1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DÀN BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

29 21,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 299 KB

Nội dung

1. Mở bài. Dẫn dắt vấn đề: + Nêu xuất xứ của vấn đề + Nêu tầm quan trọng của vấn đề + Nêu mục đích của vấn đề. Nêu vấn đề nghị luận ( nếu đề có câu trích dẫn thì trích nguyên văn còn đề không có lời trích dẫn thì` nêu ý nhận định phù hợp với đề ) 2. Thân bài. LĐ1: Giải thích nội dung tư tưởng ( giải thích từ ngữ, khái niệm, nghĩa đến, nghĩa bóng để rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lí, quan điểm của tác giả) Chú ý: Dùng cách lập luận nêu câu hỏi Thế nào là....? hoặc ta hiểu.....là gì? sau đó trả lời Nêu biểu hiện của tư tưởng, đạo lí. LĐ2: Bình luận KĐ quan điểm của người viết: vấn đề là đúng hay sai. Bình: trả lời cho câu hỏi tại sao đúng, tại sao sai? + Dùng hệ thống lí lẽ để làm rõ vấn đề đó là đúng hay sai. + Lấy dẫn chứng cm. Mở rộng vấn đề. ( Luận) Đưa ra những quan điểm trái ngược để phê phán hoặc để ca ngợi Liên hệ vấn đề đó trong quá khứ, hiện tại, tương lai ( nếu cần) ( Dẫn chứng chứng minh) LĐ3. Phương pháp rèn luyện ( thường trả lời câu hỏi: ... làm ntn?) Với bản thân Với gia đình Với xã hội ( Dẫn chứng chứng minh) 3. Kết bài. Khẳng định lại tư tưởng, đạo lí Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng đạo lí hay bày tỏ suy nghĩ sâu sắc nhất của thân.

Trang 1

DÀN BÀI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

1 Mở bài.

- Dẫn dắt vấn đề:

+ Nêu xuất xứ của vấn đề

+ Nêu tầm quan trọng của vấn đề

Đ 1: Giải thích nội dung tư tưởng ( giải thích từ ngữ, khái niệm, nghĩa đến, nghĩa bóng để rút ra ý nghĩa

chung của tư tưởng đạo lí, quan điểm của tác giả)

Chú ý: Dùng cách lập luận nêu câu hỏi Thế nào là ? hoặc ta hiểu là gì? sau đó trả lời

- Nêu biểu hiện của tư tưởng, đạo lí

L

Đ 2: Bình luận

- KĐ quan điểm của người viết: vấn đề là đúng hay sai.

- Bình: trả lời cho câu hỏi tại sao đúng, tại sao sai?

+ Dùng hệ thống lí lẽ để làm rõ vấn đề đó là đúng hay sai

+ Lấy dẫn chứng c/m

- Mở rộng vấn đề ( Luận)

- Đưa ra những quan điểm trái ngược để phê phán hoặc để ca ngợi

- Liên hệ vấn đề đó trong quá khứ, hiện tại, tương lai ( nếu cần)

- Khẳng định lại tư tưởng, đạo lí

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng đạo lí hay bày tỏ suy nghĩ sâu sắc nhất của thân

CHỦ ĐỀ 1: PHẨM CHẤTCỦA CON NGƯỜI

Trang 2

+ Người có đức tính hi sinh vừa có lòng nhân ái vừa biết đặt quyền và lợi ích của người khác của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình.

b Bình luận.

- Khẳng đ ịnh quan đ iểm: đức hi sinh là một đức tính cao đẹp, là phẩm chất đáng cao quý, đáng trân trọng

của con người

đã hi sinh một đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hạnh phúc của nhân dân

+ Trong thời bình: Hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đúng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại H/ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, các thầy cô giáo suốt đời cặm tận tụy vì thế hệ tương lai; Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp; Trong một gia đình nghèo, đôi khi anh, chị phải hi sinh nghỉ học để cha em mình được đi học

c Rèn luyện: Làm thế nào để có đức hi sinh?

- Để có đức hi sinh, con người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông chiasẻ

- Hành động trên nền tảng của đức hi sinh tạo nên những h/ảnh đẹp, đánh thức trong chúng ta những t/cảm cao thượng, khơi dậy t/yêu sâu sắc đối với con người và cuộc sống Đức hi sinh sẽ làm cho con người trở nên

vĩ đại hơn, trở nên lớn dậy " làm người"

3 Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

Trang 3

+ Người khiêm tốn là người luôn nhã nhặn, nhún nhường không đặt bản thân mình trước người khác.

+ Người có tính khiêm tốn luôn thấy sự thành công, sự cống hiến của mình là nhỏ bé

+ Người khiêm tốn luôn có ý thức rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình hơn

b Bình luận.

- Khẳng đ ịnh quan đ iểm : Khiêm tốn là đức tính cao đẹp, quan trọng cần thiết Nó không chỉ là phẩm chất

cao đẹp mà còn được coi là nghệ thuật của cách đối nhân xử thế, là nền tảng vững chắc dẫn đến thành công

- Bình: Tại sao cần phải có đức tính khiêm tốn?

+ Cuộc đời là một cuộc đua, đường đua dài bất tận, con người không ngừng vươn lên trên chặng đường đó.Khă năng, thành công có thể xuất sắc nhưng đó cũng chỉ là gịot nước trong đại dương kiến thức bao la màthôi Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể so sánh với mọi người xung quanh Vì thế dù thành công, tàinăng đến đâu cũng phải luôn khiêm tốn học hỏi không ngừng, học mãi mãi

+ Khiêm tốn là đức tính quan trọng, cần thiết cho con người luôn sống hoà đồng với mọi người vì ngườikhiêm tốn luôn sống hào nhã luôn tự cho mình chưa tốt hơn người khác, không tự đề cao bản thân, khôngkiêu ngạo cho dù mình đã làm rất tốt Và sự thành công đó sẽ là động lực thúc đẩy thành công hơn nữa.+ Người khiêm tốn luôn tự có ý thứ học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kĩ năng cho bản thân

+ Khiêm tốn sẽ giúp con người bình tĩnh hơn trong giao tiếp, ứng xử Họ sẽ biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến đểnhận ra thiếu sót của bản thân từ đó sẽ tự hoàn thiện bản thân hơn

+ Người có lòng khiêm tốn luôn được mọi người trân trọng và yêu mến

- Dẫn chứng: Thực tế cuộc sống có rất nhiều người thành công, nổi tiếng là tấm gương về sự khiêm tốn,

học hỏi để tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước:

+ Bác Hồ là một tấm gương cao đẹp nhất về lòng khiêm tốn Mặc dù là một vị chủ tịch nước bận trăm côngnghìn việc nhưng từ cách cư xử, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc của Bác đều toát nên vẻ giản dị, khiêm tốn Điđâu Bác cũng học hỏi Chính sự khiêm tốn, nhã nhặn, điềm đạm của Bác khiến mọi người đều cảm thấy gầngũi, nể phục

+ Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mặc dù anh có đónggóp rất lớn dự báo thời tiết để phục vụ sản xuất và chiến đấu nhưng khi ông hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh từ chối

và giới thiệu với ông hoạ sĩ những người xứng đáng hơn mình Anh coi những đóng góp của mình chỉ là nhỏ

bé Chính thái độ hạ thấp mình và đề cao người khác của anh đã khiến cho ông hoạ sĩ và cô kĩ sư càng cảmthấy trân trọng và yêu quý anh hơn

+ Hiện nay thế hệ trẻ Việt Nam đã phát huy tính khiêm tốn, họ không ngừng học hỏi Chính vì vậy trong các

cuộc thi giao lưu với các nước trong khu vực họ đã gây được thiện cảm với mọi người đồng thời đem lại vinhquang cho đất nước

+ Bản thân chúng ta nếu biết khiêm tốn, ham học hỏi thì sẽ không ngừng tiến bộ và hơn thế nữa sẽ được mọingười yêu quý

- Mở rộng vấn đ ề:

+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng còn có không ít những người không khiêm tốn mà luôn tựkhoe khoang, tự cao, tự đại, phô trương về bản thân mình, coi thường người khác Những người đó sẽ luônnhận được sự thất bại thảm hại, sự chế giễu coi thường của mọi người xung quanh Những người đó chẳngkhác nào chàng Dế Mèn vì hống hách, hung hăng tự cho mình hơn người Dế mèn đã ngông cuồng trêu chịCốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt để rồi phải ân hận suốt đời

Trang 4

+ Khiêm tốn không đồng nghĩa với với tự ti Bởi vì khiêm tốn và tự ti đều cho mình kém cỏi hơn người khácnhưng khiêm tốn lấy đó làm động lực vươn tới thành công còn tự ti là con người mặc cảm, bi quan, chán nảnthiếu ý thức phấn đấu vươn lên để rồi kém cỏi ngày càng kém cỏi hơn.

c Rèn luyện lòng khiêm tốn: Làm ntn để có khiêm tốn?

