Đề cương luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý bệnh viện: "Chi phí của hộ gia đình cho điều trị nội trú một số bệnh hô hấp thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2014". Tác giả - Trương Công Thứ - Lớp Cao học Quản lý bệnh viện khóa 5 - Trường Đại học Y tế công cộng.
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRƯƠNG CÔNG THỨ CHI PHÍ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý bệnh viện Mã số: 60.72.07.01 Hà Nội, 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRƯƠNG CÔNG THỨ CHI PHÍ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý bệnh viện Mã số: 60.72.07.01 Hà Nội, 2014 i 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đường hô hấp rất phổ biến trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, gây ra khoảng 17% của tất cả các trường hợp tử vong và 12% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu . Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh đường hô hấp đang trở thành vấn đề nổi cộm và ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống của người dân – gánh nặng cho Ngành Y tế và ảnh hưởng tới toàn xã hội . Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam năm 2008, các bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và ung thư phổi là 3 trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật và tử vong ở nước ta . Các yếu tố nguy cơ chủ yếu là do tác động của ô nhiễm môi trường, thuốc lá và hóa chất công nghiệp, tỷ lệ phổ biến của các yếu tố nguy cơ đó đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu và đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Hành động cần thiết và cấp bách hiện nay để ngăn ngừa các bệnh hô hấp nên tập trung vào việc khống chế, theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên cũng như nhiều yếu tố nguy cơ khác một cách thích hợp. Bên cạnh những gánh nặng về bệnh tật và tử vong ngày càng lớn, những chi phí mà bệnh hô hấp gây ra cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với những người nông dân, người nghèo. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chi phí bệnh đường hô hấp, ở Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về chi phí điều trị của các bệnh hô hấp đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng hiện vẫn còn rất thiếu các nghiên cứu về gánh nặng kinh tế do các bệnh hô hấp mang lại cho người bệnh. Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nên bệnh đường hô hấp thực sự là gánh nặng kinh tế xã hội đáng lo ngại cho bản thân người bệnh, cho gia đình, cho cộng đồng và toàn xã hội. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân nhằm đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế khi họ mắc bệnh. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu gánh nặng của một số bệnh hô hấp thường 2 gặp sẽ giúp cho các nhà quản lý bệnh viện có cái nhìn bao quát hơn về tình hình bệnh tật của người dân và gánh nặng chi phí chung mà họ phải chi trả, từ đó lập kế hoạch và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho khám chữa bệnh nhằm giảm gánh nặng kinh tế cho người bệnh, bảo vệ được tổn thất tài chính do chi phí y tế và đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê năm 2013, tại Bệnh viện 74 Trung ương, số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và ung thư phổi là những đối tượng người bệnh thường gặp của bệnh viện và người bệnh mắc các bệnh trên thường có diễn biến phức tạp với những chi phí rất cao, trong đó chủ yếu là đối tượng nghèo, cận nghèo và thường phải nhập viện nhiều lần trong năm . Bên cạnh những chi phí mà người bệnh phải chi trả cho bệnh viện do sử dụng các dich vụ y tế, thuốc và vật tư tiêu hao; người bệnh còn phải chịu các khoản chi phí về ăn ở, đi lại, thuê nhà trọ… Vậy gánh nặng chi trả thực tế của người bệnh hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến gánh nặng chi phí khám chữa bệnh của người bệnh? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Chi phí của hộ gia đình cho điều trị nội trú một số bệnh hô hấp thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014”. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin về gánh nặng chi phí của hộ gia đình cho điều trị 3 bệnh hô hấp thường gặp; các yếu tố liên quan đến chi phí của hộ gia đình và nguyên nhân của sự khác biệt giữa các cấu phần trong chi phí của người bệnh. Những thông tin này rất cần thiết giúp các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và triển khai các giải pháp can thiệp hiệu quả để giảm gánh nặng kinh tế do bệnh gây ra, cũng như hạn chế rào cản trong việc tiếp cận điều trị và thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý giáo dục y đức cho các Bác sĩ lâm sàng thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh và hạn chế lạm dụng thuốc, kỹ thuật lâm sàng không cần thiết. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định chi phí của hộ gia đình cho điều trị nội trú của 3 bệnh hô hấp thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chi phí của hộ gia đình cho điều trị nội trú 3 bệnh hay gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014. 4 Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về các bệnh hô hấp thường gặp Bệnh đường hô hấp là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý ảnh hưởng đến các cơ quan trao đổi khí trong cơ thể, bao gồm đường hô hấp trên, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi. Bệnh đường hô hấp từ nhẹ như cảm lạnh thông thường, các thực thể đe dọa tính mạng như viêm phổi vi khuẩn, thuyên tắc phổi và ung thư phổi. Trong đó các bệnh nhiễm trùng phổi (chủ yếu là viêm phổi), ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu . 1.1.1. Bệnh học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 1.1.1.1. Định nghĩa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại . 1.1.1.2. Dịch tễ học COPD là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990 theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì COPD đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. COPD là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về COPD lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỉ lệ mắc COPD khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ởngười trên 30 tuổi . Theo WHO và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới năm 1990 là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước có người dân đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại . 1.1.1.3. Điều trị * Loại bỏ các yếu tố nguy cơ 5 - Thuốc lá, thuốc lào; - Ô nhiễm không khí; - Nhiễm khuẩn hô hấp; * Điều trị giai đoạn ổn định - Điều trị thuốc: + Các thuốc giãn phế quản: điều trị theo phác đồ bậc thang. + Glucocorticosteroid + Điều trị các thuốc khác: Kháng sinh, thuốc loãng đờm, thuốc giảm ho, thuốc an thần. + Điều trị không dùng thuốc: Phục hồi chức năng hô hấp, oxy dài hạn tại nhà và điều trị phẫu thuật. * Điều trị trong đợt cấp - Xác định nguyên nhân gây đợt cấp : - Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp - Điều trị đợt cấp + Thở oxy 1 – 3 lít/phút sao cho SpO 2 > 90%, thử lại khí máu sau 30 phút. + Sử dụng các thuốc giãn phế quản: xịt họng, tiêm, truyền tĩnh mạch. + Kháng sinh: khi có biểu hiện nhiễm trùng. + Kiểm soát thăng bằng kiềm toan, nước điện giải, chế độ dinh dưỡng. + Thông khí nhân tạo không xâm nhập. + Thông khí nhân tạo xâm nhập. Tại Bệnh viện 74 Trung ương: việc điều trị cho người bệnh COPD cũng được thực hiện theo nguyên tắc và các giai đoạn nêu trên. 1.1.2. Bệnh học viêm phổi 1.1.2.1. Định nghĩa Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Bệnh do các vi khuẩn , virus, ký sinh vật, nấm, nhưng không phải trực khuẩn lao… 1.1.2.2. Dịch tễ học 6 - Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa xấu như người già, trẻ em suy dinh dưỡng, cơ địa có các bệnh mạn tính, giảm miễn dịch, nghiện rượu, suy dưỡng hay các bệnh phổi có trước như(viêm phê quản mạn, giản phế quản, hen phếquản ). Bệnh thường xuất hiện ở lúc thay đổi thời