1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC BÀI LUYỆN TẬP NHẢY CAO

18 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 316 KB

Nội dung

Tôi tiến hành nghiên cứu trên hai lớp: 11TN1 là thực nghiệm áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong các tiết học nhảy cao từ tiết 15 đến tiết 27, lớp 11CB4 là lớp đối chứng học bìn

Trang 1

MỤC LỤC

1 Tóm tắt đề tài Trang 2

2 Hiện trạng Trang 3

3 Giải pháp thay thế Trang 3

4 Vấn đề, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Trang 3

4.1 Vấn đề nghiên cứu Trang 3 4.2 Giả thuyết nghiên cứ Trang 3 4.3 Phương pháp nghiên cứu Trang 3

5 Thiết kế và qui trình nghiên cứu Trang 4

5.1 Thiết kế nghiên cứu Trang 4 5.2 Qui trình nghiên cứu Trang 5

6 Đo lường

Trang 5

7 Phân tích dữ liệu và bàn luận……… Trang 6

7.1 Phân tích dữ liệu Trang 6 7.2 Bàn luận Trang 8

8 Kết luận và khuyến nghị Trang 8

8.1 Kết luận Trang 8 8.2 Khuyến nghị Trang 8

9 Minh chứng đề tài Trang 8

10 Tài liệu tham khảo Trang 9

11 Phụ lục Trang 10

Trang 2

TÊN ĐỀ TÀI: “ÁP DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO CHO HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG”

1 Tóm tắt đề tài;

Trong những năm gần đây được sự quan tâm đích đáng sự chỉ đạo sát sao của Đảng, công tác TDTT đã có những chuyển biến tích cực, phong trào TDTT từng bước

mở rộng với nhiều hình thức và đã đạt được những thành tích đáng kích lệ Đóng góp cho kết quả này thì lứa tuổi 16 – 17 (lớp 11) ở bậc trung học phổ thông có thể coi là tiền đề cho sự thành công

Công tác giáo dục thể chất được các cấp lãnh đạo từ Bộ, Sở, lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện cụ thể đã trang bị về cơ sở vật chất, nhà thi đấu, sách giáo khoa… cho từng trường

Nhảy cao là một môn điền kinh về phát triển sức mạnh cơ bắp, sức mạnh tốc độ,

có tác dụng rất lớn đến việc tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng,

hệ thần kinh… và là nội dung của chương trình thể dục chính khóa

Xét thấy thực tiển thành tích nhảy cao của học sinh trường THPT Quang Trung còn hạn chế thể hiện qua kết quả thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh trong các năm gần đây Chính vì vậy cách tập luyện nâng cao thành tích nhảy cao cho các em là rất cần thiết để đưa môn điền kinh nhà trường nói chung và môn nhảy cao nói riêng sớm tiếp cận thành tích ở Hội Khỏe Phù Đổng là rất cần thiết và cấp bách

Xuất phát từ lý do trên tôi mạnh dạng chọn giải pháp “Áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh khối 11 trường THPT Quang Trung”

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Nhỏ, tổ Thể dục & Quốc Phòng, Trường THPT

Quang Trung, Gò Dầu, Tây Ninh; Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh

Trang 3

Trong chương trình giảng dạy thể dục lớp 11 có môn nhảy cao “kiểu nằm nghiêng” Tôi tiến hành nghiên cứu trên hai lớp: 11TN1 là thực nghiệm áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong các tiết học nhảy cao từ tiết 15 đến tiết 27, lớp 11CB4 là lớp đối chứng học bình thường theo phân phối chương trình của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tây Ninh, kết quả nghiên cứu và kiểm tra sau tác động cho thấy lớp thực nghiệm

có giá trị trung bình 8,11, điểm kiểm tra kết thúc môn lớp đối chứng có giá trị trung bình 7,11 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00017<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của 2 lớp Điều đó chứng minh rằng việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh vào trong các tiết học tập môn nhảy cao “kiểu nằm nghiêng” của học sinh khối 11 trường THPT Quang Trung là hợp lí

2 Hiện trạng:

Qua nhiều năm giảng dạy môn nhảy cao của khối 11 trường THPT Quang Trung tôi nhận thấy rằng đa số các em còn yếu về sức mạnh cơ chân nên thành tích đạt được

là không cao

Để khắc phục tình trạng trên tôi đưa ra một số bài tập phát triển sức mạnh và lồng ghép vào trong các tiết học của môn nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” một cách hợp

lý để thu hút học sinh phấn khởi tập luyện

3 Giải pháp thay thế: Lồng ghép các bài tập phát triển sức mạnh vào trong tiết học

môn nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” để nâng cao thành tích cho học sinh khối 11, từ đó giúp cho các em có một số tố chất thể lực nhất định để học tập và phục vụ cho nhu cầu trong đời sống

4 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

4.1 Vấn đề nghiên cứu: Việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh vào

trong các tiết học của môn nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” có nâng cao thành tích học tập của học sinh khối 11 hay không ?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu: “Áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh nhằm

nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh khối 11 trường THPT Quang Trung”

4.3 Phương pháp:

Trang 4

Tôi chọn 2 lớp trong khối 11 của trường THPT Quang Trung để nghiên cứu: lớp 11TN1 làm thực nghiệm, lớp 11CB4 làm đối chứng

lớp thực nghiêm 11TN1 tổng số học sinh: 42/22 nữ, lớp đối chứng 11CB1 tổng số học sinh: 42/25 nữ

5 Thiết kế nghiên cứu và qui trình nghiên cứu.

5.1 Thiết kế nghiên cứu.

Tôi tiến hành kiểm tra 2 lớp: 11TN3 (lớp thực nghiêm) và lớp 11CB1 (lớp đối chứng) kiểm tra bước đầu để lấy kết quả trên 2 lớp, kết quả trên hai lớp có điểm trung bình khác nhau, nên dùng phép tính t-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của 2 lớp trước khi áp dụng các bài tập vào lớp thực nghiệm

* Thang điểm kiểm tra

- Điểm 9-10: Thực hiện đúng kỹ thuật 3 giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không và thành tích đạt: 1,15m (nam) và 1m (nữ)

- Điểm 7-8: Thực hiện đúng kỹ thuật qua xà, các giai đoạn khác có sai sót nhỏ, thành tích đạt 1,10m (nam) và 0,90m (nữ)

- Điểm 5-6: Thực hiện thực hiện đúng kỹ thuật qua xà, thành tích đạt 1m (nam)

và nữ 0,8m (nữ)

- Điểm 3-4: Không thực hiện được các kỹ thuật qua xà, thành tích đạt được dưới 1m (nam) và 0,8m (nữ)

- Điểm 1-2: Không thực hiện được kỹ thuật qua xà, thành tích đạt dưới 0,8m (nam) và dưới 0,6m (nữ)

* Đánh giá độ tương đồng của hai nhóm trước tác động

Bảng 1: Trước tác động kết quả điểm số được xử lý

Các số liệu xử lí LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG

(Bảng này có được sau khi xử lý số liệu từ phụ lục 2)

Trang 5

Qua phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình 1 tiết trước tác ở lớp thực nghiệm 7,67; lớp đối chứng 7,55; có p = 0,537810 ≥ 0,05 Vậy, sự khác biệt của hai lớp là ngẫu nhiên, điều này cho thấy hai lớp này là tương đương

Tôi sử dụng thiết kế 2 kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương để tiến hành nghiên cứu đề tài này

5.2 Qui trình nghiên cứu:

5.2.1 Chuẩn bị của giáo viên:

Tôi đã thiết kế các bài tập phát triển sức mạnh và tiến hành lồng ghép vào lớp thực nghiệm 11TN1 Đối với lớp đối chứng 11CB4 tiến hành giảng dạy bình thường theo phân phối chương trình của Sở Giáo Dục