- Đức tính khiêm tốn là phẩm chất đẹp đẽ đã trở thành phẩm chất chung của người Việt Nam

- Mỗi chúng ta cần phải học tập và rèn luyện để có được đức tính khiêm tốn từ những việc làm nhỏ nhất

- Chúng ta học đức tính hoà nhã, không háo danh, không tham vọng Đừng bao giờ cho rằng thành công củamình là lớn lao, vĩ đại Hãy ghi nhớ: gieo khiêm tốn gặt hái được thành công, gieo kiêu căng sẽ gặp thất bại

- Học sinh càng cần học tập đức tính khiêm tốn để đạt kết quả cao trong học tập, trong cuộc sống

- Nhớ có lòng dũng cảm mà con người có ý chí, nghị lực để sống, để chiến thắng bản thân, có đủ khả năngđứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, thất bại

+ Người có lòng dũng cảm cũng là người biết bảo vệ thành quả, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.Tất cả những điều đó là cơ sở để họ giúp bản thân và gia đình

- Trong cộng đồng, lòng dũng cảm là vô cùng quan trọng và cần thiết Nếu không có lòng dũng cảm thì làmsao con người có thể bảo vệ được lẽ phải, công lí, đứng lên chống lại cái ác, cái xấu Lòng dũng cảm đã giúpcho mọi thế hệ dám đương đầu với mọi thế lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc

- Lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét đẹpsáng ngời của con người Việt Có thể coi dũng cảm là chuẩn mực xã hội, là thước đo nhân cách, phẩm giácủa con người Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội

- Người có lòng dũng cảm luôn được mọi người yêu quý và tôn trọng

* Dẫn chứng:

- Trong quá khứ: Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng

cảm Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề "thượng khẩn" Chị TrầnThị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dó man của giặc

- Trong hiện tại: Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có

quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạnhọc sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn, những chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển dũngcảm bảo vệ và giữ biển đông

* Bàn luận mở rộng

Trang 5

- Trái với lòng dũng cảm là hèn nhát, nhu nhược, không bản lĩnh Người không có lòng dũng cảm thì khôngdám đương đầu với những khó khăn, thử thách thậm chí làm ngơ khi người khác cần giúp đỡ Họ còn huỷdiệt ngay chính cuộc sống của mình bởi họ không có khả năng tự bảo vệ cuộc sống của mình Hay tự đứnglên sau thất bại.

- Lòng dũng cảm không đồng nghĩa với liều lĩnh Bởi vì dũng cảm dám đương đầu với khó khăn thử thách,sẵn sàng hi sinh vì mục đích lí tưởng ( dẫn chứng Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ) còn liễulĩnh là hành động mù quáng, ngông cuồng, a dua làm những điều trái với đạo đức, lẽ phải, công lí

- Xã hội còn có những người không có lòng dũng cảm

- Trong thời đại ngày nay dũng cảm luôn là phẩm chất cần thiết không thể thiếu

c Rèn luyện: Làm thế nào để có lòng dũng cảm?

- Lòng dũng cảm không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn luyện ngay từnhững việc làm nhỏ nhất

- Phải rèn luyện thường xuyên mọi lúc mọi nơi

- Cần phải học để có tri thức phải biết phân biệt đúng sai mới trở thành người có lòng dũng cảm

- Lòng dũng cảm phải được thể hiện ở hành động, hành động đó phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội

3 Kết bài:

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan.Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trongcuộc sống Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện Cùng với lòngtrung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt

Đề 4: Bàn về đức tính trung thực

1 Mở bài:

- Trung thực là một đức tính cần thiết trong cuộc sống

- Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta đang hội nhập thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờhết bởi đó là một phẩm chất vô cùng đẹp trong hành trang nhân cách để ta bước vào trong cuộc sống

+ luôn nhìn nhận khách qua về các sự việc trong xã hội

+ luôn tôn trọng, bảo vệ chân lí, lẽ phải

+ thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm củamình

b Bình luận:

- Khẳng đ ịnh quan đ iểm: Trung thực là đức tính là phẩm chất quan trọng và vô cùng cần thiết cho con con

người

- Bình: Tại sao cần trung thực?

+ Trung thực là thước đo phẩm giá, nhân cách của con người Người trung thực luôn sống ngay thẳng, luônlàm việc đúng với đạo lí, lẽ phải Điều đó giúp học có sự thanh thản trong tâm hồn không lúc nào phải bậntâm vì những gian dối che đậy

+ Người trung thực sẽ thẳng thắn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không giấu diếm, né tránh những việc làmchưa tốt của mình Điều đó sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân để trở thành người tốt, phù hợp với chuẩn mựcđạo đức xã hội

+ Trong cuộc sống trung thực sẽ mang đến sự uy tín, niềm tin cho mọi người từ việc học tập đến việc kinhdoanh luôn đạt hiệu quả cao và luôn được mọi người yêu mến, kính trọng

+ Trung thực sẽ đem lại cho xã hội sự trong sạch, không có người giả dối, lừa gạt

Trang 6

+ Con người nếu thiếu đi tính trung thực sẽ gây ra hậu quả khôn lường: Đánh mất niềm tin của mọi người đốivới mình hay nói cách khác là làm mất nhân cách của mình; trong sản xuất kinh doanh không trung thực sẽlàm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng con người; trong học tập thi cử.

- Dẫn chứng: Nguyễn Trãi dâng vua thất trảm tấu thầy giáo Chu Văn An

* Mở rộng vấn đ ề:

- Trái với trung thực là gian lận, dối trá ( dẫn chứng)

- Trung thực là điều cần thiết, nhưng cũng không nên dập khuôn một cách máy móc cứng nhắc mà phải cư

xử sao cho hợp lí Trong một số trường hợp trung thực cũng phải đi đôi với nói dối ( bác sĩ nói dối bệnhnhân bệnh nặng, các chiến sĩ cách mạng khi bị địch bắt…), những lới nói thiếu trung thực đặt trong nhữnghoàn cảnh cụ thể sẽ góp phần làm cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn

- bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những người có biểu hiệnthiếu trung thực và sai trái

+ Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn,gian lận trong thi cử đó trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩacủa việc dạy và học, gây xôn xao xã hội

+ Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc cácbáo cáo không trung thực,chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏengười tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như cácsản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hạihoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễmcác loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân

=> Những hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực,khụng nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉnghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đó trởthành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân Chính căn bệnh này đó khiến xã hội xuống cấp,đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc

c Rèn luyện: Làm thế nào để trung thực?

- Đức tính trung thực không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và giáo dục lâu dài.Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngàychúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này

- Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình,chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực

- Biểu dương những tấm gương trung thực để nhân rộng những gương điển hình đó

3 Kết bài.

- Là một con người sống trong xó hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân,cần tích

cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt, đưa đạo đức

xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa

Trang 7

+ đó cũng là người không nhận xét, đánh giá người khác một cách hồ đồ, chủ quan khi không tìm hiểu kĩcàng

+ Không ghen ghét, đố kị với những người xung quanh

b Bình, luận.

- Khẳng đ ịnh quan đ iểm:

+ Khoan dung là phẩm chất là đức tính tốt đẹp của con người nó chính là chiếc chìa khoá để dẫn ta tới thànhcông của sự tốt đẹp và hạnh phúc Đây là đức tính cần thiết không thể thiếu của mỗi người

- Bình: Tại sao con người cần phải khoan dung?

- Khoan dung là cách ứng xử cao thượng chúng ta đều biết rằng trên cuộc đời này không ai là hoàn hảo Conngười có thể sẽ mắc phải sai lầm với những nguyên nhân khác nhau Nếu họ được khoan dung, được tha thứ

họ sẽ có cơ hội để sửa chữa sai lầm Họ rất cần được đối xử một cách rộng lượng và nhân bản

- Lòng khoan dung sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp không chỉ với những người nhận được sự khoan dung màcòn cho cả người khoan dung và cho toàn xã hội:

