Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực
Trang 2Lời mở đầu:
Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày cang được mở rộng ra các nước, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều Đơn vị thanh toán không chỉ
là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến trao đổi tiền của nước khác Tiền của mỗi nước được quy định theopháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tấtyếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này sang đồng tiền khác đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế rất phức tạp và nhạy cảm Kinh
tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như hiện tượng kinh tế của khác biến động là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của
sự vật hiện tượng Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường, khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân hoặc do những trục trặc nào đó làm hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình thường Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ
sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn …
Nhận thức được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái tỷ trong tổng thể chính sách tài chính – tiền tệ, trong suốt thời gian qua, NHNN Việt Nam đã
cố gắng xây dụng và điều hành một chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết, cố gắng theo sát tình hình cung cầu trên thị trường, đồng thời vừa thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ Tuy nhiên, để thực hiện một chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, linh hoạt trong chiến lược tăng trưởng hướng ngoại của Việt Nam đồi hỏi phải có sự điều chỉnh hợp lý hơn nữa Cuộc khung hoảng tài chính tiền tệ khu vực và hàng loạt các cuộc suy thoái khác đã cho thấy những nguy cơ tiềm tàng mà chúng ta phải đối phó; sự suy giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giá trị thực của đồng Việt Nam v.v
Trang 3Đề án này được xây dựng trên cơ sở phân tích mang tính hệ thống về tỷgiá hối đoái trên phương diện lý thuyết và thực tế ở Việt Nam, cách điều hành và xây dụng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam như thế nào và ảnh hưởng của
nó đến các vấn đề xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra một vài nhận định, đánh giá về công tác điều hành tỷ giá thời gianqua và một số hướng giải quyết trong tương lai
Trang 4Mục lục
Chương I : Tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái:
1 Tỷ giá hối đoái
1.1 Khái niệm
1.2 Các loại tỷ giá hối đoái trên thị trường
1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
2 Chính sách tỷ giá hối đoái và việc hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái
2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái
2.2 Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái
2.3 Các công cụ can thiệp
Chương II : Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam:
1 Tỷ giá hối đoái giai đoạn trước 1989
2 Cải cách chế độ tỷ giá
2.2.1 Giai đoạn 1989- 1993
2.2 Giai đoạn 1993- 1996
2.3.Giai đoạn 1997 – nay
3 Những thành công và tồn tại trong chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái
3.1 Thành công
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chinh sách
tỷ giá hối đoái:
1.Mục tiêu và định hướng
2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chinh sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 5Chương I : Tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái:
1 Tỷ giá hối đoái:
1.1 Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia dùng trong quan hệ kinh tế quốc tế Ví dụ: 1 USD = 247.83 JPY Tuy nhiên, không phải đồng tiền nào cũng được nhận để thanh toán bên ngoài quê hương của nó Để chuyển đổi ra nội tệ của nước nào đó, nó phải được ngân hàng nước đó thu mua Những đồng tiền có thể chuyển đổi thành nội tệ của một nước khác được gọi là ngoại tệ, nó được xem là phươngtiện thanh toán và đầu tư quốc tế Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi phổ biến như: USD ( Mỹ ), JPY ( Nhật ), EUR
…
1.2 Các loại tỷ giá hối đoái trên thị trường
1.2.1 Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song:
Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường Tỷ giá hối đoái cũng có thểđược quy định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định Ở nhiều nước, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách lẻ thường chênh lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau: (1) đã được tính gộp cả phí dịch vụ; (2) có 2 tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoái chính thức ( có thể là do cơ quan hữu trách quy định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy định ) và một tỷ giá không chính thức ( còn gọi là tỷ giá hối đoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyết định
Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch ngân hàng thương mại và tỷ giá hạch toán Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại
tệ niêm yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ Còn tỷ giá tại các của hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song
1.2.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá là tỷ giá không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước
Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước
Trang 6Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nội địa / Giá nướcngoài = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát trong nước / Tỷ lệ lạm phát nước ngoài
1.2.3 Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực:
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền gọi là tỷ giá hối đoái song phương Còn tỷ giá hối đoái hiệu lực tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thươngmại lớn) Tỷ giá này được tính trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giásong phương giữa đồng tiền X với từng đồng tiền kia Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế
1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế Sự vận động của
nó có tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia:
Thứ nhất, nó là phương tiện để thực hiện trao đổi thương mại quốc tế
Một quốc giá muốn mua hàng hóa ở nước khác phải đổi đồng tiền nước mình ra tiền nước đó để thực hiện các giao dịch Tỷ giá hối đoái sẽ quy định
tỷ lệ quy đổi giữa hai loại đồng tiền đó
Thứ hai, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu Khi đồng
tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó ở nước ngoài sẽ thành đắt hơn và hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá, hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở thành rẻ hơn trong khi hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành đắt hơn (các yếu tố khác không đổi)
Tỷ giá tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động tới cáncân thanh toán quốc tế, gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân
Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô Tác động vào tỷ giá sẽ làm
ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu từ đó ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp … Việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng Tỷ giá còn góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết vấn để nợ nước ngoài, …
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
Trang 7việc tăng giá của đồng nội tệ Thuế quan và cô-ta lâu dài làm cho đồng tiền của một nước tăng giá Tuy vậy một quốc gia thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” thì vấn để tỷ giá đối với họ không có nhiều ý nghĩa cho lắm.
- Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Một sự ưa thích hàng ngoại làm tăng cầu về ngoại tệ khiến cho cung ngoại tệ tăng dịch chuyển và giá đồng nội tệ giảm xuống Về lâu dài cầu về hàng xuất khẩu của một nước làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập tăng lên làm đồng tiền nước đó giảm giá
- Năng suất lao động: Năng suất lao động cao làm giá hàng hóa của mộtnước rẻ tương đối so với các nước khác Cầu hàng xuất khẩu của nước đó cao lên kéo theo sự tăng giá của đồng tiền nước đó Về lâu dài, do năng suất lao động của một nước cao tương đối so với các nước khác, nên đồng tiền của nước đó tăng giá
- Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến giá: Phần lớn các nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng “đôla hóa” trong nền kinh tế Đó là sự mất niềm tin vào đồng bản tệ, người dân và các tổ chức kinh tế găm giữ đô la và chỉ tín nhiệm dòng tiền này trong thanh toán trao đổi Do vậy cầu USD rất lớn và giá các đồng bản tệ xuống thấp
- Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát nước B, nước A cần nhiều tiền hơn để đổi lấy một lượng tiền nhất định của nước B, giá đồng tiền nước A vì vậy giảm xuống
- Cán cân thương mại: Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Xuất khẩu nhiều tỷ giá tăng
* Các nhân tố ngắn hạn:
- Lãi suất: lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau Trong một nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãi suất thế giới
ổn định sẽ làm cho các nguồn vốn quốc tế đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn Do vậy cầu tiền nước này tăng lên và tỷ giá tăng theo
- Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái Bội thu cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng
2 Chính sách tỷ giá hối đoái và việc hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái.
2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế Do vậy, chính sách tỷ giá hối đoái của bất kì quốc gia nào cũng đều được coi như một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia Duy trì, giữ vững sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô là yêu
Trang 8cầu cấp thiết để tăng trưởng kinh tế, là mục tiêu hàng đầu và tập trung của các chính sách kinh tế của chính phủ, trong đó có chính sách tỷ giá Một quốc gia tùy theo điều kiện hoàn cảnh và thời điểm sẽ xác định cho mình một chính sách tỷ giá thích hợp.
Trên thế giới hiện nay các nước theo đuổi các cách điều hành tỷ giá khác nhau song rút lại đều đi theo các xu hướng hoặc là chế độ tỷ giá cố định hoặc là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc thả nổi có kiểm soát
Hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Do cung cầu trên thị trường ngoại
hối quyết định tỷ giá, không có sự can thiệp của chính phủ
Hệ thống tỷ giá cố định: đó là tỷ giá do ngân hàng trung ương ấn định ở
một mức nào đấy Tỷ giá cố định có thể cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối Để giữ được tỷ giá ở mức cố định ngân hàng trung ương phải mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Và như vậy, cung tiền tuột khỏi sự kiểm soát của ngân hàng trung ương Ngân hàng trungương chỉ có thế đạt được một trong hai mục tiêu: hoặc giữ cho tỷ giá cố địnhhoặc là kiểm soát được mức cung tiền chứ không thể đồng thời thực hiện được cả hai mục tiêu đó
Hệ thống tỷ giá thả nổi có kiểm soát: Nằm giữa hai thái cực trên Quan
điểm của các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại coi trọng cả vai trò kinh
tế của chính phủ và quy luật “bàn tay vô hình” Tỷ giá được hình thành trên
cơ sở thị trường theo quy luật cung cầu, cơ quan điều hành chính sách tiền tệchỉ tác động lên tỷ giá bằng các công cụ mang tính thị trường tác động lên thị trường ngoại hối
2.2 Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái:
Nhưng vấn đề đặt ra là phải xác định chế độ tỷ giá hối đoái nào: cố định, thả nổi hay thả nổi có kiểm soát Một cuộc tranh luận về những chế độ
tỷ giá hối đoái đã nổ ra Thế giới đã chuyển từ chế độ tỷ giá hối đoái cố định, được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến đầu năm 1973, sang chế độ tỷ giá thả nổi, linh hoạt thay đổi hàng ngày
Nhưng vào cuối những năm 80 chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn bộc lộ tác động tiêu cực đến các nền kinh tế và người ta bắt đầu nghĩ đến một chế
độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, nhằm hạn chế những tác động của chế độ tỷ giálinh hoạt Hiện nay các chính phủ đều muốn can thiệp để hạn chế những biến động mạnh mẽ lên xuống của tỷ giá, một mặt là cần thiết để cân bằng cung cầu trong thời gian ngắn, nhưng mặt khác lại gây ra những biến động không mong muốn cho giá cả và đầu ra ở trong nước
2.3 Các công cụ can thiệp:
Phương án can thiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song nó phụ thuộc phần lớn vào chế độ tỷ giá hiện hành Mỗi chế độ ngoại hối đều có phương
án điều chính can thiệp thích hợp Trên thực tế, đã và đang tồn tại nhiều
Trang 9phương pháp khác nhau: phương pháp lãi suất chiết khấu, các nghiệp vụ thị trường hối đoái, quỹ bình ổn hối đoái, giảm giá hoặc tăng giá đồng nội tệ …
Phương pháp lãi suất chiết khấu:
Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chính tỷ giá hối đoái trên thị trường Khi tỷ giá hối đoái đạt đến mức “báo động” cần phải can thiệp thì NHTƯ nâng cao lãi suất chiết khấu Do lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn Nhờ thế mà sự căng thẳng
về nhu cầu ngoại tệ bớt đi, làm cho tỷ giá không có cơ hội tăng nữa
Tuy nhiên, chính sách lãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động một cách qua lại gián tiếp, chứ không phải quan hệ trực tiếp Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá là không giống nhau, do đó những biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo biến động của tỷ giá Lãi suất cao có thể thu hút được vốn ngắn hạn từ nước ngoài, nhưng nếu tình hình kinh tế - chính trị -
xã hội không ổn định thì khó có thể thực hiện được vì vấn đề an toàn vốn phải đặt lên trên hết Khủng hoảng 1971- 1973 ở Mỹ là một ví dụ: mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp ba thịtrường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Tây Đức và Nhật Bản
Các nghiệp vụ thị trường hối đoái:
Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp rất quan trọng của nhà nước để giữ vững sự ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái
Một sự can thiệp hữu hiệu trong đó đồng tiền trong nước được bán để mua tài sản nước ngoài đưa đến: (1) thu đem dự trữ quốc tế; (2) một sự tăng trong cung tiền tệ; (3) một sự sụt giá của đồng nội tệ Ngược lại, khi đồng tiền trong nước được mua bằng cách bán tài sản nước ngoài đưa đến: (1) Dự trữ quốc tế giảm; (2) Cung tiền tệ giảm; (3) Đồng tiền trong nước tăng giá.Tùy điều kiện mỗi quốc gia mà việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ này có
sự khác nhau về phạm vi, quy mô tác động Với những nước có nền kinh tế phát triển cao, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên quy mô rộng lớn, đôi khi mở ra trên phạm vi cả một khu vực, thậm chí toàn cầu.Việc lựa chọn các thời điểm cần mua, cần bán ngoại tệ trên thị trường với tỉ giá nào để đạt được mục tiêu điều chỉnh là những hoạt động có ý nghĩaquyết định Nếu chủ quan, thiếu cân nhắc đầy đủ kỹ càng việc lựa chọn này thì hậu quả khó mà lường hết được
Điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này, chính phủ thường gặp phải phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân
Trang 10cư trong xã hội bắt nguồn từ lợi ích kinh tế Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa nhũng nhà xuất khẩu và nhập khẩu, giữa những người đang nắm giữ trong tay số lượng lớn ngoại tệ và những người trong túi chỉ có nội tệ.
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một điều kiện không thể thiếu
là Chính phủ phải có một lượng dự trữ ngoại tể đủ sức để can thiệp vào thị trường khi cần thiết
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái:
Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không ổn định, thậm chí hay xảy ra các biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ dự trữ bình
ổn hối đoái như là một trong các công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là:
- Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia ( như Anh, HàLan …)
- Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái ( như Pháp,
Mỹ, Thụy Sĩ, …)’
Hạn chế của công cụ này là nó chỉ tác động lớn khi khủng hoảng ngoại
tệ ít nghiêm trọng Hơn nữa, việc tạo lập được quỹ bình ổn hối đoái đòi hòi các quốc gia phải có một thực lực nhất định về kinh tế
Phá giá đồng tiền:
Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc giảm thấp sức mua của đồng tiền so với các ngoại tệ Kết quả của phá giá sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến sự tăng hoặc giảm của tỷ giá hối đoái Đây là điểm giống nhau giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau
Điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm thường xuyên liên tục của Nhà nước nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế đẩy lùi lạm phát Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo nguyêntắc duy trì biên độ dao động cho phép tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá hối đoái được sử dụng làm chuẩn Khác hẳn với phá giá đồng tiền,một biện pháp mạnh, cực đoan, chỉ áp dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết
Phá giá không phải là giải pháp đúng cho mọi trường hợp Nó phải được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thích hợp Nếu không hiệu ứng tiêu cực của hành động phá giá sẽ đẩy tình hình vào thếkhủng hoảng trầm trọng hơn
Bên cạnh giảm giá sức mua đồng nội tệ là việc nâng giá sức mua đồng nội tệ Nó thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định thấp so với giá trên thị trường quốc tế
Trang 11- Hạn chế xuất khẩu do sức ép của các nước bạn hàng nhằm tạo thế cân bằng trong thương mại quốc tế.
- Tăng khả năng nhập khẩu, kiềm chế lạm phat
- Ngăn ngừa các loại ngoại tệ đang bị mất giá tràn vào nước mình
Sự can thiệp điều hành tỷ giá trong lịch sử không phải luôn giống nhau Thực tế mỗi công cụ can thiệp điều chỉnh tỷ giá lại được vận dụng một cách linh hoạt tương ứng với mỗi điều kiện, chế độ tỷ giá cụ thể
Chương II: Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam
1.Tỷ giá hối đoái giai đoạn trước 1989:
Trong quan hệ với các nước thuộc khối XHCN trước đây, tỷ giá của Việt Nam được tính theo đồng Rúp clearing ( sau này đổi là rúp chuyển khoản- transferable ruble) đồng tiền ghi sổ dùng trong thanh toán mậu dịch giữa các nước thuộc khối XHCN tự quy định với nhau để làm sao cho tài khoản các bên, sau khi trao đổi ngoại thương theo khối lượng đã quy định trong hiệp định kí kết vào đầu năm thì cuối năm không còn số dư
Từ ngày 25/11/1955, tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ của Trung Quốc là: 1NDT = 1,470 VND, 1 Rúp (Liên Xô) = 0,5 NDT, tỷ giá chéo là 735 VND = 1 Rúp Sau đổi tiền (1959) tỷ giá VND với Rúp và NDT thay đổi Đến năm 1977 các nước XHCN thỏa thuận thanh toàn với nhau bằng Rúp chuyển nhượng (RCN) Mỗi RCN có hàm lượng vàng là 0.98712 gam
Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị thu chi ngoại tệ với Ngân hàng ngoại thương, tính thu chi ngân sách nhà nước khi nhận viện trợ bằng đồng Rúp vàcấp phát cho các tổ chức kinh tế để thanh toán với các đơn vị ngoại thương
Tỷ giá kết toán nội bộ được điều chỉnh như sau:
Năm 1958 : 1 Rúp = 5,64 VND
Năm 1986 : 1 Rúp = 18 VND
Năm 1987 : 1 Rúp = 150 VND
Năm 1988 : 1 Rúp = 700 VND
Đến tháng 3/1989 hủy bỏ chế độ kết toán nội bộ
Đặc trung trong chế độ tỷ giá của Việt Nam thời kì này là cố định, đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết
tỷ giá hối đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất
mà còn kìm hãm các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế trong một thời gian dài
2.Cải cách chế độ tỷ giá:
Từ năm 1989 trở về sau cho đến nay, nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp mới trong quan hệ đối ngoại, và chính sách tỷ giá từng
Trang 12bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài Số lượng các công
ty được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, cùng vớiviệc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản, chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới, bản thân cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đã được nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh thực tế Từ một
cơ chế đa tỷ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa rời thị trường, tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh theo các quan hệ và điều kiện của các quy luật kinh tế thị trường Cơ chế một tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của nhà nước
đã phát huy được vai trò vừa là một phạm trù kinh tế vận động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế vừa là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt và có sự quản lý của nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước có sự khác nhau theo từng năm, ta có thể chia làm 3 giai đoạn:
2.1 Giai đoạn thả nổi tỷ giá: 1989- 1993:
Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái VND/USD thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1: Tỷ giá và lạm phát của Việt Nam qua các năm 1989-1993
Nă
m
Tỷ giá USD/VND
Lạm phát
Giá chính thức của nhà nước
Giá thị trường
tự do giảm %Tăng
198
9 4.200 4.570 +8.80 +34.070 199
0 6.650 7.550 +13.50 +67.50 199
1 12.720 12.550 -0.02 +68.00 199
2 10.720 10.500 -0.02 +17.50 199
3 10.835 10.736 -0.01 +5.20
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá USD/VND có biến động lên xuống qua các năm Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi tỷ giá đã:
Trang 13- Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ, nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá
- Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc USD làm mất ổn định nền kinh tế
- Quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt kết quả như mông muốn
- Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ Tình trạng leo thang của giá đồng đô la đã kích thích tâm lý dự trữ đô la Ngoại
tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước Mọi
cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lựcngay khi vừa mới công bố Giai đoạn này, ngân hàng đã không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ
Trước tình hình đó, từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái VND/USD Nội dung chính của những thay đổi về chính sách và cơ chế nêu trên là:
- Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo các tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế, mở cửa trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau theo giá thỏa thuận
- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như vậy cộng thêm
sự can thiệp điều tiết của ngân hàng nhà nước đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã giải tỏa được tâm lý đầu cơ ngoại
tệ, ngăn được xu hướng tăng giá quá mức của đô la Mỹ trên thị
trường Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm
2.2.Giai đoạn cố định tỷ giá 1993- 1996:
Bảng 2: Lạm phát và tỷ giá Việt Nam qua các năm 1993- 1996
Năm Tỷ giá USD/VND năm trước (%)So sánh % phát (%)Tốc độ lạm
1994 11.050,00 +1.98 14.7
Trang 141996 11.060,00 +0.18 4.5( số liệu lấy từ tập san khoa học ngân hàng tháng 7/1995 đến tháng 12/1995 và từ số 1/1996 đến tháng 12/1996 và từ tháng 1/1997 đến tháng12/1997 )
Do tỷ giá chính thức của nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong thời gian này không chênh lệch nhiều, nên lấy tỷ giá chính thức của nhà nước làm cơ sở, qua bảng 2 ta thấy tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ, vào các cụm nhân tố đối ngoại
Việc duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài ( 1993- 1996) đã không khuyến khích được xuất khẩu làm cho ngoại thương kém phát triển biểu hiện
cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3: Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 1993- 1996 ( đơn vị tính: triệu USD )
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu
nợ nước ngoài để bù đắp cán cân kinh tế Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi,
tỷ trọng nhập máy móc thiết bị công nghệ ngày càng tăng, nhưng nhập siêu vẫn kéo dài làm đất nước lún sâu vào nợ nần, khó khăn cho nền tài chính quốc gia
2.3.Giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước từ 1997 cho đến nay:
Trước tình hình thâm hụt cán cân thương mại, từ năm 1997 nhà nước đã có những chỉ đạo:
- Chỉ đạo xử lý nợ quá hạn từ năm 1994, hạn chế kịp thời tình trạng mở LC thanh toán tràn lan và cuối năm 1996 thông qua khống chế mức mở LC At Sight là chủ yếu, hạn chế mở LC trả chậm, xem
Trang 15xét cho nhập khẩu những mặt hàng cần thiết chủ yếu là những mặt hàng về tư liệu sản xuất, dựa vào huy động vốn trung và dài hạn ngày càng được nâng cao và huy động vốn bằng mọi biện pháp thông qua mức kí quỹ bắt buộc.
- Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường
Nhìn chung giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung bị giảm sút Thực tế 6 tháng cuối năm 1997 nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường nhiều lúc bị ngưng trệ
Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với
6 tháng đầu năm 1997, doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD giảm 1% so với 6 thángđầu năm 1997, nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ đã phải mua với giá cao và chịu lỗ rất lớn do tỷ giá tăng đột biến Ngoại tệ tăng giá mạnh
đã làm tăng nhu cầu vay vốn VND do lãi suất thấp hơn và không chịu rủi ro
về tỷ giá đã gây mất cân bằng đối với cung cầu VND trên thị trường
Nhà nước ta đã mở rộng liên độ giao dịch của các Ngân hàng thương mại từ 1% đến 5% rồi đến 10% Những giải pháp này cũng đã kịp thời góp phần làm giam sức ép đối với tỷ giá hối đoái của VND
Chính sách tỷ giá đã được nhà nước điều chỉnh từng bước linh hoạt, một mặt tạo điều kiện cho giá trị VND phản ánh tương đối xác thực cung cầu ngoại tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, một mặt đáp ứng khả năng hỗ trợ xuất khẩu
Đầu năm 1998, tình hình tỷ giá hối đoái trong nước càng ngày càng trở nên phức tạp, giá USD mỗi ngày một tăng, thậm chí có ngày thay đổi giá vàilần điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội Nhiều doanhnghiệp cố gắng giữ ngoại tệ trong tài khoản chờ tăng giá để kiếm chênh lệch.Một số doanh nghiệp khác có nhu cầu ngoại tệ để trả nợ, mua thiết bị hoặc L/C đến hạn thanh toán nhưng lại không dám vay vì sợ tỷ giá ngoại tệ tăng đột biến sẽ không trả nợ được Đồng ngoại tệ đóng băng Ngân hàng không mua không bán và cho vay bằng ngoại tệ được
Trước tình hình đó Chính phủ đã có một quyết định đúng nhằm kiểm soát ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc ban hành quyết định 37/1998/QD- TTg (ngày 14/2/1998) “về một số biện pháp quản lý ngoại tệ” Đây là một bước thành công lớn của nhà nước ta trong vấn đề kiểm soát và quản lý ngoại tệ, nhanh chóng làm giảm cơn sốt tỷ giá ngoại tệ, làm giá USD ở thị trường tự do giảm xuống mức thấp
Tình hình tỷ giá Việt Nam những năm gần đây:
Khác với giai đoạn trước, từ năm 2007 đến nay, biểu đồ tỷ giá
VND/USD chuyển biến liên tục và đầy kịch tính Từ cuối năm 2006, lần đầutiên trong điều hành tỷ giá, các NHTM niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức