Các trường hợp rủi ro được khái quát hoá bằng sự hiện diện của những tình huống không chắc chắn mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do lạm phát, do biến động lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng h
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
-
PHẠM ANH KHOA
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2015
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
-
PHẠM ANH KHOA
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn “Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Những số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và hợp pháp Nguồn số liệu đáng tin cậy được lấy từ các Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán qua các năm từ 2010 đến 2014 Các giải pháp nêu trong Luận văn
được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn hiện nay
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giả Luận văn
Ph ạm Anh Khoa
Trang 4L ỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy TS Đỗ Quang Trị đã giúp
đỡ tôi hoàn thành Luận văn này Trong quá trình thực hiện Luận văn, thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết, cách giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp… Thầy là người truyền động lực cho tôi, đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Đào Tạo Sau Đại Học đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu học tập đến khi hoàn thành Luận văn này
Trân trọng
Ph ạm Anh Khoa
Trang 51.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ DOANH
NGHI ỆP NƯỚC NGOÀI38T 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
38T
2.1 T ỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ38T 39
Trang 6CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
Trang 73.2.3 Nhóm giải pháp ứng dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất
và giá nguyên vật liệu nhằm đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp38T 89
38T
3.3 KI ẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI
CHÍNH T ẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ38T 92
Trang 8DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BCTC : Báo cáo tài chính
- CBCNV : Cán bộ công nhân viên
Trang 9DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè 42
Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè 48
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Tổng công ty may Nhà Bè 2009-2014 48
Bảng 2.1: Tình hình KD Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 46
Bảng 2.2: So sánh tình hình KD Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 47
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 49
Bảng 2.4: Tỷ số thanh toán của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 50
Bảng 2.5: So sánh tỷ số thanh toán của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 50
Bảng 2.6: Tỷ số hoạt động của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 53
Bảng 2.7: So sánh tỷ số hoạt động của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 53
Bảng 2.8: Tỷ số nợ của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 57
Bảng 2.9: So sánh tỷ số nợ của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 58
Bảng 2.10: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 60
Bảng 2.11: So sánh tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 61
Trang 10Bảng 2.12: Tình hình lỗ do tỷ giá tại Tổng công ty may Nhà Bè
qua các năm 2010-2014 63 Bảng 2.13: So sánh tình hình lỗ do tỷ giá tại Tổng công ty may Nhà Bè
qua các năm 2010-2014 63 Bảng 2.14: Tỷ số khả năng sinh lợi của Tổng công ty may Nhà Bè
qua các năm 2010-2014 65 Bảng 2.15: So sánh tỷ số khả năng sinh lợi của Tổng công ty may Nhà Bè
qua các năm 2010-2014 65 Bảng 2.16: Khoản phải thu khách hàng của Tổng công ty may Nhà Bè
qua các năm 2010-2014 69 Bảng 2.17: So sánh khoản phải thu khách hàng của Tổng công ty may Nhà Bè
qua các năm 2010-2014 70 Bảng 3.1: Một số sản phẩm phái sinh được cung cấp bởi một số Ngân hàng hiện nay 89
Trang 11PH ẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Theo lộ trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế; ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thông qua Tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đón nhận những cơ hội rất tốt nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức rất lớn và đòi hỏi tự thân doanh nghiệp phải tìm cho mình hướng đi thích hợp để đủ sức vượt qua Để vượt qua những thử thách đó, doanh nghiệp cần có bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, biến cố do những rủi ro xảy ra Tuỳ theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp và có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản Việc nhận diện các loại rủi
ro thường gặp để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp, đồng thời có thể biến những thách thức thành cơ hội giúp doanh nghiệp nắm lợi thế cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Cùng với sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, rủi ro và quản trị rủi
ro ngày càng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư Dù không được mong đợi nhưng rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn trong mọi quyết định đầu tư hoặc kinh doanh của doanh nghiệp
Do đó, các doanh nghiệp cần thiết phải có hệ thống quản trị rủi ro tốt để có thể tránh được những tổn thất không đáng có
Tổng công ty may Nhà Bè là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam - một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường may mặc Mặc dù là doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm, đã hoạt động hơn 40 năm nhưng rủi ro vẫn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay kinh doanh Từ nhận định
trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Cổ phần may
2 M ục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu: Luận văn tập trung trả lời 03 câu hỏi lớn sau:
Trang 12Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè thường phải đối diện với những rủi ro tài chính nào?
Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè quản trị rủi ro tài chính như thế nào để phòng ngừa, né tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại mà rủi ro tài chính có thể gây ra?
Giải pháp giúp Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè vượt qua những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai?
Để trả lời được 03 câu hỏi trên cần phân tích tình hình tài chính và thực trạng rủi ro tài chính của Tổng công ty, qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị và hướng xử lý khi những rủi ro tài chính đó xảy ra
2.2 Đối tượng nghiên cứu: là tổng thể các nguy cơ rủi ro tài chính có khả năng gây tác động đến Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè Các rủi ro tài chính này được nhận diện thông qua các việc phân tích các tỷ số tài chính từ các Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè năm 2010 đến năm 2014
2.3 Phạm vi nghiên cứu: tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè từ năm 2010 đến năm 2014 Từ đó nhận diện các rủi ro tài chính và đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính
Thu thập dữ liệu: sử dụng số liệu cho nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất, xem xét các báo cáo thường niên của Tổng công ty cổ phần may Nhà
Bè từ năm 2010 đến năm 2014 và các tài liệu thuộc Hiệp hội dệt may Việt Nam, từ internet
3 Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Luận văn dùng nguồn số liệu và thông tin của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè Trên cơ sở lý thuyết quản trị rủi ro tài chính và mục tiêu nghiên cứu được xác định, chúng tôi chủ yếu sử dụng
Trang 13phương pháp phân tích; so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính và giải pháp đối với từng loại rủi ro tài chính; đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tài chính và hướng xử lý khi rủi ro tài chính xảy ra (nếu có) phù hợp
4 Ý nghĩa của Luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè nắm rõ hơn về các mối nguy cơ rủi ro tài chính, hiểu được lợi ích của quản trị rủi ro tài chính để lựa chọn giải pháp quản trị rủi ro tài chính thích hợp cho mình
Luận văn trình bày, phân tích có hệ thống thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè, dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá áp dụng trong thực tiễn Từ đó đưa ra giải pháp quản trị rủi ro tài chính hiệu quả nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
5 K ết cấu của Luận văn:
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 03 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết về rủi ro tài chính và quản tri rủi ro tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty
c ổ phần may Nhà Bè
Trang 14CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO
1.1 R ỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Các khái niệm về rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Có nhiều định nghĩa về rủi ro:
Rủi ro (risk) là khả năng các sự kiện không mong đợi sẽ xảy ra (Nguyễn Thị Cành, 2009) Rủi ro còn được định nghĩa như là sự thay đổi có tính tương đối từ các kết quả thực tế mang lại không đúng với các kết quả, kỳ vọng mong muốn (Dương Hữu Hạnh, 2009) Dưới góc độ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính, rủi ro được định nghĩa một cách đơn giản và trực tiếp nhất là sự thay đổi không lường trước được
về giá trị tài sản và khoản nợ (Nguyễn Văn Nam, 2002)
Trong hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro là khả năng xảy ra sự kiện không mong đợi tác động xấu tới thu nhập và vốn đầu tư Thông thường người ta cho rằng rủi
ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính Các trường hợp rủi ro được khái quát hoá bằng sự hiện diện của những tình huống không chắc chắn mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do lạm phát, do biến động lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá, hoặc do đánh giá sai khả năng tình huống xảy ra, hoặc do quyết định đầu tư không thích hợp, hoặc cũng có thể do yếu tố chính trị, xã hội hoặc môi trường kinh doanh thay đổi…Một cách tổng quát, rủi ro được chia thành 4 loại rủi ro:
Rủi ro tài chính: bao gồm các rủi ro về giá cả đầu vào/đầu ra; rủi ro về lãi suất,
tỷ giá biến động; lạm phát tăng; mất khả năng thanh toán; tính thanh khoản giảm sút; rủi ro về đòn cân nợ quá cao v.v…
Trang 15Rủi ro hoạt động (rủi ro kinh doanh): là rủi ro mà trong hoạt động kinh doanh, công ty phải đối mặt như nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu của công ty; nghiên cứu và phát triển sản phẩm/thị trường bị hạn chế; năng lực sản xuất yếu, hiệu
quả kém; năng lực quản trị không đạt yêu cầu; chu kỳ kinh doanh không ổn định; v.v…
Rủi ro nguy hiểm (rủi ro thuần túy) bao gồm: chiến tranh, thiên tai, gián đoạn hoạt động, các trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định về pháp luật v.v…
Rủi ro chiến lược bao gồm các loại rủi ro như: sự cạnh tranh gay gắt, tiến bộ về khoa học kỹ thuật vượt trội, xu hướng chính trị - xã hộ không ổn định, nhu cầu thay đổi, uy tín công ty bị giảm sút, v.v…
Tóm lại, rủi ro là những tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai không phù hợp với dự báo hay kỳ vọng đã được xác định tại thời điểm hiện tại Rủi ro bắt nguồn
từ tính không chắc chắn trong tương lai chi phối Sở dĩ tương lai có tính không chắc chắn là do chúng ta thiếu thông tin, thiếu kiến thức hoặc thiếu sự hiểu biết về kết quả của một hành động, một quyết định hoặc một sự kiện trong tương lai (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015)
Rủi ro có thể được xảy ra một cách tích cực nếu chúng ta có đầy đủ thông tin, kiến thức và sự hiểu biết thì rủi ro được xem như một cơ hội; nhưng nếu rủi ro xảy ra theo một cách tiêu cực và chúng ta không có đầy đủ thông tin, sự hiểu biết thì rủi ro có thể được xem như một sự đe dọa hay một sự tổn thất
1.1.1.2 Khái niệm về rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính (financial risk) là sự gia tăng rủi ro của các cổ đông trên mức rủi ro kinh doanh cơ bản của công ty, là kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính (Nguyễn Thị Cành, 2009) Bên cạnh đó, hai tác giả Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyền (2002) định nghĩa “Rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến các tổn thất do thị trường
Trang 16tài chính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá các loại chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản”
Thuật ngữ rủi ro tài chính được dùng để diễn tả những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá hàng hoá không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận của một doanh nghiệp mà còn có thể định đoạt liệu doanh nghiệp đó có thể tồn tại hay không Hiện nay, một doanh nghiệp phát triển tốt không chỉ cần có công nghệ sản xuất tiên tiến, nguồn lao động giá rẻ, chiến lược kinh doanh tốt… mà còn phải hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn định mới phát triển được, những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy những doanh nghiệp đang phát triển tốt rơi vào tình trạng khó khăn hay thậm chí phá sản Ngoài ra, những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo
ra những đối thủ mạnh mới cho doanh nghiệp, sự thay đổi thất thường trong giá nguyên vật liệu có thể biến giá cả sản phẩm, hàng hóa tăng đến mức người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm thay thế Biến động lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí cho doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ
bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính
Tóm lại, rủi ro tài chính là rủi ro phát sinh từ độ nhạy cảm của các nhân tố giá
cả thị trường như biến động giá cả hàng hoá đầu vào – đầu ra, lãi suất, tỷ giá, lạm phát tăng, giá chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – sử dụng nguồn vốn vay quá nhiều trong kinh doanh, mất khả năng thanh toán, tính thanh khoản giảm sút v.v…
1.1.1.3 Phân loại rủi ro
Đứng trên khía cạnh là nhà quản trị, rủi ro có thể chia thành hai loại: rủi ro không thể giảm thiểu được (là rủi ro hệ thống) và rủi ro có thể giảm thiểu được (rủi ro phi hệ thống) Rủi ro tài chính thuộc loại rủi ro có thể giảm thiểu được
a) Rủi ro hệ thống (systematic risk)
Trang 17Trong đầu tư, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường gọi là rủi ro hệ thống hay là rủi
ro không phân tán được Rủi ro hệ thống đến từ các yếu tố bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị Rủi ro hệ thống là rủi ro không thể nào tránh được cho dù có đa dạng hóa như thế nào đi nữa Là một dạng rủi ro thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định, ngành nghề nào cũng phải có rủi ro kinh doanh thuộc về bản chất
b) Rủi ro phi hệ thống (nonsystematic risk)
Rủi ro phi hệ thống là rủi ro bên trong doanh nghiệp và có thể được loại bỏ bằng cách đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa được
Rủi ro tài chính thuộc loại là rủi ro phi hệ thống; có thể giảm thiểu hoặc triệt tiêu bằng các bằng các nghiệp vụ quản trị bao gồm:
+ Rủi ro cấu trúc tài chính: Là tình trạng doanh nghiệp vay nợ quá nhiều nhưng sử
dụng nợ vay kém hiệu quả dẫn đến tình trạng không kiểm soát được; doanh nghiệp không thể thanh toán nợ vay và lãi vay dẫn đến rủi ro phá sản doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, (2009)
+ Rủi ro biến động giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa: Rủi ro về giá cả đầu vào hay giá cả đẩu ra là rủi ro xảy ra khi giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ tăng lên khiến cho chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng cao hoặc khi giá bán ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giảm khiến cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận hoặc thậm chí dẫn đến lỗ (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015)
+ Rủi ro lãi suất: Rủi ro về lãi suất (interest rate risk): là rủi ro khi lãi suất tăng lên khiến cho chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp mất khả năng trả lãi vay và nợ vay cho các chủ nợ (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015)
Trang 18+ Rủi ro tỷ giá hối đoái: Rủi ro tỷ giá hối đoái (foreign exchange risk) là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai (Nguyễn Minh Kiều, 2009)
+ Rủi ro tín dụng thương mại (credit risk): phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả Trong hoạt động của doanh nghiệp rủi ro tín dụng thương mại xảy ra khi doanh nghiệp bán chịu hàng hóa và khách hảng mua chịu thất bại trong việc trả nợ (Nguyễn Minh Kiều, 2009)
+ Rủi ro dòng tiền: là rủi ro tài chính do sự mất cân đối thu-chi trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán (tạm thời trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn) ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp hoặc thậm chí có thể dẫn đến tình trạng phá sản
1.1.2 Rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố tạo thành rủi ro tác động đến doanh nghiệp trong đó có rủi ro tài chính tác động mạnh mẽ đến quyết định của nhà đầu tư (Nguyễn Minh Kiều, 2009) bao gồm:
1.1.2.1 Rủi ro, tỷ suất sinh lời và quyết định đầu tư
Tỷ suất sinh lời là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời và tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Tỷ suất sinh lợi còn được xem là thước đo bằng số của thành quả đầu tư Tỷ suất sinh lời gồm có:
Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA (38Treturn on total assets38T) là tỷ suất sinh lời được đánh giá trên góc độ tổng nguồn vốn hình thành nên tổng tài sản, được gọi là thước đo tài sản ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ tổng tài
Trang 19đông thường Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao (trình bày phần sau mục 1.2.6.4)
Khả năng sinh lời trên doanh thu ROS (return on sales) là một tỷ số sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp Nó còn được gọi là
"lợi nhuận hoạt động" ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu,… (nhưng trước lãi vay và thuế)
Trong kinh doanh, rủi ro thường biến động cùng chiều với tỷ suất sinh lời Rủi
ro là sự không chắc chắn của tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong tương lai Rủi ro và tỷ suất sinh lời có mối quan hệ đồng biến mà người ta thường gọi là sự đánh đổi giữa rủi ro và
tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời nhà đầu tư mong đợi khi quyết định đầu tư được gọi là
tỷ suất sinh lời kỳ vọng Nhà đầu tư có lý trí chỉ quyết định đầu tư khi tỷ suất sinh lời
kỳ vọng cao hơn mức rủi ro có thể chấp nhận
1.1.2.2 Rủi ro và khánh kiệt tài chính
Khi rủi ro xảy ra tác động xấu đến doanh nghiệp, tuỳ theo mức độ thiệt hại mà
nó mang lại doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng thiệt hại về tài chính ở mức độ khác nhau Ðối với các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, bị sụt giảm giá trị tài sản, có thể sẽ dẫn đến tổn thất phần lớn vốn kinh doanh thậm chí mất hoàn toàn vốn; khi đó doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khánh kiệt tài chính Với tình trạng này, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn và thậm chí có thể dẫn đến phá sản Việc thực thi các giải pháp để cứu doanh nghiệp như tái cấu trúc tài sản, thu hẹp quy mô, bán tài sản, bán nợ, mua bán hoặc sáp nhập sẽ gây ra những tổn thất đáng kể
1.1.2.3 Rủi ro và phá sản doanh nghiệp
Đối với những rủi ro lớn khi xảy ra tác động xấu đến doanh nghiệp sẽ gây ra hậu quả nặng nề dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cứu vãn và có thể phá sản, điều này thường xảy ra với các doanh nghiệp có quy mô vốn
Trang 20nhỏ, không thể đa dạng hoá được danh mục đầu tư mà phần lớn chỉ tập trung vào một hoạt động Đối với các doanh nghiệp lớn cũng có thể bị phá sản nếu như rủi ro làm doanh nghiệp lỗ ròng dẫn đến khánh kiệt tài chính và phá sản Giải pháp cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản cũng không đạt được, phá sản là điều tất yếu nhưng các chi phí thủ tục là gánh nặng đáng kể Việc định giá và thanh lý tài sản là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục phá sản
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Quản trị rủi ro doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận một cách có khoa học, toàn diện, liên tục và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009)
Từ khái niệm này cho thấy, quản trị rủi ro doanh nghiệp bao gồm các nội dung:
+ Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro;
+ Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro;
+ Tài trợ rủi ro;
+ Biến rủi ro thành cơ hội
1.2.1.1 Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro
a) Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những dạng
Trang 21rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ cở đó đề xuất các giải pháp và tài trợ rủi ro thích hợp
Để nhận dạng rủi ro – lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ
có thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụng các phương pháp: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra; phân tích báo cáo tài chính; phương pháp lưu đồ; hanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ; phân tích các hợp đồng
b) Phân tích rủi ro
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến với tổ chức tuy là công việc quan trọng, không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởi đầu của công tác quản trị rủi ro Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, xác định được các nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro Việc phân tích rủi ro sẽ đưa ra được các nguyên nhân gây ra rủi ro, nguyên nhân bao gồm nhiều nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa;…
c) Đo lường rủi ro
Sau khi đã nhận dạng và phân tích rủi ro nhưng một tổ chức không thể cùng lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả mọi loại rủi ro, do đó cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với tổ chức loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây hậu quả nghiêm trọng và loại nào ít nghiêm trọng hơn,… từ đó có biện pháp quản trị rui ro thích hợp Để làm được việc này cần tiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi
ro đối với tổ chức
1.2.1.2 Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro
Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro Kiểm soát rui ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức
Trang 22Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro: Mỗi tổ chức có thể gặp những loại rủi
ro khác nhau và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể khác nhau mà doanh nghiệp cũng có các biện pháp khác nhau để kiểm soát rủi ro bao gồm các nhóm sau:
+ Các biện pháp né tránh rủi ro bao gồm: chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy
ra và né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
+ Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: biện pháp tập trung vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất; biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro; biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh toán bằng cách lựa chọn kỹ ngân hàng mở L/C có
uy tín; biện pháp mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần và cuối cùng là biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro
+ Các biện pháp giảm thiểu tổn thất bao gồm: Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được; biện pháp chuyển nợ; biện pháp xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro; biện pháp dự phòng; biện pháp phân tán rủi ro
+ Các biện pháp chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng 2 cách: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/tổ chức khác; chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người khác/tổ chức khác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro mà không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro
+ Các biện pháp đa dạng rủi ro: biện pháp này gần giống với kỹ thuật phân tán rủi
ro, đa dạng hóa rủi ro thường được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp
để phòng chống rủi ro
1.2.1.3 Tài trợ rủi ro
Rủi ro có rất nhiều loại và có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi; có thể đến với bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào Do đó, dù phòng bị kĩ tới đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất người ta chỉ có thể giảm thiểu, ngăn chặn bớt chứ không thể né tránh, tiêu diệt hết những hậu quả xấu Khi tổn thất xảy ra cần xử lý như sau:
Trang 23Trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý; sau đó cần có những biên pháp tài trợ rủi ro thích hợp Các biện pháp này được chia làm 2 nhóm:
+ Tự khắc phục rủi ro: (còn được gọi là lưu trữ rủi ro) là phương pháp mà người/tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với các nguồn mà tổ chức đó đi vay và
có trách nhiệm hoàn trả Để có thể tự khách phục rủi ro một cách có hiệu quả thì cần lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học + Chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sản/đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bồi thường
1.2.1.4 Biến rủi ro thành cơ hội
Bao gồm các biện pháp xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm biến rủi ro thành những cơ hội thành công
1.2.2 Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp là những quy tắc mà doanh nghiệp dùng
để đánh giá, kiểm soát, khai thác, tài trợ và giám sát rủi ro tài chính từ mọi góc độ với mục đích tạo ra giá trị tăng thêm trong ngắn hạn hay dài hạn cho các bên liên quan của doanh nghiệp đó; quản lý hiệu quả các nguồn lực; bảo đảm sự tuân thủ các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu duy trì sự cân bằng tài chính và cuối cùng là ngăn chặn sự mất mát, thiệt hại cho doanh nghiệp (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015)
Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp còn được xem là xác định mức độ rủi ro
mà doanh nghiệp mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà mình mong muốn (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006)
Trang 241.2.2.2 Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp + Mục tiêu quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
- Kiểm soát rủi ro tài chính
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro tài chính là phải kiểm soát được rủi ro tài chính đó Ðối với một quyết định đầu tư hay kinh doanh cụ thể, có nhiều rủi ro tiềm tàng cùng đe dọa xảy ra Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng cũng có thể không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất nhỏ đến rất lớn Những rủi
ro tài chính đó có thể chỉ là đe dọa, nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề Do vậy vấn đề ở đây là làm thế nào kiểm soát được rủi ro tài chính, giới hạn tác động của nó trong phạm vi cho phép
- Chuyển rủi ro tài chính thành lợi thế - đầu cơ khi có cơ hội
Rủi ro được hiểu là những tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai nhưng rủi
ro có thể được xảy ra một cách tích cực nếu chúng ta có đầy đủ thông tin, kiến thức và
sự hiểu biết thì rủi ro đó được xem như là một cơ hội
Do vậy ngoài mục tiêu hạn chế những tác động tiêu cực do rủi ro tài chính mang lại thì mục tiêu quan trọng khác của quản trị rủi ro tài chính là phải giúp doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro tài chính và khả năng chuyển đổi rủi ro tài chính đó thành lợi thế Trên cơ sở nhận thức, những thông tin, kiến thức và sự hiểu biết, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro tài chính để chuyển các rủi ro tài chính thành lợi thế của mình Ðể đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủ động xây dựng được phương án quản trị rủi ro tài chính phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và chủ động phòng ngừa rủi ro tài chính ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh Doanh nghiệp cần xây dựng nhiều kịch bản
từ tốt nhất đến xấu nhất, để luôn giữ được khả năng chủ động ứng phó trong mọi trường hợp
Trang 25+ Động cơ quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
Động cơ chính để quản trị rủi ro tài chính xuất phát từ các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và tổn thất to lớn xảy ra (nếu có) do rủi ro tài chính mang lại, có liên quan đến độ bất ổn của các nhân tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, những khó khăn không lường trước được trong kinh doanh
Quản tri ̣ rủi ro tài chính giúp doanh nghiê ̣p có thể giảm thiểu hoă ̣c triê ̣t tiêu những tổn thất do rủi ro tài chính mang lai Những bài học từ sự thất bại của các doanh nghiệp khác khi không quan tâm đến quản trị rủi ro tài chính cũng góp phần cảnh báo các doanh nghiệp khác cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập một cách toàn diện vào thị trường thế giới, các quan hệ giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều hơn, nhưng rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tài chính cũng nhiều hơn Những điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đến quản trị rủi ro tài chính
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các sản phẩm phái sinh cũng được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế thấp nhất những nguy cơ do rủi ro tài chính mang lại Chính sự phổ biến và ưu điểm của những sản phẩm này cũng tạo nên một tác động tâm lý to lớn
về nhu cầu phòng ngừa rủi ro tài chính trong hầu hết mọi doanh nghiệp
+ Lợi ích quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp phòng ngừa các rủi ro tài chính, hạn chế các rủi ro tài chính, triệt tiêu các rủi ro tài chính… bằng cách giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai không phù hợp với dự báo hay kỳ vọng đã được xác định tại thời điểm hiện tại
Ðối với doanh nghiệp không có sự khác biệt về chi phí giữa quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp và cá nhân chủ sở hữu, quản trị rủi ro tài chính có thể mang lại một số lợi ích sau:
Trang 26- Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi thế về khấu trừ thuế khi đầu tư tài sản mới, các khoản lỗ chuyển sang…cũng như phát huy tối đa lá chắn thuế để gia tăng giá trị doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế, triệt tiêu các tổn thất, tránh rơi vào tình trạng phá sản, tiết kiệm chi phí phá sản
- Quản trị rủi ro tài chính bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn, tăng
sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh đầu
tư lệch lạc Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận
- Một doanh nghiệp có chương trình quản trị rủi ro tài chính hiệu quả sẽ hoạt động ổn định, được các đối tác và các tổ chức tài trợ vốn tin cậy từ đó làm giảm chi phí đi vay
- Quản trị rủi ro tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh được trường hợp bị sa vào tranh chấp, kiện tụng; giảm thiểu khả năng phạm luật trong kinh doanh
- Hiện nay, với mức độ phát triển nhanh của thị trường chứng khoán, quản trị rủi ro tài chính mang tính chuyên nghiệp làm gia tăng giá trị thương hiệu, củng cố niềm tin của nhà đầu tư tạo ra lợi thế về giá cổ phiếu trên thị trường, tăng tính thanh khoản – một trong những yêu cầu bức thiết nhất hiện nay trên thị trường chứng khoán
- Phòng ngừa rủi ro tài chính sẽ giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi rủi ro tài chính đó đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và không làm giảm giá trị thị trường của doanh nghiệp Vì vậy nếu quản trị rủi ro tài chính tốt doanh nghiệp có thể tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, chống lại sự sụt giảm giá trị doanh nghiệp
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
Quy trình quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp bao gồm 9 bước (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015):
Trang 27Bước 1: Thiết lập phạm vi
Trước hết, các nhà quản trị rủi ro tài chính cần thiết phải nắm bắt thông tin, có kiến thức và hiểu biết nhằm nghiên cứu các thông tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sau đó xem xét các yếu tố tác động đến rủi ro tài chính từ bên ngoài cũng như từ bên trong doanh nghiệp
Đối với các yếu tố tác động từ bên ngoài doanh nghiệp cần sử dụng kỹ thuật phân tích PEST, tức là các yếu tố về Chính trị (Political), về Kinh tế (Economic), về
Xã hội (Social) và về Kỹ thuật (Technological)
Đối với các yếu tố tác động từ bên trong doanh nghiệp cần sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT, tức là xác định các khả năng của doanh nghiệp về ưu điểm (Strength), về nhược điểm (Weakness), về cơ hội (Opportunity) và về nguy cơ (Threat)
Từ việc thiết lập phạm vi, doanh nghiệp có thể tìm thấy một cách khái quát những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình quản trị rủi ro tài chính
Bước 2: Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu được thực hiện ngay sau bước 1 thiết lập phạm vi Thiết lập mục tiêu để đề ra những mục tiêu quản trị rủi ro tài chính cho tổ chức
Bước 3: Nhận diện các rủi ro tài chính
Việc nhận diện rủi ro tài chính còn được xem là nhận diện các sự kiện, định danh tất cả những điểm không chắc chắn đáng kể hay còn gọi là các nguồn rủi ro tài chính
Việc thiết lập phạm vi ở bước 1 chỉ mới giúp cho doanh nghiệp có thể tìm thấy một cách khái quát các rủi ro tài chính Để cụ thể hơn, doanh nghiệp cần phải nhận diện tất cả các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt hay định danh những gì
Trang 28có thể gây nên tổn thất đối với doanh nghiệp: quản trị rủi ro tài chính phải sử dụng các thông tin thu thập được, các kiến thức cũng như những hiểu biết của mình để nhận diện những rủi ro tài chính tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai
Bước 4: Phân tích, đo lường mức độ của các rủi ro tài chính
Sau khi đã định danh/nhận diện các rủi ro tài chính, doanh nghiệp tiến hành phân tích rủi ro tài chính, các mối đe dọa đối với hoạt động của doanh nghiệp Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành đo lường mức độ của các rủi ro tài chính hay định lượng doanh nghiệp có thể bị tổn thất đến mức độ nào tất cả những rủi ro tài chính tiềm ẩn đã được nhận diện ở bước 3 một cách cụ thể và chính xác thông qua việc sử dụng các công cụ đo lường như thống kê và xác suất và xác định những mối đe dọa nào được quan tâm nhiều nhất
Bước 5: Tích hợp các rủi ro tài chính
Sau khi đã phân tích xếp loại các rủi ro tài chính ở bước 4, doanh nghiệp cần phải tích hợp các rủi ro tài chính, bao gồm sự tập hợp các bảng phân phối rủi ro tài chính, phản ánh mối tương quan giữa các rủi ro tài chính và các tác động cụ thể của nó Nhà quản trị rủi ro tài chính hệ thống hóa các rủi ro tài chính phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp, đồng thời lập hồ sơ rủi ro tài chính
Bước 6: Đánh giá, xếp hạng ưu tiên các rủi ro tài chính
Doanh nghiệp đánh giá/xếp hạng các rủi ro tài chính theo bảng chia làm 4 vùng
từ vùng rủi ro tài chính rất cao đến vùng rủi ro tài chính tối thiểu Từ đó, doanh nghiệp
có thể xác định các miền biểu thị cho từng mức độ rủi ro tài chính: tối thiểu, vừa phải, cao và rất cao
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể đánh giá/xếp hạng rủi ro tài chính qua nhánh cây quyết định (decision tree) nhằm loại bỏ các dự án có rủi ro tài chính cao; sử dụng các cây xếp loại và hồi quy CART (clasification and regress trees) hoặc kỹ thuật PEST v.v
Trang 29Bước 7: Ứng phó, khai thác các rủi ro tài chính
Đây là bước quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro tài chính, nên tất cả các khung quản trị rủi ro tài chính và các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tài chính đều đề cập đến:
+ Giải quyết rủi ro tài chính;
+ Giải quyết/khai thác rủi ro tài chính;
+ Đáp ứng hay ứng phó với các mối đe dọa;
+ Xử lý các rủi ro tài chính
Căn cứ vào việc đánh giá/xếp hạng các rủi ro tài chính, doanh nghiệp đề ra chiến lược ứng phó/khai thác rủi ro tài chính có nghĩa là sử dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính bằng cách phát triển các chiến lược cùng với các công cụ thích hợp nhằm phòng ngừa các rủi ro tài chính, chấp nhận các rủi ro tài chính, hạn chế các rủi ro tài chính, triệt tiêu các rủi ro tài chính, chuyển rủi ro tài chính hoặc khai thác các rủi ro tài chính v.v… có thể xảy ra Doanh nghiệp có thể khai thác rủi ro tài chính bằng cách biến rủi ro tài chính thành cơ hội
Bước 8: Thông tin và truyền thông
Nhà quản trị rủi ro tài chính hoặc giám đốc rủi ro tài chính thu thập các thông tin về rủi ro tài chính và truyền đạt rộng rải các thông tin này đến tất cả mọi người trong tổ chức (doanh nghiệp, phòng, ban, tổ, nhóm…) có liên hệ để họ tích cực hoàn thành nhiệm vụ giải quyết các rủi ro tài chính
Bước 9: Rà soát và giám sát
Việc rà soát và giám sát bao trùm cả quy trình quản trị rủi ro tài chính từ bước 1 đến bước 8 Ở bước này, doanh nghiệp thường xuyên và liên tục đo lường và giám sát, đồng thời đúc kết thành kinh nghiệm việc quản trị rủi ro tài chính mang lại hiệu quả với mức độ nào Tuy nhiên, bất cứ quy trình quản trị rủi ro tài chính nào cũng có những hạn chế nhất định tùy theo tình hình thực tiễn khác nhau của mỗi doanh nghiệp
Trang 301.2.4 Các phương thức, kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính
Các rủi ro tài chính rất đa dạng, nhưng mức độ nguy hại, tần suất xuất hiện lại rất khác nhau tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh và đặc thù quản lý kinh doanh của từng doanh nghiệp Không có công thức chung cho việc phân tích rủi ro tài chính cho mọi doanh nghiệp, nhưng có những nguyên tắc chung mà doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý
Phân tích rủi ro tài chính là phân tích, đánh giá nguy cơ, khả năng xuất hiện và mức độ nguy hại của các rủi ro Trong phân tích rủi ro, các yếu tố rất quan trọng là những thông tin, dữ liệu đầu vào, bao gồm dữ liệu và kinh nghiệm quá khứ cùng với
dự báo xu hướng cho giai đoạn trước mắt và tương lai xa hơn Tuy vậy, quan trọng bậc nhất vẫn là nhận thức sâu sắc của ban lãnh đạo về tính chất nguy hại của các rủi ro
từng xảy ra hay đang tiềm ẩn và tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro
1.2.4.1 Phương thức quản trị rủi ro tài chính
Quản trị rủi ro tài chính chủ động: Là phương thức quản trị rủi ro tài chính thông qua các chương trình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi
ro tài chính ngay từ khi chúng còn tiềm ẩn Các chính sách quản trị rủi ro tài chính thực hiện vừa giúp doanh nghiệp chủ động né tránh rủi ro tài chính, giới hạn tác động rủi ro tài chính trong phạm vi có thể chấp nhận được, từ đó giúp doanh nghiệp tránh được các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi ro tài chính thành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015)
Quản trị rủi ro tài chính thụ động: Là các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quả sau khi rủi ro tài chính đã xảy ra Tất nhiên khi rủi ro tài chính đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giải pháp khắc phục sẽ khó có được kết quả như mong muốn
1.2.4.2 Kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính
Kỹ thuật quản trị rủi ro được hiểu như việc áp dụng các kỹ thuật để giải quyết các mối đe doạ đã được nhận diện và định danh trong phần quy trình quản trị rủi ro tài
Trang 31chính nhằm ứng phó với các rủi ro tài chính tiềm ẩn trong tương lai Các doanh nghiệp
có thể sử dụng kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính chủ yếu sau (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015):
a) Giữ lại rủi ro tài chính để doanh nghiệp tự gánh chịu
Doanh nghiệp có thể dựa vào các nguồn lực tài chính nội bộ của doanh nghiệp để bù đắp cho tổn thất có thể xảy ra vì tần suất rủi ro tài chính xảy ra thấp, chi phí thiệt hại không cao Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường giữ lại rủi ro tài chính để tự doanh nghiệp gánh chịu với chi phí thấp thay vì chuyển rủi ro tài chính đó cho tổ chức khác (như doanh nghiệp bảo hiểm) với chi phí cao hơn
b) Phòng tránh rủi ro tài chính
Phòng tránh rủi ro tài chính là kỹ thuật mà doanh nghiệp chọn một đường lối hành động nhằm loại bỏ khả năng đối mặt với mối đe dọa có khả năng xảy ra Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể khiến cho doanh nghiệp phải điều chỉnh lại những kỳ vọng trong tương lai theo xu hướng hạ thấp những kỳ vọng này Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (trình bày ở phần sau)
c) Chuyển rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm
Ngày nay các doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng ngày càng nhiều các dịch vụ để tiếp nhận các rủi ro tài chính xảy ra đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, nên doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm Điều này khiến cho doanh nghiệp phải tốn kém một khoản chi phí nhất định do chi phí bảo hiểm cao Do đó, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp thường giữ lại rủi ro tài chính để doanh nghiệp tự gánh chịu hơn là phải tốn kém chi phí cao cho các doanh nghiệp bảo hiểm
Trang 32d) Chuyển chức năng tạo ra rủi ro tài chính cho bên thứ ba
Doanh nghiệp có thể chuyển chức năng tạo ra rủi ro tài chính cho bên thứ ba ví
dụ như doanh nghiệp cung ứng những khoản tín dụng thương mại (bán chịu), thay vì phải theo dõi các khoản phải thu có rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp bán nợ cho một ngân hàng thương mại chẳng hạn Như vây, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi, nợ xấu
e) Sử dụng các công cụ phái sinh đề phòng ngừa rủi ro tài chính