+ Đối với người được khoan dung họ cảm thấy tự tin, thấy được cảm thông và chia sẻ Lòng khoan dungchính là phương thuốc thần kì nhất giúp cho người mắc lỗi nhận ra được lỗi lầm của mình Từ đó họ biết ânhận, xấu hổ về việc họ đã làm Lương tâm, lòng tự trọng được đánh thức bởi sự khoan dung của người khác.+ Đối với người khoan dung tha thứ cho người gây ra đau khổ cho mình cũng chính là cách xoa dịu vếtthương Khi ta tha thứ, tâm hồn ta không phải vướng bận, thù hận Ta sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm và

đó chính là hạnh phúc Như vậy biết tha thứ cho người mắc lỗi với mình không chỉ đem niềm vui đến ngườikhác mà còn đem niềm vui đến cho chính bản thân ta Người biết khoan dung luôn nhận được người yêu mến

và họ cũng dễ dàng nhận được sự khoan dung từ người khác nếu như mắc phải sai lầm; khoan dung sẽ giúp

ta thêm bạn, bớt thù, các mối quan hệ của ta trong xã hội sẽ trở nên nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn

+ Đối với xã hội: Nếu trong xã hội mà ai cũng có lòng khoan dung và biết tha thứ thì xã hội đó sẽ vô cùng tốtđẹp, văn minh

* Dẫn chứng: Người dân VN dễ dàng tha thứ khi người mắc lỗi nhận ra sai lầm

+ Trong cuộc k/c chống giặc Minh xâm lược, sau khi thắng lợi vua Lê không những không sát hại mà còncấp lương thực và phương tiện cho giặc về nước Mặc dù khi sang xâm lược nước ta, tội ác của chúng nhiềuđến mức trời không dung, đất không tha nhưng chính lòng khoan dung của dt đã khiến cho giặc Minh hoảng

sợ

+ Trong cuộc đại phá quân Thanh năm 1789, sau khi thắng lợi, vua Quang trung vẫn cho phép người Hoa ởThăng Long lập đền thờ Sầm Nghi Đống Sau hai lần đc khoan dung, phương Bắc đã nhận ra được lỗi lầm vàkhông trở lại xâm lược nước ta nữa

+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ mặc dù bọn chúng gây lên những tội ác tày trời nhưng khi chiến tranh kết thúc, dân tộc ta vẫn bắt tay hợp tác với Pháp và Mĩ

- Mở rộng vấn đ ề:

+ Khoan dung là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam Tuy nhiên trong xã hội ngày nay khi cuộc sống bịcuốn theo nhịp điệu gấp gáp của thời đại nên nhiều người sống thờ ơ, vô cảm ( dẫn chứng trong ca dao tụcngữ: Thương người như thể thương thân) Từ đó họ thiếu đi cái nhìn rộng lượng và khoan dung với ngườikhác; họ trở nên ích kỉ, khó hoà nhập với cuộc sống xung quanh

+ Trái với khoan dung là ích kỉ, hẹp hòi, đố kị chỉ nhìn thấy khuyết điểm, sai lầm của người khác mà khôngthấy nét tốt đẹp của họ

+ Khoan dung không đồng nghĩa với dung túng, bao che bởi vì khoan dung là tạo cơ hội cho người mắc lỗisửa chữa sai lầm còn dung túng là hành vi đồng loã, tiếp tay khiến cho người mắc sai lầm càng lún sâu vàosai lầm

+ Trái với khoan dung là ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nhìn thấy khuyết điểm, sai lầm của người khác mà không thấynét tốt đẹp của họ

+ Ngày nay khi cuộc sống công nghiệp gấp gáp, khẩn trương, con người sống vô cảm, thiếu trách nhiệm thìmối quan hệ giữa con người với con người có phần lỏng lẻo Lòng khoan dung chính là sợi dây gắn kết tìnhcảm giữa người với người làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn

c Rèn luyện: Muốn có lòng khoan dung thì cần làm ntn?

Trang 8

- Lòng khoan dung chính là phẩm chất luôn tiềm ẩn trong mỗi con người nhưng nó có thể bị thui chột nếu takhông biết “ nuôi dưỡng” và “ chăm sóc” nó

- Hãy rèn luyện trở thành người biết khoan dung bằng cách biết quan tâm tới những người xung quanh vàhãy mở lòng, mở rộng lòng nhân ái

- Đặc biệt phải học tập để có tri thức, biết phân biệt đúng, sai Có tri thức con người sẽ biết sống có khoandung, nhân ái hơn

- Thể hiện lòng khoan dung từ những việc làm nhỏ nhất với những người xung quanh mình

- Tích cực tham gia vào các hoạt động của cộng đồng để nâng cao trách nhiệm

- Biểu hiện: Biểu hiện của lòng tự trọng rất phong phú và đa dạng

+ Người có lòng tự trọng là người luôn chấp hành pháp luật, cư xử đàng hoàng, đúng mực

+ Lòng tự trọng được biểu hiện qua những hành động cụ thể như: khi tham gia Giao thông thì chấp hànhđúng luật GT, đến nơi công cộng thì chấp hành những quy định chung Một học sinh không thuộc bài nhưngdứt khoát không coi cóp, gian lận, một người mắc lỗi nhưng biết nhận lỗi, một người nghèo khổ nhưng dứtkhoát không nhận của bố thí, thương hại Tất cả những việc làm, hành động đó đều là biểu hiện của ng cólòng tự trọng

b Bàn luận.

* KĐ quan điểm: Tự trọng là đức tính tốt vô cùng cần thiết Tự trọng là đức tính cao đẹp và không thể thiếu

cho tất cả chúng ta Đó chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công

* Bình: Tại sao tự trọng lại là đức tính cần thiết?

- Tự trọng là phẩm chất đầu tiên cơ bản có tính chất quyết định phẩm giá của con người Mọi thành công củacon ng trong c/s đều có mầm mống, gốc rễ của lòng tự trọng

- Người có lòng tự trọng là người luôn biết tôn trọng chính bản thân mình, không muốn bị người khác coithường, nhắc nhở Chính vì vậy, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ Đó chính làđộng lực mạnh mẽ để gặt hái được thành công

- Người có lòng tự trọng thường ít khi bằng lòng với bản thân mình Họ luôn muốn đẹp trong mắt ngườikhác Vì vậy họ luôn gắng hoàn thiện bản thân và không làm điều xấu, điều trái với đạo đức, lương tâm củacon người

- Người có lòng tự trọng là người luôn nhận thức được giá trị bản thân, biết phân biệt đúng, sai Đặc biệt họkhông bao bao giờ bị những cám dỗ của c/s lôi kéo dù trong h/cảnh khó khăn thậm chí bị đe dọa tính mạng,người tự trọng cũng không bao giờ bán rẻ lương tâm, danh dự Nếu trong XH mà ai cũng có lòng tự trọng thì

XH ấy thực sự tốt đẹp, văn minh

* Dẫn chứng: Thực tế đã c/m, tự trọng chính là cội nguồn gốc rễ của mọi thành công.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, ý thức tự tôn và tự hào dt mà bao thế hệ cha ô đã chiụ nhiều gian khổ thậm chí

là hi sinh cả tính mạng để giành lại độc lập cho dt Khi lũ giặc Nguyên Mông trà đạp lên lòng tự tôn dt, TrầnQuốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để kêu gọi binh lính đứng lên chống giặc ngoại xâm Cũng xuất phát từ ýthức tự tôn dt, BH đã ra đi tìm đường cứu nước và đã khai sinh ra nước VNDCCH Ngày nay biết bao thế hệ

Trang 9

học sinh, sinh viên đã lên đường thi đấu tài năng trên đấu trường quốc tế và học mang theo hành trang là lòng

tự trọng Đó chính là sức mạnh để dẫn đến thành công

- Lịch sử đã ghi nhận biết bao tấm gương giàu lòng tự trọng Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ đc nếpsống thanh cao, đó là trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Tô Hiến Thành, Nguyễn Thiếp Đặc biệt là chủ tịch HồChí Minh

c Mở rộng.

- Trái với người có lòng tự trọng là người không có lòng tự trọng Đó là những kẻ vô liêm sỉ Họ sẵn sàngbán rẻ nhân cách, phẩm chất, đạo đức, danh dự và lòng tự trọng để đổi lấy những thứ vật chất tầm thườnghay quyền lực, địa vị phù phiếm Những kẻ đó không bao giờ có đc thành công thậm chí còn bị XH lên án, xalánh Lịch sử đã ghi lại những gương xấu như Lê Chiêu Thống

- Ngày nay còn có rất nhiều người không có lòng tự trọng Đó là những kẻ quan chức nhưng ăn hối lộ, hàhiếp dân lành, là những kẻ gây tai nạn rồi bỏ chạy, là những hs gian lận để mong đạt điểm cao

- Nhưng nếu lòng tự trọng đc đặt lên cao quá mức thì sẽ biến thành tự cao, tự đắc, luôn cho mình là đúng, lànhất nên coi thường người khác Sự tựn cao, tự đắc sinh ra thói khinh người, ngạo mạn( Ví dụ câu chuyệnthách đấu giữa Thỏ và Rùa)

- lòng tự trọng đựơc thể hiện ở lời nói và việc làm Kết quả của việc làm mới là bản chất đích thực của lòng

3 Kết bài.

- Lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên con người cần phải có, là thước đo phẩm giá con người, là cội nguồn,gốc rễ của niềm tin, sự lạc quan và đặc biệt là con đường ngắn nhất đưa ta đến bến bờ thành công trong cuộcsống

Trang 10

Đề 7: Suy nghĩ của em về đức tính giản dị.

+ ăn mặc gọn gàng, đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi

+ Nói năng dịu dàng, dễ nghe, không ba hoa, phét lác

+ Suy nghĩ giản dị, đơn giản

+ Đi đứng ngay ngắn,

b Bình luận.

- Khẳng đ ịnh quan đ iểm: Cách sống giản dị là cần thiết với mỗi con người.

- Bình: Vì sao cần sống giản dị?

+ Sống giản dị là lối sống đẹp, một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc

+ Sống giản dị ta mới có ý thức được bản thân mình ntn?

+ Sống giản dị sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc

+ Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng

- Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chhí Minh là người có lối sống giản dị- là một tấm gương vĩ đại của dân tộc.

Người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về lối sống giản

dị văn minh Liệu trên thế giới này có vị chủ tịch nào vẫn mặc những bộ quần áo kaki đã bạc màu, vẫn ănnhững món ăn rất bình dị dân dã, giản đơn?

- Giản dị là một đức tính tốt đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy

- Chúng ta phải luôn sống giản dị từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói, giản dị trong cả suy nghĩ

- Thường xuyên học tập để trau dồi tri thức

3 Kết bài.

- Khẳng định: Giản dị là đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi người

- Liên hệ bản thân: Là học sinh cần giản dị ntn?

Lưu ý: Với các để cho sẵn là một nhận định thì cần chú ý như sau:

Trang 11

d Rèn luyện

3 Kết bài.

Một số đề minh hoạ:

Đề 1: Trong bài “ Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi miêu tả những tội ác tày trời của giặc Minh đối với nhân

dân ta đến mức “ tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ Nheo nhắt thay kẻ goá bụa khốn cùng” khiến trời đất cũng không thể dung tha Nhưng khi quân ta đại thắng chẳng những không giết hại mà còn tha chết cho giặc, hơn nữa lại còn cấp cho 500 chiếc thuyền, phát cho vài nghìn cỗ ngựa để chúng về nước Từ việc cảm nhận tư tưởng cao đẹp đó, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người.

a Cảm nhận tư tưởng cao đẹp trong “ Bình Ngô đại cáo”

- Tác phẩm vừa là áng hùng văn của muôn đời vừa là bản tuyên ngôn đấu tranh bảo vệ quyền sống của conngười Tái hiện những năm rất đau thương trong lịch sử dân tộc khi quân Minh điên cuồng thừa cơ gây hoạcho nhân dân ta, làm tàn hại đến côn trùng cây cỏ Nhưng tác phẩm cũng là những trang văn đẹp nhất về lòngkhoan dung, nhân ái khi nói về việc ta đã mở đường sống cho quân Minh tàn bạo Tư tưởng đó chính là đạo lílàm người cao cả, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

b,c,d phân tích bình thường

3 Kết bài.

Đề 2: Trong truyện ngắn “ LLSP” của NTL có chi tiết: “ Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ

cháu! Để cháu giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn cháu”.

Chi tiết trên thể hiện phẩm chất gì của anh thanh niên Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn về phẩm chất đó.

Trang 12

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam Một trong những câu đó là câu " Uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.

Cách 2:

Đất nước Việt Nam có nhiều đền, chùa, lễ hội Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anhhùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữrất hay và cô đọng: " Uống nước nhớ nguồn"

Cách 3:

- Ân nghĩa thuỷ chung là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc

- Nhắc nhở, răn dạy con cháu giữ gìn, phát huy đạo lí, cha ông có câu: “ Uống nước nhớ nguồn”

2 Thân bài.

L

Đ 1: Giải thích nội dung tư tưởng

a Giải thích :

+ Uống nước chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần

+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm con người,lịch sử, truyền thồng

+ “Nhớ nguồn”: thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, là sự tri ân, giữgìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng

-> Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh

- Biểu hiện :

+ Uống nước nhớ nguồn là không quên tổ tiên, nòi giống

+ Không quên những người chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương

+ Không quên những ai dạy dỗ, giúp đỡ mình

L

Đ 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí

* Khẳng định tư tưởng, quan điểm: Câu tục ngữ là lời răn dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở của người xưa Câutục ngữ là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc Vì:

- Thành quả không tự nhiên mà có Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạngcủa biết bao người ngã xuống Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đó chiếnđấu, hy sinh bảo vệ quê hương Cha mẹ, ông bà người thân … Tất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ, phải triân

- Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trênnền tảng đạo lý

- Khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc:

+ xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước

+ Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng

+ Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình cú công với cách mạng

L

Đ 3: Mở rộng vấn đề.

- Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn

“Khỏi vòng cong đuôi; có mới nới cũ; Qua cầu rút ván; Khỏi rên quên thầy Mạch nguồn trong trẻo củatruyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh !

L

Đ 4. Phương pháp rèn luyện

- Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đó có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cốnghiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt Đó mới là nhớnguồn một cách thiết thực

+ Học sinh: bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấnđấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hộisau này

( xem lại)

Trang 13

3 Kết bài.

Cách 1:

- Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có Nó

là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ruthấm đượm ân tình của bà của mẹ đó gieo mầm ân nghĩa :

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”

Cách 2:

- Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thu Hãysống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó

Đề 2: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đề 3: Suy nghĩ về lòng biết ơn

Hướng dẫn đề 2:

I Mở bài

- Tục ngữ , CD vốn là kho tàng trí tuệ vô cùng phong phú của cha ông ta

- Nhiều bài học đạo lý đúng đắn, cao đẹp có thể tìm thấy ở đó

- Dẫn câu TN

Cách 2: Vua Hùng đã có công dựng nước…

Bác nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn

II Thân bài:

- Người trồng cây là người có công lớn đóng góp vào qúa trình phấn đấu để đạt kết quả đó

- Nhớ : Biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát huy nhũng thành quả mà thế hệ trước đã để lại; biết ơnnhững người đem lại những thành quả đó cho chúng ta hôm nay

2 Bình

* Khẳng định câu tục ngữ hoàn toàn đúng

Vì : Không có người trồng cây  không có cây  không có quả Đó là cả một quá trình lâu dài, gian khổ

 người trồng phải bỏ nhiều công sức

"Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cầy"

- Người được hưởng thụ thành quả  không thể không nhớ tới người làm ra nó

+ Trong gia đình: Công lao của cha mẹ

+ Trong trường lớp: Công lao của thầy cô

+ Trong xã hội : Công lao của những người đi trước

VD: Sự hi sinh to lớn của cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ biết baongười đã ngã xuống để có nền độc lập và no ấm hôm nay

3 Luận

- Phê phán thái độ vong ân bội nghĩa

- Biểu hiện của sự vô ơn

+ Lười nhác, hỗn láo, lãng phí, quên công lao của người khác (dẫn chứng cụ thể)

- Biết ơn phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể:

Trang 14

Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất tốt đẹp và quan trọng hàng đầu mà con người cần rèn luyện Vì:

- Từ khi sinh ra mỗi con người đều đã được vay của cuộc đời, thừa hưởng công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy

dỗ của cha mẹ, thầy cô

5 Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

6 Sách tốt là người bạn hiền

7 Tình bạn đẹp

Mỗi quyển sách tốt là một người bạn hiền"

Hóy giải thớch và chứng minh ý kiến trờn

I/ Mở bài:

- Con người luôn có nhu cầu hiểu biết và chia sẻ

- Sách đáp ứng được nhu cầu chính đáng đó

- Mỗi quyển sách tốt là một người bạn hiền

II/ Thõn bài

1/ Giải thớch Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền

+ Sỏch tốt là loại sỏch mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống,con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lêntrong học tập, cuộc sống Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là mộtngười bạn hiền"

Ngày đăng: 29/02/2016, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w