Liên hệ thực tiễn công tác tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp Samsung Vina Gia nhập WTO đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, việc phát triển kinh tế là một trong những chiến lược đặt nên hàng đầu.Và việc đầu tiên là cần phát triển con người. Con người là một nguồn lực không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển ấy. Nguồn nhân lực là một phần của tổ chức, là yếu tố quyết định đến sự sống còn của tổ chức nhưng nếu nhân lực gặp rắc rối thì nó sẽ trở thành chướng ngại trên đường phát triển của tổ chức. Bất kỳ một tổ chức nào nếu biết sử dụng và khai thác triệt để hiệu quả nguồn lực con người thì ở đó hoạt động đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó, người quản lý phải biết khai thác nhu cầu, sở thích, ham mê, lòng nhiệt tình..., nắm bắt được những điều đó sẽ có những quyết định mang tính khích lệ nhân viên, đó chính là việc tạo nên một động lực lớn trong lao động. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực là một hoạt động quan trọng trong tổ chức. Để phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động thì công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên trong công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Động lực làm việc ví như là một đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy người lao động tích cực làm việc, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. “Tạo động lực cho lao động” lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu, khi nhà quản trị muốn đứng vững trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn vấn đế này,doanh nghiệp nhóm 3 nghiên cứu đó chính là Samsung Vina.I.Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động.1.Khái niệm và vai trò tạo động lực cho người lao động.1.1.Khái niệm về động lực lao động Động lực lao động của con người có liên quan tới các thái độ hành vi cá nhân. Nó bắt nguồn từ các nhu cầu nội tại khác nhau của cá nhân đó và thúc đẩy cá nhan hành động để thảo mãn các nhu cầu này.1.2.Khái niệm về tạo động lực làm việc. Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Động lực lao động của con người có liên quan đến hành vi thái độ của cá nhân. Nó bắt nguồn từ các nhu cầu nội tại khác nhau của cá nhân đó và thúc đẩy cá nhân hành động để thỏa mãn nhu cầu này. Động lực của con người mang tính chủ quan, tự thân và do quy luật tự nhiên chi phối và quy định. Song vấn đề ở chỗ : con người ( hay người lao động) luôn hành động có ý thức và tình cảm, có lý trí và mục tiêu, chịu sự tác động rất lớn của ngoại cảnh, của môi trường sống và làm việc, vì vậy, có thể tạo ra và phát huy động lực của mỗi con người bằng những tác động đến ý thức, tình cảm, lý trí và cả nhu cầu của họ. Từ đó có thể hiểu: tạo động lực là một quá trình sử dụng những tác động tới con người,làm cho họ phát huy cao nhất mọi nỗ lực cá nhân để đạt được các mục tiêu. Đối với người lao động trong các tổ chức, tạo động lực làm việc là quá trình vận dụng hệ thống các chính sách, biện pháp, công cụ để tác động vào người lao động nhằm làm cho họ duy trì và phát huy động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài long hơn với công việc, mong muốn đạt được các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Gia nhập WTO đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức.Trong bối cảnh đó, việc phát triển kinh tế là một trong những chiến lượcđặt nên hàng đầu.Và việc đầu tiên là cần phát triển con người Conngười là một nguồn lực không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quantrọng trong sự phát triển ấy Nguồn nhân lực là một phần của tổ chức, làyếu tố quyết định đến sự sống còn của tổ chức nhưng nếu nhân lực gặprắc rối thì nó sẽ trở thành chướng ngại trên đường phát triển của tổ chức.Bất kỳ một tổ chức nào nếu biết sử dụng và khai thác triệt để hiệu quảnguồn lực con người thì ở đó hoạt động đạt hiệu quả cao Để làm đượcđiều đó, người quản lý phải biết khai thác nhu cầu, sở thích, ham mê,lòng nhiệt tình , nắm bắt được những điều đó sẽ có những quyết địnhmang tính khích lệ nhân viên, đó chính là việc tạo nên một động lực lớntrong lao động
Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực là một hoạt động quan trọng trong tổchức Để phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động thì công tác tạođộng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên trong công ty đóng vai trò
vô cùng quan trọng Động lực làm việc ví như là một đòn bẩy mạnh mẽthúc đẩy người lao động tích cực làm việc, từ đó góp phần nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của công ty “Tạo động lực cho lao động” lúcnào cũng được đặt lên hàng đầu, khi nhà quản trị muốn đứng vững trongdoanh nghiệp Để hiểu rõ hơn vấn đế này,doanh nghiệp nhóm 3 nghiêncứu đó chính là Samsung Vina
Trang 2I. Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động.
1. Khái niệm và vai trò tạo động lực cho người lao động.
1.1.Khái niệm về động lực lao động
Động lực lao động của con người có liên quan tới các thái độ hành
vi cá nhân Nó bắt nguồn từ các nhu cầu nội tại khác nhau của cá nhân
đó và thúc đẩy cá nhan hành động để thảo mãn các nhu cầu này
1.2.Khái niệm về tạo động lực làm việc.
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức
Động lực lao động của con người có liên quan đến hành vi thái độ của cá nhân Nó bắt nguồn từ các nhu cầu nội tại khác nhau của cá nhân
đó và thúc đẩy cá nhân hành động để thỏa mãn nhu cầu này
Động lực của con người mang tính chủ quan, tự thân và do quy luật
tự nhiên chi phối và quy định Song vấn đề ở chỗ : con người ( hay người lao động) luôn hành động có ý thức và tình cảm, có lý trí và mục tiêu, chịu sự tác động rất lớn của ngoại cảnh, của môi trường sống và làm việc, vì vậy, có thể tạo ra và phát huy động lực của mỗi con người bằng những tác động đến ý thức, tình cảm, lý trí và cả nhu cầu của họ
Từ đó có thể hiểu: tạo động lực là một quá trình sử dụng những tác động tới con người,làm cho họ phát huy cao nhất mọi nỗ lực cá nhân để đạt được các mục tiêu Đối với người lao động trong các tổ chức, tạo động lực làm việc là quá trình vận dụng hệ thống các chính sách, biện pháp, công cụ để tác động vào người lao động nhằm làm cho họ duy trì
Trang 3và phát huy động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài long hơn với côngviệc, mong muốn đạt được các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
1.3.Vai trò tạo động lực cho người lao động làm việc.
1.3.1 Đối với cá nhân người lao động.
Con người luôn có những nhu cầu cần được thỏa mãn về cả hai mặt vật chất và tinh thần Khi người lao động cảm thấy những nhu cầ của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn Đối với cá nhân người lao động không có động lực lao động thì hoạt động lao động khó có thể đạt được mục tiêu của nó bởi vì khi đó họ chỉ lao động hoàn thành công việc được giao mà không có được sự sáng tạo hay cố gắng phấn đấu trong lao động, họ chỉ coi công việc đang làm như một nghĩa vụ phai thực hiện theo hợp đồng lao động
mà thôi Do đó nhà quản lý cần phải tạo được động lực thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên
Người lao động chỉ hoạt động tích cực khi mà họ được thỏa mãn mộtcách tương đối những nhu cầu của bản thân Điều này thể hiện ở lợi ích
mà họ được hưởng Khi mà người lao động cảm thấy lợi ích mà họ nhận được không tương xứng với những gì họ bỏ ra họ cảm thấy không thỏa mãn được những nhu cầu của mình thì sẽ gây ra cảm giác chán nản làm việc không tập trung cao Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu nên lợi ích mà người lao động nhân được phải tương xứng với những gì
họ cống hiến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc
Động lực lao động còn giúp cho người lao động có thể tự hoàn thiện mình Khi có được động lực trong lao động người lao động có được nỗ lực lớn hơn để lao động học hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình Nếu
không có động lực
1.3.2 Đối với doanh nghiệp.
Trang 4Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Kinh nghiệm của Nhật Bản và các “con rồng Châu Á” chothấy phải tiến ra con đường đi riêng phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh
tế, văn hoá và xã hội Việt Nam Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn
vì phải đuổi kịp trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới trong một thời gian ngắn với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu và thiếu vốn đầu tư Một trong những giải pháp tình thế là tăng năng suất lao động để có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn trên cơ sở trang thiết bị và vốn sẵn có, do đó có tốc độ tích luỹ vốn nhanh hơn Vì lý do nêu trên, vấn đề kích thích lao động hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà lãnhđạo và quản lý Mặt khác, khi vấn đề vốn đầu tư và trang thiết bị đã được giải quyết thì tăng năng suất và kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng để doanh nghiệp và các
cơ quan nghiên cứu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung có thể pháttriển nhanh và có hiệu quả
Kích thích lao động là tạo ra sự thôi thúc bên trong của con người đến với lao động, sự thôi thúc đó được tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức Tạo động lực kích thích lao động làm việc
• Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới
• Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động
• Là nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận
1.3.3 Đối với xã hội.
Tạo động lực cho người lao động làm việc tác động đến sự tăng
trưởng của nền kinh tế bởi tạo động lực làm việc là điều kiện để tăng
Trang 5năng suất lao động của cá nhân cũng như của doanh nghiệp mà năng suất lao động tăng làm cho của cải vật tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều
và do vậy nền kinh tế có sự tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tê lại là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế, giúp con người có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu của mình ngày càng đa dạng, phong phú Vì vậy, tạo động lực làm việc gián tiếp xây dựng xã hội ngày môtj phồn vinh hơn dựa trên sự phát triển của các tổ chức kinh doanh
2 Các hình thức tạo động lực cho người lao động.
2.1.Cáchình thức tạo động lực thông qua công cụ tài chính.
2.1.1 Tạo động lực lao động thông qua tiền lương.
“Tiền lương là một khoản tiền mà người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành những công việc nhất định” Như vậy tiền lương là một trong những công cụ đắc lực, là động
cơ thúc đẩy con người làm việc Tiền lương mà người lao động được trả phải đảm bảo phản ánh đúng sự đóng góp của người lao động và được những nhu cầu cần thiết cơ bản trong cuộc sống của họ thì người lao động mới phát huy được tài năng của mình, thúc đẩy được động lực lao động
Tuy vậy không phải tổ chức nào cũng phải trả một mưc lương thật cao cho người lao động để có được động lực vì điều này còn phụ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn chi trả của tổ chức Do đó để nâng cao vai trò kích thích lao động thông qua tiền lương cần phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền lương với sự cống hiến của người lao động Công tác trả lương cho lao động phải đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc cỏ bản để có thể tạo được động lực cho người lao động làm việc
2.1.2 Tạo động lực lao động thông qua tiền thưởng.
Trang 6“ Tiền thưởng là một trong những công cụ đãi ngộ quan trọng trong việc tao động lực cho lao động, làm tăng thêm thu nhập cho lao động khuyến khích họ lam việc hăng say hơn” Khi họ đạt được thành tích, nhà quản lý phải biết cách khen thưởng kịp thời Việc quan trọng này phải được làm thường xuyên chứ không phải đợi đến cuối năm Chẳng hạn như việc bầu chọn nhân viên xuất sắc, nhân viên có nhiều sáng kiến,nhân viên phục vụ khách hàng tốt nhất, nhân viên bán hàng giỏi nhất
có thể tiến hành hàng tháng hay hàng quý
Việc bầu chọn phải hết sức công bằng, hợp lý Việc tiến hành công nhận hay trao giải thưởng phải trang trọng Thông tin khen thưởng phải được công bố rộng rãi cho mọi nhân viên, đối tác và đặc biệt là gia đình của người được khen thưởng
2.1.3 Tạo động lực thông qua phụ cấp,trợ cấp và phúc lợi.
Phụ cấp: là khoản mà doanh nghiệp trả thêm cho người lao động, do
họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện không bình thường hoặc không ổn định
Doanh nghiệp có thể có các loại phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp lưu động…
Trợ cấp: được thực hiện nhằm giúp nhân lực khắc phục được khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thế Vì vậy nếu có nhu cầu trợ cấp thì doanh nghiệp mới chi trả Trợ cấp có nhiều loại khác xa như: bảo hiểm, trợ cấp y tế, giáo dục, đi lại, nhà ở…
Việc cung cấp các hoạt động phúc lợi và trợ cấp có ý nghĩa rất lớn đốivới cả người lao động và doanh nghiệp:
• Đảm bảo cuộc sống thông qua việc nâng cao thu nhập, hỗ trợ viện phí, khám sức khoẻ miễn phí…
Trang 7• Tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc thu hút những nhân tài vào làm việc.
• Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
• Tạo niềm tin, gây dựng sự tin tưởng của người lao động với công ty
2.1.4.Tạo động lực thông qua cổ phần.
Cổ phần là hình thức tạo động lực tài chính nhằm làm cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ với doanh nghiệp các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức tạo động lực này dưới dạng quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động
2.2 Các hình thức tạo động lực thông qua công cụ phi tài chính.
2.2.1 Tạo động lực thông qua công việc.
Đối với người lao động trong doanh nghiệp, công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho và họ có nghĩa
vụ phải hoàn thành
Nếu người lao động được phân công công việc quan trọng phù hợp thì họ sẽ có hứng thú trong công việc, có trách nhiệm đối với kết quả làm việc
Các công việc phải đảm bảo các yêu cầu: mang lại thu nhập xứng đáng; có một vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp; phù hợp với trình độ chuyên môn tay nghề và kinh
nghiệm; có cơ hội để học tập thăng tiến; không nhàm chán; không ảnh hướng đến sức khỏe
2.2.2 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc.
Được thực hiện dưới các hình thức:
Trang 8• Tạo dựng không khí làm việc.
• Quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc
• Đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động
• Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
• Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể
• Quy định thời gian và giờ giấc làm việc linh hoạt
Ngoài ra, thái độ ứng xử của nhà quản trị đối với nhân viên thuộc cấp là một trong những nội dung qan trọng của tạo động lực phi tài chính và có tác động mạnh mẽ đến tinh thần làm việc của nhân viên và tập thể lao động
3. Quy trình tạo động lực cho người lao động
3.1 Xác định nhu cầu của người lao động.
Xác định nhu cầu của người lao động có nghĩa là cần phải biết rõ những nhu cầu nào đã được thỏa mãn, đang được thỏa mãn, chưa được thỏa mãn? Cho loại lao động nào? Bộ phận nào? Trong đó, những nhu cầu tạo nên những mong muốn chưa được thỏa mãn, gây ra những trạng thái căng thẳng thần kinh của người lao động Sự căng thẳng này tạo ra các áp lực hoặc các động lực thúc đẩy trong các cá nhân Những áp lực này tạo ra việc tìm kiếm các hành động để tìm đến những mục tiêu cụ thể, mà nếu tới được các mục tiêu cụ thể này sẽ giảm được trạng thái căng thẳng trong người lao động
Căn cứ xác định nhu cầu của người lao động: nhà quản trị cần dựa trên phân tích công việc và kết quả đánh giá thực hiện công việc để xem xét, phân tích kết quả thực hiện công việc của lao động hiện tại, những mong muốn, nguyện vọng, đề xuất của người lao động
Trang 9Phương pháp thu thập thông tin xác định nhu cầu của người lao độn: phỏng vấn, bản hỏi, quan sát, thỏa luận nhóm, phân tích thông tin sẵn có
- Phương pháp phỏng vấn: người phỏng vấn hỏi nhân viên về những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện công việc tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, nhu cầu hỗ trợ từ phía doanh nghiệp của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc hay quá trình công tác tại doanhnghiệp
- Phương pháp bàn hỏi: nhân viên trả lời những câu hỏi liên quan đển công việc mức độ hài lòng của nhân viên đối với công việc, đốivới những chính sách nhân lực của doanh nghiệp, những nguyện vọng cụ thể của nhân viên
3.2 Phân loại nhu cầu của người lao động.
Sau khi nắm bắt nhu cầu của người lao động nhà quản trị cần phân loại nhu cầu ưu tiên cho các đối tượng lao động khác nhau trong doanh nghiệp Việc phân loại nhu cầu của người lao động là khác nhau theo từng cá nhân và khác nhau theo từng khía cạnh khác như: nhóm nhu cầu bậc cao lại quan trọng hơn nhu cầu ở bậc thấp do cá nhân phấn đấu để đạt địa vị trên các nấc thang của danh vọng hoặc nhu cầu cá nhân còn khác nhau theo các giai đoạn của nghề nghiệp, quy mô doanh nghiệp, khu vực địa lý của mỗi doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, thậm trí việc con người làm việc ở mỗi quốc gia có trình độ pháttriển về kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau cũng dẫn đến sự khác nhau
về nhu cầu cá nhân của họ
3.3 Lập chương trình tạo động lực cho người lao động.
Thực hiện theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu tạo động lực cho NLĐ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ(Why)
- Xác định các đối tượng cần tạo động lực tương ứng với các hình thức tạo động lực trong mỗi giai đoạn, thời kỳ đó(Who, What)
Trang 10- Xác định địa điểm, bộ phận áp dụng chương trình(Where).
- Xác định lịch trình, thời gian thực hiện chương trình(How)
- Xác định kinh phí dành cho chương trình
3.4.Triển khai chương trình tạo động lực cho người lao động.
Việc triển khai chương trình tạo động lực cho người lao động cần thực hiện theo đúng lịch trình đã xác định Các công việc cụ thể bao gồm: lập danh sách và thông báo đến các bộ phận, các đối tượng đã xác định trong chương trình tạo động lực, chuẩn bị các điều kiện vật chất phục vụ chương trình như: địa điểm, trang thiết bị, giải trí, chuẩn bị kinh phí cho cho các đối tượng heo như đã phê duyệt
3.5.Đánh giá quá trình tạo động lực cho người lao động.
Đánh giá quá trình tạo động lực cho người lao động lên quan đến việc đánh giá chương trình và kết quả tạo động lực cho NLĐ
Chương trình tạo động lực có thể đánh giá theo các tiêu thức:
chương trình có đạt được mục tiêu không? Những điểm thành công, hạn chế của chương trình, đánh giá chi phí và kết quả của chương trình từ đó
so sánh chi phí và lợi ích của chương trình
Đánh giá kết quả tạo động lực thông qua các tiêu chí: sự hài lòng của NLĐ đối với công việc, tỉ lệ nghỉ việc, vắng mặt,
II. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty
Trang 11trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước SAMSUNG Vina luôn liên tục giữ
vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động…
CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG VINA
2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm
TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí
PC World Việt nam bình chọn
2005: Doanh thu đạt 290 triệu USD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm
TV màu và màn hình vi tính LCD
(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việtnam bình chọn)
2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD
Giải vàng chất lượng Việt Nam
Dẫn đầu thị trường TV LCD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV Phẳng và màn hình vi tính LCD (Côngty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Trang 12Tại Việt Nam, SAMSUNG Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng Nghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống
âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in,
ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của SAMSUNG Vina không chỉ sảnxuất cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philippines
Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắcnhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng
Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SAMSUNG Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006; doanhthu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm
2006 Trung bình hàng năm, SAMSUNG Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD
Hiện nay, SAMSUNG Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của côngty SAMSUNG VINA
Những thành quả đạt được trong sản xuất và kinh doanh trong 11 năm qua tại Việt Nam là sự thể hiện tổng lực sức mạnh nhân lực của công ty trong suốt nhiều năm phấn đấu, thể hiện phương châm và
nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực của SAMSUNG Vina đang đi đúng hướng Hiện nay, SAMSUNG Vina có 800 nhân viên trên toàn quốc, làm việc trong môi trường thân thiện và nhiều điều kiện tốt để phát triển Điểm nổi bật nhất khi làm việc tại SAMSUNG Vina, đó là nhân viên luôn được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại nhất,
Trang 13được tham gia vào các khóa học đào tạo tiên tiến nhất ở cả trong và ngoài nước Kể từ năm 2001, SAMSUNG đã áp dụng chính sách đào tạonhân tài cho công ty bằng việc sử dụng công cụ OTVR (Organization talent vitality review) Với công cụ này, những nhân viên nòng cốt luôn
có cơ hội rộng mở cho việc đào tạo để nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp trong công ty
Ngoài ra, SAMSUNG Vina còn có các chương trình trao đổi kỹ sư
và kỹ thuật viên ra nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề và trau dồi kiến thức trong khu vực Chính vì những chính sách lấy con người là trung tâm của sự phát triển, đội ngũ nhân viên của SAMSUNG Vina đã rất gắn
bó với công ty, rất nhiều người trong số họ đã gắn bó với SAMSUNG Vina kể từ những ngày đầu tiên thành lập
Với triết lý con người là trung tâm của sự phát triển, hiện nay,
SAMSUNG Vina đang triển khai chương trình ”Nơi làm việc tuyệt vời” (great working place) với một lộ trình liên tục cải thiện môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, đào tạo, lương cũng như những thay đổi tích cực về văn hóa công ty để biến công ty thành một nơi làm việc lý tưởng nhất ở Việt Nam Mục tiêu của công ty là tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn ở đó tất cả mọi nhân viên luôn vui vẻ, say mê làm việc, không ngừng sáng tạo, luôn yêu thương lẫn nhau và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công ty và xã hội
Các hoạt động cộng đồng :
Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, SAMSUNG Vina luôn đặtmục tiêu tham gia vào các hoạt động có ích cho cộng đồng như thể thao, văn hoá và xã hội ở Việt Nam lên hàng đầu, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, đồng hành cùng cộng đồng và vì cộng đồng phát triển
Trang 14Chương trình SAMSUNG Digital Hope sau 4 năm thực hiện đã tài trợ hơn 260,000 USD cho các dự án tin học cộng đồng giúp cải thiện đờisống thanh thiếu niên và người tàn tật qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Chương trình “Từ Trái tim đến Trái tim” phối hợp với Trung tâm Y
tế SAMSUNG ở Hàn Quốc đã tài trợ hơn 550,000 USD, giúp Bệnh viện Nhi Trung ương đào tào bác sỹ và tiếp nhận kỹ thuật mổ tim cho trẻ em bệnh tim, giúp chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhi tim bẩm sinh ở Việt Nam Cũng trong chương trình này, nhiều bệnh nhi tim hiểm nghèo đã được đưa sang Hàn QUốc để chữa trị
Trong sáu năm qua, “Cuộc đi bộ từ thiện đồng hành cùng
SAMSUNG” đã thu hút khoảng 100,000 lượt người tham gia, quyên gópđược gần 1,15 tỷ đồng, giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, đồngbào bị bão lụt và cấp học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó Thành tích về đóng góp xã hội, nhà nước :
Trong 10 năm hoạt động và phát triển tại Việt nam, SAMSUNG Vina luôn hoàn thành tốt các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và đóng góp cho quỹ từ thiện Trung bình mỗi năm, công ty đã nộp ngân sách
200 tỷ đồng, chi từ thiện xã hội khoảng 4-6 tỷ đồng Ngoài ra, việc đầu
tư dây chuyền sản xuất hiện đại cho nhà máy, các hệ thống xử lý chất thải là một cam kết của SAMSUNG nhằm bảo đảm môi trường xanh
và sạch Công ty đã được các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh tặng Bằng khen “Công ty có môi trường xanh và sạch nhất”
SAMSUNG Vina còn là một trong những công ty thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội cho nhân viên tốt nhất Việt Nam Ghi nhận những đóng góp tích cực này, trong nhiều năm liền SAMSUNG đã vinh
dự nhận bằng khen của Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về
Trang 15thành tích “Công ty thực hiện tốt chế độ chính sách bảo hiểm Xã hội đối với người lao động”.
TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA SAMSUNG VINA :
Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, hiện nay SAMSUNG Vina đang tiếp tục sắp xếp lại và mở rộng việc đầu tư và kinh doanh của mình
để đón bắt những cơ hội to lớn tại thị trường trong nước và xuất khẩu Mục tiêu của SAMSUNG Vina là trở thành một trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử của tập đoàn SAMSUNG cho thị trường thế giới và đạtdoanh thu trên 1 tỷ USD ở thị trường Việt nam năm 2010
Là một phần của tập đoàn điện tử SAMSUNG năng động,
SAMSUNG Vina đang phấn đấu để trở thành một thương hiệu được yêuthích nhất tại Việt Nam và là nơi làm việc lý tưởng nhất được tất cả những người Việt Nam mơ ước gia nhập
2.2.Thực trạng các hình thức tạo động lực cho nhân viên tại công ty.
2.2.1 Thực trạng các hình thức tạo động lực tài chính.
2.2.1.1 Đánh giá tăng lương.
Mọi nhân viên của Samsung Vina có thời gian làm việc từ 06 tháng trở lên đều được xem xét tăng lương, tối đa là một lần một năm (vào tháng 03 hàng năm) trừ những trường hợp đặc biệt Mức độ tăng lương dựa vào kết quả đánh giá nhân viên trong 02 kỳ đánh giá trước đó trong năm
2.2.1.2 Chế độ khen thưởng.
Samsung Vina có các hình thức khen thưởng sau:
a) Khen thưởng định kỳ hàng năm
Trang 16Thưởng theo kết quả đánh giá: Trong một năm, dựa vào kết quả đánh giá 06 tháng đầu năm và 06 tháng cuối năm và tình hình kinh
doanh mà nhân viên Samsung Vina có 01 đến 02 kỳ khen thưởng
Thưởng có thể bằng tiền mặt hoặc bằng quà
Thưởng Tết âm lịch: Samsung thưởng Tết âm lịch bằng một tháng lương hoặc hơn, dựa vào kết quả kinh doanh Thưởng theo các ngày lễ trong năm: thưởng ngày 1/1, 30/4, 2/9, quà tặng cho phụ nữ ngày 8/3, quà tặng Tết trung thu
b) Khen thưởng khác
Thưởng chất lượng, đề án: Thuyết phục công nhân viên đóng góp cải tiến công việc, hàng tháng công ty đều có thưởng đề án, sáng kiến cải tiến cho công nhân viên có những đóng góp về cải tiến trong mọi mặtcủa công ty Hàng quý, chọn cá nhân hay tập thể có đóng góp cho hoạt động cải tiến của công ty bằng các hoạt động nâng cao chất lượng, đề ánhoặc tổ phân nhiệm để biểu dương và thưởng tiền hoặc hiện vật Những
cá nhân hay tập thể có đóng góp nhiều đề án nhất sẽ trở thành vua đề án của tháng, quý, năm
Thưởng thâm niên: Để thuyết phục công nhân viên làm việc lâu dài
và khen ngợi thành tích trong thời gian làm việc, vào ngày kỷ niệm thành lập công ty hàng năm tính theo đơn vị 05 năm một tức 05 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm… để biểu dương, thưởng tiền hoặc hiện vật
2.2.1.3 Phụ cấp làm việc xa nhà.
Nhân viên chuyển đổi nơi làm việc đến các trụ sở, văn phòng hay chi nhánh của công ty, cách xa nơi ở hiện tại 500 Km trong thời gian trên 30 ngày thì được hưởng phụ cấp xa nhà mà không áp dụng chế độ công tác phí
Mức phụ cấp xa nhà được áp dụng như sau:
Trang 17Chuyển đến làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội: 2,000,000 VND / tháng / người.
Chuyển đến làm việc tại Đà Nẵng: 1,000,000 VND / tháng / người
2.2.1.4 Phụ cấp tốt nghiệp cao học ở nước ngoài.
Phụ cấp cho những người tốt nghiệp cao học ở Hàn Quốc: VND
4,200,000 Bao gồm: Có bằng cao học: VND 3,000,000
Biết tiếng Hàn: VND 1,200,000
Phụ cấp cho những người tốt nghiệp cao học tại các nước khác: VND 3,000,00
2.2.1.5 Bán hàng nội bộ giảm giá.
Hàng năm, công ty sẽ tiến hành bán hàng nội bộ giảm giá cho nhân viên Chủng loại, số lượng và giá bán do Ban giám đốc quyết định Chính sách này nhằm thuyết phục nhân viên dùng sản phẩm của công ty
để có thể gắn bó với công ty hơn
2.2.1.6 Trang bị điện thoại di động và hỗ trợ cước phí sử dụng.
Nhân viên do yêu cầu công việc phải thường xuyên sử dụng điện thoại di động thì làm đề nghị xin trang bị điện thoại di động và hỗ trợ cước sử dụng Ban giám đốc sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và quyếtđịnh Trong trường hợp được chấp thuận thì định mức cước di động được hỗ trợ như sau:
Cấp Manager trở lên: không giới hạn định mức sử dụng
Cấp Assistant Manager: không quá 1.000.000 VND/tháng
Nhân viên Team leader của bộ phận Sales&Marketing: không quá 1.200.000 VND / tháng
Trang 18Trường hợp đồng thời là Team leader và cấp hàm Assistant Managerthì áp dụng định mức 1.200.000 VND/tháng
Nhân viên khác: 600.000 VND/tháng
Nhân viên có thể được hỗ trợ cước phí điện thoại di động nhưng không nhất thiết được trang bị điện thoại di động Điện thoại di động được trang bị là tài sản của công ty Nhân viên phải có nghĩa vụ hòan trảnếu công việc hiện tại không đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên hoặc khi nhân viên nghỉ việc
2.2.2 Thực trạng các hình thức tạo động lực phi tài chính.
Để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, Samsung Vina đã và đang thực hiện chương trình: Xây dựng Savina thành một môi trường làm việc mà nhân viên “Tin tưởng vào những người mà bạn đang làm việc, Tự hào về công ty và công việc của mình, Yêu thích và hòa đồng với đồng nghiệp của mình”
2.2.2.1 TRUST: tin tưởng vào những người mà bạn đang làm việc
• SAVINA LINK: đây là bản tin nói về các hoạt động của công ty được phát hành định kỳ để nhân viên tìm hiểu về công ty
• Dạy nấu ăn
• Ngày hội giáng sinh cho con em nhân viên: Vào ngày Noel hàng năm, công ty sẽ tiến hành một buổi tiệc với khách mời là gia đình những nhânviên có con nhỏ lên công ty vui chơi và nhận những món quà của công ty
• Huấn luyện về an tòan giao thông
• Huấn luyện phòng cháy, chữa cháy
• Phát nón bảo hiểm cho nhân viên
Trang 19• Bản tin về các giải thưởng và các chương trình đã, đang và sẽ thực hiện.
• Bản tin về hoạt động của GWP
• Các lớp về kỹ năng giao tiếp
• Ngoài ra, đối với những nhân viên xuất sắc, có thành tích làm việc tốt và có triển vọng phát triển thì sẽ được đào tạo ở nước ngòai Các khóa đào tạo phát triển nghề nghiệp
2.2.2.2 PRIDE: tự hào về công ty và công việc của mình
Samsung Vina thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện để nhânviên tham gia, nâng cao tinh thần tương thân tương ái, nâng cao sức mạnh tinh thần như: tặng quà cho trẻ em nghèo nhân dịp trung thu, nhân dịp tết âm lịch, thăm các viện dưỡng lão, viện mồ côi, trẻ em tàn tật
• Tặng quà cho trẻ em dịp Tết trung thu
• Hỗ trợ cho nạn nhân của tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
• Tặng quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật
2.2.2.3 FUN: Yêu thích và hòa đồng với đồng nghiệp của mình.
• Tổ chức các hoạt động đội nhóm để nhân viên sinh hoạt và vui chơi Xây dựng tinh thần đồng đội thông qua các trò chơi, để mọi người làm việc chung, có thể hiểu nhau hơn và phối hợp tốt với nhau trong công việc
• Nghỉ phép năm: Hàng năm, Samsung Vina thuyết phục nhân viên sử dụng các ngày phép để phục hồi sức khỏe Nếu do yêu cầu công việc
mà nhân viên không sử dụng hết ngày phép thì sẽ được quy đổi thànhtiền để nhân viên không bị thiệt