Các công cụ phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai (giao sau), hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn về hàng hóa, ngoại tệ và chứng khoán Các công cụ này sẽ được trình bày ở phần sau
f) Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tài chính
Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tài chính được xem như kỹ thuật phòng ngừa rủi ro (hedging risk), có nghĩa là doanh nghiệp có biện pháp ngăn chặn trước khả năng rủi ro tài chính có thể xảy ra Ví dụ như doanh nghiệp có chương trình phòng cháy chữa cháy nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra hỏa hoạn
g) Giảm thiểu hay làm dịu mức độ rủi ro tài chính
Kỹ thuật này làm giảm bớt các hiệu ứng tiêu cực của rủi ro tài chính có thể xảy
ra bằng các biện pháp làm giảm tác động tiêu cực của rủi ro tài chính Ví dụ như việc lắp đặt các túi khí trong xe hơi nhằm làm giảm thiểu sự va đập mạnh khi xảy ra tai nạn giao thông
h) Phân tán rủi ro tài chính
Kỹ thuật phân tán rủi ro là việc áp dụng lý thuyết phân tán rủi ro Ví dụ như doanh nghiệp đầu tư vào nhiều quốc gia khác nhau, đầu tư tài chính ra bên ngoài, đầu
tư vào nhiều chứng khoán khác nhau theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM: Capital Asset Pricing Model)
Trang 33i) Triệt tiêu các rủi ro tài chính
Kỹ thuật này ứng dụng việc phân tích lợi ích – chi phí (cost/benefit analysis) Ví
dụ lợi ích của việc sản xuất một sản phẩm đem lại thấp hơn chi phí phát sinh từ rủi ro tài chính thì doanh nghiệp có thể ngưng sản xuất sản phẩm đó
Trên đây là 9 kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính chủ yếu mà các doanh nghiệp cần cân nhắc áp dụng phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn của từng doanh nghiệp nhằm quản trị rủi ro tài chính
1.2.5 Đánh giá rủi ro tài chính thông qua các báo cáo tài chính
Để đánh giá các nhân tố gây rủi ro tài chính trong các báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải xem xét thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định, sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp Có nhiều loại tỷ sổ tài chính chính khác nhau Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số
nợ, các tỷ số khả năng sinh lợi, các tỷ số tăng trưởng và các tỷ số giá trị thị trường (Nguyễn Minh Kiều, 2009)
1.2.5.1 Các tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gồm có: tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) và tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio) Hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp
a) Tỷ số thanh toán hiện hành Rc (current ratio):
Tỷ số thanh toán hiện hành được xác định dựa vào dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn phải trả
Trang 34𝑅𝑅𝑅𝑅 = 𝐺𝐺𝐺𝐺á 𝑡𝑡𝑡𝑡ị 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 𝑛𝑛𝑛𝑛ắ𝑛𝑛 ℎạ𝑛𝑛𝑁𝑁ợ 𝑛𝑛𝑛𝑛ắ𝑛𝑛 ℎạ𝑛𝑛Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác
Tỷ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các doanh nghiệp cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước đề ra thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, khoản phải thu, hàng tồn kho ứ đọng) Một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao tuy nhiên hàng tồn kho là tài sản tương đối khó hoàn chuyển thành tiền vì phải rmất thời gian và chi phí tiêu thụ, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp b) Tỷ số thanh toán nhanh Rq (quick ratio):
Trang 35Tỷ số thanh toán nhanh được xác định dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi còn được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”, bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho
𝑅𝑅𝑅𝑅 = 𝐺𝐺𝐺𝐺á 𝑡𝑡𝑡𝑡ị 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 𝑛𝑛𝑛𝑛ắ𝑛𝑛 ℎạ𝑛𝑛 − 𝐺𝐺𝐺𝐺á 𝑡𝑡𝑡𝑡ị ℎà𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡ồ𝑛𝑛 𝑘𝑘ℎ𝑜𝑜𝑁𝑁ợ 𝑛𝑛𝑛𝑛ắ𝑛𝑛 ℎạ𝑛𝑛
Tỷ số Rq cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sử dụng những tài sản có tính thanh khoản nhanh chuyển đổi thành tiền để chi trả các khoản nợ đến hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho
1.2.5.2 Các tỷ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp
a) Tỷ số hoạt động tồn kho (inventory activity)
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho
𝑉𝑉ò𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑅𝑅𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 ℎà𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡ồ𝑛𝑛 𝑘𝑘ℎ𝑜𝑜 =𝐺𝐺𝐺𝐺á 𝑡𝑡𝑡𝑡ị ℎà𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡ồ𝑛𝑛 𝑘𝑘ℎ𝑜𝑜𝐷𝐷𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh
có thể nhận thấy liệu doanh nghiệp có giữ kho nhiều dưới dạng tài sản ứ đọng không tiêu thụ được không Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của doanh nghiệp sẽ cao Điều này phản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho
𝑆𝑆ố 𝑛𝑛𝑛𝑛à𝑞𝑞 𝑡𝑡ồ𝑛𝑛 𝑘𝑘ℎ𝑜𝑜 = 𝑆𝑆ố 𝑣𝑣ò𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑅𝑅𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 ℎà𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡ồ𝑛𝑛 𝑘𝑘ℎ𝑜𝑜𝑆𝑆ố 𝑛𝑛𝑛𝑛à𝑞𝑞 𝑡𝑡𝑡𝑡𝑜𝑜𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑛𝑛ă𝑚𝑚b) Kỳ thu tiền bình quân (average collection period – ACP)
Trang 36Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu Nó cho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày Công thức xác định như sau:
𝐾𝐾ỳ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞 𝑡𝑡𝐺𝐺ề𝑛𝑛 𝑏𝑏ì𝑛𝑛ℎ 𝑅𝑅𝑞𝑞â𝑛𝑛 =𝐷𝐷𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞 ℎà𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑛𝑛ă𝑚𝑚/360𝐺𝐺𝐺𝐺á 𝑡𝑡𝑡𝑡ị 𝑘𝑘ℎ𝑜𝑜ả𝑛𝑛 𝑝𝑝ℎả𝐺𝐺 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞c) Vòng quay tài sản cố định (fixed assets turnover ratio)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng Khi phân tích tỷ số này cần lưu ý mẫu số sử dụng tiêu thức Tài sản cố định ròng là tài sản cố định sau khi đã trừ khấu hao
𝑉𝑉ò𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑅𝑅𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 𝑅𝑅ố đị𝑛𝑛ℎ = 𝑇𝑇à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 𝑅𝑅ố đị𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ò𝑛𝑛𝑛𝑛𝐷𝐷𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞d) Vòng quay tổng tài sản (total assets turnover ratio)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó
là tài sản ngắn hạn hay dài hạn Công thức xác định vòng quay tổng tài sản:
𝑉𝑉ò𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑅𝑅𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 𝑡𝑡ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ảảả𝑛𝑛 =𝐺𝐺𝐺𝐺á 𝑡𝑡𝑡𝑡ị 𝑡𝑡ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛𝐷𝐷𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞1.2.5.3 Các tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay Khi một doanh nghiệp vay tiền, doanh nghiệp luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem là tạo ra đòn bẩy
Vì thế khi doanh nghiệp muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem doanh nghiệp có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xem xét doanh nghiệp có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép không?
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp (vì doanh nghiệp càng có nhiều nợ vay, rủi ro về
Trang 37mặt tài chính càng lớn) Ở các nước phát triển, người ta đánh giá được độ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp càng vay nhiều thì lãi suất càng cao
Đối với doanh nghiệp, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình Đòn bẩy tài chính một mặt giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông; mặt khác làm gia tăng rủi ro Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của doanh nghiệp từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình (PGS.TS Trần Ngọc Thơ, 2002)
a) Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio)
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay
𝑇𝑇ỷ 𝑠𝑠ố 𝑛𝑛ợ 𝑡𝑡𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑡𝑡ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 =𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑛𝑛ợTổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo
Lưu ý: tỷ số này sử dụng giá sổ sách chứ không phải giá thị trường Giá thị trường của doanh nghiệp cuối cùng xác định các chủ nợ có thu hồi được tiền của họ không Vì thế các nhà phân tích phải xem mệnh giá của các khoản nợ như một phần của tổng giá thị trường của nợ và vốn cổ phần Lý do chính là bởi vì giá thị trường bao gồm giá trị tài sản cố định vô hình thể hiện trong chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo v.v Những tài sản này thường không sẵn sàng để bán và nếu doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính thì tất cả giá trị này sẽ biến mất
b) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DER (Debt/Equity Ratio)
Trang 38𝑇𝑇ỷ 𝑠𝑠ố 𝑛𝑛ợ 𝑡𝑡𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑣𝑣ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ℎủ 𝑠𝑠ở ℎữ𝑞𝑞 =𝑉𝑉ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ℎủ 𝑠𝑠ở ℎữ𝑞𝑞𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑛𝑛ợ
Để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà doanh nghiệp phải chịu) người ra dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần
c) Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần
𝑇𝑇ỷ 𝑠𝑠ố 𝑛𝑛ợ 𝑑𝑑à𝐺𝐺 ℎạ𝑛𝑛 𝑡𝑡𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑣𝑣ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ổ 𝑝𝑝ℎầ𝑛𝑛 = 𝑁𝑁ợ 𝑑𝑑à𝐺𝐺 ℎạ𝑛𝑛
𝑉𝑉ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ổ 𝑝𝑝ℎầ𝑛𝑛Một tỷ số khác cũng được sử dụng đến để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà doanh nghiệp đang gánh chịu đó là tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
𝑇𝑇ỷ 𝑠𝑠ố 𝑡𝑡ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 𝑡𝑡𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑣𝑣ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ổ 𝑝𝑝ℎầ𝑛𝑛 = 𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛𝑉𝑉ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ổ 𝑝𝑝ℎầ𝑛𝑛d) Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào
𝐾𝐾ℎả 𝑛𝑛ă𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡𝑜𝑜á𝑛𝑛 𝑙𝑙ã𝐺𝐺 𝑣𝑣𝑞𝑞𝑞𝑞 =𝐿𝐿ã𝐺𝐺 𝑣𝑣𝑞𝑞𝑞𝑞𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝑇𝑇1.2.5.4 Các tỷ số khả năng sinh lời
Để đo lường khả năng sinh lời, doanh nghiệp có thể sử dụng các tỷ số sau: a) Tỷ số lời nhuận trên doanh thu (profit margin on sales)
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông Công thức tính tỷ số này như sau:
Trang 39𝑇𝑇ỷ 𝑠𝑠ố 𝑙𝑙ợ𝐺𝐺 𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞ậ𝑛𝑛 𝑡𝑡𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑑𝑑𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞 =𝐿𝐿ợ𝐺𝐺 𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞ậ𝑛𝑛 𝑡𝑡ò𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑅𝑅ℎ𝑜𝑜 𝑅𝑅ổ đô𝑛𝑛𝑛𝑛𝐷𝐷𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞
b) Tỷ số sức sinh lời căn bản (basic earning power ratio)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp, nghĩa là chưa
kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
𝑇𝑇ỷ 𝑠𝑠ố 𝑠𝑠𝐺𝐺𝑛𝑛ℎ 𝑙𝑙ờ𝐺𝐺 𝑅𝑅ă𝑛𝑛 𝑏𝑏ả𝑛𝑛 =𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝑇𝑇
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp, cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lời trong trường hợp các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ khác nhau
c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (return on total assets – ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản
𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 =𝐿𝐿ợ𝐺𝐺 𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞ậ𝑛𝑛 𝑡𝑡ò𝑛𝑛𝑛𝑛𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑡𝑡à𝐺𝐺 𝑠𝑠ả𝑛𝑛d) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần (return on common equyty – ROE)
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường
𝑅𝑅𝑅𝑅𝐸𝐸 =𝐿𝐿ợ𝐺𝐺 𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞ậ𝑛𝑛 𝑡𝑡ò𝑛𝑛𝑛𝑛𝑉𝑉ố𝑛𝑛 𝑅𝑅ổ 𝑝𝑝ℎầ𝑛𝑛
Trang 40e) Khả năng sinh lời trên doanh thu ROS (return on sales)
ROS là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạt động" ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu,… (nhưng trước lãi vay và thuế)
𝑅𝑅𝑅𝑅𝑆𝑆 = 𝐷𝐷𝑜𝑜𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ 𝑡𝑡ℎ𝑞𝑞𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝐸𝑇𝑇Khả năng sinh lời trên doanh thu có thể được sử dụng như một công cụ để phân tích hiệu suất của một doanh nghiệp Tỷ số này rất hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty khác nhau cũng như các chỉ tiêu khác, tốt nhất ta nên so sánh ROS của công ty trong một chuỗi thời gian để tìm xu hướng, và so sánh nó với các công ty khác trong ngành Một tỷ lệ ROS sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi một tỷ lệ giảm có thể là dấu hiệu lờ mờ khó khăn về tài chính 1.2.6 Các công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính
Các công cụ tài chính hiện nay cho phép chuyển giao trực tiếp rủi ro tài chính cho một bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006)
Trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thế giới ngày càng trở nên “phẳng hơn”, sự lưu thông và dịch chuyển các nguồn tài chính cũng như các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhưng chính vì thế mà sự bất ổn cũng cao hơn, rủi ro cũng nhiều hơn và đặc biệt rủi ro tài chính ngày càng trở nên khó dự báo hơn
Trước tình hình đó, thị trường xuất hiện nhu cầu về các phương thức quản trị rủi
ro tài chính một cách năng động và chủ động hơn Đó là nguyên nhân ra đời của các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính
Tùy theo đặc điểm ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử
dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính khác nhau, mục tiêu khác nhau, nhưng chủ