5.2.2 Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian dạy từ tiết 16 đến tiết 27 Các bài tập phát triển sức mạnh được áp dụng trong các tiết dạy như sau:

- Bài tập 1: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lănng duỗi về trước, đứng lên ngồi xuống (2 tay chống hông)

- Bài tập 2: Bật nhảy tại chỗ bằng 1 chân (chân giậm nhảy) xuống hố cát

- Bài tập 3: Bật nhảy tại chỗ bằng 1 chân (chân giậm nhảy) với hai tay chạm vào vật chuẩn trên cao

- Bài tập 4: Chạy đà 3 bước giậm nhảy, chân lăng đá vào vật chuẩn trên cao

- Bài tập 5: Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân (xuống hố cát)

- Bài tập 6: Nhảy dây tại chỗ bằng 2 chân

6 Đo lường:

Tôi lấy số liệu kiểm tra trước tác động của hai lớp và sau tác động của hai lớp tôi tiến hành lập bảng thống kê và tiến hành áp dụng các phương pháp kiểm chứng dữ liệu nhằm đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của đề tài

* Tiến hành kiểm tra:

Sau khi dạy xong nội dung tiết 48 tôi tiến hành kiểm tra (tiết 49) với thang điểm

đã nêu trên (Kiểm tra sau tác động)

Trang 6

7 Phân tích kết quả và bàn luận

7.1 Phân tích kết quả

Bảng 2: Sau tác động kết quả điểm số được xử lí

Các số liệu xử lí LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG

Độ chênh lệch giá trị

(Bảng này có được từ xử lý số liệu của bảng phụ lục 3)

Dựa vào kết quả nêu trên đã chứng minh được rằng 2 lớp trước tác động là tương đương nhau Sau tác động chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết qua p= 0,00003 < 0,05, cho thấy điểm chênh lệch giữa điểm trung bình lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là rất có ý nghĩa không phải ngẫu nhiên mà do tác động đạt được

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là: 0,9343, theo tiêu chí Cohen chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9343 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích nhảy cao cho lớp 11TN1

(Thực nghiệm) là lớn

Như vậy giả thuyết của đề tài “Áp dụng các bài tập để nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh khối 11, trường THPT Quang Trung” đã được kiểm chứng

Trang 7

Biều đồ 1: So sánh điểm trung bình giữa lớp thực nhgiệm và đối chứng

Biểu đồ 2: So sánh số liệu tổng quát giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trang 8

7.2 Bàn luận:

Qua kết quả kiểm tra kết thúc môn nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” sau khi áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh vào trong các tiết học của lớp 11TN1 (Thực nghiệm) đã có điểm trung bình cộng là 8,43, kết quả kiểm tra kết môn của lớp 11CB4

(đối chứng) có điểm trung bình cộng là 7,50 độ chênh lệch giữa hai lớp là 0,93 Điều

đó chứng tỏ việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh vào trong các tiết dạy sẽ nâng cao thành tích học tập của học sinh lớp 11

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn bài kiểm tra giữa hai lớp là 0,9343 điều này

có nghĩa mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh vào trong tiết dạy là lớn

Qua kết quả kiểm tra T-test của hai lớp sau tác động là P = 0,000003, đã khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải do ngẫu nhiên mà do có sự tác động của các bài tập đến lớp thực nghiệm

8 Kết luận và khuyến nghị:

8.1 Kết luận:

Qua kết quả nêu trên, ta thấy việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh đã nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh lớp 11 trường THPT Quang Trung

8.2 Khuyến nghị:

- Đối với giáo viên bộ môn: Nên áp dụng các bài tập trên để nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh lớp 11

- Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ

và đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn Đồng thời giáo viên trong tổ nên áp dụng các bài tập này giảng dạy cho các khối còn lại để nâng cao thành tích học tập của học sinh

9 Minh chứng cho đề tài

- Kế hoạch tập luyện, giáo án

- Bảng điểm lớp thực nghiệm, lớp đối chứng trước và sau tác động

- Thang điểm, kế hoạch nghiên cứu, đĩa CD dữ liệu

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trịnh Hoài Đức, Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT Hà Nội, 1991

2 Trịnh Hoài Đức, Điền kinh trong nhà trường phổ thông, NXB TDTT Hà Nội,

2000

3 Trịnh Hoài Đức, Đặc điểm sinh lý các môn thể dục thể thao, NXB TDTT Hà

Nội, 2001

4 PGS PTS Trịnh Trung Hiếu, Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT – NXB

TDTT, 1993

5 Lê Văn Lẩm và csv, Sách giáo viên 11, NXB GD, 2003.

6 Lê Nguyệt Nga, Vũ Chi Mai, Lâm Quang Thành, Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu

khoa học, NXB Trẻ, 2007

7 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tấn, Lý luận và phương pháp TDTT, NXB Hà Nội,

1984

8 Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Thể Dục ở trường phổ

thông cấp 3, NXB GD, 1997

9 Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT Hà Nội, 1994

10 Tuyển tập nghiên cứu khoa học TP HCM, 2006

11 Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khỏe trong trường học các cấp

NXB TDTT Hà Nội, 1998

12 Nguyễn Đức Văn, Phương pháp thống kê TDTT, NXB TDTT Hà Nội, 1987.

13 Vụ Giáo Dục Thể Chất, Bộ Giáo và Đào Tạo Giáo dục sức khỏe và thể chất trong trường họ, NXB GD, 1994

Trang 10

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Tên đề tài: Áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích

nhảy cao cho học sinh khối 11 trường THPT Quang Trung

Ngưới thực hiện: Nguyễn Văn Nhỏ

Tổ chức:

1 Hiện trạng Thể lực của các em còn yếu, nhất là sức mạnh cơ chân nên

thành tích đạt được các lần kiểm tra còn thấp

2 Giải pháp thay thế

Áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh vào trong tiết học môn nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” để nâng cao thành tích cho học sinh khối 11, từ đó giúp cho các em có một số tố chất thể lực nhất định để học tập và phục vụ cho nhu cầu trong đời sống

3 Vấn đề nghiên

cứu, giả thuyết

nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu: Việc áp dụng các bài tập phát

triển sức mạnh vào trong các tiết học của môn nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” có nâng cao thành tích học tập của học sinh khối 11 trường THPT Quang Trung hay không?

Giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng các bài tập phát triển

sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh khối 11 trường THPT Quang Trung

4 Thiết kế

Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương (Thiết kế 2)

Nhóm Kiểm tra trước

tác động

Tác động Kiểm tra sau tác

động

5 Đo lường

Tiến hành kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm thực

Trang 11

nghiệm và đối chứng

6 Phân tích

Sử dụng phép tính T-test độc lập, tính giá trị trung bình cộng, tính độ lệch chuẩn SMD

- Sử dụng biểu đồ để so sánh đối chiếu số liệu

7 Kết quả Lớp thực nghiệm có thành tích học tập cao hơn lớp đối chứng

PHỤ LỤC 2: THU THẬP ĐIỂM SỐ CỦA BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯƠC

TÁC ĐỘNG

13 Nguyễn Anh Kiệt 8 13 Đặng Thị Tuyết Hảo 8

14 Nguyễn Thị Hồng Lan 6 14 Nguyễn Thanh Hằng 8

17 Nguyễn Đặng Ngọc Mai 8 17 Trần Thanh Khang 7

19 Nguyễn Ngọc Ngân 8 19 Nguyễn Trà Hoài Linh 8

21 Trần Thị Thảo Nguyên 7 21 Đặng Thị Tuyết Mi 8

26

Nguyễn Thị Hồng

27 Đỗ Thị Tuyết Phương 7 27 Đỗ Thị Yến Nhi 8

Trang 12

28 Hoàng Thị Thanh Thảo 7 28 Huỳnh Khắc Nhu 9

30 Phạm Thị Kiều Thu 8 30 Nguyễn Trần Phương Thanh 7

31 Trần Ngọc Lan Thuyên 8 31 Đỗ Lâm Tiến Thông 6

33 Nguyễn Thị Xuân Tiên 8 33 Dương Thị Anh Thư 7

34 Lê Cao Sơn Trà 8 34 Phạm Thị Thuỳ Trang 7

35 Đặng Thiên Trang 8 35 Nguyễn Phước Nhật Trường 8

36 Nguyễn Hồng Ngọc Trân 8 36 Cù Thị Thanh Tuyền 8

37 Nguyễn Thị Quế Trân 6 37 Nguyễn Thị Bích Tuyền 6

39 Đặng Chí Tường 8 39 Trần Nguyễn Phương Uyên 8

PHỤ LỤC 3: THU THẬP ĐIỂM SỐ CỦA BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT SAU

TÁC ĐỘNG

13 Nguyễn Anh Kiệt 8 13 Đặng Thị Tuyết Hảo 9

14 Nguyễn Thị Hồng Lan 9 14 Nguyễn Thanh Hằng 8

17 Nguyễn Đặng Ngọc Mai 9 17 Trần Thanh Khang 9

19 Nguyễn Ngọc Ngân 9 19 Nguyễn Trà Hoài Linh 8

Trang 13

20 Nguyễn Hồng Ngọc 9 20 Đỗ Thị Bạch Mai 7

21 Trần Thị Thảo Nguyên 8 21 Đặng Thị Tuyết Mi 9

26

Nguyễn Thị Hồng

27 Đỗ Thị Tuyết Phương 10 27 Đỗ Thị Yến Nhi 8

28 Hoàng Thị Thanh Thảo 9 28 Huỳnh Khắc Nhu 8

30 Phạm Thị Kiều Thu 10 30

Nguyễn Trần Phương

31 Trần Ngọc Lan Thuyên 8 31 Đỗ Lâm Tiến Thông 9

33 Nguyễn Thị Xuân Tiên 9 33 Dương Thị Anh Thư 6

34 Lê Cao Sơn Trà 9 34 Phạm Thị Thuỳ Trang 9

35 Đặng Thiên Trang 8 35 Nguyễn Phước Nhật Trường 6 36

Nguyễn Hồng Ngọc

37 Nguyễn Thị Quế Trân 9 37 Nguyễn Thị Bích Tuyền 7

39 Đặng Chí Tường 9 39 Trần Nguyễn Phương Uyên 6

PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN (Áp dụng cho lớp 11TN 1 )

- Bài tập 1, tiết 15 +16: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lănng duỗi về trước, đứng lên ngồi xuống (2 tay chống hông) (nữ 2 lần x 8 nhịp, nam 4 lần x 8 nhịp, thực hiện 3 đợt)

- Bài tập 2, tiết 17 + 18: Bật nhảy tại chỗ bằng 1 chân (chân giậm nhảy) xuống hố cát (nữ 3 lần, nam 5 lần)

- Bài tập 3, tiết 19 + 20: Bật nhảy tại chỗ bằng 1 chân (chân giậm nhảy) với hai tay chạm vào vật chuẩn trên cao (nữ 3 lần, nam 5 lần)

- Bài tập 4, tiết 21 + 22: Chạy đà 3 bước giậm nhảy, chân lăng đá vào vật

Trang 14

- Bài tập 5, tiết 23 + 24: Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân (xuống hố cát) (nữ 3 lần, nam 5 lần)

- Bài tập 6, tiết 25 + 26: Nhảy dây tại chỗ bằng 2 chân

Tiết 27: Kiểm tra sau tác động

* Bài tập về nhà: Tập vào buổi chiều từ 17 giờ đến 17 giờ 30 phút

+ Nhảy dây bằng 2 chân

+ Nhảy dây bằng 1 chân (chân giậm nhảy)

Ngày đăng: 28/02/2016, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w