tiết, yếu tố môi trừng thuận lợi và có thể tạo thành dịch nhất là virus, phế cầu, Hemophillus . - Ở các nước: Ở Ba Lan viêm phổi cấp chiếm 1/3 các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp (Szenuka 1982), ở Hungari thì tỉ lệ là 12 % các bệnh hô hấp điều trị(1985), tỉ lệ tử vong ở các nước phát triển là 10-15 % ở trẻ nhỏ người già, ở Châu Âu tỉ lệ tử vong của viêm phổi là khoảng 4,4 %, Châu Á 4,1-13,4 %, Châu Phi 12,9 % (Hitze.K.L 1980) . - Ở Việt Nam: Ở Bạch Mai và Viện Quân Y 103 thì viêm phổi cấp chiếm tỷ lệ 16-25% các bệnh phổi không do lao, đứng thứ 2 sau hen phế quản (Đinh Ngọc Sáng 1990) Viêm phổi cấp (từ1981-1987), ở Viện Lao và phổi là 6,7 % (Hoàng Long Phát và cộng sự). Viện Quân Y 103 (từ 1970-1983) khoảng 20- 25,7% các bệnh phổi, thứ 3 sau viêm phế quản và hen phế quản, theo Chu Văn Ý thì khoảng 16,5 %. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh viện Hà Nội # 36,6 % so với các bệnh phổi (Nguyễn Việt Cồ1988). Và tỷ lệ tử vong của viêm phổi ởViệt Nam khoảng 12 % các bệnh phổi (Chu Văn Ý) . 1.1.2.3. Điều trị Nguyên tắc điều trị là sớm, mạnh, đủ liệu trình và theo dõi diễn tiến bệnh . * Điều trị hỗ trợ * Điều trị triệu chứng: hạ sốt, long đờm, đảm bảo thông khí… * Điều trị nguyên nhân Đây là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là kháng sinh, thuốc phải dùng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ, khi chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm của thầy thuốc, thể trạng bệnh nhân và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng xử trí kịp thời . 7 Các trường hợp viêm phổi có biến chứng phải điều trị kéo dài cho đến khi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trở về bình thường (xét nghiệm nhiều lần) để tránh biến chứng và tái phát . Tại Bệnh viện 74 Trung ương: việc điều trị cho người bệnh viêm phổi được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên. 1.1.3. Bệnh học ung thư phổi 1.1.3.1. Định nghĩa Ung thư phế quản hay ung thư phổi (UTP) là bệnh ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản . 1.1.3.2. Dịch tễ học Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi đứng hàng đầu ở nam (17,6%), đứng hàng thứ năm ở nữ (5,8%) trong tổng số các bệnh ung thư. UTP chiếm 30% ở nam và 20% ở nữ, bệnh có xu hướng ngày càng tăng, mỗi năm có khoảng 660.000 trường hợp UTP được phát hiện thêm . Tại Việt Nam, năm 2009, ước tính cả nước có 36.201 nam, 32.786 nữ bị UTP, mỗi năm sẽ có thêm 6.905 ca mắc mới. Trong một nghiên cứu cho thấy 62,55% bệnh nhân vào viện không còn khả năng phẫu thuật . 1.1.3.3. Nguyên nhân hay gặp - Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng gây UTP, mối liên quan giữa UTP và thuốc lá đã được các nhà lâm sàng nghi ngờ vào những năm 1930 khi thông báo sự gia tăng xuất hiện của một bệnh hiếm gặp. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ UTP lên 22 lần ở nam, 12 lần ở nữ, mức độ gia tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút, số bao trong năm, thời gian hút, số điếu hút trong ngày . - Ô nhiễm môi trường: một số chất như amiantte, niken, crom, nhựa, khí đốt, dầu mỏ… được ghi nhận làm tăng nguy cơ UTP . - Bức xạ ion hóa: Randon là sản phẩm phân hủy dạng khí của Uranium 238 và Radium 226 hủy hoại mô của phổi do phát ra những hạt anpha làm tăng nguy cơ UTP . [...]... tế, không cho y tế người chăm sóc bằng bảng hỏi Liên tục cấu trúc Thu thập số Tổng chi phí điều trị nội và chi phí gián tiếp của một đợt điều trị/ một NB Là tổng của chi phí trực tiếp chi cho y tế, không cho y tế liệu trên trú Số ngày nằm viện trung và chi phí gián tiếp của toàn bộ NB trong đợt điều trị Là tổng số ngày nằm viện của toàn bộ NB/ tổng số NB bình Chi phí điều trị trung Là tổng chi phí trực... nội trú và cấu phần chi phí điều trị giữa các đối tượng theo đặc điểm nhân khẩu học Chi phí điều trị nội trú và cấu phần chi phí điều trị giữa các đối tượng có và không có BHYT Chi phí điều trị nội trú và cấu phần chi phí điều trị giữa các đối tượng theo đặc điểm bệnh lý (tình trạng thở máy) Các yếu tố làm tăng chi phí Là các yếu tố làm tăng chi phí điều trị nội trú của hộ gia của hộ gia đình cho điều. .. tế - Chi phí ngày giường - Chi phí thuốc - Chi phí vật tư tiêu hao - Chi phí xét nghiệm CLS - Chi phí CĐHA -Chi phí chăm sóc thở máy 18 - Chi phí đi lại, ăn uống của người bệnh Chi phí của hộ Một số yếu tố liên quan: - Nhân khẩu học - Hình thức chi - Chi phí đi lại, ăn uống, ở trọ của người chăm sóc chính người bệnh gia đình cho - Chi phí khác một đợt trả viện phí điều trị - Đặc điểm bệnh nội trú lý... * Chi phí trung bình (CPTB) của hộ gia đình cho một đợt điều trị nội trú: Σ CP từ phía hộ gia đình của tất cả NB CPTB cho 1 NB/ 1đợt điều trị = Σ NB ra viện * Thời gian điều trị trung bình được tính như sau: Σ ngày điều trị của tất cả NB ra viện Số ngày điều trị trung bình = Σ NB ra viện *CPTB của hộ gia đình một ngày điều trị nội trú: CPTB cho 1 NB/ 1đợt điều trị CPTB cho 1 NB/ 1ngày điều trị = Số. .. biến Biến số Chi phí trực tiếp không cho y tế trung bình/NB/đợt điều trị Số ngày phải nghỉ việc Chi phí gián tiếp (mất thu nhập do nghỉ việc) Chi phí một đợt điều trị nội trú của hộ gia đình Định nghĩa Phân loại Là tổng chi phí cho ăn uống, đi lại của người bệnh, người CSNB, chi phí ở trọ và chi phí trông NB của người CSNB và các chi phí khác phải chi trả cho đợt điều trị hiện tại / tổng số NB Số ngày... về chi Phỏng vấn phí điều trị và cấu phần chi phí sâu điều trị giữa các đối tượng theo tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú Là sự khác hoặc giống nhau về Phỏng vấn chi phí điều trị và cấu phần chi sâu phí điều trị giữa các đối tượng có và không có BHYT Là sự khác hoặc giống nhau về Phỏng vấn chi phí điều trị và cấu phần chi sâu phí điều trị giữa các đối tượng theo tình trạng thở máy Chi phí điều trị nội. .. uống của điều trị hiện tại Chi phí ăn uống của người chăm sóc người bệnh cho đợt người chăm sóc người điều trị hiện tại bệnh Chi phí ở trọ của người Chi phí ở trọ của người chăm sóc người bệnh cho đợt chăm sóc người bệnh Các chi phí khác điều trị hiện tại Chi phí không chính thức khác (chi phí cảm ơn nhân viên y tế…) phải chi trả cho đợt điều trị hiện tại chăm sóc Liên tục người bệnh Liên tục Liên tục... phân án) Bệnh nhân trong đợt điều trị cần hoặc không cần sự hỗ Tình trạng thở máy trợ hô hấp của máy thở Chẩn đoán bệnh khi ra (1) Có (2) Không Là bệnh chính trong đợt điều trị do Bác sĩ chẩn đoán khi Chi phí viện ra viện: (1) COPD; (2) Viêm phổi; (3) Ung thư phổi Chi phí cho giường điều Là chi phí ngày giường nằm của người bệnh điều trị trực tiếp trị nội trú cho y tế từ Chi phí xét nghiệm cận phía hộ... bệnh cho đợt điều trị hiện tại trực tiếp bệnh Chi phí ăn uống của Thu thập Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục Chi phí ăn uống của người bệnh cho đợt điều trị hiện tại không cho y tế Phân loại Phỏng vấn người bệnh bằng bảng Liên tục hỏi cấu trúc hoặc người người bệnh Chi phí đi lại của người Chi phí đi lại của người chăm sóc người bệnh cho đợt chăm sóc người bệnh Chi phí ăn uống của điều trị. .. người bệnh phải nghỉ việc của đợt điều trị Thu thập Liên tục Liên tục Phỏng vấn Thời gian làm việc hiện Trong các ngày làm việc, trung bình số giờ làm tại việc/ngày hiện tại Liên tục người bệnh/ Số ngày người chăm sóc Số ngày người chăm sóc phải nghỉ việc để chăm sóc người phải nghỉ việc bệnh trong đợt điều trị tại Bệnh viện 74 Trung ương Liên tục Chi phí điều trị nội trú Là tổng của chi phí trực tiếp chi . nội trú một số bệnh hô hấp thường gặp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014 . Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin về gánh nặng chi phí của hộ gia đình cho điều trị 3 bệnh hô hấp thường gặp; . CÔNG THỨ CHI PHÍ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý bệnh viện Mã số: 60.72.07.01 Hà. 60.72.07.01 Hà Nội, 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRƯƠNG CÔNG THỨ CHI PHÍ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG