Đề cương nghiên cứu "Đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện 74 trung ương, năm 2013" là đề tài nghiên cứu khoa học cấ cơ sở được tiến hành tại các khoa lâm sàng năm 2013 tại Bệnh viện 74 TW. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấ cơ sở. Đề tài nhằm mục tiêu mô tả nhu cầu chăm sóc của người bệnh, đánh giá việc đá ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh của điều dưỡng các khoa lâm sàng và tìm hiểu 1 số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc bệnh nhân.
Trang 1ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG NGOÀI LAO
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính và là thiên chức của người điều dưỡng Tại cácbệnh viện, điều dưỡng là lực lượng không thể thiếu trong công tác chăm sóc người bệnh Ngườiđiều dưỡng đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗingười bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh
cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ không an toàn từ môitrường bệnh viện Người điều dưỡng có thể chăm sóc từ một đến nhiều người bệnh, điều dưỡngviên phải theo dõi thường xuyên người bệnh nặng, cấp cứu; CSNB trước, trong và sau phẫu thuật
và chăm sóc cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh v.v… Điều này cho thấy vai tròquan trọng của người điều dưỡng khi thực hành chăm sóc, nếu điều dưỡng không có kiến thức, kỹnăng CSNB tốt hoặc không có đủ thời gian và phương tiện để thực hiện những công việc trên sẽảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc và sự an toàn của người bệnh Ngược lại nếu hoạtđộng chăm sóc của điều dưỡng có chất lượng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh,giảm chi phí điều trị, chất lượng điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnhviện
Tại các bệnh viện, điều dưỡng viên (ĐDV) là lực lượng cán bộ chuyên môn cung cấp cácdịch vụ chăm sóc trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị; là những người trực tiếpnhất với người bệnh, cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục 24 giờ/ngày nên có vai trò rất lớn trongviệc bảo đảm và nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh của mọi bệnh viện và mọi cơ sởkhám chữa bệnh Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡngviên và hộ sinh viên cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Vì vậy, muốnnâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chămsóc của điều dưỡng
Ở nước ta, theo đánh giá của Hội Điều dưỡng Việt Nam thì nhân lực phục vụ công tácchăm sóc người bệnh hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn Một sốđiều dưỡng còn thiếu tự tin, an phận, chưa tự khẳng định được mình trong thực hành chăm sóc,
Trang 2còn phụ thuộc vào y lệnh của thầy thuốc, còn yếu về giao tiếp, về tư vấn giáo dục sức khỏe vàngại thay đổi Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành chuẩn năng lực của điều dưỡng, cùng với việcđẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của điều dưỡng tại các bệnh viện trong những năm gầnđây, bước đầu cho thấy điều dưỡng đã thực hành dựa vào bằng chứng và góp phần không nhỏtrong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Cho đến nay, qua 4 kỳ tổ chức hội nghị khoa học của Hội Điều dưỡng Việt Nam đã cóhàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học về điều dưỡng được báo cáo Các đề tài nghiên cứu chủ yếutập trung đánh giá hiện trạng nhân lực điều dưỡng như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị MinhTâm, Nguyễn Thị Ly …cho thấy năng lực điều dưỡng ở Việt Nam là rất khác nhau và chưa đápứng được yêu cầu chăm sóc ngày càng cao của nhân dân Một số nghiên cứu khác về hoạt độngCSNB của điều dưỡng như nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hợp, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn ThịThanh Điều…cũng cho thấy nhu cầu cần chăm sóc của người bệnh khi vào viện là rất cao và rấtkhác nhau ở các khoa lâm sàng Nhìn chung các đề tài nghiên cứu khoa học của điều dưỡng chủyếu tập trung đánh giá nguồn nhân lực và các hoạt động chuyên môn liên quan đến công tácCSNB toàn diện, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể và đánh giá toàn diện các hoạtđộng CSNB ở cấp độ bệnh viện về toàn bộ hoạt động CSNB của điều dưỡng
Tại Bệnh viên 74 Trung ương, việc triển khai công tác CSNB tại các khoa lâm sàng cũngnhư các bệnh viện trên toàn quốc được quy định tại quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện từnăm 1997 và hiện nay là thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế hướng dẫncông tác điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện Tuy nhiên đến nay tại bệnh viện cũng chưa cómột nghiên cứu nào đánh giá nhu cầu chăm sóc của người bệnh và hoạt động chăm sóc ngườibệnh của điều dưỡng viên Điều này dẫn đến những khó khăn cho người quản lý bệnh viện vàcủa chính những điều dưỡng viên, bởi họ không biết nhu cầu chăm sóc của người bệnh tại bệnhviện hiện nay ra sao? Mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh tại bệnh viện hiện nay nhưthế nào? Thực tế, người bệnh được hưởng những quyền lợi, dịch vụ gì từ công tác chăm sócngười bệnh của điều dưỡng? Những yếu tố nào cản trở hoạt động chăm sóc người bệnh của điềudưỡng và giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh?
Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng ngoài lao Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2013.
Trang 3MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Đánh giá nhu cầu chăm sóc của người bệnh và đáp ứng của điều dưỡng đối với các nhu cầu chăm sóc đó tại các khoa lâm sàng ngoài lao Bệnh viện 74 Trung ương.
2 Đánh giá nhận thức và khả năng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoài lao Bệnh viện 74 Trung ương.
3 Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chăm sóc và chất lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện 74 Trung ương.
Trang 5Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng và công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh
1.1.1 Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng
1.1.1.1 Học thuyết liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người
Học thuyết Maslows (1943) đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người bao gồm 5mức độ:
Mức độ 1: nhu cầu sinh lý
Mức độ 2: nhu cầu an ninh và an toàn
Mức độ 3: nhu cầu tình cảm và sự thuộc về nhau
Mức độ 4: nhu cầu tôn trọng
Mức độ 5: nhu cầu tự thể hiện và hoàn thiện bản thân (độc lập, tự giải quyết vấn
đề, thể hiện giá trị cá nhân)
Học thuyết nhu cầu cơ bản của con người là kim chỉ nam hữu ích để điều dưỡngxác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh Người điềudưỡng phải hiểu biết các nhu cầu này để đưa vào quy trình điều dưỡng, lập kế hoạchCSNB
1.1.1.2 Ứng dụng các học thuyết điều dưỡng trong thực hành điều dưỡng
Hiện nay tại Việt Nam, điều dưỡng viên được học và áp dụng nhiều học thuyết điềudưỡng trong thực hành chăm sóc người bệnh Học thuyết của Florence Nightingale (1969)đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễmkhuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệsinh và sạch sẽ trong môi trường bệnh viện Học thuyết Henderson (1996) đề cập 14 nhucầu cơ bản và các nguyên tắc thực hành điều dưỡng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của conngười giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành điều dưỡng Học thuyết Peplau(1952) chỉ ra rằng điều dưỡng giữ vai trò quan trọng liên quan đến việc chăm sóc, điều trịbệnh, đến mối quan hệ giữa điều dưỡng với người bệnh v.v…Nhìn chung các học thuyếtđiều dưỡng đã tạo ra khung thực hành cho điều dưỡng để đáp ứng những nhu cầu cơ bản
Trang 6của mỗi cá nhân Khi làm việc người điều dưỡng cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản nàytrong thực hiện chăm sóc người bệnh:
- Đáp ứng nhu cầu về hô hấp: điều dưỡng phải đánh giá sự hô hấp bình thường haybất thường, tìm nguyên nhân để giải quyết và đáp ứng ngay các nhu cầu về hô hấp củangười bệnh như: cho thở ôxy, hút cho thông thoáng đường hô hấp, để tư thế thích hợp,thông báo cho bác sỹ tình trạng của người bệnh
- Đáp ứng nhu cầu về ăn, uống: người điều dưỡng cần giúp người bệnh ăn đủlượng calo, uống đủ lượng nước theo yêu cầu trong ngày và thực hiện chế độ ăn theođúng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu tình trạng bệnh không thể ăn đượcbằng đường miệng thì cần thực hiện các biện pháp đưa dinh dưỡng vào cơ thể để đảmbảo đủ năng lượng cho cơ thể
- Giúp đỡ người bệnh bài tiết: điều dưỡng giúp người bệnh bài tiết (đại, tiểu tiện)khi cần, đồng thời cần theo dõi sát chất bài tiết của người bệnh về số lượng, tính chất,màu sắc để đánh giá đúng diễn biến của người bệnh
- Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và tập luyện: đáp ứng tư thế cơ năng củangười bệnh, giúp người bệnh các tư thế mà họ yêu cầu
- Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ
- Giúp người bệnh mặc và thay quần áo
- Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt: nếu thân nhiệt người bệnh bất thường, cầnphải tìm rõ nguyên nhân để giải quyết hoặc báo ngay bác sĩ để cùng can thiệp
- Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày: tùy theo tình trạng bệnh nặng haynhẹ, nếu bệnh nặng (hôn mê, gãy xương, sau mổ,…) điều dưỡng cần thực hiện tắm gội,thay quần áo, thay ga trải giường cho người bệnh hàng ngày tại giường
- Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện: tránh để ngườibệnh ngã, bị các tai biến trong điều trị, chăm sóc như nhầm lẫn người bệnh, nhầm thuốc,sót dụng cụ khi mổ, nhiễm khuẩn khi thực hiện kỹ thuật, lây chéo, gây ra các tai biến khilàm thủ thuật
- Giúp người bệnh trong sự giao tiếp: điều dưỡng thường xuyên gần gũi tiếp xúcvới người bệnh, niềm nở thân mật
- Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng
Trang 7- Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vôdụng.
- Giúp người bệnh trong những hoạt động vui chơi giải trí, khi tình trạng bệnh chophép, điều dưỡng giúp đỡ họ thực hiện để đáp ứng nhu cầu
- Giúp người bệnh có kiến thức về y học: cung cấp thông tin có liên quan đếnbệnh, hướng dẫn chế độ ăn, theo dõi thuốc điều trị và tai biến của thuốc, giáo dục sứckhỏe cho người bệnh có những kiến thức về y tế, cách tự theo dõi, chăm sóc bản thân saukhi ra viện
1.1.2 Công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh
1.1.2.1 Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng
Chăm sóc điều dưỡng là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi ngườibệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệsinh cá nhân, ngủ, nghỉ, những chăm sóc về tâm lý cho người bệnh, hỗ trợ điều trị vàtránh nguy cơ có hại từ môi trường bệnh viện và môi trường sống
1.1.2.2 Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện,liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn
Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chămsóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm
Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giánhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ
1.1.2.3 Nội dung hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng
Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh baogồm các nội dung sau: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; chăm sóc về tinh thần;chăm sóc vệ sinh cá nhân; chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc phục hồi chức năng; chăm sócngười bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc chongười bệnh; chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; thực hiện các
kỹ thuật điều dưỡng; theo dõi, đánh giá người bệnh; bảo đảm an toàn và phòng ngừa saisót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và ghi chép hồ sơ bệnh án
Trang 81.1.2.4 Các điều kiện đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập hội đồng điều dưỡng và phòngđiều dưỡng
Phạm vi thực hành của điều dưỡng viên theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viênchức y tế điều dưỡng tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/2005 của Bộ trưởng BộNội vụ và các quy định có liên quan của Bộ trưởng Bộ Y tế
Bệnh viện phải đảm bảo đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo qui địnhtại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BNV-BYT ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội
vụ về hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước để đảm bảo việc chămsóc người bệnh được thường xuyên và liên tục
1.2 Vai trò, chức năng của người điều dưỡng
Cho dù cả người thầy thuốc và người điều dưỡng đều có vai trò điều trị và vai tròchăm sóc nhưng đối với người thầy thuốc thì vai trò điều trị là chính còn vai trò chăm sóc
là phụ, ngược lại đối với người điều dưỡng thì vai trò chính là vai trò chăm sóc còn vaitrò điều trị là vai trò phụ Điều trị và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau,bác sĩ làm nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị, điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơbản cho người bệnh về thể chất và tinh thần Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị vàchăm sóc người bệnh, giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũngphải hoàn thành tốt vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽgiữa thầy thuốc và điều dưỡng Vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếu là:
- Người chăm sóc;
- Người truyền đạt thông tin;
- Người giáo viên;
- Người tư vấn;
- Người biện hộ (bào chữa) cho người bệnh
1.3 Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng
Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh
và tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh Trách nhiệm vềđạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng bao gồm: Người điều dưỡng với ngườibệnh; người điều dưỡng với nghề nghiệp; người điều dưỡng với phát triển nghềnghiệp và điều dưỡng với đồng nghiệp
Trang 9Đối với người bệnh, người điều dưỡng có trách nhiệm: chăm sóc cơ bản chonhững người cần tới sự chăm sóc; tạo ra một môi trường trong đó quyền của conngười, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đềuđược tôn trọng; cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở
để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc; giữ kín các thông tin
về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khichia sẻ các thông tin này với người khác Ngoài ra người điều dưỡng phải chia sẻtrách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
về mặt đạo đức và khi cần phải bị xử phạt về hành chính
Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất: trước người bệnh đang bịđau đớn vì bệnh tật, người điều dưỡng phải luôn thể hiện một sự thông cảm và quantâm đặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau đớn của chính mình để tìmmọi cách cứu giúp Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải nhẹ nhàng đểhạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho người bệnh
Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh: người điều dưỡng có nhiệm vụ đấutranh cho sự sống của người bệnh đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho ngườibệnh với tinh thần “còn nước còn tát”, không bao giờ xa rời vị trí để người bệnh mộtmình đối phó với bệnh tật
Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh: trong khi nằm viện, tinh thần của người bệnhchịu ảnh hưởng của bản thân bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh viện vànhiều yếu tố khác Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của người bệnh thực tế khácvới tình trạng của người khỏe Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải gâyđược lòng tin của người bệnh vào hiệu quả điều trị
Trang 10Tôn trọng nhân cách người bệnh: bản chất của y đức học được thể hiện trong câuphải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh Khi tiếp xúc vớingười bệnh, người điều dưỡng phải tạo ra một môi trường trong đó mọi giá trị, mọiphong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân đều được tôn trọng Khi tiếpxúc với người bệnh, người điều dưỡng không được cáu gắt, quát mắng người bệnh.
1.4 Các đặc điểm chất lượng chăm sóc điều dưỡng
Điều dưỡng viên và hộ sinh viên là lực lượng cán bộ chuyên môn cung cấp cácdịch vụ chăm sóc trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị, là những ngườitrực tiếp nhất với người bệnh, cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục 24 giờ/ngày nên cóvai trò rất lớn trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh củamọi bệnh viện và mọi cơ sở khám chữa bệnh Trong báo cáo chuyên môn của Tổ chức
Y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng và hộ sinh viêncung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Vì vậy, muốn nâng cao chấtlượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chăm sócđiều dưỡng
Dựa trên nguyên tắc chất lượng lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự mongmuốn và hài lòng của người bệnh làm tiêu chí để xác định và đánh giá chất lượngCSNB, sau khi tập hợp các bằng chứng nghiên cứu của các nước và đối chiếu với thựctiễn Việt Nam các đặc tính chất lượng chăm sóc người bệnh bao gồm các thành phầndưới đây:
Người bệnh
Được trao quyền, được
hỗ trợ và biện hộ
Được đáp ứng các nhu cầu thể chất, tinh thần và tình cảm
Được chăm sóc bảo đảm
an toàn, hiệu quả, liên tục và kịp thời
Được chăm sóc bởi những điều dưỡng, hộ sinh có năng lực chuyên môn
Được chăm sóc, điều trị
trong sự hợp tác của nhóm
chăm sóc
Được chăm sóc trong
môi trường thân thiện
và có y đức
Trang 11Người bệnh được trao quyền, được hỗ trợ và biện hộ: Một trong những đặc tínhquan trọng của chất lượng là người bệnh được trao quyền để lựa chọn các dịch vụ CSSK
có chất lượng Việc trao quyền cho người bệnh sẽ tạo điều kiện cho họ tiếp cận với cácdịch vụ y tế một cách dễ dàng hơn và phù hợp với các điều kiện riêng của chính mỗingười bệnh
Người bệnh được đáp ứng các nhu cầu thể chất, tinh thần và tình cảm: một cơ sở y
tế ngoài việc tập trung vào dịch vụ y tế còn tập trung vào đáp ứng các nhu cầu ngườibệnh như sự tiếp đón, sự sạch sẽ, sự yên tĩnh, sự thoải mái, chắc chắn là một cơ sở khámchữa bệnh có chất lượng
Người bệnh được điều trị, chăm sóc bảo đảm an toàn, hiệu quả, liên tục và kịpthời Không một ai chấp nhận chăm sóc y tế trong một môi trường không an toàn và kémhiệu quả An toàn là chỉ số thiết yếu trong y tế và là nền tảng của chất lượng Chăm sóc y
tế không bảo đảm an toàn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạngcủa người bệnh và gây tổn hại đến danh tiếng của cơ sở y tế trong cộng đồng Mặt khácchăm sóc y tế phải được cung cấp liên tục và kịp thời mới có hiệu quả, nói một cách khácchăm sóc là quá trình có sự bắt đầu, sự thực hiện, sự đánh giá và liên tục theo dõi kể cảkhi bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh Sự chăm sóc ngắt quãng và một hệ thốngchuyển tuyến thiếu sự gắn kết không phải là hệ thống chất lượng, chất lượng khám chữabệnh sẽ không bao giờ có thể có được trong một hệ thống như vậy
Người bệnh được chăm sóc bởi những điều dưỡng, hộ sinh có năng lực chuyênmôn, kiến thức cập nhật và thực hành dựa vào bằng chứng khoa học Việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của người hành nghề biết áp dụng nguyêntắc: “Làm đúng ngay từ lần đầu và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo” Trong chấtlượng y tế, cơ sở y tế và người hành nghề cần phải được đào tạo và tập huấn tốt để cónăng lực đáp ứng đòi hỏi và kỳ vọng của người bệnh và xã hội Y tế là một lĩnh vựcchuyên môn phức tạp và nếu không có nền tảng kỹ thuật tốt sẽ tác động tới sự sống còncủa người bệnh Vì vậy, chất lượng CSNB gắn liền với trình độ và năng lực kỹ thuật củangười hành nghề
Trang 12Người bệnh được chăm sóc, điều trị trong sự hợp tác của nhóm chăm sóc: việcchăm sóc, điều trị cho người bệnh do các cá nhân có năng lực thực hiện, tuy nhiên những
cá nhân này không thể đem đến cho bệnh nhân một sự chăm sóc tổng thể nếu họ khônghợp tác theo nhóm Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chăm sóc vì thế đóng mộtvai trò rất lớn trong việc hình thành các qui trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng chongười bệnh
Người bệnh được chăm sóc trong môi trường thân thiện và có y đức: người bệnh
sẽ luôn luôn hài lòng hơn nếu dịch vụ chăm sóc được cung ứng trong một môi trườngchấp nhận được về đạo đức
1.5 Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Theo cơ quan nghiên cứu chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế và dịch vụ nhânsinh Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu gồm tiến sỹ Robert L Kane và cộng sự (2007) đãchỉ ra rằng các bệnh viện có số lượng điều dưỡng cao hơn thì tỷ lệ tử vong tại bệnhviện đó thấp hơn, đặc biệt là tại các đơn vị chuyên sâu như các phòng săn sóc đặc biệtthì việc tăng cường số lượng điều dưỡng sẽ giảm nguy cơ biến chứng của người bệnh
và giảm nguy cơ tử vong Nghiên cứu kết luận các bệnh viện cần có cam kết về chấtlượng và trong đó có một vấn đề là phải tăng số lượng điều dưỡng trong bệnh viện
Một nghiên cứu khác của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng điềudưỡng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều điềudưỡng có trình độ cao và số lượng đông thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnhviện khác Chất lượng chăm sóc điều dưỡng bao gồm việc phòng ngừa té ngã người bệnh,phòng chống loét do tỳ đè, viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng máu do đặt catheter và đặtống thông đường tiết niệu
Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc tại phòng cấp cứu và xác định cáckhu vực cải tiến chất lượng của Muntlin A, Gunningberg L và Carlsson M (2006) chothấy khoảng 20% người bệnh báo cáo rằng họ không nhận được hiệu quả của giảm đau.Hơn 20% người bệnh ước tính rằng điều dưỡng không thể hiện sự quan tâm đến tình hìnhcuộc sống của họ và người bệnh cũng đã không nhận được những thông tin hữu ích từđiều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân Điều này cho thấy để tăng cường cường chấtlượng chăm sóc sức khỏe phải thực hiện thường xuyên việc đánh giá kiến thức và chất
Trang 13lượng chăm sóc thông qua việc đánh giá nhận thức của điều dưỡng và ý kiến phản hồi từngười bệnh.
1.5.2 Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Việt Nam
Từ những năm 2000 trở về trước, công tác nghiên cứu khoa học đối với điềudưỡng còn rất mới mẻ, các nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của điều dưỡng, chăm sócngười bệnh còn rất ít Nhưng từ năm 2002 cho đến nay, cùng với sự phát triển khôngngừng của điều dưỡng, công tác nghiên cứu khoa học về điều dưỡng của Hội Điều dưỡngViệt Nam đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và Hội Điều dưỡng các cấp đãtriển khai một số đề tài nghiên cứu cơ bản góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng
và phát triển ngành điều dưỡng Qua 4 kỳ tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc của điềudưỡng, đã có hàng trăm đề tài khoa học về công tác điều dưỡng được báo cáo, nhiều đềtài mang tính giá trị khoa học cao và được nhiều bệnh viện áp dụng vào thực tế Tronglĩnh vực chăm sóc người bệnh, từ năm 2002 đến nay, có khá nhiều đề tài của điều dưỡngnghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên các đề tài về đánh giá công tác điều dưỡng chămsóc người bệnh còn rất ít, một số đề tài liên quan đến việc đánh giá công tác điều dưỡngchăm sóc người bệnh:
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh (2010) về nhận định công việc của điềudưỡng các khoa Ngoại và Nội tổng quát tại 2 bệnh viện Việt Nam cho thấy hiện nay tầnsố công việc được điều dưỡng thực hiện nhiều lần trong ngày là đo huyết áp, đếm mạch,thực hiện y lệnh thuốc và công việc ít được thực hiện là tư vấn, giáo dục sức khỏe chongười bệnh và cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng (2011) về đánh giá hoạt động chăm sóc ngườibệnh của điều dưỡng viên qua người bệnh, người nhà người bệnh tại Bệnh viện Việt Nam
- Thụy Điển Uông Bí năm 2011 cho thấy hiện nay người bệnh được ĐDV hỗ trợ thay đồvải là 43,9%, hỗ trợ thay đổi tư thế là 13,6%, người bệnh ít nhận được sự hỗ trợ chăm sóckhác như vệ sinh răng miệng chỉ 1,5%, vệ sinh thân thể là 3% và không nhận được sự hỗtrợ đại, tiểu tiện Người nhà người bệnh hỗ trợ tất cả các hoạt động chăm sóc vệ sinh cánhân cho người bệnh nhưng chủ yếu là cho ăn uống 65,2% và thay đồ vải 33,4%
Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) về thực trạng công tác chăm sócđiều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị cho thấy các ĐDV của bệnh viện
Trang 14đã hoàn thành tương đối tốt các nhiệm vụ như công tác tiếp đón NB đạt kết quả cao nhất(95,8%), tiếp theo là hoạt động CS hỗ trợ về tâm lý, tinh thần; theo dõi đánh giá NB lầnlượt đạt 94.9% và 94,0%, và công tác phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt 90,3%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2012) về đánh giá hoạt động chăm sócngười bệnh của điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho thấy người bệnh khivào viện đều có các nhu cầu cần người khác hỗ trợ, chăm sóc rất cao như: có từ 93% đến97,2% NB có nhu cầu chăm sóc về tinh thần; 42,7% đến 56,2% NB cần hỗ trợ vệ sinh cánhân; 91,8% đến 98% NB muốn được thay mặc quần áo bệnh viện và thay ga trải giường;46,8% NB cần được người khác hỗ trợ trong khi ăn uống; 48,5% NB có nhu cầu cần đượchỗ trợ xoay trở, nâng đỡ ngồi dậy tại giường và có đến 73% NB cần được CBYT hướng dẫn
và hỗ trợ luyện tập các phương pháp PHCN
Tổng quan các tài liệu về lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng cho ta thấy nhu cầuchăm sóc của con người là rất lớn, bình thường khi không có bệnh, các nhu cầu cơbản sẽ do bản thân mỗi người tự đáp ứng Nhưng khi bị bệnh tật, con người sẽ không
tự đáp ứng các nhu cầu đó, lúc này cần phải có sự hỗ trợ của những người trong giađình khi ở nhà và của điều dưỡng khi ở bệnh viện Điều này cho thấy vai trò quantrọng trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các bệnhviện hiện nay
Các nghiên cứu đánh giá về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho thấyđánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng là rất quan trọng và phải được làmthường xuyên để nâng cao chất lượng chăm sóc Để đánh giá được hoạt động chămsóc có hiệu quả cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, có như vậy mới tiêu chuẩn hóađược hoạt động chăm sóc người bệnh Kết quả của các nghiên cứu tại Việt Nam chỉtiến hành trong một phạm vị hẹp của hoạt động điều dưỡng như nghiên cứu tiến hành
ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện tỉnh; nghiên cứu tiến hành ở bệnh viện chuyênđiều trị phẫu thuật ngoại khoa, nhưng cũng cho thấy: các hoạt động chăm sóc ngườibệnh của điều dưỡng còn rất nhiều hạn chế như tư vấn, GDSK, hướng dẫn ngườibệnh tự chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tinh thần, chăm sóc ăn uống là những vấn đềcần được quan tâm Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế đã cóthông tư số 07/2011/TT - BYT ngày 26/1/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng vềCSNB trong bệnh viện Thông tư nêu rõ người bệnh là trung tâm của công tác chăm
Trang 15sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và antoàn, trong đó người bệnh phải được tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe, đượcchăm sóc về tinh thần, vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng Tuy nhiên trong thực tế hiệnnay, ở một số bệnh viện việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng vẫn còn nhữnghạn chế nhất định, một số nội dung chăm sóc của điều dưỡng vẫn được giao khoáncho người nhà người bệnh, kể cả những phần việc chuyên môn như cho người bệnh
ăn qua ống thông, vận chuyển người bệnh nặng Chính vì vậy nghiên cứu đánh giáhoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện 74 Trung ương nhằmtìm hiểu nhu cầu chăm sóc của người bệnh và các hoạt động chăm sóc người bệnhcủa điều dưỡng tại bệnh viện là rất cần thiết và chúng tôi mong muốn sẽ đánh giáđúng thực chất hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và đề xuất đượcnhững giải pháp toàn diện, đầy đủ và đồng bộ hơn góp phần nâng cao chất lượngchăm sóc tại bệnh viện
1.6 Một số thông tin về điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoài lao – Bệnh viện 74 Trung ương
1.6.1 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng
Bảng 1: Thông tin về trình độ chuyên môn của điều dưỡng
Tổng
số điều dưỡng
Trình độ cao đẳng, đại học
Tỷ lệ (%)
Đã được đào tạo chuyên khoa
Tỷ lệ (%)
Chung toàn bệnh viện
1.6.2 Tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ và điều dưỡng/giường bệnh
Bảng 2: Tỷ lệ ĐD/BS và điều dưỡng/giường bệnh tại các khoa lâm sàng
Trang 16Chung toàn bệnh viện
Những thông tin về điều dưỡng tại các khoa tiến hành nghiên cứu cho thấyhoạt động của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh có nhiều thuận lợi như tỷ lệđiều dưỡng/giường bệnh và tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ đều đạt theo quy định, tuy nhiênđiều dưỡng ở các khoa này cũng còn gặp nhiều khó khăn như số lượng điều dưỡngđược đào tạo chuyên khoa còn rất thấp, trình độ chuyên môn của điều dưỡng chủ yếu
là trung học
Trang 171.7 Khung lý thuyết về hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng
Điều dưỡng
Cung cấp dịch
vụ chăm sóc
Người bệnh Nhu cầu cần được chăm sóc
Chăm sóc về thể chất
- Chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ ăn uống.
- Chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày.
Chất lượng chăm sóc
Trang 18Chương 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cụ thể như sau:
- Người bệnh đang nằm điều trị tại các khoa lâm sàng ngoài lao của bệnh viện cóthời gian nằm viện từ 5 ngày trở lên
- Điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng ngoàilao của bệnh viện
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh là thân nhân của nhân viên bệnh viện
- Người bệnh không đủ năng lực trả lời các câu hỏi phát vấn
- Người bệnh < 18 tuổi
- Người bệnh không muốn tham gia nghiên cứu
- Điều dưỡng viên vắng mặt do ốm đau, nghỉ phép, nghỉ hậu sản, đi học hoặc từchối không tham gia nghiên cứu
- Điều dưỡng viên đang học việc
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Các khoa lâm sàng ngoài lao của Bệnh viện 74 Trung ương bao gồm: Khoa Cấpcứu hồi sức, Khoa Điều trị tích cực, Khoa Ngoại, Khoa Ung bướu và Khoa Nội chung– Nhi và Khoa Bệnh phổi ngoài lao
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích
Trang 192.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Đối tượng người bệnh: chọn tất cả người bệnh đang nằm điều trị nội trú tại 6
khoa lâm sàng ngoài lao đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vào nghiên cứu cho đến khi đủ số
lượng Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
+ n: số NB sẽ được điều tra
+ Z21-/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%
+ p: ước tính tỷ lệ 50% NB có nhu cầu chăm sóc và được đáp ứng các nhu cầu
chăm sóc
+ d: sai số dự kiến 8%, d = 0,08
Như vậy số người bệnh cần nghiên cứu là:
n = 1,96 2 * 0.5 (0.5)/0,08 2 = 150 người bệnh.
Để tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn người bệnh và đảm bảo đủ số phiếu
chúng tôi lấy tăng thêm 5% số phiếu Như vậy tổng số mẫu điều tra là 158
NB/NNNB
2.4.2 Đối tượng điều dưỡng viên: Chọn toàn bộ số ĐDV trực tiếp thực hiện công tác
chăm sóc người bệnh tại 6 khoa nghiên cứu đủ tiêu chuẩn và tình nguyên tham gia vào
danh sách phát vấn
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Phát vấn điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh
- Tiến hành phát vấn cho điều dưỡng viên thực hiện công tác chăm sóc người
bệnh hàng ngày mỗi người 1 phiếu tự điền khuyết danh được thiết kế sẵn Phiếu tự
điền bao gồm phần thông tin chung, phần đánh giá nhận thức của điều dưỡng về công
tác chăm sóc người bệnh và phần đáp ứng các nội dung chăm sóc cho người bệnh: Tư
vấn, giáo dục sức khỏe và động viên người bệnh trong quá trình điều trị; hỗ trợ chăm
sóc vệ sinh cá nhân; hỗ trợ người bệnh ăn uống; hướng dẫn vận động, phục hồi chức
năng và sử dụng thuốc cho người bệnh
- Điều tra viên giải đáp ngay những thắc mắc của ĐDV trong quá trình phát
vấn
Trang 202.5.1 Phát vấn người bệnh đang nằm điều trị tại các khoa lâm sàng
- Chọn mẫu NB/NNNB của từng khoa: Sau khi tính cỡ mẫu n = 158, chọn mẫutheo tỷ lệ với số giường bệnh thực kê của khoa/tổng số giường bệnh thực kê của 6khoa được chọn vào nghiên cứu, theo công thức (làm tròn số) như sau:
158 Số giường khoa X
Số NB chọn khoa X =
Tổng số giường 06 khoa
- Căn cứ vào số NB cần chọn của từng khoa, tại thời điểm nghiên cứu ĐTV đếnkhoa lấy danh sách NB nội trú tại các khoa Chọn ngẫu nhiên trong số những NB đủtiêu chuẩn và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu vào danh sách phát vấn
- Tiến hành phát vấn người bệnh theo bộ câu hỏi khuyết danh được thiết kế sẵndựa trên mục tiêu nghiên cứu khảo sát nhu cầu chăm sóc cần hỗ trợ của người bệnhđang nằm điều trị tại bệnh viện và việc đáp ứng các nhu cầu đó
- Phiếu phát vấn gồm phần thông tin chung của người bệnh và phần các nhucầu chăm sóc: tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB; chăm sóc, hỗ trợ về tâm
lý, tinh thần cho NB, hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân hàng ngày, chăm sóc dinh dưỡng, hỗtrợ NB ăn uống, chăm sóc PHCN và sử dụng thuốc cho người bệnh
- Các đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra viên thông báo mục đích củanghiên cứu và trả lời những câu hỏi nếu đối tượng nghiên cứu cần làm rõ
- Điều tra viên tiến hành phát vấn người bệnh vào buổi chiều khi người bệnhkhông còn các y lệnh và thủ thuật chăm sóc.Mời người bệnh vào phòng yên tĩnh,giải thích kỹ từng câu, mục đích, bảo mật nghiên cứu, tạo không khí thoải mái, cởi
mở trong quá trình thực hiện để NB yên tâm trả lời câu hỏi
- Sau khi phát vấn xong, ĐTV kiểm tra lại và đảm bảo các nội dung phỏngvấn đã đầy đủ theo yêu cầu nghiên cứu
- ĐTV là các thành viên của nhóm nghiên cứu đã tập huấn thống nhất cáchđiều tra
2.6 Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1
Trang 21- Phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý bằngphần mềm SPSS 16.0
+ Phần mô tả: Thể hiện tần số của các biến trong nghiên cứu
+ Phần phân tích: Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá tỷ suất chênh (OR) vàkhoảng tin cậy 95% (95% CI) để tìm mối liên quan giữa đánh giá chung của ngườibệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng với sự đáp ứng các nhu cầu chăm sóc;mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của người bệnh với việc đánh giá hoạt độngchăm sóc của điều dưỡng; mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của điều dưỡng vớinhận thức về vai trò, chức năng của điều dưỡng và sự đáp ứng các nhu cầu chăm sócngười bệnh
2.7 Các chỉ số, biến số nghiên cứu
2.7.1 Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu
- Biến số về hoạt động CSNB của điều dưỡng được xây dựng dựa trên thông tư07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trongbệnh viện
- Các biến số về thông tin cá nhân của cán bộ y tế như tuổi, giới, chức vụ, nghề nghiệp,thâm niên công tác
- Các biến số về thông tin cá nhân của người bệnh như tuổi, giới, chức vụ, nghề nghiệp,trình độ văn hóa, số lần điều trị, cách thức điều trị, phân cấp chăm sóc…
2.7.2 Biến số nghiên cứu
2.7.2.1 Các chỉ số chung
thu thập
1 Tuổi Là tuổi tính theo năm dương
lịch (hiệu số của 2012 trừ đinăm sinh)
Rời rạc Phát vấn
3 Trình độ văn hóa Là cấp học cao nhất mà đối
tượng đã trải qua
Phân loại Phát vấn
Trang 225 Nghề nghiệp Là công việc mà đối tượng
nghiên cứu đang làm
Rời rạc Phát vấn
7 Nơi cư trú Là nơi ở của đối tượng Định danh Phát vấn
8 Số lần nằm viện Là số đợt điều trị nằm tại bệnh
10 Phân cấp chăm sóc Là phân cấp của bác sỹ đối với
nhu cầu cần hỗ trợ chăm sóc
và theo dõi người bệnh
Rời rạc Số liệu thứ
cấp
12 Số điều dưỡng đại
học
Là tổng số điều dưỡng có trình
độ đại học trong biên chế, hợpđồng của bệnh viện
Rời rạc Số liệu thứ
cấp
13 Số điều dưỡng cao
đẳng
Là tổng số điều dưỡng có trình
độ cao đẳng trong biên chế,hợp đồng của bệnh viện
Rời rạc Số liệu thứ
cấp
14 Số điều dưỡng
trung cấp
Là tổng số điều dưỡng có trình
độ trung cấp trong biên chế vàhợp đồng của bệnh viện
Rời rạc Số liệu thứ
cấp
15 Số điều dưỡng sơ
cấp
Là tổng số điều dưỡng có trình
độ sơ cấp trong biên chế vàhợp đồng của bệnh viện
Rời rạc Số liệu thứ
cấp
16 Tỷ số bác sĩ/điều
dưỡng
Là tỷ lệ giữa tổng số Bác sĩtrên tổng số Điều dưỡng
Liên tục Số liệu thứ
cấp
2.7.2.1 Các ch s m c tiêu ỉ số mục tiêu ố mục tiêu ục tiêu
Phương pháp thu thập
Trang 231 Nhu cầu cần được
tư vấn, hướng dẫn
giáo dục sức khỏe
- Là nhu cầu của NB muốnđược nhân viên y tế tư vấn,GDSK về các bệnh; đượchướng dẫn cách tự chăm sóc,theo dõi, phòng bệnh trong thờigian nằm viện và sau khi raviện
được giải đáp kịp thời nhữngbăn khoăn, thắc mắc trong quátrình điều trị và chăm sóc
Là những nhu cầu về vệ sinh
cá nhân hàng ngày như: vệsinh răng miệng, tắm rửa, thay
ga, thay quần áo, đưa đi vệsinh…
ăn qua sonde
được sử dụng thuốc theo đúngchỉ định của BS
Nhị phân Phát vấn
Trang 24Nhị phân Phát vấn
8 Chăm sóc vệ sinh
cá nhân
Là sự giúp đỡ người bệnhtrong những hoạt động vệ sinh
Là sự tư vấn, giải thích cho NB
về ăn uống phù hợp với tìnhtrạng SK và bệnh tật
Nhị phân Phát vấn
11 Hướng dẫn, tập
luyện, PHCN
Là sự hướng dẫn NB cácphương pháp luyện tập PHCN
và thực hành các phương phápPHCN cho NB
Là cung cấp phương tiện phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàngngày của người bệnh
Phân loại Phát vấn
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được giải thích về mụctiêu và nội dung của nghiên cứu Nghiên cứu chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của đốitượng nghiên cứu
Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật, các số liệu,thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu được phản hồi với Ban lãnh đạo Bệnh viện 74 Trung ươnglàm cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều dưỡng CSNB tại cáckhoa lâm sàng trong bệnh viện