóng hai chức năng cú pháp) đã làm mờ nó đi Hiện tượng kiêm ngữ là một hiện tượng bề mặt và muốn hiểu được cái bề mặt này chúng ta cần phải phân tích cái bề sâu của nó
Vì D1 có hai chức năng cho nên chúng ta có thể triển khai D1 + là + D2 ra thành Dx
1 + Dc
1 + là + D2
Như trên đã nói: Dc
1 + là + D2 ở đây đóng vai trò thứ yếu nên cái công thức triển khai này có thể biểu diễn như sau:
Dx
1 + [Dc
1 + là + D2]; [ ] dùng để biểu thị vai trò thứ yếu
Cái công tức triển khai này tuy rất ít được hiện thực hóa trong ngôn ngữ tự nhiên, nhưng rất phù hợp với quá trình hoạt động ngôn ngữ (quá trình tạo câu và quá trình hiểu câu) Đứng về quá trình tạo câu mà
xét thì đó là quá trình đi từ Dx
1 + [Dc
1 + là + D2] đến D1 + là + D2 Đứng về quá trình hiểu câu mà xét thì
đó là quá trình đi từ D1 + là + D2 đến Dx
1 + [Dc
1 + là + D2], nói một cách khác, khi gặp trường hợp này,
bao giờ trong tư duy cũng tách D1 ra thành Dx
1 và Dc
1 Và cũng chính vì vậy mà có thể giả thiết Dx
1 là một yếu tố ẩn
Trong ngôn ngữ tự nhiên, thường thấy hơn là một hiện tượng đồng dạng với Dx
1 + [Dc
1 + là + D2]
trong đó Dc
1 được thay bằng đại từ đó Ví dụ:
- Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong sự nghiệp
đấu tranh giành thống nhất nước nhà, nhân dân ta có một công cụ sắc bén, đó là Nhà nước dân chủ nhân
dân (Lê Duẩn)
- Người con trai thứ hai – đó là một con người dũng cảm – đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp cách
mạng
Giống như trong hình học, hai tam giác đồng dạng có các góc bằng nhau, biết trước được các góc của tam giác này thì cũng biết được các góc của tam giác kia Ở đây chúng ta cũng có thể qua tính chất ngữ pháp
của hiện tượng đồng dạng mà nhận thức tính chất của Dc
1 + là + D2 Ở hiện tượng đồng dạng, chúng ta
thấy rõ ràng bộ phận đó + là + D2 là một bộ phận ghép chêm vào sau một danh từ (hoặc đại từ) để giải
thích thêm về sự vật được biểu thị ở danh từ đó Từ đó, chúng ta cũng có thể nói rằng Dc
1 + là + D2 là bộ
phận ghép chêm vào Dx
1 để giải thích thêm về sự vật được biểu thị ở Dx
1 Nói một cách khác, mối quan hệ
Trang 38chủ - vị giữa D1 và D2 ở đây có tính chất ghép chêm để giải thích thêm cho D1 với tư cách một chức năng
nào đó trong câu Nhưng ở hiện tượng bề mặt Dx
1 là một yếu tố ẩn, vì vậy, có thể xem là + D2 là bộ phận chêm có tính chất vị ngữ
Trong ngôn ngữ nói giữa D1 và bộ phận chêm có tính chất vị ngữ thường có một quãng ngắt hơi mà trên chữ viết được biểu thị bằng dấu ngang hoặc dấu phẩy (cũng có khi bằng dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm)
- Tham gia vào công việc của đại hội có nhiều nhà bác học là bạn bè của bà
Câu này nếu D1 + là + D2 là mối quan hệ chính phụ thì có nghĩa là: Tham gia vào công việc của đại hội có các nhà bác học, trong số các nhà bác học đó, có nhiều người là bạn bè của bà (đối lập với một số nhà bác học không phải là bạn của bà)
Nếu thêm vào một dấu ngang để ngăn cách thì nghĩa sẽ khác :
- Tham gia vào công việc của đại hội có nhiều nhà bác học - là bạn bè của bà
Câu này khẳng định rằng trong đại hội đó có nhiều nhà bác học và các nhà bác học đó đều là bạn bè của bà
Để nhận dạng một cách dễ dàng trường hợp 3, phân biệt với trường hợp 2 (trường hợp quan hệ chính -
phụ), chúng tôi muốn đưa ra một biện pháp nhận dạng Nếu D1 + là + D2 có thể cải biến thành một trong
ba lối diễn đạt sau đây:
a D1 + tức là + D2
b D1 - D2 (- là dấu phân cách)
c D1 + đó là + D2
mà ý nghĩa không thay đổi thì thuộc trường hợp 3 Chẳng hạn:
- Nhưng gia phả họ Nguyễn tôi, ngay từ năm 1918, bác tôi là cụ Nguyễn Đạo Quán đã dịch và viết thêm bằng quốc ngữ (Nguyễn Công Hoan) → “ , bác tôi tức là cụ Nguyễn Đạo Quán ”
- “Với anh Ba là con trai của mẹ, mẹ đã nói hết” → “Với anh Ba - con trai của mẹ, ”
- Để đi vào con đường sống, cần giải quyết mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong xã hội miền Bắc là mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa (Lê Duẩn) → “ cần giải quyết mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong xã hội miền Bắc, đó là mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa”
Cuối cùng, chúng tôi thấy cần lưu ý một điểm sau đây: trong câu, có khi chúng ta cũng gặp D1 + là +
D2 nhưng đó không phải là đối tượng xem xét của bài này bởi vì D1 và D2 ở đây không có mối liên hệ cú pháp
trực tiếp nào cả Đó là trường hợp D1 và D2 cùng làm bổ ngữ cho động từ trong nhóm động Ví dụ:
- Tôi coi chị là người học trò giỏi nhất của tôi
- Mẹ nó mắng nó là đồ lười
Trang 39Ở hai ví dụ này, D1 là bổ ngữ đối tượng và D2 là bổ ngữ nội dung Vì D1 và D2 không có mối liên hệ cú
pháp trực tiếp nên hoặc là có thể bỏ D1 mà D2 vẫn tồn tại, hoặc có thể chuyển đổi câu loại này thành câu có
ý nghĩa bị động Ví dụ:
- Mẹ nó mắng là đồ lười
- Chị được tôi coi là người học trò giỏi nhất của tôi
- Nó bị mẹ nó mắng là đồ lười
Trang 40TRỞ LẠI VẤN ĐỀ
“CÂU ĐẶC BIỆT” TRONG TIẾNG VIỆT(*)
HỒNG DÂN
1 Trong tiếng Việt, có những câu mà trên ngôn bản, chỉ do một từ hay một ngữ chính – phụ tạo thành Có thể nhận thấy thái độ không giống nhau (biểu thị những quan điểm lý thuyết khác nhau) của các nhà nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đối với hiện tượng đó
Khuynh hướng ngữ pháp nhà trường trước đây (ngữ pháp truyền thống) không đề cập tới hiện tượng đó Với khuynh hướng này, câu ít ra phải là một “mệnh đề” bao gồm chủ ngữ và vị ngữ ; trong đó, vị ngữ quan trọng hơn chủ ngữ Vì thế, như Nguyễn Lân sau này đã nói rõ “có thể có những câu chỉ có một từ, nhưng từ
ấy phải là một vị ngữ Ví dụ khi ta bảo một em bé đương trèo lên cây: Xuống, hoặc khi ta bảo một em bé đương khóc : Nín ” ; còn những trường hợp khác thì “chỉ hoặc là những trạng từ, những thán từ, hoặc là
những hô ngữ, hoặc nữa là cách viết đặc biệt của một số nhà văn vì một ngụ ý riêng không muốn theo qui tắc ngữ pháp Không thể coi những từ hoặc những nhóm từ ấy là câu, vì nếu tách chúng ra khỏi đoạn văn thì chúng không thể biểu hiện được ý của người viết hay nói”(1)
Trong sự phát triển của Việt ngữ học, không né tránh thực tế, tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt đều thừa nhận trường hợp nói trên là câu, và có thể gọi những câu ấy là câu đặc biệt
Tuy nhiên, cách xử lý của họ không phải hoàn toàn như nhau Một số người xem câu đặc biệt là một kiểu câu độc lập, riêng biệt, không có liên hệ với kiểu câu bình thường (tức là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ), về mặt cấu trúc Với Lê Văn Ly(2)ù, thì 94 kiểu câu mà ông nêu ra là 94 kiểu câu riêng biệt về mặt cấu trúc, trong đó có những kiểu câu chỉ do một từ hay một ngữ chính – phụ đảm nhiệm Các tác giả quyển
“Nói và viết đúng tiếng Việt”(3), Nguyễn Kim Thản(4), Lê Xuân Thại(5) khi phát biểu quan điểm cụm từ trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Hồ Lê(6) khi bàn đến vấn đề phân loại câu cũng đều cô lập câu đặc biệt với câu bình thường, xem câu bình thường và câu đặc biệt tách rời nhau, không có liên hệ với nhau về mặt cấu trúc Một số người khác thì lại xem câu đặc biệt, về mặt cấu trúc, có liên hệ mật thiết với câu bình thường, thông qua vị ngữ Với Emeneau(7), câu đặc biệt là câu thiếu chủ ngữ Với Đái Xuân Ninh thì “không có chủ ngữ, câu vẫn tồn tại Câu chỉ có vị ngữ là câu đặc biệt”(8) Còn Lưu Vân Lăng “gọi loại câu này là câu chỉ có thuyết ngữ hoặc câu ẩn đề ngữ Đây là loại câu đặc biệt” (9)
2 Thừa nhận sự tồn tại khách quan của câu đặc biệt trong tiếng Việt, đó là một thái độ “thực sự cầu thị” Nhưng bản chất về mặt cấu trúc của câu đặc biệt là gì, thì đó là vấn đề không đơn giản Muốn có được một lời giải đáp phải chăng, cần thiết phải tiến hành phân tích tỉ mỉ đối với các trường hợp cụ thể
a) Quả thực, có nhiều câu đặc biệt có liên hệ với câu bình thường thông qua thành phần vị ngữ Ví dụ :
Đúng Trưa rồi Đây là những câu, như nhiều người thừa nhận, chỉ có bộ phận vị ngữ hay thuyết ngữ, đó là
bộ phận nói lên đặc trưng nhưng không nói rõ đặc trưng của đối tượng nào, tức là không có chủ ngữ hay đề
(*) In trong “Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông” (1986), Viện ngôn ngữ học, Hà Nội,
tr.112-119
(1) Nguyễn Lân, Một vài ý kiến về cách phân tích câu, Ngôn ngữ, 1970, số 2, tr.46
(2) Lê Văn Lý, Le parler Vietnamien, Paris, 1948
(3) Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân, Nói và viết đúng tiếng Việt, Hà Nội, 1967
(4) Nguyễn Kim Thản, Một số vấn đề về việc biên soạn một quyển ngữ pháp phổ thông, Ngôn ngữ, 1969, số 1, tr 36
(5) Lê Xuân Thại, Cụm từ và phân tích câu theo cụm từ, Ngôn ngữ,1969, số 2, tr 32
(6) Hồ Lê, Vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt hiện đại, Ngôn ngữ, 1973, số 3, tr 36
(7) M.B Emeneau, Studues in Vietnamese (Annamese) Grammar, Berkeley and LosAngeles, 1951
(8) Đái Xuân Ninh, Một số vấn đề về cú pháp tiếng Việt hiện đại, Ngôn ngữ,1969, số 2, tr 58
(9) Lưu Vân Lăng, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân, Ngôn ngữ, 1970,
số 3, tr 60