1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ebook tìm hiểu xét xử hành chính ở một số nước và lãnh thổ trên thế giới (tài liệu tham khảo) phần 1

108 137 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Trang 2

TÌM HIỂU

XÉT XỬ HÀNH CHÍNH

Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ LÃNH THỔ

TRÊN THẾ GIỚI

(Tài liệu tham khảo)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 3

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong công cuộc cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay, việc thiết lập Tòa án hành chính để giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân là một yêu cầu cấp thiết ;

Ky hop thứ bẩy, Quốc 416i khéa IX da quyét định việc

thành lập Tòa án hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân (về Tòa án hành chính), nhằm chuẩn bị một bước quan trọng cho việc

thông qua luật này tại kỳ họp sau

Tòa án hành chính ra đời sẽ tạo ra cơ chế kiểm soát

hữu hiệu, bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động quản

lý - điêu hành của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân

Tòa án hành chính là một vấn đề còn khá mới mẻ đối

với chúng ta, nhưng ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động xét xử hành chính khá phát triển và trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước

Trang 4

xét xử hành chính ở một số nước uà lãnh thổ trên thế

giới Cuốn sách bao gồm các tài liệu được dịch, ghi chép

qua các bài viết trình bày tại các hội thảo khoa học, cũng như các đợt khảo sát nghiên cứu của các chuyên gia pháp lý Việt Nam tại một số nước Vì tính chất đa dạng và phức tạp trong hoạt động xét xử hành chính trên thế giới

Trang 5

1- CÁCH THỨC TỔ CHỨC CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC

VÀ LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI

Vấn dé tranh chap hành chính đều tồn tại ở tất ca các nước dưới các chế độ chính trị khác nhau Do điều kiện kinh tế-xã hội và truyền thống pháp lý, mỗi nước có một giải pháp riêng cho vấn đề này

Tuy nhiên tựu trung có thể phân ra làm mấy loại

hình cơ bán sau đây:

1 Một số nước, theo mô hình của Pháp, !ập ra các Hội đồng Nhà nước có chức năng kép: vừa là tư vấn pháp lý cho Chính phủ vừa là cơ quan tài phán hành chính Có những nước ngay từ kbi thành

lập, Hội đồng Nhà nước đã có hai chức năng kể trên

Ví dụ: Thô Nhi Ky (1868) Hy Lap (1911) Ai Cập (1946) Bị (1946)

Trang 6

có thẩm quyền xét xử hành chính Ở Thái Lan, Hội

đồng Nhà nước được lập ra có chức năng tư vấn cho Nhà vua và có chức năng tài phán hành chính từ năm 1979 (tuy nhiên, chức năng này dừng dại ở mức độ tham vấn xét xử giống như chức năng

của Hội đồng Nhà nước Pháp trước năm 1872)

2 Một số nước có hệ thống cơ quan hoàn toàn

chỉ thực hiện chúc năng tài phán hành chính, tức

là có hệ thống Tòa án hành chính riêng biệt, đó là

các nước: Thụy Điển (1909),*hần Lan (1918), Cộng

hòa Liên bang Đức (1960), Áo, Bồ Đào Nha, Mahicô 3 Một số nước láp các Tòa án hành chính trong Tòa ún thường, đó là các nước: Bênanh, Cônggô, Bờ

Biển Ngà, Madagaxca, Môritani, Nigiê, Xênêgan, Tôgô,

Inđônêxia, Trung Quốc

4 Ở nhiều nước, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính được giao cho Tòa án Tư pháp (Tòa

Trang 7

2 MAY NET VE TOA ÁN HÀNH CHÍNH

Ở CỘNG HÒA PHÁP

I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TÒA ÁN HÀNH CHÍNH Ở CỘNG HÒA PHÁP

- Tòa án hành chính ở Cộng hòa Pháp được hình

thành rất lâu, cách đây hai thế kỷ (từ thời Napôlêông)

Từ Hội đồng Nhà nước đến Hội đồng hàng tỉnh được thành lập, là nhứng cơ quan tài phán hành chính đầu tiên của Cộng hòa Pháp, với mục đích tạo ra một hình thức tài phán trong các cơ quan hành chính: làm cho các cơ quan này phải hoạt động

thèo đúng Hiến pháp và pháp luật; phải báo đảm

thực hiện trên thực tế các quyền của công dân Nghĩa là, tài phán hành chính bảo đảm cho việc áp dụng

các văn bản pháp luật thống nhất và đồng đều trên

toàn bộ đất nước

Tài phán hành chính cũng buộc người dân phải

thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và

xã hội do luật định, đồng thời để họ tin cậy rằng

Trang 8

dịch vụ công (hoạt động của các cơ quan công quyền)

Tóm lại, tài phán hành chính bảo đảm cho việc thi hành pháp luật và thực hiện các dịch vụ công

Đó là nhứng cơ quan bảo vệ công dân, kể cả công

dân nước ngồi tại Pháp hoặc cơng dân Pháp ở nước ngoài

Tài phán hành chính ở Pháp ra đời còn nhằm cân bằng lực lượng giữa Nhà nước quân chủ và nhà

thờ (vì bấy giờ, nhà thờ với các Tòa án nhà thờ luôn luôn là lực lượng đối lập với nền quân chủ)

Thời kỳ đầu, Hội đồng Nhà nước xử sơ thẩm trực

tiếp, không qua các cấp cơ sở Nhưng tình hình khiếu

kiện ngày càng tăng, và số đơn khiếu kiện giải quyết

không xuểế đã dẫn đến khủng hoảng, tồn đọng không

giải quyết được Vì vậy Pháp đã tiến hành cải cách

lần thứ nhất về hệ thống tài phán hành chính

- Năm 1953, cuộc cải cách lần thứ nhất đã lập ta các Tòa án hành chính sơ thẩm (30 Tòa ở đất Pháp và ba tòa hải ngoại) Thông thường, phạm vi

hoạt động của Tòa án hành chính sơ thẩm nằm trong ranh giới của vùng lãnh thể

Tuy nhiên việc ra đời của các Tòa sơ thẩm vẫn

chưa khắc phục được tình trạng khủng hoảng nói

trên, vẫn còn nhiều vụ kiện sau khi đã xử sơ thẩm

bị đẩy lên Hội đồng Nhà nước để xử phúc thẩm,

đưa đến tình trạng tồn đọng đơn thư kiện ngày một

tăng

Trang 9

- Năm 1987, cuộc cải cách lần thứ hai đã lập

ra các Tòa án hành chính phúc thấm (5 Tòa) để xét xử những khiếu kiện đã được xử sơ thẩm

Tuy nhiên, không phải vụ việc nào cũng theo

trình tự sơ thẩm - phúc thấm - Hội đồng Nhà nước

(Tòa án hành chính tối cao) Vẫn có một số việc, như những khiếu kiện về bầu cứ, sau khi Tòa sơ

thấm đã xử mà một trong hai bên khiếu kiện còn kháng án, thì Hội đồng Nhà nước xử phúc thấm luôn (không qua Tòa phúc thấm)

Như vậy, quá trình hình thành các Tòa án hành chính ở Pháp là một quá trình mò mảm và đến nay vẫn đang mò mẫm Việc ra đời Hội đồng Nhà nước (Tòa án hành chính tối cao) trước, rồi đến Tòa án

hành chính sơ thấm, rồi phúc thẩm chính là phản

ảnh quá trình mò mẫm đó Nó xuất phát từ đòi hỏi

khách quan sự cân thiết của quá trình quan lý để

giai quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân Nhà nước và các cơ quan quyền lực phải tuyên bố và chấp nhận có một cơ quan ngoài quản lý hành

chính kiểm tra lại các cơ quan quản lý hành chính

Ở nước Pháp, việc thiết lập Tòa án hành chính thường có ba vấn đề lớn đặt ra:

+ Đưa vào một thế chế với cấp độ thế nào để kiếm soát việc thực hiện quyền công dân Điều chứ

Trang 10

+ Việc đào tạo cán bộ cho hệ thống kiểm tra các cơ quan quản lý hành chính Điều lưu ý ở đây gần như một mâu thuẫn, là cán bộ hành chính lại

kiểm tra các cơ quan hành chính bằng sự độc lập

của họ với các cơ quan quản lý bọ

+ Tạo ra một chế định để người dân thực hiện được các quyền Điều này không có nghĩa là cho phép công dân có quyền hủy quyết định của cơ quan quản

lý; và cũng không cho phép Tòa án hành chính xét

xử cá nhân các nhân viên cơ quan quản lý hành

chính khi họ vi phạm *

Do vậy, việc thiết lập các Tòa án hành chính

không thay thế cho việc hiện diện của các Tòa án

tư pháp Vì thế, ở Pháp có hai hệ thống xét xử:

Tòa án hành chính và Tòa án tư pháp

Để giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền giửa hai tòa án này, Pháp lập ra Tòa tranh chấp thấm quyền gồm tám người: (mỗi bên một nửa thành

viên) và một Chủ tịch: Về mặt lý thuyết, vấn đề

tranh chấp thẩm quyền được các nhà luật học đặt

ra rất lớn, song trên thực tế cúng ít vấp phải

- Một vấn đề nứa đặt ra là việc hình thành các

Tòa án hành chính liên quan đến luật hành chính ° Ở Pháp, Tòa án hành chính ra đời trước luật hành chính Bởi lẽ, Tòa án hành chính lập ra từ hai sự lựa chọn: một iè, hoạt động quản lý hành

chính phải đặt dưới sự kiểm tra, kiểm soát; hơi là,

Trang 11

việc kiểm tra, kiếm sốt này khơng được đặt dưới sự kiểm tra, kiểm soát của tài phán tư pháp (lúc bấy giờ, tài phán tư pháp có biểu hiện ohống đối nền quân chủ)

Như trên đã nêu, tài phán hành chính ở Pháp

có quá trình hình thành rất sớm, nhưng mãi đến nửa sau thế ky thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XÃ, trên cơ sở các án lệ, các cơ quan tài phán hành chính

mới lập ra nhứng quy tắc hành chính có thể vận

dụng trong Tòa án hành chính Từ đó, người ta lập ra luật hành chính Như vậy, từ hoạt động của Tòa án hành chính sinh ra nhứng án lệ, rồi từ những án lệ sinh ra nhứng quy tắc hành chính và luật hành chính I- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, THẨM QUYỀN VÀ ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ ' CỦA TÒA ÁN HÀNH CHÍNH - Ở Pháp, Tòa án hành chính xét xử các khiếu

kiện đối với:

+ Nhứng quyết định có liên quan đến một cá nhân công dân;

+ Nhứng quyết định có sự tranh chấp giứửa hai cơ quan Nhà nước với nhau: ví dụ hai công xã tranh chấp, thì Chủ tịch tỉnh hoặc vùng phải báo cho Tòa

Trang 12

+ Nhứng quyết định liên quan đến số đông công

dân nghĩa là những quyết định có tính lập quy (Nếu

là quyết định của một Bộ, thì được kiện thẳng đến

Hội đồng Nhà nước, nếu là quyết định của một cộng đồng địa phương, thì kiện đến Tòa án hành chính

sơ thẩm, nếu có kháng án, thì Hội đồng Nhà nước xứ phúc thẩm)

- Tòa án hành chính có quyền hủy một văn bản pháp quy sai, và hủy cả nhứng quyết định sai do nhứng văn bản pháp quy đó gây thiệt hại cho công dân

Điều này có nghĩa là, Tòa án hành chính không xem xét đến tính hợp hiến của các đạo luật mà chỉ xem xét đến tính hợp pháp của các văn ban pháp

quy,

Theo tỉnh thần này, luật pháp của Pháp cho phép người dân có quyền kiện về tính bất hợp pháp của một văn bản pháp quy, mặc dù người đó chưa bị thiệt bại gì bởi văn bản pháp quy đó

- Nội dung xét xử nói trên liên quan đến việc phân định thẩm quyền giữa Tòa án hành chính và Tòa án tư pháp

Nội dung đó cụ thể bao gồm:

- Tranh chấp khiếu kiện về những văn bản thuộc

thẩm quyền quản lý lãnh thổ thì do Tòa án hành

chính xét xử, còn nhứng tranh chấp về kinh tế, hình sự v.v., thì đo Tòa án tư pháp

Trang 13

Ví dụ: Các hãng hàng không, hãng điện lực, tuy là của Nhà nước nhưng nó hoạt động trong sản xuất,

kinh doanh nên những kiện tụng về nó lại do Tòa

án tư pháp xét xử

+ Nhứng quyết định của cơ quan quản lý Nhà

nước, của các cộng đồng lãnh thổ bị kiện, thì do Tòa án hành chính xét xử

Ví dụ: Những khiếu kiện về thuế, nhứng khiếu

kiện hên quan đến cảnh sát, đến tất cả các dịch vụ công như y tế, giáo dục v.v đều do Tòa án hành chính xét xử

Tóm lại, Tòa án hành chính xét xử nhứng khiếu kiện về nhứng vấn đề sau:

- Nhitng van đề về thuế;

- Những vấn đề về đô thị hóa: xây dựng, giao

thông công chính ; - Về bầu cử;

- Nhứng vấn đề xã hội khác: các dịch vụ công, cảnh sát, xuất nhập cảnh, nhứng khiếu kiện hành chính có nhân tố nước ngoài v.v

Điều đáng lưu ý ở đây là, luật pháp của Pháp cho phép công dân có quyền kiện các cơ quan quân sự; quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng có quyền kiện các cơ quan quân sự về lương

bổng, thăng thưởng và các quyền lợi khác do luật

Trang 14

dung Boi vi pháp luật coi quân đội và các cơ quan

quân sự cúng như các tổ chức và cơ quan hành chính

khác

Một nguyên tắc có tính đặc thù của Tòa án hành

chính Pháp là mọi xét xử dựa trên luật công, không trừng phạt cá nhân Tòa án hành chính chỉ xử lý

một cá nhân với tư cách đại diện một cơ quan Thông

qua xét xứ, Tòa án hành chính chỉ đưa ra những

kết luận, quyết định hướng vào các cơ quan Nhà nước

Một văn bản hay một quyết định của cơ quan quản lý hành chính có hợp pháp không, có bị hủy bỏ không, đã gây thiệt hại như thế nào cho người dân và cơ quan đó phải bồi thường bao nhiêu v.v Do vậy, khi

có bồi thường, cơ quan Nhà nước, các pháp nhân phải bồi thường, lấy từ ngân sách của cơ quan Nhà nước, của pháp nhân đó Nếu một công chức có ý đồ làm hại một công dân bằng một quyết định thì

việc xét xử khiếu kiện về quyết định đó là thuộc

thẩm quyền của Tòa án tư pháp Nếu công chức do sự non yếu về trình độ và nghiệp vụ mà ra quyết

định gây thiệt hại cho công dân thì việc xét xử

khiếu kiện này thuộc thẩm quyền của Tòa án hành

chính

- Đối với những khiếu kiện có nhân tố nước ngoài,

luật pháp của Pháp quy định nhứng khiếu kiện của

công dân Pháp với Sứ quán Pháp ở nước ngoài, mà

thẩm quyền thuộc Tòa án hành chính thì kiện thẳng đến Hội đồng Nhà nước

Trang 15

Một người ngoại quếc sống ở Pháp, có vấn đề

_ kiện tụng với cơ quan quản lý Nhà nước ở Pháp,

thì áp dụng như với công dân Pháp

Công dân nước ngoài sống ở Pháp liên quan đến

nhứng điều ước, hiệp ước mà Pháp đã ký với nước

ngoài thì chiếu theo các điều ước, hiệp ước đó mà

áp dụng ‘

II- TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

vA NHUNG VAN DE AN LE

Quá trình xét xử của Tòa án hành chính được

điều chỉnh bằng Luật tố tụng hành chính Ngoài ra,

Tòa án hành chính dựa vào những án lệ và nhứng văn bản quy định từ hàng trăm năm nay

Pháp chia quá trình tố tụng thành ba loại: - Nhứửng vụ việc có tính chất cấp bách Ví dụ, các khiếu kiện về nghĩa vụ quân sự cần được xử

ngay để kịp ngày lên đường nhập ngủ, tránh tình

trạng đã lên đường nhập ngủ lại trở về;

- Những vấn đề rõ ràng, mà cơ quan Nhà nước

đã ra quyết định sai trái gây thiệt bại cho người đân và nhất định phải bồi thường, thì Tòa án hành

chính trước khi xét xử có quyền bắt buộc cơ quan Nhà nước phải trả trước phần lớn số tiền đá gây

Trang 16

lực tiến hành thẩm định ngay nhứng dứ kiện về

việc này;

- Những vấn đề cần điều tra xác minh Có một loạt quy tắc làm cơ sở để Tòa án hành chính xét xử như Hiến pháp, luật, sắc luật Tòa án hành chính chỉ xem xét tính hợp pháp của các

văn bản dưới luật Các văn bản này được vận dụng

bằng các cá nhân Do đó, cầm kiểm tra hành vi của một cá nhân xem có phù hợp với tính quy tắc hay không?

Vi dụ: một cơ quan nào đó đã ban hành một văn bản có tính quy tắc, và rồi sau đó lại ban hành một quyết định có tính cá nhân, thì quyết định này phải phù hợp với nhứng văn bản có tính quy tắc

Ngay cả quyết định có tính cá nhân của cấp trên

cũng phải phù hợp với nhứng văn bản có tính quy

tắc của cấp dưới Có khi cơ quan Nhà nước không có lỗi mà vẫn bị xét xử do liên đới chịu trách nhiệm

Ví dụ: có một quyết định cho phép tù nhân được

ra ngoài trước khi được tha tù, để chuẩn bị cho quá

trình tái hòa nhập Khi ra ngoài, anh ta lại phạm

tội mới Trường hợp này, Nhà nước có trách nhiệm,

nhưng không có lỗi

Trình tự tế tụng để xét xử một vụ kiện thuộc Tòa án hành chính có thể tóm lược như sau:

- Tại Tòa án hành chính sơ thẩm: người khiếu "kiện gữi đơn và ‡ất cả những văn bản tài liệu có

Trang 17

liên quan đến vụ việc khiếu kiện Trong vòng hai

tháng, kế từ ngày Tòa án bành chính nhận được

đơn, cơ quan bị kiện, theo yêu cầu của Tòa án hành

chính cấp sơ thấm, trước hết có trách nhiệm giải thích tất cá những vấn đề mà người dân khiếu kiện

Trường hợp, sau khi nghe giải thích, người dân hiểu rõ vấn đề thì có thể rút đơn khiếu kiện, trình tự này coi trọng việc tự hòa giải

Nêu người dân kiện không có căn cứ, thì Tòa án hành chính cấp sơ thầm sẽ trả lại đơn và hồ sơ (trình tự này được điều chính trong luật tố tụng

hành chính cua Tòa sơ thấm và phúc thảm)

Nếu khiếu kiện không đủ căn cứ, thì Tòa sẽ bác đơn Nếu chưa đủ căn cứ nhưng có lý do, thì Tòa cũng sẽ gửi lại cho họ đơn và trả lời rằng đơn của đương sự chưa đủ căn cứ (ở đây, ý nói có căn cứ

nhưng chưa tìm đủ và do đó chưa thế đưa ra xét

xử) Điều lưu ý ở đây là, Thẩm phán Tòa án hành chính cũng như Tham sự Chính phủ đóng vai trò đánh giá, nhận xét và phán quyết không được "mách bao", và không làm thay đương sự trong việc thu thập hồ sơ, chứng cư

Do đó, người kiện và cơ quan bị kiện có thể tự

mình đến Tòa tranh luận hoặc thuê Luật sư tranh luận cho mình

Thông thường ở Tòa sơ thấm, người khiếu kiện

Trang 18

được bồi thường bằng tiền, cần đến một sự tính toán theo các quy định về tài chính, thì họ thuê Luật

+ Cần cơ quan bị kiện, thường cử nhứng người

đại diện có uy tín đến Tòa, thay mặt lãnh đạó cơ quan để tranh luận Phát biểu của người đại diện

là phát biểu của lãnh đạo cơ quan

Điều đặc biệt ở đây là, tất cả các phát biểu tại phiên tòa đều phải bằng văn bản viết (không nói

miệng)

+ Tại Tòa sơ thẩm Sau khi nhân viên Đồng

lý văn phòng đọc tên vụ kiện, Tham sự Chính phủ

phát biểu các căn cứ pháp lý và kết luận vụ việc, Luật sư và các bên tranh tụng phát biểu chính

kiến của mình Sau đó, kết thúc phần xét xử công khai, Tòa họp kín để nghị án Phiên họp kín chỉ

có Chánh án và các Thẩm phan Tham su Chink

phủ không tham dự nghị án Sau khi nghị án, Tòa đưa ra kết luận, quyết định với một trong các hình thức sau:

Buc bỏ đơn khiếu kiện của đương sự;

Hủy bỏ quyết định của cơ quan hành chính

đã gây thiệt hại cho công dân;

Buộc cơ quan hành chính đã ra quyết định sai trái phải bồi thường

- Tại Tòa án hònh chính phúc thẩm

Trang 19

Trong thời bạn hai tháng, kế từ ngày có quyết dịnh của Tòa án hành chính cấp sơ thẩm hai bên đương sự có quyền kiện đến Tòa phúc thẩm Hai bên có thể thuê Luật sư hay cử người đại diện cho mình, hoặc tự mình đến Tòa phúc thẩm để biện hệ

Nếu đơn khiếu kiện về việc xét xử của Tòa sơ thẩm được Tòa phúc thấm chấp nhận, thì toàn bộ

hồ sơ được chuyển đến Tiếu ban thẩm cứu Tòa án

có quyền yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài

liệpn có liên quan cho việc thẩm cứu vụ việc Sau

khi thẩm cứu, hồ sơ được chuyển đến Tham sự Chính

phủ để kết luận |

Điểm khác của Tòa phúc thẩm so với Tòa sơ thẩm là ở chỗ: Tòa phúc thẩm không chủ yếu xem xét

nội dung sự việc, mà chủ yêu xem xét các căn cứ

pháp luật mà Tòa sơ thẩm đã xử Từ đó, Tòa phúc

thẩm xét xử và đưa ra quyết định, hoặc là bác đơn,

kiện của một trong hai bên, khẳng định tính đúng đắn của Tòa sơ thẩm; hoặc là thay đổi, hủy bỏ quyết

định của Tòa sơ thẩm

Việc xét xử của Tòa phúc thẩm cũng tương tự như Tòa sơ thẩm: bao gồm Chánh án và các Thẩm phán, nhân viên Đổng lý văn phòng và Tham sự Chính phủ, Luật sư và các bên hứu quan (nếu có)

Phiên xét xứ phúc thẩm cũng bao gồm hai phần:

Trang 20

Cũng trong vòng hai tháng, kế từ ngày có quyết định của Tòa phúc thấm, hai bên đương sự có quyền

kiện lên Hội đồng Nhà nước (Tòa án hành chính tối cao)

Tuy vậy, không phải việc nào cúng qua trình

tự sơ thẩm, phúc thẩm, rồi lên Hội đồng Nhà nước

Pháp luật của Pháp quy định, có một số vụ việc chỉ

qua sơ thẩm, rồi lên thẳng Hội đồng Nhà nước (chứ

không qua Tòa phúc thấm) Ví dụ, nhứng vấn đề

về bầu cử, sau khi Tòa sơ thẩm đã xử, nếu một trong hai bên có khiếu kiện, thì đưa thẳng đến Hội đồng Nhà nước để xứ phúc thấm, hoặc những thắc mắc,

khiếu kiện về các sắc lệnh hoặc quyết định của Chính

phỏ, kiện tụng của các Bộ trưởng, tướng lĩnh và các

quan chức cao cấp cúng được gửi thẳng đến Hội đồng

Nhà nước để xét xử

- Tựi Tòa án hành chính tối cao (Hội đồng Nhà nước) người khiếu kiện gửi đơn đến Ban khiếu tố xét xử Ban này có thể đưa ra một quyết định bắt buộc cá nhân hoặc cơ quan có trách nhiệm thi hành

bản án của Tòa phúc thẩm hoặc sơ thẩm, phải nộp

mỗi ngày một số tiền nhất định cho người khiếu kiện, cho đến khi Hội đồng Nhà nước dưa vụ việc ra xét xứ (Thời hạn này là sáu tháng) Sau khi xem xét

sơ bộ, Ban khiếu tố xét xử, chuyển đơn khiếu kiện

cho Ban báo cáo và nghiên cứu Ban này nghiên cứu xong (với sự trợ giúp của Trung tâm tư liệu phân

tích và chuẩn bị các căn cứ pháp lý cho Ban báo

Trang 21

cáo va nghiên cứu) lại gửi trả lại Ban xét xư với những nhận định và ý kiến của mình Trên cơ sở đó, Ban khiếu tố xét xư quyết định, trong sự việc đó có phải bồi thường hay không

Luật pháp không quy định thời hạn xét xử cho các Tòa án hành chính Việc xét xứ nhanh hay chậm là phụ thuộc vào tính chất của vụ việc và yêu cầu

của công tác chính trị ở từng thời điểm cụ thể: ví

dụ, những khiếu kiện về bầu cứ, về nghĩa vụ quân sự, về cưỡng chế hành chính trong xây dựng được xử sớm hơn Thông thường, thời hạn xét xử một vụ việc là từ một đến hai năm Thời hạn xét xứ nhứng khiếu kiện về đòi bồi thường hay đòi hủy bỏ một quyết định cá biệt thường là một năm

- Về thời hiệu khiếu kiện có hai loại sau: + Nhứng quyết định liên quan đến cá nhân có

thời hiệu là hai tháng, kể từ ngày gửi quyết định

đó cho đương sự;

+ Những quyết định liên quan đến nhứng vấn

đề chung cũng là hai tháng, kế từ ngày công bố

Cũng có trường hợp có hai hoặc nhiều khiếu kiện

đưa ra cùng một lúc, như yêu cầu húy bỏ một quyết

định và yêu cầu hoãn thí hành quyết định

- Đạc điểm tố tụng trước Hội đồng Nhà nước là bắt buộc người khiếu kiện phải thuê Luật sư CTòa

sof thì tùy hai bên đương sự)

Trang 22

kiện lên Hội đồng Nhà nước một cách vô căn cứ,

(tiền thuê luật sư ở Pháp rất đất) mặc dù vai trò

của Luật sư tại phiên tòa xét xử của Hội đồng Nhà nước cũng rất bạn chế Tất cả trình tự tố tụng và

phát biểu của các thành viên đều phải bằng văn bản viết Người khiếu kiện có thể đến dự phiên xét xử để chứng kiến chứ không có quyền nói gì Ngay cả

Luật sư cúng chỉ đóng vai trò chứng kiến và xác nhận những căn cứ pháp luật mà Tham sự Chính phủ đưa ra Việc xét xử của Hội đồng Nhà nước không

xem xét nội dung vụ việc, chỉ xem xét việc vận dụng

pháp luật để xét xử như thế nào của Tòa sơ thấm

hay phúc thẩm Xét xử của Hội đồng Nhà nước mang tính chất một Tòa phá án Thủ tục tố tụng trong

các Tòa án hành chính của Pháp rất mềm dẻo và

linh hoạt theo hướng đa dạng hóa các hình thức xét

XỬ

+ Những việc quan trọng nhưng đã thành tiền

Trang 23

IV- VIỆC THÍ HÀNH CÁC BẢN ÁN

Khác với Tòa án tư pháp, quyết định của Tòa

sơ thẩm phải thi hành ngay Hai bên đương sự có quyền kháng án, nhưng trong khi chờ quyết định

của Tòa phúc thẩm thì các bên có liên quan và trách

nhiệm đều phải thi hành Có nhứng biện pháp bắt

buộc thi hành án:

- Nhờ Luật sư boặc tự mình yêu cầu phía bên

kia phải thi hành quyết định, của Tòa án hành

chính

- Bắt bồi thường tiền: đây là một trong những quyết định của Tòa án hành chính Kể từ ngày Tòa án quyết định bắt bồi thường, co quan tài chính và

ngân khố trung vương (đối với các Bộ) và địa phương

(đối với cộng đồng lãnh thổ) tính theo lãi suất đương

nhiên là 9,B% trong thời hạn hai tháng, đến tháng thứ ba thì cộng thêm 5% (tức là 14,5%) (theo luật 1975) Luật quy định, theo quyết định của Tòa án hành chính, các cơ quan có trách nhiệm phải trẻ

tiền bồi thường cho người khiếu kiện Sau ba

tháng, người khiếu kiện được bồi thường có quyền

cầm bản án của Tòa án hành chính đến gặp kế toán của Bộ ngân sách (đối với trung ương) hoặc Chủ tịch

địa phương (đối với cộng đồng lãnh thổ), kế toán

Trang 24

đồng địa phương phải hoàn tra cho người được bồi

thường

- Quyết định hủy một văn bản Khi một văn bản bị Tòa án hành chính tuyên bố hủy bỏ theo quyết định của Tòa án, thì tiếp sau đó, nếu có công dân khiếu kiện về văn bản đó thì đương nhiên họ được

kiện

- Bản báo cáo và nghiên cứu sẽ tổng hợp và công

bố tên cơ quan, cá nhân nào không thi hành án trên

các phương tiện thông tin đại chúng để buộc người

có trách nhiệm phải thi hành

Tòa án hành chính không xử lý cá nhân công chức, nhưng từ nhứng tài liệu, kết luận, quyết định của Tòa án, các cơ quan quản lý công chức đó, và Ủy ban ký luật các công chức cũng sẽ dùng lam tài liệu tham khảo để cho điểm và đánh giá việc thăng

tiến hay thi hành ký luật công chức đó

Hỗ trợ cho việc thì hành án là Ban thanh tra các Tòa án hành chính

Điều lưu ý ở đây là, việc thi hành bản án cứa

Tòa án hành chính khác với việc thi hành bản án

của Tòa án tư pháp Giả thiết là quyết định của Tòa án hành chính không được cơ quan Nhà nước

thực hiện thì không thể điều cảnh sát đến được

Từ đó đặt ra câu hỏi, có nên đặt vấn đề cưỡng chế thi hành đối với các bản ấn cúa Tòa án hành chính không?

Trang 25

Ở Pháp cúng còn tồn tại tình trạng không thi hành án, nguyên nhân của tình trạng này là do: - Sự chậm trễ về mặt hành chính (quyết định của Tòa án hành chính đưa ra muộn, có tâm lý cố tình hoãn thi hành) - Việc hiểu sai các quyết định của Tòa án hành chính

- Sự khiếm khuyết về pháp lý trong việc đào

tạo bồi dưỡng công chức và đại biểu dân cử, dẫn đến tình trạng họ không thì hành án V- VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THẤM PHÁN HÀNH CHÍNH Cộng hòa Pháp rất chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngú Thẩm phán Tòa án hành chính Đó là những người không chỉ có kiến thức pháp lý mà phải có kinh nghiệm trong quan lý Nhà nước và am hiểu các ngành kinh tế - kỹ thuật

- Đội ngú Thấm phán Tòa án hành chính ở Pháp được tuyển chọn từ các công chức có kinh nghiệm,

đã qua thực tế công tác, có kiến thức chuyên sâu,

được đào tạo thêm, chủ yếu là khả năng thực hành

qua trường Hành chính quốc gia (ENA)

- Các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học,

Trang 26

luật Nhà nước, luật kinh tế, luật dân sự v.v qua

kỳ thi tuyển quốc gia để vào trường Hành chính quốc gia đào tạo thành nhứng công chức và Thẩm phán

thành chính

- Nhứng sinh viên tốt nghiệp trường Hành chính quốc gia loại ưu tú số được bổ nhiệm làm Thẩm phán

hành chính Trước tiên họ được cử đến làm việc ở

Hội đồng Nhà nước, số khác được bổ nhiệm thành _các Thẩm phán hành chính ở Tòa phúc thẩm, sơ thẩm và thành Tham sự Chính phủ Thẩm phán hành chính đồng thời là nhà quản lý bành chính VỊ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÁC TÒA ÁN HÀNH CHÍNH Tất cả các Thẩm phán Tòa án hành chính được

quản lý tập trung thống nhất, bồ sơ của họ được

quản lý tại Ban quản lý các Tòa án hành chính với

sự hỗ trợ của các phương tiện tin học hiện đại của

trung tâm tư liệu quản lý hồ sơ

Ban này quản lý, tuyển dụng, trả lương và mọi

phụ cấp cho-các Thẩm phán

Quản lý theo ba giai đoạn: thăng tiến - cho điểm _ thay đối

Ở các Tòa án hành chính lớn có Tòa chuyên biệt để xét xử theo từng lĩnh vực: thuế, đô thị hóa, xây

Trang 27

Có cơ quan chuyên phân tích hồ sơ vụ việc

Quản lý toàn bộ các Tòa án hành chính là Hội

đồng tối cao các Tòa dn hành chính Hội đồng gồm các công chức kiểm tra việc thăng thưởng cho các công chức; nó xem xét tất cả các văn bản và hoạt

động của Thẩm phán, bảo đảm cho Thẩm phán hoạt động đúng pháp luật

Hội đồng cũng tham vấn về tổ chức các Tòa án: Tòa án này cần bao nhiêu Thẩm.phán, hệ thống Tòa án hành chính cần tổ chức như thế nào?

Hội đồng này do Phó chủ tịch Hội đồng Nhà

nước làm Chủ tịch với 12 thành viên là: Chủ tịch Ban thanh tra của Hội đồng Nhà nước, Vụ trưởng

Vụ công vụ, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, đại

diện Bộ Tư pháp (thường là Vụ trưởng Vụ pháp luật);

năm Thẩm phán do các Thẩm phán bầu ra trong

thời hạn ba năm và chỉ được tái cử một lần, và ba người nửa không đại diện cho ai (một do Tổng thống, một do Chủ tịch Hạ viện, một do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm) với nhiệm kỳ ba năm cũng chỉ được tái cử một lần

Hội đồng tối cao có nhiệm vụ quản lý và tham vấn khi soạn thảo văn bản Hội đồng có ý kiến về việc thăng tiến của Thẩm phán và đề nghị bổ

nhiệm Tham sự Chính phú Khi Hội đồng đã,

Trang 28

- Vệ tham vấn: Hội đồng đề nghị sửa đổi quy chế Thấm phán, có ý kiến về nhứng văn bản mà các bộ đưa ra có liên quan đến xét xử sơ thấm, phúc thấm của Tòa án hành chính Hội đồng xem xét các

văn bản về thi hành án Tòa án hành chính, nhứng cuộc cải cách trong hệ thống Tòa án hành chính - Vê ngân quỹ: Hội đồng cũng xem xét Tòa án

hành chính nào cần mở thêm, cần bao nhiêu ngân

sách

- Hội đồng có nhiệm vụ xem xét về kỷ luật đối

với các Thấm phán Khi một Thẩm phán mắc sai

làm thi Hội đồng xem xét đề nghị hình thức kỹ luật

để Tổng thống quyết định

- Tòa án hành chính sơ thẩm, phúc thẩm do Bộ

Tư pháp bảo hộ (không có quyền lợi gì)

Tóm lại việc quản lý các Tòa án hành chính là

theo hệ thống tập trung thống nhất do Hội đồng

tối cao các Tòa án hành chính đảm nhiệm

(PTS Lé Binh Vong

Ghi chép qua chuyến khảo sát về xét xử hành chính ở Cộng hòa Pháp 11-1992)

Trang 29

3- HOL DONG NHA NUGC CO QUAN TU VAN PHAP LUAT VA TAI PHAN HANH CHINH

TOI CAO CONG HOA PHAP!

Tài liệu này giới thiệu về Hội đồng Nhà nước của Cộng hòa Pháp, trình bày vấn tất cơ cấu tổ chức,

thành phần, vai trò và thẩm quyền của nó Tài liệu gồm ba phần:

Phần thứ nhất: các thành viên Hội đồng Nhà

nước; giới thiệu các chức danh, cấp bậc, việc tuyển

chọn và sự thăng tiến của họ

Phần thứ hai: tổ chức của Hội đồng Nhà nước - các Phân ban và thẩm quyền của mỗi Phân ban Giới thiệu về Phân ban tố tụng và khái quát đặc điểm

của tố tụng hành chính qua việc xác định các hình

thức khiếu nại hành chính và đặc điểm về thể thức,

trình tự tố tụng

Phần thứ ba; hoạt động và phương pháp làm việc

Trang 30

của các cơ quan khác nhau trong Hội đồng Nhà nước

thông qua việc thực hiện chức năng cố vấn pháp

lý về xét xử hành chính

Cuối phần ba có phân tích vấn tắt "Chức năng thanh tra thường xuyên về Tòa án hành chính" do Hội đồng Nhà nước đảm trách

Phần cuối cùng: trình bày vài nét về Đoàn luật

sư tại Hội đồng Nhà nước và Tòa phá án; mà tính

độc đáo của nó vẫn còn ít được biết đến

MỞ ĐẦU

Hội đồng Nhà nước Pháp (Le Conseil d’état)? là

tổ chức được thành lập ngày 15-12-1799 Tuy nhiên,

tổ chức hiện nay của nó là kết quả của một quá trình phát triển thường xuyên bắt nguồn từ Hội đồng

Nhà vua (Viện nguyên lão của các Quốc vương dòng Capéla) từ thế kỷ XI, giữ vai trò tư vấn cho Nhà

vua cả về các công việc triều chính lẫn các việc về

hành chính và tài chính Vào thế ký XVI, một vai bộ phận của Hội đồng này được Vua Tuy 13 cải tiến, nhằm thực hiện một vài chức năng chuyên biệt,

trong số đó, "Hội đồng cơ mật" được giao một phần

1 Do một số thuật ngữ hiện nay chưa được dùng thống nhất, nên chúng tôi ghỉ kèm nguyên văn tiếng Pháp để tiện việc nghiên

cứu (N.D) :

Trang 31

chức năng tài phán xét xử, đần đàn hình thành hình

ảnh ngày nay của Hội đồng Nhà nước Tên gọi "Thẩm

sit vién" (Maftre des requétes)! của các thành viên, Hội đồng Nhà nước hiện nay, xuất hiện từ thời kỳ đó

Năm 1661, do sự nghi ngờ của Vua Luiy XTV

đối với các Nghị viện, lúc đó kiêm câ chức năng tài phán cao cấp, lẫn nhứng nhiệm vụ bành chính

quan trọng và lập pháp, đã thúc đẩy Nhà vua đưa ,

ra chỉ dụ quan trọng, cấm Nghị viện "trong tương

1 Theo hệ thống luật của Pháp, Pháp nhân chia ra hai nhánh

lớn tùy theo khách thể và đối tượng điểu chỉnh: công pháp và tư

pháp

Công pháp: là tổng hợp các quy phạm của Luật hiến pháp, luật hành chính, luật hành chính kinh tế, luật thuế, công pháp quốc tế Công pháp đề ra các định chế tổ chức Nhà nước, các ec quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế quốc doanh then chốt, cùng

các quan hệ giữa chúng với nhau và với dân cư Còn tổng hợp các

` quy phạm điều chỉnh các quan hệ giữa các Nhà nước với nhau là công pháp quốc tế

Tư pháp: là tổng hợp các quy phạm pháp luật xác định và

bảo vệ các quyền xà lợi ích hợp pháp của dân cư (thể nhân và pháp

nhân như là các công ty kinh doanh do tư nhân lập) Nó bao gồm

các ngành luật đân sự, luật kinh doanh, luật công ty, luật tố tụng

đân sự, luật về quyền tác giả Nó quy định các quan hệ tài sản,

nhân thân giữa họ với nhau Trường hợp có quan hệ giữa công dân hoặc công ty tư nhân nước ngoài sinh sống ở một nước khác thì

thuộc tự pháp quốc tế Từ đó ở Pháp có sự phân biệt giữa Tòa

Trang 32

lai có thẩm quyền về các công việc hành chính", đó là bước mở đầu cho sự phân biệt giứa chức năng hành chính và chức năng xét xử, mà nguyên tắc

của nó được kết tỉnh vào thời kỳ cách mạng bởi luật ngày 10 và 24 tháng 8 năm 1790 "Các chức năng

tư pháp là riêng biệt và tồn tại riêng rế với các chức năng hành chính Các Thẩm phán Tòa án tư pháp

không được làm rối loạn công việc của các cơ quan hành chính, không được đưa ra Tòa những viên chức quản lý hành chính vì lý do thi hành công vụ của họ Nếu không, sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội ra bản án trái pháp luật" Các Tòa án tự pháp không

có thấm quyền xét xử các tranh chấp hành chính,

từ đó đề ra nguyên tắc phân chia giửa quyền lực hành chính với quyền lực tư pháp Các Tòa án tư

pháp không tiếp nhận để xét xử các tranh chấp về

lĩnh vực hành chính Do đó, hệ thống hành chính

phải thiết lập chế độ kiểm soát của cơ quan hành chính bằng việc thiết lập ra các Tòa án hành chính

độc lập Napôlêông Bônapac là người đã đề xướng ra việc giao thêm cho Hội đồng Nhà nước chức năng xét xử này Ngoài nhứng chức năng hành chính và lập pháp, Hội đồng Nhà nước có trách nhiệm "giải quyết những khó khăn" sinh ra trong lĩnh vực hành

chính Tông tài thứ nhất đã giao cho Hội đồng Nhà

nước xem xét các khiếu nại do các thần dân gửi đến

Trang 33

hiệu lực thi bành ngay Hội đồng Nhà nước khi đó trở thành một cơ quan tài phán thật sự, nó ra những

phán quyết "nhân danh nhân dân Pháp" (luật ngày 24-4-1872)

PHẦN THỨ NHẤT

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC

Các thành viên Hội đồng Nhà nước là nhứng

công chức tập hợp thành một tổ chức được điều chỉnh bởi quy chế riêng

Tổ chức gồm có 201 thành viên đương chức:

- Một Phó chủ tịch (Vice-président);

- Sáu Trưởng phân ban (Président des sections);

- 78 Cố vin Nha nude (Conseiller d’état);

- 81 Thẩm sát viên (Maftre des requétes); - 34 Chuyên viên pháp lý (Auditeur) chia làm bậc một và bậc hai thêm vào đó là 12 cố vấn đặc biệt (Conseiller extraordinaire) không phải là thành

viên chuyên trách của Hội đồng Nhà nước, được bổ

nhiệm với nhiện kỳ bốn năm Họ không được tái

.bổ nhiệm `

Phụ nứ cũng như nam giới đều có thể tham gia Hội đồng Nhà nướa Hiện nay có 27 phi nứ trong

tổng số thành viên Hội đồng Nhà nước và một người

Trang 34

I- Tuyén chon:

Các chuyên viên bậc hai chỉ được tuyển chọn trong số các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trường

Hành chính quốc gia: khi ra trường, các học sinh trường này được tự do lựa chọn cơ quan mà họ muốn phục vụ Nhà nước tôn trọng nguyện vọng của họ

Trên thực tế, chỉ những học sinh rất xuất mới được

tuyển chọn vào Hội đồng Nhà nước Bình thường,

sau 18 tháng các Chuyên viên bậc hai được bổ nhiệm

làm Chuyên viên bậc một

Và Thẩm sát viên: Chính phủ chọn ba phần tư tổng số Thẩm sát viên trong cơ quan Hội đồng Nhà nước, còn một phần tư Chính phủ chỉ định trong số những viên chức ngoài Hội đồng Nhà nước, nhưng

phải qua ít nhất 10 năm làm công chức

Về Cố vấn Nhà nước: hai phần ba Cố vấn Hội

đồng Nhà nước được chọn trong số các Thẩm sát

viên còn một phần ba thì do Chính phú chọn trong

số viên chức ngoài Hội đồng Nhà nước, trên 4õ tuổi

Một phần mười tấm số Cố vấn Nhà nước và một

phần mười sáu Thẩm sát viên của Hội đồng Nhà nước được dành cho các Thẩm phán và Chánh án các Tòa

án hành chính

Sự bổ nhiệm các Thẩm sát viên và Cố vấn Nhà nước từ bên ngoài, nhằm đưa vào các hoạt động của

Trang 35

nghiệm về nghề nghiệp, khi cần thiết có thể bổ sung cho các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước

Các Cố vấn đặc biệt được Chính phú lựa chọn

trong số những người tài giỏi trong các lĩnh vực hoạt

- động Nhà nước khác nhau (giám đốc xí nghiệp, người

hoạt động công đoàn, bác sĩ, để mở rộng khả năng hiểu biết trong mọi lĩnh vực của Hội đồng Nhà nước

Các Cố vấn loại này không thực thi bất cứ một chức năng xét xử nào Bởi vì, trong thời gian được chỉ định làm Cố vấn đặc biệt Hội dong Nha nước, họ vẫn tham gia hoạt động nghề nghiệp của mình

Lãnh đạo Hội đồng Nhà nước là Phó chủ tịch

Hội đồng Nhà nước (Vice-président) Thực tế, Phó

chủ tịch là người thực hiện toàn bộ quyền lực

không chia sẻ của người đứng đầu tổ chức; ông ta lãnh đạo các phiên họp của Hội đồng toàn thể, của

Ủy ban thường trực, các Hội đồng tố tụng; thậm

chí ông ta có thể chủ tọa cuộc họp của các Phân

ban, điều hành hoạt động của Hội đồng Nhà nước và ra các quyết định quan trọng về việc đề nghị

bổ sung các thành viên trong các bộ phận khác

nhau hoặc chỉ định họ làm chức năng phái viên bên ngồi Ơng ta có thể đình chỉ tất cả các biện pháp hành chính liên quan đến hoạt động chung

Trang 36

Vậy thì tại sao không gọi ông ta là Chủ tịch

có phù hợp hơn không? Cũng như các tên gọi Cố

vấn, Thẩm sát viên là các tên gọi cú, lịch sử cho

câu trả lời

Dưới chế độ cú, danh chính ngôn thuận Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chính là Nhà vua dù khi Nhà

vua không có mặt tại cuộc họp cúng vậy Ngay cả

khi Napôlêông phục hồi và đổi mới tổ chức này

Truyền thống này được giứ lại từ thời kỳ phục hưng rồi dưới Đế chế II trong một vài giai đoạn có chức danh "Bộ trưởng Chủ tịch" (Ministre président) Hién

nay nó vẫn được duy trì không chỉ thể hiện niềm tự hào với nguồn gốc, mà nó cũng thể biện rằng

Hội đồng Nhà nước là một cơ quan cao cấp của Nhà nước, cấp cao nhất trong bảng thứ tự các cơ quan

đo Nhà nước tạo ra Điểm này cắt nghĩa rằng hàng

năm, chính Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nhân

danh toàn thể các cơ quan hành chính, dân sự, đọc lời chúc mừng năm mới tới Tổng thống nước Cộng

hòa

Đôi khi người ra nói rằng, Chủ tịch Hội đồng

Nhà nước chính là Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Tư

pháp (Chưởng ấn) Ý kiến này xuất phát từ chỗ,

theo luật định, Thủ tướng hoặc khi Thú tướng

vắng mặt thì Bộ trưởng Tư pháp có thể chủ tọa Hội nghị toàn thể của Hội đồng Nhà nước tại các

cuộc họp các cố vấn thảo luận các vấn đề không

mang tính chết tố tụng: Điều này nhấn mạnh rõ

Trang 37

nét sự phụ thuộc của Hội đồng Nhà nước vào cơ

quan Trung ương Nhà nước nhưng không có nghĩa là Thủ tướng có quyền quản lý và điều hành trực tiếp Hội đồng Nhà nước

Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Tư pháp, thường nhân

dịp mình mới nhận chức, đến chủ tọa một phiên họp mang tính nghi thức mà thôi

Cần nói thêm rằng, Hội đồng Nhà nước thuộc

bề Thủ tướng, nhưng tất cả các khoản ngân sách hoạt động của nó lại được ghi riêng thành một mục vào ngân sách của Bộ Tư pháp

II- Việc thăng tiến

Khi các vị trí bị khuyết, phải bổ sung trong nội bộ, tức là chọn trong cơ quan Hội đồng Nhà nước thì Phó chủ tịch tổ chức thảo luận trong một

cuộc họp Bộ phận thường trực gồm: Phó chủ tịch,

sáu Chủ tịch phân ban, Tổng thư ký để tham khảo

ý kiến về các quyết định quan trọng, nhất là về việ( thăng tiến, tiến cứ với Bộ Tư pháp các

Chuyên viên sẽ được bổ nhiệm Thẩm sát viên và

các Thẩm sát viên sẽ được bổ nhiệm Cố vấn Theo

truyền thống, sự giới thiệu như vậy thường được

Chính phủ chấp nhận Đó cúng là sự bảo đảm quan trọng cho tính độc lập của các thành viên

Hội đồng Nhà nước, khi họ biết rằng con đường

Trang 38

và các Phân ban, không bị áp đặt bởi bất kỳ ý

muốn nào từ bên ngoài

Còn có một truyền thống về sự thăng tiến ở vòng nội bộ là các Chuyên viên và Thẩm sát viên có thâm niên cao hơn thường được đề nghị Các thành viên

của Hội đồng, trên thực tế, được ghi tên trong một

bảng thường trực theo trật tự thâm niên được bổ

nhiệm và bảng này điều chỉnh tất cả mọi sự hơn kém giứa họ

Ngược lại, các chức vụ khác trong Hội đồng

(Trưởng tiếu ban hội thẩm chuyên môn, Phái viên Chính phủ ) do Phó chủ tịch chỉ định không căn cứ vào thâm niên mà theo trình độ và năng lực của mỗi người 1II- Cuộc đời nghề nghiệp Vị trí

Các thành viên Hội đồng Nhà nước có thể tham

gia, với sự cho phép của Phó chủ tịch, vào các Ủy ban hoặc Hội đồng có tính chất hành chính hoặc

xét xử, được lập ra ở các cơ quan quản lý hành chính, công sở và xí nghiệp Họ có thể làm đặc phái viên

cho cơ quan hành chính, sự nghiệp, công cộng đó,

cũng như tại các tổ chức quốc tế mà Pháp là thành

_viên, nếu các hoạt động này phù hợp với các nhiệm vụ của họ ở Hội đồng Nhà nước

Trang 39

1 Tham gia các tổ chức xét xử

- Ban kỷ luật thuộc Hội đồng quốc gia các thầy

thuốc;

- Uy ban bảo trợ xã hội trụng ương;

- Ủy ban giải quyết èac kháng án của người ty nạn 2 Tham gia các Hội đồng, Ủy ban các cơ quan hoạt

động thường xuyên

- Hội đồng cao cấp các bệnh viện; + Uy ban từ thiện quốc gia;

- Hội đồng cao cấp về công vụ Nhà nước;

- Hội đồng bảo hiểm quốc gia; |

ˆ Ủy ban quốc gia phụ trách việc công bố cắc -_ dự án của các cơ quan đầu não nền Đệ ngũ Cộng hòa (8-6-1984 Chủ tịch Ủy ban là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước)

- Ủy ban cấp cao về các công trình có giá trị lịch sử;

- Ủy ban về các vì phạm luật thuế Các Ủy ban

về tố tụng thuế, hải quan và hối đoái (Chủ tịch là

một cố vấn Nhà nước);

- Uy ban thăm dò dự luận;

- Hội đồng quản trị các cảng tự chủ (Xtratxbua,

Trang 40

- Uy ban quéc gia vé tin hoc va ty do

3 Tham gia các Ủy ban lam thời nhằm chuẩn bị

các đự án củi cúch của Chính phủ

- Ủy ban pháp điển hóa bộ luật an toàn xã hội;

- Tiểu ban hiện đại hóa bộ luật lao động 4 Tham gia các Ủy ban lâm thời đảm nhận công tác kiểm tra

- Uy ban quy định các diéu kién tham gia chién

dịch tuyên truyền trên đài phát thanh và truyền hình

cho các cuộc bầu cử Tổng thống (Chủ tịch Ủy ban là một Cố vấn Nhà nước đương chức hoặc đã nghỉ

hưu)

+ Các thành viên Hội đồng Nhà nước cũng có _ thể được chỉ định để đặc trách một vài công vụ tế nhị, ví dụ như năm 1981, đàn xếp sự đối đầu giữa các nhân viên của các cửa hàng bình dân vùng Pari với cơng đồn của nó

+ Các thành viên Hội đồng Nhà nước còn được giao những nhiệm vụ quan trọng ở các Bộ (như giám

đốc hoặc cố vẫn kỹ thuật) hoặc được giao chức vụ Tổng cục trưởng các Tổng cục Những vị trí như Tổng thư ký Chính phú, Tổng giám đốc Tổng cục tổ chức hành chính và công vụ, theo truyền thống,

Ngày đăng: 29/07/2017, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w