Trong đề thi môn sinh học trong các kì thi tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi năm thì phần bài tập ĐỘT BIẾN GEN luôn xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong phần bài tập định lượng. Tôi xin giới thiệu đến quí thầy cô và các em học sinh về phương pháp giải nhanh các dạng bài tập về ĐỘT BIẾN GEN.
Trang 1Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
CHUYÊN ĐỀ 5: ĐỘT BIẾN GEN DẠNG 1: LẬP BẢNG DẠNG ĐỘT BIẾN ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI SỐ NULCÊÔTIT
VÀ LIÊN KẾT HIĐRÔ
* BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Một gen dài 5100 A0, có 3900 liên kết hiđrô Gen đó bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp Bazơ
ni tơ này bằng cặp bazơ nitơ khác Nếu sự đột biến đó không làm cho số liên kết hiđrô thay đổi thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen mới bằng:
ĐS: A= T = 600 Nu, G = X = 900 Nu
Bài 2: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông , có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T
bằng một cặp G-X Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: (đại học 2008)
ĐS: Ađb = Tđb = A – 1 = 720 – 1 = 719 Nu, Gđb = X đb = G +1 = 480 + 1 = 481
Bài 3: Một cặp gen nằm trong cùng một tế bào Do đột biến 1 cặp Nu ở một trong 2 gen đó đã làm cho cặp
gen đồng hợp BB thành cặp gen dị hợp Bb Gen B nhiều hơn gen b 1 liên kết hi đrô và có 17,5% ađênin Phân tử protêin bậc 1 do gen B điều khiển tổng hợp có 398 axit amin (đề casio 2009, Tây Ninh)
1 Xác định dạng đột biến
2 Tính số lượng từng loại Nu của gen B và gen b
ĐS: 1 Đột biến gen liên quan đến 1 cặp Nu là đột biến điểm Gen B nhiều hơn gen b 1 liên kết hi đrô nên đột biến này là đột biến thay cặp A – T bằng cặp G- X
2 Ađb = Tđb = A – 1 = 420 – 1 = 419 Nu, Gđb = X đb = G +1 = 780 + 1 = 187 Nu
Bài 4: Gen a dài 2040 A0, có 20 % Ađênin Khi gen a bị đột biến lần thứ nhất trở thành alen A Biết gen a có
số liên kết hi đrô chênh lệch so với số liên kết hi đrô của gen A là một liên kết Đột biến chỉ tác động tới một cặp Nuclêôtit Số lượng từng loại Nuclêôtit của gen A:
ĐS: Với H + 1 thì A = T = 239Nu, G = X = 361 Nu; H – 1 thì A – T = 241 Nu, G = X = 359 Nu
Bài 5: Một gen có khối lượng 45.10 đvC, có hiệu số giữa Nu loại X với một Nu khác chiếm 20% số Nu của
gen Cho biết dạng đột biến , số Nu mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, đột biến không chạm đến quá 3 cặp Nu
1 Sau đột biến, số liên kết hi đrô của gen tăng 1 liên kết
2 Sau đột biến, số liên kết hi đrô của gen giảm 2 liên kết
ĐS: 1 TH1: A = T = 224, G= X = 526;
2 TH1: A = T = 224, G = X = 525, TH2: A = T = 227, G = X = 523
Bài 6: Gen có 3120 liên kết hi đrô và A = 20% tổng số Nu Tìm dạng đột biến có thể có và tính số Nu mỗi
loại của gen trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm quá 3 cặp Nu
1 Sau đột biến, số liên kết Hi đrô tăng thêm 3 liên kết
2 Sau đột biến, số liên kết Hi đrô của gen không đổi
ĐS: 1 TH1: A = T = 480, G = X = 721, TH2: A = T = 477, G = X = 721; 2 A = T = 480, G = X = 720
Bài 7: (ĐH 2001) Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 mm và có số Nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số
Nuclêôtit loại guamin Gen A bị đột biến điểm thành alen a Alen a có 2798 liên kết hi đrô Số lượng từng loại Nuclêôtit của alen a là:
ĐS: A = T = 799, G = X = 400
Bài 8: (CĐ 2011) Gen B có 900 Nuclêôtit loại ađênin (A) có tỉ lệ T
X Gen B bị đột biến dạng thay thế một
cặp G – X bằng một cặp A – T trở thành alen b tổng số liên kết hi đrô của alen b là
ĐS: 3599
Bài 9: (CĐ 2009) Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hi đrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp
Nuclêôtit này bằng một cặp Nuclêôtit khác thành gen b Gen b chiếm nhiều hơn gen B một liên kết hi đrô Số Nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
ĐS: A = T = 249, G = X = 391
Bài 10: (CĐ 2008) Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một
cặp A – T bằng một cặp G – X Số lượng Nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
ĐS: A = T 719; G = X = 481
Trang 2Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
Bài 11: (CĐ 2007) Một gen có 4800 liên kết hi đrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801
liên kết hi đrô và có khối lượng 108.104 đvC Số Nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
ĐS: T = A = 599, G = X = 1201
Bài 12: Một gen A có 1068 liên kết hydrô, có G = 186 Gen A bị đột biến thành gen a, gen a nhiều hơn gen A
1 liên kết hydrô nhưng chiều dài của hai gen bằng nhau
a Xác định dạng đột biến trên?
b Tính số lượng nucleotit từng loại trong gen A và gen a
c Phân tử protein do gen A và gen a tổng hợp giống nhau và khác nhau như thế nào?
ĐS: a đột biến thay thế 1 cặp (A – T) bằng 1 cặp (G – X); b A = T = 255, G = X = 186; A = T = 254, G = X
= 186 + 1 = 187; c Số lượng axit amin bằng nhau aa 2 145aa
3
184 254 2 3
186 255
DẠNG 2: ĐỘT BIẾN GEN CÓ SỐ NUCLÊÔTIT KHÔNG THAY ĐỔI, DỰA VÀO TỈ LỆ A
G (HOẶC T
X ) CỦA GEN TRƯỚC ĐỘT BIẾN VÀ SAU ĐỘT BIẾN ĐỂ XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN
* BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Một gen chỉ huy tổng hợp chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin, có tỉ lệ T 0,6
X Một đột biến xảy ra
tuy không làm thay đổi số lượng Nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi tỉ lệ nói trên
a Khi tỉ lệ T
X đột biến bằng 60,43% , hãy cho biết:
- Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến gì ?
- Số liên kết hi đrô trong gen đột biến thay đổi như thế nào ?
b Khi tỉ lệ T
X = 59, 57%, hãy cho biết:
- Cấu trúc của gen đã thay đổi như thế nào ? Đây là kiểu đột biến gì ?
- Số liên kết hi đrô trong gen thay đổi như thế nào ?
ĐS: a Vậy đột biến thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A- T Số liên kết hi đrô của gen sau đột biến là giảm 1 liên kết hi đrô
b Vậy đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X số liên kết hi đrô của gen sau đột biến là tăng 1 liên kết hi đrô
Bài 2: Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong đó gen có tỉ lệ A/G = 2/3 Nếu sau đột
biến , tỉ lệ A/G = 66,85% Đây là dạng đột biến gì ?
ĐS : Vậy đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Bài 3 : Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa Nu loại guanin với loại Nu khác bằng 20% số
Nu của gen Sau đột biến chiều dài của gen không đổi
1 Nếu tỉ lệ A :G của gen đột biến xấp xỉ 43,27% thì dạng đột biến thuộc loại nào ? Tính số Nu mỗi loại của gen đột biến
2 Nếu sau đột biến tỉ lệ G : A xấp xỉ 2,348 Hãy cho biết
a Số Nu mỗi loại của gen đột biến
b Dạng đột biến gen
c Đột biến trên thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin trong phân tử prôtêin biết đột biến không biến đổi bộ ba mã hóa thành mã kết thúc
d Khi gen đột biến nhân đôi 4 đợt liên tiếp thì nhu cầu về Nu tự do thuộc mỗi loại tăng hay giảm bao nhiêu ?
ĐS : 1 A=T=453 , G=X=1047 ; 2.a A=T=448 , G=X=1052 , b Thay hai cặp A-T bằng hai cặp G-X , c 2 axit amin , d A=T=30 , G=X=30
Bài 4: Một gen chỉ huy tổng hợp một phân tử protein gồm 498 axit amin Trong gen có A = 2G Gen bị đột
biến nhưng không làm chiều dài thay đổi
Trang 3Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
Hãy xác định dạng đột biến và tính số lượng mỗi loại nu của gen đột biến trong các trường hợp sau đây:
a Gen đột biến có G = 0,497A
b Gen đột biến có G = 0,5015A
c Gen đột biến có G = 0,5A và phân tử protein do gen đột biến tổng hợp khác với protein do gen bình thường tổng hợp ở 1 axit amin
ĐS: a Vậy đột biến thuộc dạng thay thế 2 cặp (G – X) bằng 2 cặp (A – T); b Vậy đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp (A – T) bằng 1 cặp (G – X); c Thay thế cặp (A – T) bằng cặp (T – A) hoặc cặp (G – X) bằng cặp (X – G)
DẠNG 3 : ĐỘT BIẾN GEN THAY CẶP NUCLÊÔTTIT NÀY BẰNG CẶP NU KHÁC VÀ CHUYỂN THÀNH MÃ KẾT THÚC LÀM NGẮN MẠCH PÔLIPEPTIT
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Một gen cấu trúc dài 0,408 m Do đột biến thay thế 1 cặp Nu này bằng cặp Nu khác tại vị trí Nu
thứ 363 đã làm cho bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biết tổng hợp có bao nhiêu axit amin ?
ĐS : số axit amin trong phân tử do gen đột biến quy định là = 121 – 1 = 120 aa
Bài 2: Chiều dài của 1 gen cấu trúc là 2397 ăngxtrong Do đột biến thay thế một cặp Nu tại vị trí thứ 400
tính từ mã mở đầu làm cho bộ ba mã hóa tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào Loại đột biến này đã ảnh hưởng tới bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu ?
ĐS : số axit amin ảnh hưởng sau khi gen bị đột biến = 234 – 133 = 101 aa
DẠNG 4 : TÍNH SỐ NUCLÊ MÔI TRƯỜNG CẤP CHO GEN ĐỘT BIẾN KHI THỰC HIỆN NHÂN ĐÔI
* BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Cho một gen có chiều dài 5100 A0 , tỉ lệ nuclêôtit loại Ađênin là 20 % , số liên kết hiđrô 3900 liên kết Gen đột biến liên quan đến một cặp bazơ nitơ , số liên kết hiđrô của gen đột biến 3901 liên Gen đột biến nhân đôi 3 lần , tính số nuclêôtit từng loại của gen đột biến
ĐS : Số Nu môi trường cấp cho gen nhân đôi 3 lần
AdbMT = TdbMT = 599 ( 23 -1 ) = 4193 Nu GdbMT = XdbMT = 901 ( 23 -1 ) = 6307 Nu
Bài 2 (ĐH 2010): Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a Cặp gen Aa tự
nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai Trong hai lần nhân đôi môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại Ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin Dạng đột biến đã xãy ra với gen A là
ĐS : Ta có số nuclêôtit môi trường cấp cho quá trình nhân đôi Aa
+ AMT = TMT = (A = A’) (2x – 1) 1083 = (181 + A’) (22 – 1) => A’ = 180 Nu
+ GMT = XMT = (G = X’) (2x – 1) 1617 = (269 + A’) (22 – 1) => G’ = 270 Nu
- Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
Bài 3: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại Ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen
Gen D bị đột biến mất 1 cặp A-T thành alen d Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là (cao đẳng 2010)
ĐS : A=T=900 + 899 = 1799 Nu ; G=X = 600+600 = 1200 Nu
Bài 4: Một gen dài 5100 A0, có 3900 liên kết hiđrô Gen đó đột biến dưới hình thức thay thế một cặp bazơ nitric này bằng cặp bazơ nitric khác Nếu sự đột biến đó không làm cho số liên kết hi đrô thay đổi thì khi gen mới tái sinh hai đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit
ĐS: GMT = XMT = 2697 Nu, AMT = TMT = 1800 Nu hoặc AMT = TMT = 1797 Nu, GMT = XMT = 2700Nu
Bài 5: (CĐ 2007) Gen A dài 4080, A bị đột biến thành gen a Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội
bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit Đột biến thuộc dạng
ĐS: mất 1 cặp nuclêôtit
Trang 4Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
Bài 6: Trả lời các ý sau
1.Cho biết bộ gen của một loài động vật có tỷ lệ 1 , 5
X G
T A
và chứa 3x109 cặp nuclêôtit Tính số lượng từng loại nuclêôtit và tổng số liên kết hydrô có trong bộ gen của loài đó
2 Gen A có chiều dài 5100 A0 và có số liên kết hiđrô là 3900 Gen A bị đột biến điểm thành gen a Chiều dài của gen a không bị thay đổi so với gen A nhưng có số liên kết hiđrô giảm đi 1 liên kết
a Xác định số nuclêôtit của các gen A và a
b Một tế bào có kiểu gen Aa đã nguyên phân liên tiếp 3 đợt, tạo ra các tế bào con ở thế hệ cuối cùng các NST đều ở trạng thái đóng xoắn cực đại Xác định số nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình tái bản của cặp gen Aa trong tế bào nói trên?
ĐS: 1 A = T = 1,8 x 109 nuclêôtit và G = X = 1,2 x 109 nuclêôtit, Tổng số liên kết hyđrô = 7,2 x 109 (liên kết), 2.a Gen A : A = T = 600; G = X = 900, G = X = 900 - 1 = 899 ; A = T = 600 +1 = 601 ; b A = T = (600 + 601) x (24 - 1) = 18015; G = X = (900 + 899) x (24 - 1) = 26985
DẠNG 5: TÍNH SỐ NUCLÊÔTIT MÀ MÔI TRƯỜNG CẤP CHO GEN ĐỘT BIẾN TĂNG HOẶC GIẢM SO VỚI GEN CHƯA BỊ ĐỘT BIẾN KHI NHÂN ĐÔI x LẦN VÀ PHIÊN MÃ k LẦN
*BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1 : Gen A mất 1 liên kết hiđrô đột biến thành gen a và chiều dài không đổi Khi gen a này nhân đôi 2 lần
thì môi trường cung cấp từng loại cho gen a tăng hay giảm bao nhiêu so với gen chưa bị đột biến
ĐS : - Ta có , ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔAA = -1 , ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔAG = 1 => ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔAAMT = -1x(22 – 1 ) = -3 , ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔAGMT = 1x(22 – 1 ) = 3
- Vậy số Nu từng loại môi trường cấp cho gen đột biến loại A, T tăng 3 Nu , loại G,X giảm 3
Bài 2 : Gen A bị đột biến thành gen a , Gen a ít hơn gen A hai liên kết hiđrô Khi hai gen này sao mã 5 lần
thì môi trường nội bào cung cấp số ribônuclêôtit giảm đi bao nhiêu so với gen chưa bị đột biến
ĐS : - Ta có , ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔArN = 1 => ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔArNMT = 1 x 5 = 5
- Vậy môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến là giảm 5 rNu so với gen trước đột biến
Bài 3 : (ĐH 2008) Gen S đột biến thành gen s Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nu tự
do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn cho gen S là 14 nu Dạng đột biến xảy ra với gen s là: ĐS: - ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔANMT = ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔAN x ( 2x – 1) = 14, suy ra, ΔA = -1 , ΔG = 1 => ΔAN = A T 1,5
G X
14 2
2 1
- Gen S đột biến mất một cặp Nu tạo thành gen s
DẠNG 6: CHO MỘT TRÌNH TỰ NUCLÊÔTIT , DẠNG ĐỘT BIẾN , XÁC ĐỊNH SỐ AXIT AMIN TRONG CHUỔI PÔLIPEPTIT DO GEN ĐỘT BIẾN TỔNG HỢP
- Mã khỏi đầu tổng hợp prôtêin trên mARN là AUG, mã kết thúc trên phân tử mARN là UAA, UAG, UGA
- Mỗi axit amin được mã hóa bởi một bộ ba
- Sử dụng nguyên tắc bổ sung
* BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Câu 1: Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA Mã mở đầu: AUG U được
chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5’ – 3’) của mARN dưới đây:
5’GXU AUG XGX UUA GAU AGX UUA AAA AGX 3’ Số axit amin trong chuỗi Pôlipeptit sau đột biến:
Câu 2: Một gen cấu trúc mã hóa một chuỗi Pôlipeptit có trình tự nuclêôtit trên một mạch như sau:
5’ATGTTTGGXTAATGXXXTGAA-3’
Gen đột biến thêm 1 Nu loại T ở vị trí thứ 6
a/ Số axit amin trong chuỗi Pôlipeptit do gen chưa đột biến mã hóa
b/ Số axit amin trong chuỗi Pôlipeptit của gen sau đột biến mã hóa
Giải:
a/ Số axit amin trong chuỗi Pôlipeptit do gen chưa đột biến mã hóa
3’- TAXAAAXXGATTAXGGGAXTT – 5’
mARN 5’ – AUGUUUGGXUAAUGXXXUGAA-3’
- Gen chưa đột biến mã hóa 3 axit amin
Trang 5Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
b/ Số axit amin trong chuỗi Pôlipeptit do gen đột biến hóa
3’- TAXAAAAXXGATTAXGGGAXTT-5’
mARN 5’ – AUGUUUUGGXUAAUGXXXUGAA-3’
- Gen đột biến mã hóa 6 axit amin
DẠNG 7: XÁC ĐỊNH HẬU QUẢ CỦA ĐỘT BIẾN KHI BIẾT NHỮNG BIẾN ĐỔI CỤ THỂ CỦA NÓ.
* PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch đơn của gen, giữa mạch gốc của gen và mARN
- Sử dụng bộ mã di truyền
* BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1: Một mạch đơn mang mã gốc ở một đoạn giữa vùng mã hóa của một gen cấu trúc, có trình tự các
nuclêôtit như sau:
3’ … AXA – ATA – AAA – XTT – XTA - AXA – GGA – GXA – XXA …5’
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) a/ Nếu T ở vị trí Nu thứ 5 bị thay thế bằng G thì có ảnh hưởng gì tới cấu trúc bậc 1 của đoạn Pôlipeptit tương ứng được tổng hợp ?
b/ Nếu T ở vị trí Nu số 5 bị mất thì cấu trúc bậc 1 của đoạn Pôlipeptit được tổng hợp sẽ như thế nào ? So với trường hợp đầu thì đột biến nào xảy ra nghiêm trọng hơn ?
Biết rằng bộ ba mã sau của các axit amin như sau: Arginin – XGU; Glutamic – GAA; Aspatic – GAU; phenylalanin – UUU ; Prôlin – XXU ; Tirozin – UAU ; Xistein – UGU ; Glyxin – GGU ; Valin – GUU , GUG , GUX ; Lơxin – XUX , UUG ; Xêrin-UXU ; AAG – Lizin ; AUU – Isolơxin
Giải
a Gen chưa đột biến mã hóa chuỗi Pôlipeptit như sau :
mARN 5’ … UGU-UAU-UUU-GAA-GAU-UGU-XXU-XGU-GGU … 3’
Pôlipeptit Xisterin-Tirozin-phenylalanin-Glutamic-Aspatic-Xistein-Prôlin-Arginnin-Glyxin
Gen đột biến mã hóa chuỗi Pôlipeptit như sau :
mARN 5’ … UGU-UXU-UUU-GAA-GXU-UGU-XXU-XGU-GGU … 3’
Pôlipeptit Xisterin-Xêrin-phenylalanin-Glutamic-Aspatic-Xistein-Prôlin-Arginnin-Glyxin
Nếu T ở vị trí Nu thứ 5 bị thay thế bằng G thì chuỗi Pôlipeptit do gen đột biến mã hóa thay đổi một axit amin so với chuỗi Pôlipeptit do gen chưa đột biến mã hóa
b Gen đột biến mã hóa chuỗi Pôlipeptit như sau :
mARN 5’ … UGU-UUU-UUG-AAG-AUU-GUX-XUX-GUG-GU … 3’
Pôlipeptit Xisterin -phenylalanin-Lơxin- Lizin-Isolơxin-Valin- Lơxin- Valin
Nếu T ở vị trí mã bộ ba số 5 bị mất thì cấu trúc bậc 1 của đoạn Pôlipeptit được tổng hợp sẽ bị thay đổi trình tự axit amin từ vị trí đột biến về sau , dẫn đến làm thay đổi cấu trúc không gian của phân tử prôtêin , làm mất chức năng prôtêin
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Cậu 1 : Hậu quả dạng đột biến gen thay thế 1 cặp Nu gọi là đột biến vô nghĩa xảy ra khi :
A Làm chuỗi Pôlipeptit ngắn lại B Thay đổi hoàn toàn bộ axit amin trong phân tử prôtêin
C Không thay đổi axit amin nào trong phân tử prôtêin D Xuất hiện đột biến có hại
Xét các đoạn ADN: I,II,III sau :
Sữ dụng dữ kiện trên trả lời các câu 2 và 3
Câu 2 : Từ I sang II là dạng đột biến gì, hậu quả như thế nào đối với prôtêin tương ứng ?
A Thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T ; làm thay đổi một số axit amin
Trang 6Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
B Thay đổi 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X; làm thay đổi tất cả các axit amin
C Thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T; làm thay đổi 1 axit amin
D Thay đổi 1 cặp X – G bằng 1 cặp T – A; làm thay đổi 1 axit amin
Câu 3 : Từ II sang III là dạng đột biến nào và hậu quả ra sao đối với phân tử prôtêin ?
A Thay thế 1 cặp Nu ; làm thay đổi 2 axit amin trong sản phẩm dịch mã
B Đảo vị trí của hai cặp Nu ; làm thay đổi 2 axit amin trong phân tử prôtêin
C thay thế hai cặp Nu ; làm thay đổi 2 axit amin trong sản phẩm dịch mã
D Đảo vị trí của hai cặp Nu ở mã khác nhau ; làm thay đổi từ 1 đến 2 axit amin
Câu 4: Trường hợp mất hay thêm một cặp Nu tại vị trí nào của gen sẽ dẫn đến ít ảnh hưởng đến cấu trúc
chức năng của prôtêin ?
A Tại mã mở đầu của gen B Sau mã mở đầu của gen
C Sau mã kết thúc của gen D Bộ ba sắp kề mã kết thúc hoặc rơi vào mã kết thúc
Câu 5: Chiều dài cảu một gen cấu trúc là 2397 A0 tại đây Do đột biến thay một cặp Nu tại vị trí thứ 400 làm
bộ ba mã hóa tại đây trở thành mà không quy định axit amin nào Loại đột biến này ảnh hưởng đến bao nhiêu axit amin nếu không kể mã mở đầu?
A Mất 101 aa trong chuỗi Pôlipeptit B Mất 1 aa trong chuỗi Pôlipeptit
C Mất 100 aa trong chuỗi Pôlipeptit D Có 1 axit amin bị thay thế trong chuỗi Pôlipeptit
Một đoạn ADN chứa gen sản xuất với các cặp Nu chưa hoàn chỉnh như sau :
3’ ATG TAX GTA GXT … 5’
5’ TAX ATG XAT XGA … 3’
Biết các bộ ba phiên mã tương ứng với các axit amin sau đây: XGA = AGA : Arginin ; AAU : Asparagin ; UGA : Mã kết thúc ; UAX : Tirôzin ; GUA : Valin ; GXU : Alanin ; AUG : ( mã mở đầu ) Mêtiônin; XAU: Histidin Sử dụng các dữ kiện trên trả lời các câu hỏi từ 6 đến 12
Câu 6 : Hãy viết trình tự các ribônuclêôtit trong bản mã sao được tổng hợp từ gen sản xuất nói trên
A UAXAUGXAUXGA ……… B AUGXAUXGA…
Câu 7 : Cho biết trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin do gen cấu trúc nói trên tổng hợp
A Mêtiônin – Tirôzin – Valin – Alanin … B Tirôzin – Valin - Alanin …
C Mêtiônin – Histiđin – Arginin … D Tirôzin – Mêtiônin – Histiđin - Arginin …
Câu 8 : Khi xãy ra đột biến thay cặp Nu thứ 7 và G – X bằng cặp T –A thì cấu trúc của phân tử prôtêin tương
ứng sẽ thay đổi như thế nào ?
A Không có gì thay đổi B Thay đổi Histiđin bằng Asparagin
C Thay Histiđin bằng Tirôzin D Thay hai axit amin kề từ Histiđin
Câu 9 : Khi đột biến mất 1 cặp Nu thứ 5 là A – T, chuỗi Pôlipeptit có gì thay đổi?
A Thay thế 1 aa B Quá trình tổng hợp prôtêin không xảy ra
Câu 10: Do đột biến đã thay cặp Nu thứ tư bằng một cặp Nu khác, cấu trúc Prôtêin thay đổi ra sao ?
A Không thay đổi vì là mã mở đầu, sẽ có enzim sửa sai B Quá trình tổng hợp Prôtêin không xảy ra
C Thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin D Chuỗi Pôlipeptit bị ngắn lại
Câu 11: Khi xảy ra đột biến dạng đảo, vị trí giữa hai cặp Nu thứ 8 và thứ 10, sẽ có gì thay đổi trong chuỗi
Pôlipeptit tương ứng ?
A Thay đổi 2 aa B Có thêm 2 aa
C Histiđin bị thay thế Prôlin D Không thay đổi aa nào
Câu 12: Trường hợp cặp Nu thứ 10 là G- X bị thay thế bở A – T Hậu quả gì sẽ xảy ra trong sản phẩm
Prôtêin được tổng hợp ?
A Thay thế 1 aa B Axit amin thuộc bộ ba thứ 4 bị thay đổi
C Chuỗi Pôlipeptit bị ngắn lại
D Trình tự axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi Pôlipeptit bị thay đổi
Câu 13: Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp Nu, số liên kết hidrô của gen thay đổi theo hướng nào sau đây ?
A Có thể giảm 2 hoặc 3 liên kết hidrô B Giảm xuống 3 liên kết
C Giảm xuống 1 liên kết D Giảm xuống 2 liên kết
Trang 7Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
Câu 14: Khi đột biến chỉ ảnh hưởng đến 1 cặp Nu, dạng đột biến nào có thể làm tăng hoặc giảm liên kết
hidro của gen ?
A Đảo vị trí 1 cặp Nu B Thay thế 1 cặp Nu C Mất 1 cặp Nu D Thêm 1 cặp Nu
Câu 15: Nếu sau đột biến, số liên kết hidro của gen không đổi thì dạng đột biến này sẽ là:
A Dạng đảo vị trí 1 cặp Nu B Dạng thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác
C Mất hay thêm các cặp Nu D Câu A và B đúng
Câu 16: Nếu sau đột biến, gen có chiều dài, số lượng từng loại Nu, số liên kết hidrô không đổi nhưng cấu
trúc Prôtêin lại thay đổi thì dạng đột biến này sẽ là:
A Đảo vị trí các cặp Nu B Thay thế các cặp Nu
C Mất hay thêm các cặp Nu D Câu A và B đúng
Gen dài 3060A 0 , có tỉ lệ A = 3/7G Sau đột biến, chiều dài gen không đổi và có tỉ lệ A/G = 42,18% Sử dụng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi từ 17 đến 18
Câu 17: Dạng đột biến là:
A Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G- X B Đảo vị trí của các cặp Nu
C Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X D Thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
Câu 18: Số liên kết hidro của một gen đột biến là:
Câu 19: Khi gen đột biến tái sinh 3 lần liên tiếp thì nhu cầu từng loại Nu sẽ tăng hay giảm bao nhiêu ?
A Loại A tăng và T giảm 21 Nu; loại G và X tăng 21 Nu
B Loại A tăng và T tăng 21 Nu; loại G và X giảm 21 Nu
C Loại A tăng và T tăng 7 Nu; loại G và X giảm 7 Nu
D Loại A tăng và T giảm 7 Nu; loại G và X tăng 7 Nu
Câu 20: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay
đổi số lượng axit amin trong chuỗi Pôlipeptit tương ứng ?
A Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen
B Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen
C Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen
D Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen
Câu 22: Gen D có 3600 liên kết hidro và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen D bị đột biến mất 1 cặp A- T thành alen d Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là (cao đẳng 2010)
A A= T = 1800; G = X = 1200 B A = T = 1199’ G = X = 1800
C A = T = 1799; G = X = 1200 D A = T = 899; G = X = 600
Câu 23: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến alen a Cặp gen Aa tự nhân đôi lần
thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai Trong hai lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là (đại học 2010)
A Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X B Mất một cặp A – T
C Mất một cặp G- X D thay thế một cặp G – X bằng 1 cặp A-T
Câu 24: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/ 2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A- T
bằng một cặp G – X số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A A = T = 720; G = X = 480 B A = T = 419 ; G = X = 721
C A = T = 719; G = X = 481 D A = T = 721; G = X 479
Câu 25: Một gen chứa 90 vòng xoắn và có 20% Adenin Đột biến điểm xảy ra dẫn đến sau đột biến, số liên
kết hidro của gen là 2338 dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ?
C Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X D Mất 1 cặp G – X
Câu 26: Một gen dài 0,306 micrômet, trên 1 mạch của gen có 100 ađênin và 250 timin Gen đó bị mất 1 cặp
G – X thì số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
A 2353 liên kết B 2347 liên kết C 2350 liên kết D 2352 liên kết
Trang 8Chuyên đề đột biến gen ThS Lê Hồng Thái
Câu 27: Gen có khối lượng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hidro Gen đột biến thêm 1 cặp A – T
Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần:
A A = T = 5265, G = X = 6000 B A = T = 5250, G = X = 6000
B A = T = 5250, G = X = 6015 D A = T = 5265, G = X = 6015
Câu 28: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit
guanin Gen A bị đột biến điểm thành alen a Alen a có 2798 liên kết hidro Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là: (đại học 2011)
A A = T = 799, G = X = 401 B A = T = 801, G = X = 400
C A = T = 800, G = X = 399 D A = T = 799, G = X = 400
Câu 29: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) có tỉ lệ A T 1,5
G X
Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G- X bằng một cặp A – T trở thành alen b Tổng số liên kết hidro của alen b là: (cao đẳng 2011)
Câu 30: (CĐ 2010) Gen D có 3600 liên kết hidro và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit
của gen Gen D bị đột biến mất 1 cặp A – T thành alen d Một tế bào có cặp gen Dd nguyên nhân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A A = T = 1800, G = X = 1200 B A = T = 1199, G = X = 1800
C A = T = 1799, G = X = 1200 D A = T = 899, G = X = 600
Câu 31: (CĐ 2009) Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hidro là 1670, bị đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác thành gen b Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A A = T = 250, G = X = 390 B A = T = 610, G = X = 390
C A = T = 251, G = X = 389 D A = T = 249, G = X = 391
Câu 32: (CĐ 2008) Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông , có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế
một cặp A – T bằng 1 cặp G – X số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A A = T = 720, G = X = 480 B A = T = 419, G = X = 721
C A = T = 719, G = X = 481 D A = T = 721, G = X = 479
Câu 33: (CĐ 2007) Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ A/G = ½, bị đột biến thành alen mới có 4801
liên kết hidro và có khối lượng 108.104 đvC Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A T = A = 601, G = X = 1199 B T = A = 598, G = X = 1202
C T = A = 599, G = X = 1201 D A = T = 600, G = X = 1200
Câu 34: (ĐH 2011) Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số
nuclêôtit loại guanin Gen A bị đột biến điểm thành alen a Alen a có 2798 liên kết hidro Số lượng từng loại nuclêôtit của alen là:
A A = T = 799, G = X = 401 B A = T = 801, G = X= 400
C A = T = 800, G = X = 399 D A = T = 799, G = X = 400
Câu 35: Gen A dài 4080 A bị đột biến thành gen a Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit Đột biến trên thuộc dang:
A Mất 1 cặp nuclêôtit B thêm 1 cặp nuclêôtit
C thêm 2 cặp nuclêôtit D mất 2 cặp nuclêôtit
Câu 36: Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ A/G = ½ , bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết
hidro và có khối lượng 108.104 đvC Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A T = A = 601, G = X = 1199 B T = A = 598, G = X = 1202
C T = A = 599, G = X = 1201 D A = T = 600, G = X = 1200
ĐA: 1A, 2C, 3B, 4D, 5A, 6B, 7A, 8C, 9B, 10A, 11C, 12C, 13A, 14B, 15D, 16D, 17C, 18B, 19A, 20D, 21A, 22C, 23A, 24D, 25B, 26B, 27D, 28D, 29D, 30C, 31D, 32C, 33C, 34D, 35A, 36C