Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn của tôi với đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Tỉnh Thái Ng
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-LÊ THỊ MỸ LINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ, CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-LÊ THỊ MỸ LINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ, CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn của tôi với đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất
sạch hơn tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Học viên
Lê Thị Mỹ Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn TS Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn và
quý thầy cô khoa Tài Nguyên và Môi Trường, phòng sau đại học đã truyền đạtnhững kiến thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ kinh nghiệm để
em hoàn thành luận văn được thuận lợi
Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, phòng kỹ thuật, phòng quản lýcông nghệ và các phòng ban khác của nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty cổphần Gang Thép Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc cung cấp các
số liệu, tài liệu quý giá để tôi thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đãquan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Thị Mỹ Linh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu đề tài 1
2.1 Mục tiêu tổng quát 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa đề tài 2
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở pháp lý 3
1.2 Cơ sở khoa học 3
1.2.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng sản xuất sạch hơn 3
1.2.2 Khái niệm sản xuất sạch hơn 5
1.2.3 Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn 6
1.2.4 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn 8
1.3 Cơ sở thực tiễn 14
1.3.1 Tổng quan tài liệu thế giới 14
1.3.2 Tổng quan tài liệu trong nước 16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.3 Nội dung nghiên cứu 23
2.3.1 Sơ lược về nhà máy luyện thép Lưu Xá 23
2.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường trong hoạt động SXSH 23
2.3.3 Đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu 23
Trang 62.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu 23
2.4.2 Phương pháp so sánh 24
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích 24
2.4.4 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích 24
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 25
2.4.6 Phương pháp chuyên gia 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1.Sơ lược về nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nhà máy luyện thép Lưu Xá 26
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 29
3.1.3 Tổ chức sản xuất và bộ máy của nhà máy 30
3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy 36
3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường trong hoạt động SXSH 36
3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau khi áp dụng SXSH 36
3.2.2 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trước và sau khi áp dụng SXSH 47
3.2.3 Đánh giá hiệu quả môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH 52
3.3.Đề xuất các giải pháp SXSH trong quá trình sản xuất 71
3.3.1 Xác định các cơ hội sản xuất sạch hơn trong các khâu sản xuất của Nhà máy 71
3.3.2 Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn và đề xuất các giải pháp có tính khả thi 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1.KẾT LUẬN 79
2.KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 7DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ANZECC Hội đồng Bảo tồn và Môi trường Australia và New Zealand
BCT – KHCN Bộ Công thương – Khoa học công nghệ
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CCM Công nghệ lò điện hồ quang
CIS Cộng đồng các quốc gia độc lập
CT – BCT Chỉ thị của Bộ Công thương
DESIRE Dự án trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ
GTCT Giảm thiểu chất thải
NTSH Nước thải sinh hoạt
QĐ – BCN Quyết định của Bộ Công nghiệp
QĐ – BYT Quyết định của Bộ Y tế
QĐ – SCT Quyết định của Sở Công thương
QÐ – TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
SECO Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ
SXSVN Sản xuất sạch Việt Nam
TT – BCT Thông tư của Bộ Công thương
UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghệp Liên Hợp Quốc
UNEP United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc) USD United States Dollar (Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ)
VNĐ Việt Nam Đồng (Đơn vị tiền tệ của Việt Nam)
VCS Vietnam Steel Coporation (Tổng công ty thép Việt nam)
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy từ năm 2009 đến năm 2013 46
Bảng 3.2 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và năng lượng Nhà máy sử dụng để sản xuất ra 1 tấn thép phôi trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn 50
Bảng 3.3 Kết quả đo khí, bụi, ồn trong khu vực sản xuất tháng 8/2009 56
Bảng 3.4 Kết quả đo khí, bụi, ồn xung quanh khu vực sản xuất tháng 1/2010 57
Bảng 3.5 Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tháng 8/2009 58
Bảng 3.6 Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất tháng 8/2009 59
Bảng 3.7 Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy năm 2009 60
Bảng 3.8 Bảng thống kê lượng phát sinh chất thải nguy hại trong Nhà máy 61
Bảng 3.9 Số liệu đo nhanh môi trường vi khí hậu tháng 8/2014 65
Bảng 3.10 Kết quả đo khí, bụi, ồn trong khu vực sản xuất tháng 8/2014 65
Bảng 3.11 Kết quả đo khí, bụi, ồn xung quanh khu vực sản xuất tháng 8/2014 66
Bảng 3.12 Kết quả phân tích các mẫu nước thải sinh hoạt tháng 8/2014 67
Bảng 3.13 Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất tháng 8/2014 68
Bảng 3.14 Kết quả phân tích môi trường đất của Nhà máy tháng 08/2014 69
Bảng 3.15 Lợi ích về môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH 70
Bảng 3.16 Định mức và giá thành nhiên liệu và năng lượng năm 2014 76
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp 4
Hình 1.2 Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm 4
Hình 1.3 Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn 6
Hình 1.4 Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH 7
Hình 1.5 Quy trình đánh giá SXSH theo phương pháp luận DESIRE 9
Hình 1.6 Sản lượng thép phôi của Việt Nam 17
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Nhà máy Luyện thép Lưu Xá 31
Hình 3.2 Biểu đồ sản lượng nhà máy đạt được giai đoạn trước và sau sản xuất sạch hơn (từ năm 2003 đến năm 2014) 37
Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ luyện thép thỏi của Nhà máy 47
Hình 3.4 Sơ đồ lưu trình công nghệ của hệ thống lọc bụi túi vải
53
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây thế giới phải liên tiếp hứng chịu, trải quanhững thảm họa môi trường xảy ra trên phạm vi toàn cầu Nguyên nhân là do sựphát triển quá lớn của dân số, quá trình đô thị và công nghiệp hóa diễn ra quánhanh, hệ lụy của quá trình đó là sự phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễmvào môi trường Việc tìm cách giảm thiểu các chất thải ra môi trường từ các Nhàmáy, xí nghiệp, đang là một vấn đề mang tính cấp bách với các quốc gia trênthế giới
Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia môi trường trên thế giới đã đưa ranhiều biện pháp giải quyết như: công nghệ xử lý cuối đường ống, công nghệsạch, công nghệ sản xuất sạch hơn,…Một trong những hướng giải pháp hữu hiệuđược lựa chọn tại một số nước phát triển đó là việc áp dụng sản xuất sạch hơn(SXSH) vào trong quá trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ Một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của SXSH là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tạinguồn phát sinh Phương pháp này vừa mang tính chất tiếp cận vừa mang tínhchủ động
Ngành công nghiệp thép Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959 bằng việcxây dựng Khu gang thép Thái Nguyên, nay là Công ty gang thép Thái Nguyên,
do Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm Do sự đi đầu trong ngành gang thép nên ngành này được coi là ngành kinh
tế mũi nhọn trong sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên trong quá trìnhsản xuất tại các Nhà máy tại công ty Gang Thép Thái Nguyên hàng năm đã xảthải một lượng lớn các chất gây ô nhiễm đặc biệt môi trường không khí, môitrường đất, nước cũng như tiếng ồn ở khu vực xung quanh Xuất phát từ cơ sở
thực tiễn đó là tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản
xuất sạch hơn tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”.
2 Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trang 11Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn ở Nhà máy Luyện thépLưu Xá thuộc công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên Từ đó đề ra những giảipháp nhằm nâng cao năng suất đồng thời bảo vệ môi trường cho quá trình sảnxuất của Nhà máy
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường khi áp dụng SXSHtrong hoạt động sản xuất của Nhà máy, chỉ ra ưu – nhược điểm và đánh giá hiệuquả
- Sàng lọc và đề xuất được các giải pháp SXSH có tính khả thi cao để ápdụng vào thực tiễn
3 Ý nghĩa đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinhnghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác nghiên cứu cũng như áp dụngcông nghệ SXSH của TP Thái Nguyên một cách hiệu quả trong giai đoạn mới,nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trườngtrong thành phố
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiệu quả khi áp dụng SXSH
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nguyên nhiênliệu và sản xuất sạch hơn tại Nhà máy
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở pháp lý
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QÐ – TTg ngày 7/9/2009 vớimục tiêu: Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất côngnghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vậtliệu giảm phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chấtlượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững
Công văn số 351/BCT – KHCN của Bộ Công thương về việc hướngdẫn đăng ký nội dung thực hiện " Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến
Thông tư số 01/2009/TT – BCT hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất
1.2 Cơ sở khoa học
1.2.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng sản xuất sạch hơn
Thực tế cho thấy các quá trình sản xuất công nghiệp luôn gây ra ô nhiễmmôi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn
Trang 13Nguyên liệu Khí thải
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp [5]
Trong những năm qua các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
Phớt lờ
Pha loãng &
phát tán
Xử lý cuốiđường ống Sản xuất sạch hơn
Hình 1.2 Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm [5]
Vào thời điểm bắt đầu thì gần như con người không quan tâm đến ônhiễm do hậu quả của ô nhiễm môi trường chưa thực sự nghiêm trọng, mức độphát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ Khi mà ngành công nghiệpphát triển hơn và đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm thì 2 biện pháp sơ cấp được sửdụng đó là pha loãng và phát tán Đối với hai phương pháp này thì tổng lượngchất thải đưa vào môi trường không đổi
Và sự ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này bắt đầu được quan tâmnhiều hơn và cụ thể hơn đặc biệt bảo vệ môi trường còn được đưa vào các vănbản pháp quy bắt buộc phải thực hiện vì thế phương pháp xử lý cuối đường ống
ra đời Một vấn đề đặt ra đó là việc lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải
ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đápứng yêu cầu bắt buộc trước khi đưa vào môi trường Phương pháp này phổ biếnvào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm Tuy nhiên,
xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như: không thể áp dụng với
Trang 14các trường hợp có nguồn thải phân tán rộng như nông nghiệp, đôi khi sản phẩmphụ sinh ra trong quá trình xử lý lại là các tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp mặtkhác chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng lên do cộng thêm cả chi phí xử lý.
Ngăn chặn phát sinh chất thải tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng,nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyênliệu nữa được đưa vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ Tiếp cận này bắt đầu xuấthiện từ năm 1980 với những cách gọi khác nhau “ phòng ngừa ô nhiễm”, “giảmthiểu chất thải” Ngày nay, thuật ngữ “ sản xuất sạch hơn” được dùng phổ biếntrên thế giới để chỉ cách tiếp cận này Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trongviệc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phươngpháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh củachúng Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngàycàng nặng Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế vàmất uy tín trên thị trường Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệpngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH
Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểmsoát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triểnkhách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nóiriêng và toàn xã hội nói chung Ba cách tiếp cận đầu là những tiếp cận quản lýchất thải bị động trong khi các ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thảichủ động Có thể nói SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa” Tuynhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống.Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử
lý ô nhiễm
1.2.2 Khái niệm sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa hơn phương pháp xử lý cuối đường ống ởchỗ là tránh tạo ra chất thải thay vì phải xử lý chất thải Đây thường được gọi làphương pháp chủ động phòng ngừa trong quản lý chất thải Theo UNEP, sảnxuất sạch hơn được định nghĩa như sau:
Trang 15Sản xuất sạch hơn là quá trình ứng dụng liên tục một chiến lược tổng hợp phòng ngừa về môi trường trong các quá trình công nghệ, các sản phẩm, và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.
Đối với quy trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm quá trình bảo toàncác nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, và giảm vềlượng cũng như độc tính của tất cả các khí thải và chất thải, trước khi thoát rakhỏi quy trình sản xuất
Đối với các sản phẩm, chiến lược tập trung vào giảm thiểu các tác động,cùng với toàn bộ vòng đời của sản phẩm, tính từ khâu khai thác nguyên liệu đếnkhâu xử lý cuối cùng khi loại bỏ sản phẩm đó
Đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn kết hợp những lợi ích về môi trườngvào thiết kế và cung cấp dịch vụ
Sản xuất sạch hơn đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiệnquản lý môi trường có trách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ
Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn được tóm tắt trong hình 1.3như sau:
Tổng hợp Quy trình công nghệ Môi trường
Hình 1.3 Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn [5]
1.2.3 Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn
Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm sau:
Trang 16CÁC KỸ THUẬT SXSH
TUẦN HOÀN
GIẢM TẠI NGUỒN
CẢI TIẾN SẢN PHẨM
Thu hồi và
tái sử dụng
tại chỗ
Tạo ra sản phẩm phụ hữu ích
Thay đổi quy trình sản xuất
Quản lý nội vi tốt
Thay đổi nguyên liệu đầu
vào
Kiểm soát quy trình sản xuất tốt hơn
Cải tiến thiết bị
Thay đổi công nghệ
Hình 1.4 Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH [4]
Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse): tận dụng chất
thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đíchkhác
Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful by-products):
tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác Ví dụ: Sản xuấtcồn từ rỉ đường phế thải của Nhà máy đường
Tối ưu hóa quá trình sản xuất (Process optimization): để đảm bảo
các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất
và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thờigian, áp suất, pH, tốc độ, cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gầnvới điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quảcao nhất, có năng suất tốt nhất
Quản lý nội vi tốt (Good housekeeping): quản lý nội vi là một loại giải
pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn Quản lý nội vi thường không đòi hỏichi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải phápSXSH Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành,bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm
Trang 17 Thay thế nguyên vật liệu (Raw material substitution):là việc thay thế
các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môitrường hơn Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chấtlượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn
Bổ sung thiết bị (Equipment modification):lắp đặt thêm các thiết bị để
đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt
Thay đổi công nghệ (Technology change): chuyển đổi sang một công
nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểulượng chất thải và nước thải Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thuhồi vốn rất nhanh
Thiết kế sản phẩm mới (New product design): thay đổi thiết kế sản
phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng cácnguyên liệu ðộc hại
1.2.4 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tựvận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánhgiá về SXSH Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc
sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém và các tác độngcủa các quá trình sản xuất công nghiệp
Năm 1993, Uỷ ban năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự ánDESIRE (trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ)gồm các giai đoạn theo sơ đồ sau:
Trang 18Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay kiểm toán giảm thiểu chất
thải)
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn
Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất
thải
Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Giai đoạn 6: Duy trì giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới
Hình 1.5 Quy trình đánh giá SXSH theo phương pháp luận DESIRE [4]
Trang 19a Giai đoạn 1 – Chuẩn bị
Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán SXSH
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm ðại diện:
- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (ban giám đốc công ty, Nhà máy)
- Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng)
- Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kỹ thuật
- Các chuyên gia SXSH (có thể mời các chuyên gia SXSH bên ngoài) Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định huớng lâu dài chochương trình SXSH Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xâydựng được sự đồng lòng Các mục tiêu phải phù hợp với chính sách của doanhnghiệp, có tính hiện thực
Nhiệm vụ 2:Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm: sản xuất, vận chuyển, Thu thập số liệu để xác định định mức (tiêu thụ nguyên liệu, nănglượng, )
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Ở nhiệm vụ này, nhóm công tác không cần đi vào chi tiết mà phải đánhgiá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải, mức
độ tác động đến môi trường, các cơ hội SXSH dự kiến, các lợi ích dự đoán, Những đánh giá như vậy là hữu ích để đặt trọng tâm vào một hay một số côngđoạn sản xuất sẽ phân tích chi tiết hơn
Ở bước này, việc tính toán các định mức là rất cần thiết như: tiêu thụnguyên liệu, năng lượng, nước; lượng nước thải, lượng phát thải khí
b Giai đoạn 2 – Phân tích các công đoạn
Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất
Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn(trọng tâm kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chấtthải Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn.Việc thiết lập sơ đồ chính xác thường không dễ, nhưng lại là nhiệm vụ rất quantrọng quyết định đến sự thông suốt của quá trình
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
Trang 20Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng
và nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xuất Ngoài ra,cân bằng vật chất còn sử dụng để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSHsau này
Cân bằng vật chất có thể là: cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằngcho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay cânbằng cho từng thành phần nguyên liệu
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Có thể tiến hành bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản phẩmtrung gian mất theo dòng thải Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổsung của nguyên liệu tạo ra chất thải, chi phí của sản phẩm nằm trong chất thải,chi phí thải bỏ chất thải, thuế chất thải,
Nhiệm vụ 7:Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải
Mục đích của nhiệm vụ này là qua phân tích tìm ra các nguyên nhânthực tế gây ra các tổn thất và từ đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho cácvấn đề thực tế
c Giai đoạn 3 – Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT)
Các cơ hội GTCT được đưa ra trên cơ sở phân loại như:
(1) Thay thế nguyên liệu
(2) Quản lý nội vi tốt hơn
(3) Kiểm soát quá trình tốt hơn
(4) Cải tiến thiết bị
(5) Thay đổi công nghệ(6) Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ(7) Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích(8) Cải tiến sản phẩm
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợpkhông thực tế Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cầnđịnh tính Các cơ hội sẽ được phân chia thành:
- Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay
- Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay
- Các cơ hội còn lại – sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn
d Giai đoạn 4 – Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải
Trang 21 Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH
dự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn, Ngoài ra,cũng cần phải liệt kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH này
Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:
- Chất lượng sản phẩm, công suất, yêu cầu về diện tích
- Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng
- Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật
- Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi về kinh tế là thông số quan trọng nhất để đánh giá các cơ hộiSXSH Cần ưu tiên trước hết các cơ hội có chi phí thấp
Các công việc cần làm: thu thập số liệu, lựa chọn các tiêu chí đánh giá vềkinh tế, tính toán kinh tế
Các tiêu chí đánh giá về kinh tế:
Thời gian hoàn vốn (năm) = Vốn đầu tư ban đầu
Dòng tiền ròng hàng năm
Đây là tiêu chí phản ánh mức độ rủi ro và là quy tắc nhanh cho các dự án nhỏ
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản
lý nội vi và cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải)
Tuy nhiên, với những trường hợp phức tạp như: thay đổi nguyên liệu, sảnphẩm hay quá trình thì việc đánh giá các khía cạnh môi trường cần được quantâm Cần chú ý các khía cạnh môi trường:
- Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải
- Nguy cơ chuyển sang môi trường khác
- Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế
- Tiêu thụ năng lượng
Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là:
- Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
- Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại
- Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại
- Giảm tiêu thụ năng lượng
Trang 22 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường đểlựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp theo
e Giai đoạn 5 – Thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải
Một số các giải pháp có thể thực hiện ngay sau khi được xác lập (ví dụ:Sửa chữa các chỗ rò rỉ và buộc tuân thủ các quy trình công tác), trong khi một sốkhác đòi hỏi phải có một kế hoạch hệ thống để thực hiện
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động(action plan) phải được xây dựng
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
Để đạt được kết quả tối ưu thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ (cán bộ,công nhân) không được phép bỏ qua mà phải xem là một công tác quan trọng.Nhu cầu đào tạo phải được xác định trong khi đánh giá tính khả thi về mặt kỹthuật
Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cầnphải thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó Thựchiện trên cơ sở từng phần một có thể đạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng
sẽ không duy trì được lâu
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Đây là công việc không thể bỏ sót vì quá trình giám sát và đánh giá kếtquả nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được sovới kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ vớiSXSH
Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và saukhi thực hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinhchất thải
f Giai đoạn 6 – Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhóm công tác SXSH vẫn còn trách nhiệm sau khi đã thực hiện các giảipháp SXSH nhằm duy trì giải pháp và tiếp tục làm giảm chất thải, tăng lợi nhuậntrong tương lai
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hóa quátrình, người lao động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động vàgây lãng phí nếu không thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã
Trang 23cải tiến Một số biện pháp có thể bảo đảm cho ngýời lao động tiếp tục tham gia
và các thành tựu đã đạt được như tiền thưởng, bằng khen,
Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phắ
Trong khi đang cải thiện hoạt động môi truờng của quá trình lãng phắ
đã lựa chọn, phải lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểmtoán SXSH tiếp theo Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng củacác nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tổng quan tài liệu thế giới
Trên thế giới, hầu hết các nước cũng có chương trình SXSH và hỗ trợ tạichỗ cho doanh nghiệp công nghiệp Tại châu Á, hầu hết các nước có các chươngtrình trình diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành Công nghiệp khác nhau Cácchương trình này được hỗ trợ bởi Chắnh phủ, ngành Công nghiệp và có sự hỗ trợ
từ tổ chức nước ngoài
Tại Trung Quốc, thúc đẩy SXSH đã được đưa thành luật vào tháng 6/2002.Luật thúc đẩy SXSH của Trung Quốc qui định, Ủy ban nhà nước và các chắnhquyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH vào các kế hoạch
và chương trình phát triển kinh tế và xã hội quốc gia cũng như các kế hoạch vàchương trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát triển công nghiệp vàphát triển vùng Luật quy định, các chắnh sách ưu đãi từ thuế, quản lý ưu đãi tạicác cấp đối với doanh nghiệp thực hiện SXSH Luật này cũng qui định cụ thể cácdoanh nghiệp phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ.Các nội dung khác được qui định trong luật bao gồm qui định về sản phẩm, đónggói sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hóa chất, thăm dò khai thác khoángsảnẦ Các biện pháp tổ chức thực hiện như trách nhiệm của các cơ quan liênquan, quy định việc loại bỏ các công nghệ, sản phẩm lạc hậu theo hạn định; Cácqui định về xử phạt, mức phạt [14]
Tại Australia, một chiến lược của Hội đồng Bảo tồn và Môi trườngAustralia và New Zealand (ANZECC) đã được xây dựng để thúc đẩy SXSH Đã
có nhiều cuộc thảo luận với các bên liên quan chắnh như Chắnh phủ, doanhnghiệp công nghiệp, tổ chức phi chắnh phủ và các bên quan tâm khác và một loạtcác tài liệu cơ sở đã được chuẩn bị Chắnh phủ liên bang đang triển khai chươngtrình SXSH hầu hết các bang đều có chương trình SXSH với sự hỗ trợ của chắnh
Trang 24quyền, các hoạt động khá thành công Các nhóm, đội SXSH đã tiến hành cácchương trình trình diễn bao gồm 10 Công ty trên khắp đất nước và hiện đã cókết quả, tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhậnthức cộng đồng, làm việc với các ngành Công nghiệp để thúc đẩy SXSH [14]
Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành hai loại hình chính, loạihình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệcứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tácđộng môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đếnthải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau sử dụng Hình thức SXSH phổ biến nhấtđược thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêulàm giảm lượng phát thải khí nhà kính Hiện nay, đã có 190 công nghệ SXSHcủa Nhật Bản được Trung tâm Công nghệ môi trường Liên Hiệp quốc xây dựngthành một cơ sở dữ liệu có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển (được
Ủy ban Xúc tiến công nghệ SXSH của Trung tâm Môi trường toàn cầu đánh giá
và tổng hợp) Công nghệ SXSH được chia thành công nghệ cho các loại hìnhcông nghiệp khác nhau như ngành Dệt, ngành Hóa chất, ngành Chế biến thựcphẩm; các loại hình công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơngiản hóa qui trình, cải tiến kiểm soát quá trình [5]
Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng đangbắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch Ở Lithuania, vào những năm
1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch, con số này đã tăng lên35% vào những năm 1990 Ở cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụngsản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22000 tấnmột năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại Nước thải đã giảm 12.000
m3 một năm và lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la Mỹ hàng năm [14]
Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang pháttriển như Trung Quốc, Ấn Độ, CH Séc, Tanzania, Mêhicô, v.v và đang đượccông nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môitrường công nghiệp Một nhà máy xi măng ở Inđonêxia bằng việc áp dụng sảnxuất sạch đã tiết kiệm 35.000 USD một năm Thời gian thu hồi vốn đầu tưcho sản xuất sạch không đến một năm Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại
51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch đã giảm được
ô nhiễm 15 –
31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống
[14]
Trang 25Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối vớinhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Châu Á Đơn cử trong ngành giấy có thể lêntới 50 USD trên một tấn giấy Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiềunhà máy có thể giảm đi 15 – 20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thểgiảm khoảng 50 – 100KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việcnâng cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế Không chỉ trongngành giấy mà các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm,
xi măng cũng đạt được các kết quả tương tự Đương nhiên, các tiềm năng nàythay đổi tùy theo hiện trạng và qui mô sản xuất của từng nhà máy Như vậy, cáckết quả áp dụng SXSH ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada, cũngnhư ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, và các nước có nềnkinh tế đang chuyển đổi như Ba Lan, CH Séc, Hungary, đều cho thấy tính ưuviệt của SXSH: vừa mang lại hiệu quả về môi trường lại mang lợi ích về kinh tế.[14]
Nhìn chung các hình thức sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực của cácnước trên thế giới là hết sức phong phú trong ngành nghề và hiệu quả cũng rấtkhả quan Chính phủ các nước hầu như đã xây dựng chiến lược cho phát triểnsạch hơn, nhiều bộ luật quy định việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong côngnghiệp được thực thi
1.3.2 Tổng quan tài liệu trong nước
1.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp luyện kim đen tại Việt Nam
Ngành công nghiệp luyện kim đen Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959bằng việc xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên, nay là Công ty gang thép TháiNguyên, do Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ với công suất thiết kế100.000 tấn/năm Tiếp đó, Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng cũng được khởicông xây dựng vào năm 1972 với sự giúp đỡ của CHDC Đức có công suất thiết
kế 50.000 tấn/năm Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Công ty Thép Miềnnam đã tiếp quản các cơ sở luyện kim nhỏ của chế độ cũ để lại với tổng côngsuất khoảng
80.000 tấn/năm Từ năm 1992 trở lại đây, ngành thép Việt Nam đã được trang bịmột loạt lò thùng tinh luyện và máy đúc liên tục đã làm cho chất lượng và năngsuất thép thỏi được cải thiện rõ rệt Từ năm 1994, một loạt các Nhà máy liên
Trang 26doanh với nước ngoài được xây dựng và đi vào sản xuất Sau đó nhiều Nhà máycủa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh ra đời [1]
Tổng trữ lượng quặng sắt dự báo là 1,2 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đã tìmkiếm là 1 tỷ tấn Mỏ sắt lớn nhất hiện nay đã được phát hiện ở Thạch Khê (HàTĩnh) có trữ lượng 550 triệu tấn, chiếm 55% trữ lượng quặng sắt của cả nước.Một số mỏ khác cũng có trữ lượng khá như Tòng Bá – Hà Giang (140 triệu tấn),Bắc Hà, Nga Mi ở Tây Bắc (120 triệu tấn) Sản lượng thép sau năm 1990 tănglên khá nhanh, từ 61,6 nghìn tấn năm 1985 lên 101,4 nghìn tấn năm 1990, rồi1.583 nghìn tấn năm 2000 và đạt 2.682 nghìn tấn năm 2003 [1]
Trong những năm gần đây ngành thép Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởngcao, trên 18%/năm Năm 2006 Việt nam đã sản xuất được 4.743.000 tấn thépbao gồm thép thanh, thép dây, thép hình nhỏ, thép tấm lá cán nguội, thép ốnghàn và thép tấm mạ các loại, đáp ứng được gần 66% nhu cầu thép của đất nước.Sản lượng phôi thép năm 2006 đạt khoảng 1.100.000 tấn, đáp ứng được 33,4%nhu cầu phôi của cả nước Sản lượng phôi thép của nước ta, theo số liệu củaHiệp hội thép Việt nam, trong những năm gần đây được nêu trong hình 1.6
Hình 1.6 Sản lượng thép phôi của Việt Nam [1]
Ngành luyên kim đen của nước ta có xu hướng phát triển mạnh do khaithác nhiều từ các mỏ quặng sắt và nhập nguyên liệu từ các nước đang phát triển
1.3.2.2 Hiện trạng, tiềm năng và thách thức của sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Khái niệm sản xuất sạch hơn đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụngtrong công nghiệp ở nước ta năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ: “SXSH
Trang 27trong công nghiệp giấy” và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” doUNEP tại Bangkok và Canada tài trợ Hại dự án này mới dừng lại ở mức giớithiệu khái niệm và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải Tiếp theo đó, cáckhái niệm về hiệu quả sinh thái, phòng ngừa ô nhiễm, năng xuất xanh cũng đượcgiới thiệu vào nước ta Mặc dù tên gọi khác nhau, song bản chất của các kháiniệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: “nâng cao hiệu quả sử dụngnguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tạinguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường Vào ngày22/09/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường (trước đây) ChuTuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của chínhphủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
Trong những năm qua, các hoạt động về SXSH ở nước ta chủ yếu tậptrung vào:
- Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;
- Trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phụcgiới công nghiệp tiếp nhận tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc tế về SXSH và xâydựng cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến SXSH
Tính đến năm 2005, đã có gần 200 doanh nghiệp tham gia các dự án trìnhdiễn ở các mức độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia do quốc tế tàitrợ hoặc các đề tài xây dựng mô hình SXSH ở một số địa phương, trong đó có
47 doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm và 34 doanh nghiệp dệt nhuộm.Con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở
cả nước Tuy nhiên, ở nước ta hiện đã và đang hình thành xu thế ngày càng cóthêm các doanh nghiệp tham gia các dự án về SXSH [7]
Theo báo cáo của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, tình hình thực hiệncác dự án trình diễn hoặc nghiên cứu về SXSH ở các địa phương cũng rất khácnhau Tỉnh Nam Định và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số doanhnghiệp thực hiện thành công SXSH nhiều nhất
Theo báo cáo của 60 doanh nghiệp thực hiện đánh giá SXSH dưới sựhướng dẫn của Trung tâm sản xuất sạh Việt Nam, các doanh nghiệp này đã tiết
Trang 28kiệm trên 6 triệu USD trong năm trình diễn, trong khi tổng vốn đầu tư thực hiệncác giải pháp SXSH là 1,15 triệu USD Thực tế cho thấy hầu hết các doanhnghiệp rất hạn chế về vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một kết quảkhác rất lý thú là đánh giá SXSH cũng là một công cụ hiệu quả trong giải quyếtcác vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong sản xuất công nghiệp [6]
Điều đáng chú ý là riêng Bộ Công nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2004 đã
mở 20 lớp tập huấn về SXSH cho 800 lượt cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp
và hỗ trợ tài chính cho 78 doanh nghiệp áp dụng SXSH Trong 5 năm qua, hoạtđộng đào tạo nguồn nhân lực trong nước được chú ý đúng mức, mà điển hình làhoạt động của dự án “ Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam” đã đào tạo được trên
100 cán bộ chuyên sâu về SXSH cho các ngành công nghiệp và cơ quan nghiêncứu, tư vấn, trong đó có khoảng 30% số cán bộ này đã cung cấp tư vấn về lĩnhvực SXSH Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày nay đã trở thành 1trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về BVMT năm 2010 vàđịnh hướng năm 2020 Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong cáctrình diễn kỹ thuật về đề tài nghiên cứu SXSH Ví dụ như một số giải pháp vềcông nghệ chỉ chiếm 5% trong tổng số các giải pháp loại này được thực hiện.Thêm vào đó, nhiều báo cáo đánh giá SXSH do các chuyên gia phải khẩn trươngxây dựng đội ngũ chuyên gia trong nước giỏi về kiến thức và kỹ năng thực hiệnphương pháp luận cùng với sự phong phú về kinh nghiệm thực hiện mới có thểđảm bảo chất dịch vụ về SXSH Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển thịtrường dịch vụ về lĩnh vực SXSH và đảm bảo tính bền vững của SXSH [5]
Trên cơ sở phân tích số liệu kiểm toán SXSH tại 60 doanh nghiệp thuộccác ngành Giấy, Dệt, sản xuất bia và sản phẩm kim khí do Trung tâm Sản xuấtsạch Việt Nam thực hiện từ 1999 – 2004, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam
đã so sánh với các công nghệ tốt hiện có (BAT = Best Available Technology) ởChâu Âu để ước tính và nhận xét: tiềm năng SXSH (tức là tiềm năng giảm tiêuthụ nguyên liệu, hóa chất, năng lượng và nước) trong các doanh nghiệp ViệtNam là rất lớn [3]
Như vậy, SXSH ở nước ta có thể đạt kết quả cao hơn nữa về cả lợi íchmôi trường và lợi ích kinh tế khi các giải pháp SXSH được áp dụng Song với
Trang 29thực tiễn về trình độ phát triển và tiềm lực tài chính hiện nay, thích hợp hơn cảđối với các doanh nghiệp nước ta làm tìm kiếm các công nghệ tốt nhất và hấpdẫn về mặt kinh tế trong quá tình đổi mới công nghệ [6]
Để duy trì và nhân rộng các kết quả đã đạt được, dự án VIE/04/064 “Đẩymạnh các dịch vụ mới về SXSH thông qua Trung Tâm Sản xuất sạch Việt Nam”
đã được SECO (Thụy Sĩ) tài trợ qua UNIDO (2005 – 2007) Dự án này mở rộngphạm vi ứng dụng của SXSH sang các vấn đề bức xúc khác nhau:
- Sử dụng năng lượng hiệu quả và cơ chế phát triển sạch
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Giải trình trách nhiệm xã hội
- Thực hiện các công ước đa phương về môi trường
Tuy vậy, ưu tiên lớn nhất của dự án để đẩy mạnh thực hiện SXSH là:
- Đánh giá mức độ lạc hậu công nghệ và chuyển giao công nghệ sạch hơn
- Mở rộng mạng lưới SXSH ở Việt Nam và xây dựng mẫu hình sản xuấtbền vững trong công nghiệp
Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam, mặc dù SXSH cónhiều ưu việt song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp dụng một cách triệt đểtrong các hoạt động công nghiệp cũng như dịch vụ Nguyên do có thể là:
- Thói quen trong cách ứng xử trong giới doanh nghiệp đã được hìnhthành hàng trăm năm nay
- Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
- Các rào cản về tài chính
- Thiếu chính sách và các cam kết, hỗ trợ của chính phủ
Ở Việt nam, mặc dù đã xây dựng được một nguồn lực đánh giá và thựchiện SXSH cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận mangtính chất tự nguyện, SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp.Bài học rút ra từ các doanh nghiệp đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gianvừa qua cho thấy:
- Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sáchphát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường, các cấp lãnh đạocác nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi
Trang 30- Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng như các thông tin kỹthuật Đồng thời cũng thiếu cả phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả SXSH,thiếu nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo hướng SXSH.
- Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà côngnghiệp do vậy đánh giá SXSH chưa thành nhu cầu thực sự, chưa có thể chế và tổchức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp
Bên cạnh đó, khảo sát của Trung tâm SXSH Việt Nam về thực tế đầu tưtriển khai cho các giải pháp SXSH năm 2003 đã rút ra được một số bài học đốivới việc duy trì SXSH tại các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là:
- Phần lớn các giải pháp SXSH được thực hiện (thường là giải pháp có chiphí thấp) dùng tiền nội bộ, không muốn vay vốn các ngân hàng để đầu tư chogiải pháp có chi phí lớn hơn vì lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục chovay rườm rà, phức tạp
- Hầu hết các đơn vị trình diễn SXSH trong các dự án khác nhau đều chỉphân tích lợi ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo dõi lợi íchcủa các năm tiếp theo
Phân tích lợi ích ở đây với chỉ về mặt tài chính thuần túy của công ty màchưa tính đến lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng phúclợi xã hội nhờ cải thiện môi trường làm việc và chất lượng môi trường nói chung.Lợi ích về mặt kinh tế của các giải pháp chưa tính đến lợi ích do giảm chi phí xử
lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa được tính vào gia thành sản xuất
Có rất nhiều giải pháp SXSH làm giảm nước tiêu thụ nhưng lợi ích kinh tếcủa các giải pháp này chưa được xác định rõ ràng do hầu hết các doanh nghiệp
tự khai thác nước ngầm và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu đặc biệt này
Tiềm năng thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn dohầu hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều lầnnên thiết bị không đồng bộ, chắp vá bố trí mặt bằng không hợp lý và quản lýlỏng lẻo, chồng chéo [3]
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ và quản lý môi trường củaViệt Nam đã được quan tâm và quản lý nghiêm khắc hơn và đặc biệt là từ khiNghị định 64 của Thủ tướng chính phủ ra đời thì hàng loạt các doanh nghiệpViệt
Trang 31Nam có vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải đóng cửa Vì thể hàngloạt các doanh nghiệp trong đó có các Nhà máy luyện thép phải thay đổi trangthiết bị tìm ra hướng sản xuất mới nhằm cải thiện chất lượng môi trường.
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp mới bước đầu đi vàohoạt động thí điểm trên một số ngành nghề sản xuất cơ bản Việc áp dụng h́ nhthức sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm hiện tạicũng là khó khăn đặc biệt là ngành công nghiệp luyện kim và luyện thép Khókhăn áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp luyện thép Việt Namkhông chỉ đến từ chi phí chuyển đổi công nghệ mà còn vấp phải nguồn cungứng nguyên liệu cho sản xuất
Trang 32CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Sản xuất sạch hơn tại nhà máy luyện thép Lưu Xá
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty CP Gangthép Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Sơ lược về nhà máy luyện thép Lưu Xá
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá.
- Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
- Tổ chức sản xuất và cơ cấu của nhà máy
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy
2.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường trong hoạt động SXSH
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
- Đánh giá hiệu quả môi trường trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
2.3.3 Đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất
- Xác định cơ hội sản xuất sạch hơn trong các khâu của quy trình sản xuất
- Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn và đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
Phương pháp thu thập: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan tới đề tài
từ các tài liệu, giáo trình, bài giảng và tham khảo các thông tin từ internet
Thu thập các thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
- xã hội, thu thập các thông tin chung về nhà máy Thu thập các tài liệu về sảnxuất và hoạt động kiểm soát môi trường Những tài liệu thu thập từ nhà máy bao gồm:
Trang 33- Lịch sử hình thành và phát triển sản xuất của Nhà máy;
- Các hoạt động và sản phẩm chính;
- Công nghệ sản xuất của Nhà máy;
- Nguyên liệu sử dụng và nguồn thải chính;
- Công tác quản lý các hoạt động sản xuất cũng như quản lý chất thải…
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của năm;
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ;
- Báo cáo hiệu quả của nguyên nhiên vật liệu sử dụng
Phương pháp kế thừa số liệu: Các tài liệu thu thập mang tính chọn lọc và
có tính đại diện cao Các thông tin thu thập có mức độ tin cậy và chính xác cao,được cơ quan quản lý và thực hiện có năng lực, chuyên môn thẩm định
Kế thừa các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, được công ty và
cơ quan quản lý thực hiện cho phép sử dụng
2.4.2 Phương pháp so sánh
Luận văn tập trung đánh giá hiệu quả trước và sau áp dụng sản xuất sạchhơn đối với nguồn nguyên nhiên liệu, hiệu quả kinh tế và vấn đề môi trường.Các số liệu được so sánh với nhau, so sánh với những năm trước đó hoặc có thể
so sánh với các quy chuẩn Việt Nam Từ đó thấy được sự hiệu quả và đánh giá
sơ bộ mức độ ảnh hưởng tới môi trường
2.4.4 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phân tích, chứng minh những lợi nhuận, hiệu quả khi Nhà máy được ápdụng SXSH bằng số liệu thu chi thực tế từ “Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinhdoanh” các năm 2009 đến 2013, do Phòng Tài chính kế toán cung cấp So sánhcác khoản lợi nhuận (lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt
Trang 34động kinh doanh, tổng lợi nhuận) giữa các năm trước và sau khi áp dụng SXSH,
từ đó đánh giá về hiệu quả kinh tế mà các giải pháp SXSH mang lại
Phân tích, dự kiến chi phí đầu tư (thiết bị, nhân công…) và lợi nhuận đặtđược khi thực hiện có hiệu quả của các giải pháp SXSH, từ đó đánh giá hiệu quảkinh tế của các giải pháp SXSH Đồng thời xem xét tính khả thi về kỹ thuật vàmôi trường của các giải pháp áp dụng SXSH mang lại
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý trên phần mềm Excel
2.4.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyện gia và giảng viên hướng dẫn trong quátrình nghiên cứu
Trang 35CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Sơ lược về nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nhà máy luyện thép Lưu Xá
3.1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình
Nhá máy luyện thép Lưu Xá thuộc Công ty Cổ phần Gang thép TháiNguyên được xây dựng ở một vùng đồi phía Nam thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông: Giáp Nhà máy Nasteel Vina
- Phía Nam: Giáp Nhà máy Cán Thái Nguyên
- Phía Bắc: Giáp đường đi của Công ty Gang thép Thái Nguyên
- Phía Tây: Giáp đường đi của Công ty Gang thép Thái Nguyên
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Khu công nghiệp Lưu Xá Thái Nguyên có địa hình vùng gò đồi thấp xenlẫn đồng bằng với cao độ trung bình 30 – 40m, nghiêng từ Tây sang Đông và từTây Bắc xuống Đông Nam mang đặc trưng khí hậu của vùng bán sơn địa, chịuảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia thành haimùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo làhướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gióchủ đạo là hướng Đông Bắc
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiềuvào điều kiện khí hậu tại khu vực Các yếu tố đó là: nhiệt độ không khí, độ ẩmkhông khí, lượng mưa, tốc độ gió và hướng gió, nắng và bức xạ
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 23,6oC Nhiệt độ cao nhấttrung bình của tháng nóng nhất: 28,9oC (tháng 6) Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 17oC (tháng 2) [13]
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%
Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 88% Độ ẩm tương đối trung bìnhtháng thấp nhất (tháng 2, 11): 77% [13]
Trang 36- Lượng mưa: Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa:mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm: từ 1500 – 2000 mm Lượngmưa trung bình tháng lớn nhất: 489 mm (tháng 8), tháng nhỏ nhất: 22 mm(tháng 12).
- Tốc độ gió và hướng gió: Tại khu vực nghiên cứu, trong 1 năm có 2 mùachính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam vàĐông Nam Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,9 m/s Tốc độ gió lớn nhất: 24m/s [13]
- Nắng và bức xạ: Số giờ nắng trung bình trong năm: 1588 giờ Số giờnắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ Số giờ nắng trung bình nhỏ nhấttrong tháng: 46 giờ Bức xạ trung bình năm: 122 kcal/cm2/năm [13]
3.1.1.3 Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Khu vực nhà máy sẽ chịu sự chi phối của sông Cầu và suối Cam Giá.Nước thải của Nhà máy sẽ tác động đến chất lượng nước suối Gam Ciá và sôngCầu vì sau khi tiếp nhận nước thải của Nhà máy, suối Cam Giá sẽ hợp lưu vớisông Cầu tại tọa độ 4859021E, 2383877N [13]
3.1.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân số: Phường Cam Giá là một trong những phường có điều kiện kinh
tế khá phát triển của thành phố Thái Nguyên do nơi đây rất thuật lợi về giaothông và tập trung nhiều Nhà máy Mật độ tập trung dân cư ở đây nói chung làcao vào khoảng 1.210 người/km2 Tổng số dân ở trong khu vực phường CamGiá là 10.591 người/2.821 hộ, số khẩu trung bình trong 1 hộ là 3,75 người vớimức tăng dân số trung bình là 1,22% Số dân trong độ tuổi lao động là 3.972người chiếm 37,5% trong đó số lao động nam là 1.967 người chiếm 49,5%, sốlao động nữ là 2.005 người chiếm 50,5% Dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh.Nguồn sống đa dạng, thu nhập bình quân khá cao khoảng1.500.000đ/tháng/người Sản lượng lương thực quy ra thóc là 10,3 tấn/ha
- Kinh tế - Xã hội: Với tổng diện tích đất tự nhiên là 875,63 ha, trong đóđất nông nghiệp là 524,9 ha, đất công nghiệp là 338,79 ha Nguồn sống củangười dân nơi đây khá đa dạng, ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì còn
Trang 37có các nguồn thu khác từ sản xuất công nghiệp hay giao lưu buôn bán các mặthàng thương mại,… Cam Giá là một phường rất thuận lợi về địa hình cũng như
về đường giao thông do có các đường Quốc lộ 37 và Quốc lộ 3 đi qua do vậyviệc giao lưu kinh tế giữa khu vực và các nơi khác là rất thuận tiện Đời sốngdân trí cao, tuy nhiên thì trong khu vực vẫn còn tồn tại một số tệ nạn như nghiệnhút, cờ bạc,…
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống giao thông: Phường Cam Giá có hệ thống đường giaothông tương đối hoàn chỉnh: có đường Cánh Mạng Tháng Tám chạy qua và cácđường liên phường, liên tổ dân phố, xóm đều đã được bê tông hóa (95% đườngđược bê tông hóa, 5% đường cấp khối, không có đường đất và đường gạch)
Khu vực Nhà máy nằm gần các đầu mối giao thông huyết mạch của tỉnhnhư quốc lộ 1B, quốc lộ 3 khá thuận lợi trong việc giao thông vận chuyển hàngnguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ
+ Cấp nước, cấp điện: Hiện toàn phường Cam Giá đã có 2.450 hộ đượccấp nước sạch, các hộ còn lại thì chủ yếu sử dụng nước giếng khoan Toàn bộ2.821 hộ trong phường được cấp điện đầy đủ, chất lượng điện lưới ổn định
+ Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, máy vitính, đài phát thanh… được phổ biến ở hầu hết các nơi trong toàn phường
+ Văn hóa – giáo dục – y tế:
Về giáo dục: Trình độ dân trí ở khu vực được xếp vào loại trung bình khá.Toàn phường có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 1 trường mẫugiáo trong đó có 55 giáo viên, số học sinh là 551 học sinh
Về văn hóa: có 13 nhà văn hóa, 2 chợ, 3 đình, chùa, nhà thờ và 1nghĩa trang
Về tình hình y tế: Đội ngũ y tế phường Cam Giá còn ít, thiếu bác sỹchuyên môn, chỉ gồm 3 y sỹ Các trang thiết bị y tế còn sơ sài
Nhìn chung về cơ bản người dân đều ý thức được công tác phòngchống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, nhiều hộ tham gia dịch vụ thu gom rácthải sinh hoạt
Trang 383.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
3.1.2.1 Tên và địa chỉ
Tên Nhà máy: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (LUU XA SMELLTINGSTEEL FACTORY)
Địa chỉ: Phường Cam Giá, Thành phố Thái nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.832.431 Fax: 0280.832.056
3.1.2.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (trước đây gọi là xưởng luyện thép Lưu xá)
là một đơn vị thành viên của Công ty Gang thép Thái nguyên thuộc Tổng công
ty thép Việt nam (Vietnam Steel Coporation – VCS) được thành lập ngày21/11/1964 (theo QĐ số 2472 – KH/Cty) với gần 1.000 CBCNV
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá được xây dựng trên mặt bằng chính, trungtâm của khu Gang thép Thái nguyên với thiết kế ban đầu gồm hai (chỉ có 1 lò) lòluyện thép Martin (lò bằng) với tổng công suất thiết kế là 100.000 thépthỏi/năm
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹnên việc xây dựng, lắp đặt thiết bị bị gián đoạn, phải đưa máy móc thiết bịđi sơtán Cán bộcông nhân Nhà máy vừa tích cực bảo vệ, bảo dưỡng thiết bị, xâydựng công trường vừa anh dũng tham gia chiến đấu chống trả máy bay Mỹ Đếnnăm 1992 do yêu cầu đổi mới công nghệ Luyện thép, Công ty gang thép Tháinguyên quyết định đầu tư mới cho Nhà máy Luyện thép Lưu xá:lắp đặt một lòđiện hồ quang luyện thép 30 tấn/mẻ với công suất 92.000 tấn/năm (thiết bịTrung Quốc) thay thế cho công nghệ luyện thép Martin, đưa vào sản xuất ổnđịnh từnăm 1994 Sau đó lắp đặt tiếp một máy đúc liên tục 4 dòng có bán kínhcong 4m, công suất 120.000 tấn/năm (mua thiết bị của ấn Độ) và đã đưa vào sửdụng từ tháng 6/1996 thay cho công nghệ đúc phôi xi phông
Những năm 1997 – 1999 là thời kỳ khó khăn của Nhà máy và công ty vừaphải từng bước làm chủ dây truyền thiết bị mới nhưng không đồng bộ, vừa phảichuyển sang kinh doanh sản xuất theo cơ chế thị trường với bao khó khăn và bỡ
Trang 39ngỡ Đến tháng 11/2001, công ty Gang thép Thái nguyên với sự giúp đỡ của
chính phủ Việt nam và Trung Quốc đã chính thức khởi công“Dự án đầu tư cải
tạo mở rộng sản xuất công ty Gang thép Thái Nguyên” mà trong đó có Nhà máy
Luyện thép Lưu Xá là đơn vị thành viên trọng tâm của dự án Nhà máy được lắpđặt mới một lò điện siêu cao công suất mở đáy 30 tấn/mẻ, lò thùng tinh luyện 40tấn/mẻ và nhiều hạng mục phụ trợ khác nhằm đưa tổng công suất thiết kế củaNhà máy lên 180.000 tấn/năm
Như vậy, Nhà máy Luyện thép Lưu Xá sẽ sản xuất phôi thép thông quadây truyền công nghệ mới sử dụng 40 – 60% gang lỏng với thiết bị tiên tiếnhiện đại Đây sẽ là một lợi thế rất lớn của Nhà máy so với các doanh nghiệpluyện thép trong nước Với thành tích đã đạt được, Nhà máy đã vinh dự nhậnnhiều phần thưởng cao quý và đón nhận các đồng chí lãnh đạo của Đảng vàchính phủ về thăm
Dưới đây là kết quả sản xuất thép hàng năm của Nhà máy Luyện thépLưu Xá:
- Từ năm 1976 – 1982 sản xuất chưa ổn định, thiếu nguyên liệu, kếhoạch phải điều chỉnh thường xuyên
- Từ năm 1983 – 1994 sản xuất liên tục theo chiều hướng đi lên, chứngminh được năng lực sản xuất của Nhà máy
- Từ năm 1995 – 1998 sản xuất không ổn định do thiếu nguyên liệuchính là thép phế và do Nhà máy tập trung đầu tư 2 dây chuyền thiết bị mới
- Từ năm 1999 đến nay sản xuất ổn định, sản lượng tăng dần và Nhà máytiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất
3.1.3 Tổ chức sản xuất và bộ máy của nhà máy
3.1.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá là một doanh nghiệp sản xuất thép phôi cónhững đặc điểm sau: là sản xuất dây truyền thuộc loại dây truyền cơ khí hóa, sảnxuất gián đoạn có nhịp tự do, dây truyền có một đối tượng, đối tượng chuyểnđộng trong quá trình sản xuất Theo đối tượng sản xuất và tính chất lặp lại thì
Trang 40sản xuất tại nhà là loại hình sản xuất loạt lớn vì số lượng sản phẩm rất lớn,chủng loại ít, quá trình sản xuất ổn định, nhịp nhàng và tương đối đều đặn Tổchức sản xuất theo dây chuyền, máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm tươngđối cao và ổn định Nhà máy tổ chức chuyên môn hóa theo ngành nghề và côngviệc Công nhân được biên chế vào các tổ có nhiệm vụ riêng biệt theo tính chất
và nội dung công việc như thợ lò, thợ đúc, thợ chuẩn bị liệu, thợ hàn cắt, thợthủy lực, thợ vận hành điện, thợ vận hành cơ, thợ sửa chữa điện, thợ sửa chữa
cơ, thợ lái cầu trục… theo yêu cầu công việc các tổ này bố trí thành ca sản xuất,thành phân xưởng
3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý Nhà máy
Số cấp quản lý của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá
Nhà máy Luyện thép Lưu Xá hiện nay có 3 cấp quản lý chính là cấp Nhàmáy, cấp phòng và cấp phân xưởng
Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Nhà máy Luyện thép Lưu Xá
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Nhà máy Luyện thép Lưu Xá
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý